SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài 38 phản ứng phân hạch - Vật lý lớp 12 THPT chương trình cơ bản

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài 38 phản ứng phân hạch - Vật lý lớp 12 THPT chương trình cơ bản

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Qua mỗi bài học Vật lý học sinh không chỉ tiếp thu được kiến thức cơ bản mà còn phải có ý thức, hành động để vận dụng nó vào đời sống thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là thực sự yếu kém, trong đó bảo vệ môi trường là nội dung cực kỳ quan trọng mà học sinh cần đạt được. Môi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng phát triển, là nơi lao động, hưởng thụ và là nơi trau dồi nét đẹp văn hoá thẩm mỹ của nhân loại. Chính vì vậy môi trường có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Nguyên nhân cơ bản gây ra suy thoái, ô nhiễm môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người, cho nên việc giáo dục thế hệ trẻ, có ý thức trách nhiệm, có hành vi BVMT là một nhiệm vụ cấp bách của các quốc gia. Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái, đã là vấn đề quan tâm chung của nhân loại, vì vậy người ta coi vấn đề môi trường là “vấn đề toàn cầu”. Tháng 10/1972, cuộc họp lần thứ 27 của Liên hợp quốc đã thông qua những đề nghị của cuộc họp môi trường và nhân loại, quy định ngày 5/6 hàng năm là “Ngày môi trường thế giới”, để người dân của các Quốc gia trên thế giới mãi mãi nhớ đến việc bảo vệ môi trường, và yêu cầu chính phủ các nước tổ chức các hoạt động vào ngày này hàng năm, nhắc nhở thế giới chú ý đến tình hình môi trường thế giới, và nêu nên những ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động của con người, nhấn mạnh tính quan trọng của việc bảo vệ và cải thiện môi trường chung.

 

doc 15 trang thuychi01 7252
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài 38 phản ứng phân hạch - Vật lý lớp 12 THPT chương trình cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu.. 1
1.1. Lý do chọn đề tài....1
1.2. Mục đích nghiên cứu .5
1.3. Đối tượng nghiên cứu 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...6
1.5. Những điểm mới của sáng kiến .6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm...6
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....7
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng đê giải quyết vấn đề...8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.. ..13
3. Kết luận, kiến nghị..14
3.1. Kết luận14
3.2. Kiến nghị......14
TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÔI CÓ SỬ DỤNG CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý 12 cơ bản.
2. Tài liệu: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông. (Biên sạon: Nguyễn Trọng Sửu).
3. Bài báo TS Nguyễn Đinh Tuấn, giảng viên trường CĐ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TPHCM và báo Đất Việt.
4. Websie: http:// www. buzztin.com.
5.Tài liệu: Luật bảo vệ môt trường Việt Nam năm 1993
6.Tài liệu: Giáo dục môi trường: Nguyễn Kim Hồng Biên soạn, NXBGD 2002.
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Qua mỗi bài học Vật lý học sinh không chỉ tiếp thu được kiến thức cơ bản mà còn phải có ý thức, hành động để vận dụng nó vào đời sống thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là thực sự yếu kém, trong đó bảo vệ môi trường là nội dung cực kỳ quan trọng mà học sinh cần đạt được. Môi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng phát triển, là nơi lao động, hưởng thụ và là nơi trau dồi nét đẹp văn hoá thẩm mỹ của nhân loại. Chính vì vậy môi trường có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Nguyên nhân cơ bản gây ra suy thoái, ô nhiễm môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người, cho nên việc giáo dục thế hệ trẻ, có ý thức trách nhiệm, có hành vi BVMT là một nhiệm vụ cấp bách của các quốc gia. Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái, đã là vấn đề quan tâm chung của nhân loại, vì vậy người ta coi vấn đề môi trường là “vấn đề toàn cầu”. Tháng 10/1972, cuộc họp lần thứ 27 của Liên hợp quốc đã thông qua những đề nghị của cuộc họp môi trường và nhân loại, quy định ngày 5/6 hàng năm là “Ngày môi trường thế giới”, để người dân của các Quốc gia trên thế giới mãi mãi nhớ đến việc bảo vệ môi trường, và yêu cầu chính phủ các nước tổ chức các hoạt động vào ngày này hàng năm, nhắc nhở thế giới chú ý đến tình hình môi trường thế giới, và nêu nên những ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động của con người, nhấn mạnh tính quan trọng của việc bảo vệ và cải thiện môi trường chung. 
Trên thực tế vấn đề ô nhiễm môi trường lại xảy ra ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến môi trường sống của con người. Từ những vật dụng sản xuất đồ chơi trẻ em không rõ xuất xứ, những điếu thuốc lá cho đến tai nạn từ thiên tai dẫn đến vụ nổ nhà máy phản ứng hạt nhân nguyên tử, rò rỉ chất phóng xạ ở Nhật Bản ngày 12/3/2011 .... dẫn đến hậu quả không thể lường hết được 
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong thập kỷ phát triển bền vững, tháng 6/1998, Bộ Chính trị BCH TW nước ta đã nhấn mạnh: 
(Vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Fukushima ngày 12/3 / 2011)
Cần phải đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục môi trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả. GDMT sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. 
Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức GDMT đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn, kỹ năng sống. Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học như : Hóa, Lý, Sinh, Địa, Giáo dục công dân,... 
Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạy Vật lý còn mang nặng tính lí thuyết, thụ động, và chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy việc lồng ghép nội dung GDMT vào môn học này vẫn chưa được sâu sát và triệt để. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép GDMT trong bài giảng ? Đó là vấn đề mà những giáo viên dạy bộ môn Vật lý chúng tôi luôn phải đặt ra. Và cũng xuất phát từ lý do trên đã thôi thúc tôi đi vào nghiên cứu đề tài: “TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG BÀI 38 PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH - VẬT LÝ LỚP 12 THPT CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài SKKN này với mục đích giúp cho học sinh hiểu biết tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, qua đo hình thành ý thức, hành động tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 12B, 12C, 12D,12G trường THPT Nga Sơn
Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường học sinh ham học và yêu thích môn Vật lý hơn, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong SKKN này tôi tập trung giải quyết các vấn đề sau
Kiến thức trọng tâm của Bài 38 Phản ứng phân hạch
Vấn đề tác hại phóng xạ tới con người
Cách phòng tránh phóng xạ
Nhận biết các chất phóng xạ trong nhà máy điện hạt nhân, chất phóng xạ từ khói thuốc lá...
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu về tài liệu dạy học tích hợp
- Nghiên cứu về SKKN về dạy học tích hợp bảo vệ môi trường đã đạt giải B của bản thân năm 2011
- Nghiên cứu công văn của nhà Bộ giáo dục đào tạo về dạy học tích hợp
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực trạng
- Dùng phiếu thăm dò, đánh giá học sinh và giáo viên khi dạy và học Bài 38 Phản ứng phân hạch
- Kiểm tra đánh giá thông qua phiếu trả lời trắc nghiêm, vấn đáp
1.4.3. Phương pháp sư phạm
- Tiến hành dạy thực nghiệm các lớp 12B,12C, 12D, 12G sau đó nhờ đánh giá góp ý của giao viên trong tổ sau khi dự giờ
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Trên thực tế tài liệu dạy học tích hợp còn rất ít, bản thân tôi trong những năm vừa qua cũng đã từng viết SKKN về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học vật lý 12 và đã được giải B cấp tỉnh năm 2011. Tuy nhiên so với lần trước SKKN năm nay tôi nghiên cứu chi tiết vào một bài học và cụ thể hơn trong vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường.
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
2.1.1. Cơ sở pháp lý.
Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 
Điều 1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. 
Điều 2. Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. 
 Điều 6. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân.Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.
Quan điểm giáo dục toàn diện của Đảng ta, nhận thức được tầm quan trong của việc BVMT trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với BVMT và phát triển xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác BVMT, trong đó có giáo dục BVMT.
2.1.2. Cơ sở lý thuyết.
2.1.2.1 Một số kiến thức về môi trường.
2.1.2.1.1 Định ngĩa môi trường.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
2.1.2.1.2.Thành phần môi trường. 
Bao gồm các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
2.1.2.1.3. Phân loại môi trường.
Tuỳ vào mục đích nghiên cứu có thể có nhiều loại môi trường. Môi trường tự nhiên, bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật; Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của mọi người khác với các sinh vật khác; Môi trường xã hội thể hiện cụ thể bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, quy định
Ngoài ra có thể phân biệt thêm: Môi trường nhân tạo, môi trường nhà trường (bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như lớp học, phòng thí nghiệm, sân chơi, vườn trường, thầy – trò, nội quy nhà trường, các quy định hoạt động của các tổ chức trong nhà trường), môi trường gia đình,...
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Khi học sinh học chương Hạt nhân nói chung và Bài 38 “Phản ứng phân hạch” nói riêng luôn gặp khó khăn là rất khó tiếp thu kiến thức vì đặc thù hiện tượng vật lý của chương là hầu như không gắn liền với đời sống hàng ngày. Do đó chất lượng học tập tiếp thu kiến thức không cao
Chất thải của nhà máy điện hạt nhân là các chất phóng xạ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống nếu không có cách xử lý hiệu quả. Trên thực tế học sinh hầu như không biết chất phóng xạ có tác hại gì tới môi trường sống, càng không biết người ta đã dùng biện pháp gì để giảm thiểu tác hại đó.
Trong đời sống hàng ngày chất phóng xạ có mặt trong các đồ chơi trẻ em không rõ xuất sứ, hoặc có ở các điếu thuốc lá...nhưng ý thức và hành động của học sinh bảo vệ môi trường chưa cao
Từ thực trạng MT ở địa phương và ý thức gìn giữ MT của người dân chưa tốt như hút thuốc lá nơi công cộng, mua đồ chơi hay một số vận dụng khác không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, với tâm lý học sinh thì việc bảo vệ môi trường là của người lớn, làm thay đổi suy nghĩ của các em nay còn khó, tạo nhận thức và thói quen còn khó khăn hơn nhiều.
Đối với môn Vật lý 12 việc tích hợp lồng ghép BVMT để giáo dục là vấn đề không đơn giản
Từ thực tiện giảng dạy kết hợp với dự giờ của các đồng nghiệp tôi nhận thấy hiện nay GV đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở khâu soạn giảng và các thầy cô đã biết áp dụng giáo dục BVMT trong một số tiết dạy. Tuy vậy muốn áp dụng triệt để phải cần có những biện pháp cụ thể thì hiệu quả giáo dục BVMT mới đạt kết quả tốt nhất, tuy nhiên GV còn lúng túng đặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi, GV thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều lúc chưa sát từng đối tượng HS, không kích thích được tính phát huy tự lực, sáng tạo của HS, chưa định hướng vào việc giải quyết các vấn đề hay, khó mới làm cho HS thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 BÀI 38. PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH
1. Kiến thức.
	Giúp cho học sinh có kiến thức, phương pháp về BVMT khi học xong một số bài Vật lý 12. Có nhận thức cao tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người.
2. Kỹ năng.
Có kỹ năng sống, có các hành động, phát hiện, cảnh báo, dự đoán, xử lý kịp thời về vấn đề môi trường. 
3. Thái độ.
Yêu thích môn học Vật lý, bảo vệ cải tạo và phát triển môi trường, có khả năng vận động bạn bè người thân, làng xóm, có ý thức gìn giữ BVMT.
4. Nội dung dạy phần III NĂNG LƯỢNG PHÂN HẠCH 
Địa chỉ tích hợp
Nội dung GDBVMT
Mức độ
tích hợp
Ghi chú
Phần III NĂNG LƯỢNG PHÂN HẠCH
3. Phản ứng phân hạch có điều khiển.
Ta biết rằng các lò phản ứng hạt nhân trên thế giới hiện nay năng lượng lấy từ phản ứng phân hạch, nhiên liệu chủ yếu của phản ứng phân hạch là các đồng vị phóng xạ Uranium U, Pu các phương trình hạt nhân.
n + U U Y + I + 3n
n + U U Xe + Sr+ 2n
Như vậy chất thải của phản ứng phân hạch gồm:
 - Các chất phóng xạ điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người vì:
+ Hạt nhân ytri Y phóng xạ : Bản chất là sóng điện từ có khả năng đâm xuyên rất mạnh dễ dàng đi vào cơ thể người huỷ diệt tế bào và gây tổn thương cho cơ thể.
+ Hạt nhân iốt I phân rã : Là dòng các electron chuyển động với tốc độ xấp xỉ bằng tốc độ ánh sáng có khả năng đâm xuyên tương đối mạnh khi xâm nhập vào cơ thể người thì có thể gây ung thư tuyến giáp.
 - Chất thải được quan tâm nhiều và nguy hiểm nhất là chất thải từ các thanh nhiên liệu: Sau thời gian làm việc trong lò phản ứng hạt nhân các thanh hiên liệu U được thay ra là chất phóng xạ .
 Ngay từ đầu con người đã rất thận trong trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân thay thế cho năng luợng từ hoá thạch đang dần cạn kiện, trong đó có việc làm thế nào để chất thải của phản ứng hạt nhận không ảnh hưởng đến môi trường? Có nhiều ý tưởng cho công việc này sau đây là một số cách.
+ Cho chất thải vào ống bằng thép có đất sét bao bọc rồi chôn sâu dưới đất, nhưng phải đảm bảo an toàn khi có động đất xảy ra, đây là cách được nhiều nước áp dụng.
+ Tái chế các chất thải hạt nhân: Cách này hiện nay chỉ có một số nước công nghệ kỹ thuật hạt nhân cao làm được như: Anh, Pháp, Nga, Nhật
Liên hệ thực tế.
Ở phần củng cố: GV đưa ra các câu hỏi, củng cố kiến thức vững chắc cho HS và một số hình ảnh về tác h ại của các tia phóng xạ lên cơ thể người.
PHIẾU HỌC TẬP.
Câu 1. Biển báo dưới đây có ý là gì? 
A. Cảnh báo nguy hiểm nơi hay có lốc xoáy
	B. Cảnh báo cấm khai thác vàng
	C. Cảnh báo nguy hiểm nơi có chất phóng xạ
	D. Cảnh báo cho các phương tiện tham gia giao thông phía trước có vòng xuyến 
Câu 2. Quá trình biến đổi các dạng năng lượng sau thành điện năng, quá trình nào không liên qua đến hiện tượng cảm ứng điện từ ?
	A. Năng lượng sóng biển. B. Năng lượng mặt trời.
	C. Năng lượng hạt nhân. D. Năng lượng dòng hải lưu.
Câu 3. Sử dụng nguồn năng lượng nào sau đây không thân thiện với môi trường?
	A. Năng lượng sóng biển. B. Năng lượng mặt trời.
	C. Năng lượng hạt nhân. D. Năng lượng gió.
Câu 4. Em hãy nêu những tác hại của các tia phóng xạ đến cơ thể người.
Tác động của ô nhiễm phóng xạ với cơ thể
- Hô hấp: Nhiễm phóng xạ có thể gây ra ung thư vòm họng, phổi.
- Máu và cơ quan tạo máu: Mô limpho và tủy xương ngừng hoạt động, làm cho số lượng tế bào trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng.
- Hệ tiêu hóa: Niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến tiêu chảy, sút cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể, ung thư.
- Da: Xuất hiện ban đỏ, viêm da, sạm da. Các tổn thương này có thể dẫn đến viêm loét, thoái hóa, hoại tử hoặc phát triển thành khối u ác tính trên da.
- Cơ quan sinh dục: Vô sinh.
- Sự phát triển phôi thai: Phụ nữ bị chiếu xạ trong thời gian mang thai (đặc biệt là trong giai đoạn đầu) có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh.
 ( Theo Ủy ban An toàn bức xạ Quốc tế )
Câu 5. Tính đến năm 2018, trên thế giới đã xảy ra mấy vụ nổ nhà máy hạt nhân nguyên tử ?.
	A. 1.	B. 2. 	 C.3.	 D. 4.
Những vụ nổ nhà máy hạt nhân kinh hoàng trong lịch sử
1. Thảm họa Chernobyl 1986 ơ Nga 
Ngày 26.4,1986, lò phản ứng số 4 nhà máy điện Chernobyl — được gọi là Chernobyl-4 - xảy ra một vụ nổ hơi lớn gây cháy, một loạt các vụ nổ tiếp sau đó, và xảy ra hiện tượng tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân.
Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô Viết, Đông và Tây Âu, Scandinav, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ.Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.
2. Nổ nhà máy Three Mile Island năm 1979 ở Mỹ
 	Ngày 28.3.1979, sự cố nghiêm trọng đầu tiên trong lịch sử ngành năng lượng nguyên tử Mỹ xảy ra tại tổ máy số 2 của nhà máy điện nguyên tử “Three Mile Island” bang Pennsylvania, Mỹ. Sự cố bắt nguồn từ việc nước làm nguội chảy ra khỏi lò phản ứng hạt nhân số 2 làm cho thùng lò bị nóng chảy khiến cho những chất phát xạ thấm vào lòng đất. Đây được coi là một trong những tai nạn hạt nhân dân sự nghiêm trọng nhất của Mỹ và được xếp ở mức 5 trên 8 nấc thang sự cố hạt nhân quốc tế (INES) được dùng để thông báo mức độ nghiêm trọng của các sự cố hạt nhân. 
Ngay sau khi sự cố xảy ra, lệnh di tản dân chúng khẩn cấp trong phạm vi bán kính 9 km xung nhà máy được ban bố. May mắn thay, những hành động khắc phục sự cố được thực hiện nhanh chóng và kịp thời, do đó đã ngăn chặn được chất phóng xạ thoát ra ngoài môi trường, không để ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
3. Vụ cháy nhà máy điện nguyên tử Windscale năm 1957 ở Anh.
 	Ngày 10.10.1957, một lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Windscale ở Kamberlend, Anh bị cháy làm rò rỉ một lượng lớn chất phóng xạ ra môi trường xung quanh. Vụ hỏa hoạn tạo ra một đám mây phóng xạ thoát ra ngoài và bị gió cuốn đi khiến cho một phần của châu Âu chịu ảnh hưởng. Sự cố tại Windscale đã được xếp vào mức 5 trên 8 nấc thang sự cố hạt nhân quốc tế (INES).
4. Vụ nổ nhà máy điện nguyên tử ở Nhật Bản
Sau trận thảm hoạ kép động đất và sóng thần, ngày 12/ 3/ 2011 Nhà máy điện hạt nhân Số 1 Fukushima đã bị nổ ở lò phản ứng số 1, theo Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật, đã có ít nhất 160 người bị nhiễm phóng xạ do vụ nổ gây ra, sau đó là các vụ nổ ở các lò số 3, theo nguồn tin từ công ty điện Tokyo, hậu quả của vụ nổ lần 2 này làm 7 người chết và 3 người mất tích. ngày 15 /3 /2011 theo hãng thông tấn Kyodo dẫn lời người phát ngôn của công ty điện lực Tokyo (Tepco) thông báo vụ nổ xảy ra tại lò phản ứng số 2 vụ nổ khiến 15 công nhân và nhân viên quân sự bị thương và 190 người có thể bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao hơn Theo Ky-ô-đô, ngày 12 / 4 / 2011, Cơ quan An toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật Bản (NISA) quyết định nâng mức độ nguy hiểm của sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 từ cấp 5 lên cấp 7, cấp cao nhất theo thang đo sự cố hạt nhân của quốc tế (INES).
Câu 6. Chọn câu sai. Chất thải của các nhà máy điện hạt nhân, được đóng vào các thùng bằng thép sau đó người ta 
	A. chôn trong lòng đất B. chôn dưới đáy biển
	C. chôn dưới dòng sông băng D. cất bên trong nhà máy
Câu 7. Trong nhà máy điện chất tải nhiệt là nước thường chứa rất nhiều chất phóng xạ là vì
	A. nguyên liệu Uranium chưa phản ứng hết bị tan vào nước
B. nước hấp thụ nơtron
C. nước có nhiệt độ rất cao
D. sản phẩm phân hạch Uranium là các chất phóng xạ 
Câu8. Trong khói thuốc lá chứa chất phóng xạ nào
 A. Uranium 235 B. Polonium 210
	C. Cacbon11 D. Nitơ 14
Câu 9. Em hãy nêu biện pháp phòng chống tia phóng xạ. 
Biện pháp phòng chống tia phóng xạ
- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục để cho mọi n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_bai_38_phan_u.doc