SKKN Thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học môn Công nghệ 10

SKKN Thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học môn Công nghệ 10

Từ năm học 2006 – 2007 cho đến nay, vấn đề đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học môn Công nghệ nói riêng trở thành một yêu cầu bắt buộc và hết sức cấp thiết đối với cấp học THPT ; Trong quá trình đó các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi những cách dạy mới nhằm năng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Hiệu quả học tập của học sinh là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo. Muốn thế phải đổi mới phương pháp Dạy và Học. Phương châm đổi mới là “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức”. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy - học môn Công nghệ? Trong thực tế dạy – học, có rất nhiều phương pháp được áp dụng : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ bài học, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá. Là giáo viên dạy môn Công nghệ, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi ô chữ trong dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định, điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi ô chữ sẽ kích thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn trong giờ học môn Công nghệ. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học môn Công nghệ nói riêng, bản thân tôi qua gần 13 năm giảng dạy và thực tế 12 năm thực hiện đổi mới dạy - học theo chương trình sách giáo khoa mới, qua dự giờ và tham khảo ý kiến nhiều đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học môn Công nghệ 10”. Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiến hành một giờ học môn Công nghệ có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội nội dung kiến thức của bài học.

doc 16 trang thuychi01 44727
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học môn Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU 	1
1.1. Lý do chọn đề tài .	1
1.2 . Mục đích nghiên cứu .	1
1.3 . Đối tượng nghiên cứu .	1
1.4 . Phương pháp nghiên cứu của đề tài .	2
1.5. Những điểm mới của SKKN .	2
PHẦN II. NỘI DUNG	2
2.1. Cơ sở khoa học .	2
2.1.1. Khái niệm trò chơi ô chữ .	2
2.1.2. Căn cứ để thực hiện đề tài .	2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến .	3
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ trên thế giới .	3
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ ở Việt Nam .	3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .	4
2.3.1. Nguyên tắc tổ chức trò chơi ô chữ .	4
2.3.2. Cấu trúc của trò chơi ô chữ .	4
2.3.3. Quy trình xây dựng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học Công nghệ	4 
2.3.4. Các bước tổ chức trò chơi ô chữ .	5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến .	5
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	14
3.1. Kết luận .	14
3.2. Kiến nghị .	14
TÀI LIỆU THAM KHẢO	15
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ năm học 2006 – 2007 cho đến nay, vấn đề đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học môn Công nghệ nói riêng trở thành một yêu cầu bắt buộc và hết sức cấp thiết đối với cấp học THPT ; Trong quá trình đó các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi những cách dạy mới nhằm năng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Hiệu quả học tập của học sinh là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo. Muốn thế phải đổi mới phương pháp Dạy và Học. Phương châm đổi mới là “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức”. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy - học môn Công nghệ? Trong thực tế dạy – học, có rất nhiều phương pháp được áp dụng : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ bài học, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá... Là giáo viên dạy môn Công nghệ, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi ô chữ trong dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định, điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi ô chữ sẽ kích thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn trong giờ học môn Công nghệ. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học môn Công nghệ nói riêng, bản thân tôi qua gần 13 năm giảng dạy và thực tế 12 năm thực hiện đổi mới dạy - học theo chương trình sách giáo khoa mới, qua dự giờ và tham khảo ý kiến nhiều đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học môn Công nghệ 10”. Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiến hành một giờ học môn Công nghệ có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội nội dung kiến thức của bài học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.
- Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của bộ môn Công nghệ, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Phương pháp sư phạm
Phạm vi: Đề tài này được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các hoạt động dạy và học trong bộ môn Công nghệ ở khối 10, như:
Giới thiệu bài mới;
Kiểm tra bài cũ;
Tìm hiểu nội dung bài mới;
Ôn tập;
Và có thể chỉ để khuấy động không khí trong lớp học.
1.4 . Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận;
2. Phương pháp trực quan;
3. Phương pháp điều tra;
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp học truyền thống trước đây, làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, để học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng khởi.
- Rèn luyện thêm kĩ năng làm việc theo nhóm của học sinh.
- Tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh có cơ hội để hoàn thiện bản thân.
- Qua trò chơi đã kích thích học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán, suy luận. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh các tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện mới của xã hội.
- Ngoài ra thông qua trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, lòng trung thực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau
 PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm . 
2.1.1. Khái niệm trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ là hình thức người tổ chức đưa ra những ô vuông để trống, yêu cầu người chơi phải điền cho đúng những chữ mà người tổ chức đã gợi ý cho mỗi ô chữ bằng một “chìa khóa”. Căn cứ vào “chìa khóa” và năng lực của bản thân người chơi có thể hoàn thành ô chữ.
2.1.2. Căn cứ để thực hiện đề tài
Theo Luật giáo dục thì “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp, từng môn học tác động đến tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, cốt lõi của phương pháp dạy học là tạo cho học sinh tính năng động, cải biên hành động học tập, chống lại thói quen thụ động, học vẹt, học lý thuyết suông.
Trong lý luận phương pháp dạy học hiện nay, vấn đề lấy học sinh làm trung tâm là vấn đề đặt lên hàng đầu. Nghĩa là: người học có quyền sáng tạo, tự giác điều này cần thể hiện thông qua phương pháp dạy học của từng giáo viên.
Môn Công nghệ là một môn học các em đã được học và làm quen ở cấp THCS. Kiến thức của môn Công nghệ gắn liền với thế giới tự nhiên và cuộc sống đời thường của con người. Tuy nhiên, môn học này là môn học mà học sinh thường xem nhẹ, xem như là môn học phụ, chính vì vậy, trong các tiết học học sinh ít có hứng với môn học này.
Để tạo hứng thú trong việc học tập môn Công nghệ và đáp ứng yêu cầu xã hội đối với tầng lớp trí thức trẻ ngày càng cao. Giáo dục đào tạo cần phải đổi mới tư duy và phương pháp giảng dạy, giúp cho học sinh tiếp thu bài học nhanh, đầy đủ và sâu sắc, đồng thời tạo được bầu không khí thoải mái, hứng thú, bổ ích cho học sinh khi học tập và nghiên cứu bộ môn Công nghệ.
Từ những vấn đề trên cho ta thấy rằng: nghiên cứu “Thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học môn Công nghệ 10” là hướng đi đúng và có ý nghĩa thực tiễn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ trên thế giới
Ô chữ là một trò chơi ngôn ngữ trí đã trở nên thông dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Nga, trò chơi ô chữ có tên là “Kpoccbopabi”, một chuyên mục không thể thiếu trên các báo.
Ở Mỹ, các cuộc thi ô chữ thường được tổ chức trực tuyến trên mạng với các giải thưởng lớn. Có đến hơn ba mươi triệu người say mê các ô chữ được in trên báo, tạp chí hay trên bìa của những quyển sách. Tờ báo nổi tiếng “New York Times” có một ủy viên hội đồng biên tập đặc trách và rất nhiều biên tập viên chuyên thiết kế những bảng ô chữ mới để phục vụ cho các độc giả.
Ở Nhật, trò chơi này cũng rất đa dạng, điển hình là các ô số “Sudoku” được nhiều đọc giả trên thế giới quan tâm.
Trên thế giới có nhiều website có những mục riêng dành cho trò chơi ô chữ và những phần mền tạo riêng cho việc thiết kế trò chơi ô chữ được bán qua internet, điển hình là các website: www.crosswordweaver.com, www.solrobots.com, 
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ ở Việt Nam
Trò chơi ô chữ du nhập vào Việt Nam từ rất sớm: Ô chữ đầu tiên được xuất hiện vào ngày 17 tháng 3 năm 1933 trên báo Phong Hóa, và sau đó ô chữ xuất hiện đều đặn trên tờ báo này.
Trong những năm gần đây, những “game show” quen thuộc và khá hấp dẫn khán giả như: “Chiếc nón kỳ diệu”, “Ai là triệu phú”, hoặc “Đường lên đỉnh Olympia” đã sử dụng trò chơi ô chữ hoặc biến tấu từ trò chơi ô chữ.
Ngoài ra, còn có rất nhiều báo, tạp chí sử dụng loại hình giải trí này để thu hút sự theo dõi của độc giả cũng như tạo dấu ấn riêng biệt cho ấn phẩm của mình, có thể đơn cử như: Áo trắng, tuổi trẻ, thanh niên, mực tím, hoa học trò đã xuất hiên những ô chữ với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đặc biệt, hiện nay đã xuất hiện những cuốn sách nói về trò chơi ô chữ như: Trò Chơi Ô chữ của Trần Phiêu và Trần Thị Kim Thoa biên soạn được nhà xuất bản trẻ ấn hành. Hay như quyển: “Tiếng việt – hành trình qua các ô chữ” của TS ngôn ngữ học Phạm Văn Tình biên soạn 
Trong dạy học, một số giáo viên cũng đã thiết kế trò chơi ô chữ phục vụ cho việc củng cố bài học và dùng trong các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ.
Tuy nhiên, việc đưa trò chơi ô chữ vào trong các hoạt động dạy học trong trường phổ thông chưa được phổ biến, hình thức ô chữ kém đa dạng do việc thiết kế mất nhiều thời gian, đồng thời nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc thiết kế và ứng dụng trò chơi ô chữ vào các tiết dạy một cách linh hoạt.
2.3. các giải pháp để giải quyết vấn đề .
2.3.1. Nguyên tắc tổ chức trò chơi ô chữ
Khi tổ chức trò chơi ô chữ cho học sinh chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện, thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi phù hợp với kiến thức bài học và trình độ nhận thức của học sinh. Song, muốn tổ chức một trò chơi ô chữ có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các nguyên tắc sau:
Xác định đúng mục tiêu của bài học
Chọn ô chữ phải phù hợp với kiến thức cần cung cấp cho học sinh
Tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi ô chữ phải bám vào “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của bộ môn
Ô chữ phải được chuẩn bị chu đáo, sử dụng ngôn từ phải tuyệt đối chính xác
Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian
Ô chữ phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo không khí thoải mái, gây được hứng thú cho học sinh
Không quá lạm dụng trò chơi này trong dạy học
Khi tổ chức trò chơi giáo viên luôn phải động viên học sinh có thể bằng cách cho điểm hoặc ngợi khen các em trước lớp.
2.3.2. Cấu trúc của trò chơi ô chữ
Một trò chơi ô chữ thông thường có cấu trúc như sau:
1. Chủ điểm ô chữ (từ khóa của ô chữ)
2. Các câu hỏi tương ứng với từng ô chữ
3. Mục tiêu: Mục tiêu của trò chơi ô chữ trau dồi kiến thức về vấn đề gì
4. Cách chơi: Chỉ rõ quy tắc, quy định trong khi chơi
2.3.3. Quy trình xây dựng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học môn Công nghệ
Bước 1: Chuẩn bị
Xác định mục tiêu bài học;
Phân tích các kiến thức cơ bản;
Liệt kê các khái niệm, định nghĩa;
Liệt kê các từ khóa cho mỗi khái niệm, định nghĩa để làm nguyên liệu cho việc xây dựng ô chữ.
Cần phải chú ý: Từ khóa được chọn phải là từ thể hiện nội dung bao quát của bài, các từ xung quanh phải có liên quan đến từ khóa, việc giải đáp các từ xung quanh là manh mối để tìm ra từ khóa.
Bước 2: Sắp xếp các từ để tạo ô chữ
Các từ khóa đã chọn và các từ xung quanh từ khóa (định nghĩa, khái niệm, sự vật, quá trình) đã xác định được sắp xếp thành một ô chữ.
Sau khi lựa chọn được từ khóa, viết từ khóa thành một hàng dọc. Mỗi chữ cái trong từ khóa sẽ được đối chiếu với các từ xung quanh có liên quan trong danh sách từ đã lập. Nếu một trong các từ xung quanh có chữ cái trùng với từ khóa thì sẽ được lựa chọn làm từ hàng ngang và viết vào ô chữ theo hàng ngang. Tiếp tục đối chiếu cho đến khi chọn được các từ hàng ngang đủ với số chữ cái trong từ khóa hàng dọc.
Bước 3: Viết gợi ý cho mỗi từ trong ô chữ
Căn cứ vào các từ ngữ đã được lựa chọn, nội dung bài học và trình độ của học sinh để viết gợi ý. Gợi ý phải ngắn gọn, xúc tích, từ ngữ rõ ràng, không đánh đố nhưng đòi hỏi người chơi phải tư duy để tìm ra đáp án.
Bước 4: Xây dựng ô chữ
Tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, từng giáo viên mà ta có thể xây dựng ô chữ thủ công hay bằng các phần mềm hỗ trợ dạy học.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người giảng dạy dễ dàng tiếp cận với các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học như: Phần mềm MS power Point; phần mềm Violet; Phần mềm Crossword forge; hay là phần mềm Multimedia Buider. Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm này để xây dựng trò chơi ô chữ nhằm tăng thêm sự sinh động trong bài giảng.
2.3.4. Các bước tổ chức trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ thường tổ chức theo các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu ô chữ
- Nêu chủ điểm ô chữ
- Hướng dẫn cách chơi, các quy tắc, quy định trong khi chơi
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi
Bước 3: Tổng kết
2.4. Hiệu quả của sáng kiến .
	2.4.1. Sử dụng trò chơi ô chữ để khởi động một mục của bài học:
	Ví dụ . Bài 49 : Bài mở đầu
Áp dụng trò chơi ô chữ để khởi động tìm hiểu mục V- Công ti
Từ chìa khóa hàng dọc cần tìm gồm 6 chữ cái : Đây là một thuật ngữ được gọi khác của một loại hình doanh nghiệp ? (CÔNG TI)
1
C
H
O
P
H
E
P
2
C
O
H
O
I
K
I
N
H
D
O
A
N
H
3
V
O
N
4
T
H
I
T
R
U
O
N
G
5
T
H
U
O
N
G
M
A
I
6
D
I
C
H
V
U
Câu 1: Ô hàng ngang số 1 gồm 7 chữ cái . Điền từ vào “.....”: 
Kinh doanh là việc thực hiện những công việc mà pháp luật......... nhằm thu được lợi nhuận. (CHO PHÉP)
Câu 2: Ô hàng ngang số 2 gồm 14 chữ cái 
Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh thực hiện được mục tiêu kinh doanh được gọi là gì? (CƠ HỘI KINH DOANH)
Câu 3: Ô hàng ngang số gồm 3 chữ cái 
Đây là một trong những điều cơ bản để hộ gia đình có đủ điều kiện hoạt động kinh doanh? (VỐN)
Câu 4: Ô hàng ngang số 4 gồm 7 chữ cái 
Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ? (THỊ TRƯỜNG)
Câu 5: Ô hàng ngang số 5 gồm 9 chữ cái . Điền từ vào “.....”: 
Một trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là: sản xuất,....................... và dịch vụ. (THƯƠNG MẠI)
Câu 6: Ô hàng ngang số 6 gồm chữ cái 
Du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông,... được gọi chung là thị trường.............. (DỊCH VỤ)
	2.4.2. Sử dụng trò chơi ô chữ để củng cố, tổng kết bài học:
Ví dụ 1. Sử dụng trò chơi ô chữ để củng cố, tổng kết bài 6: “Ứng dụng công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào”
	Từ chìa khóa hàng dọc gồm có 9 chữ cái: Đây là phương pháp tạo ra giống cây trồng đòi hỏi ít diện tích, nhanh mà còn giữ nguyên được tính ưu việt của giống ban đầu? (NUÔI CẤY MÔ)
1
T
I
N
H
T
O
A
N
N
A
N
G
2
K
H
U
T
R
U
N
G
3
M
O
P
H
A
N
S
I
N
H
4
T
H
I
C
H
U
N
G
5
C
A
O
6
S
U
P
H
A
N
H
O
A
T
E
B
A
O
7
D
I
T
R
U
Y
E
N
8
M
S
9
P
H
O
I
S
I
N
H
Câu 1: Ô hàng ngang số 1gồm 12 chữ cái 
	Mỗi tế bào đều chứa đầy đủ lượng thông tin di truyền của cơ thể và có thể tạo thành cây hoàn chỉnh khi gặp môi trường thích hợp và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng được gọi là gì của tế bào? (TÍNH TOÀN NĂNG)
Câu 2: Ô hàng ngang số 2 gồm 8 chữ cái 
Phân cắt vật liệu nuôi cấy thành các phần tử nhỏ đem rửa bằng nước sạch và khử trùng là nội dung của bước nào trong quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô? (KHỬ TRÙNG)
Câu 3: Ô hàng ngang số 3 gồm 10 chữ cái . Điền từ vào “.....”: 
Trong quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô vật liệu nuôi cấy được chọn thường là những tế bào của.............. (MÔ PHÂN SINH)
Câu 4: Ô hàng ngang số 4 gồm 8 chữ cái . Điền từ vào “.....”: 
	Sau khi chồi đã ra rễ, cấy cây vào môi trường........ để cây thích nghi với điều kiện tự nhiên. (THÍCH ỨNG)
Câu 5: Ô hàng ngang số 5 gồm 3 chữ cái . Điền từ vào “.....”: 
Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có hệ số nhân giống.....(CAO)
Câu 6: Ô hàng ngang số 6 gồm 12 chữ cái 
Sự chuyển hóa các tế bào phôi sinh thành tế bào chuyên hóa đảm nhận các chức năng khác nhau được gọi là gì? (SỰ PHÂN HÓA TẾ BÀO)
Câu 7: Ô hàng ngang số 7 gồm 8 chữ cái . Điền từ vào “.....”: 
	Các sản phẩm trong quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô đồng nhất về mặt.......(DI TRUYỀN)
Câu 8: Ô hàng ngang số 8 gồm 2 chữ cái 
	Môi trường dinh dưỡng nhân tạo thường dùng trong nuôi cấy mô là môi trường gì? (MS)
Câu 9: Ô hàng ngang số 9 gồm 8 chữ cái . Điền từ vào “.....”: 
	Sự phản phân hóa tế bào là sự chuyển hóa từ tế bào đã phân hóa thành các tế bào chuyên biệt có chức năng khác nhau không mất đi khả năng biến đổi của mình. Ở điều kiện thích hợp chúng lại về dạng............... và phân chia mạnh mẽ. (PHÔI SINH).
 Ví dụ 2. Bài 7 : "Một số tính chất của đất trồng ”
Sử dụng trò chơi ô chữ để ôn tập bài 7 : "Một số tính chất của đất trồng ” và sử dụng từ khóa này để chuyển ý, nhắc nhở học trò về xem trước bài 8. Thực hành : Xác định độ chua của đất.
Từ khóa hàng dọc gồm 6 chữ cái : Đây là một trong những biện pháp cải tạo tính chất của đất ? Đáp án: Bón vôi.
 Bón vôi dùng để khử độ chua cho đất. Vậy độ chua được xác định như thế nào ? tiết học sau chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài 8 : Xác định độ chua của đất.
1
B
A
T
D
O
N
G
2
C
H
A
T
D
O
C
H
A
I
3
K
H
U
E
C
H
T
A
N
4
T
H
A
M
T
H
U
C
V
A
T
5
K
H
O
N
G
H
O
A
T
A
N
6
T
I
E
M
T
A
N
G
Câu 1: Ô hàng ngang số 1 gồm 7 chữ cái. Điền từ vào “.....”: 
Lớp ion bù bao gồm lớp ion  và lớp ion khuếch tán. (BẤT ĐỘNG)
Câu 2: Ô hàng ngang số 2 gồm 10 chữ cái. Điền từ vào “.....”: 
	Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa .. cho cây, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao. (CHẤT ĐỘC HẠI)
Câu 3: Ô hàng ngang số 3 gồm 9 chữ cái
Sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng là do keo đất có khả năng trao đổi ion của mình với các ion của dung dịch đất ở lớp ion nào? (KHUẾCH TÁN)
Câu 4: Ô hàng ngang số 4 gồm 11 chữ cái. Điền từ vào “.....”: 
	Độ phì nhiêu tự nhiên là độ phì nhiêu được hình thành dưới . tự nhiên, trong quá trình hình thành không có sự tác động của con người. (THẢM THỰC VẬT)
Câu 5: Ô hàng ngang số 5 gồm 11 chữ cái. Điền từ vào “.....”: 
Keo đất là những phần tử có kích thước < 1 µm, .. .. trong nước mà ở trạng thái lơ lửng. (KHÔNG HÒA TAN)
Câu 6: Ô hàng ngang số 6 gồm 8 chữ cái. Điền từ vào “.....”: 
	Độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên gọi là độ chua (TIỀM TÀNG)
Ví dụ 3. Sử dụng trò chơi ô chữ để củng cố, tổng kết bài 12 “ Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường”.
Từ chìa khóa hàng dọc là cụm từ có 7 chữ cái: Đây là thức ăn chủ yếu của cây trồng, nó có vai trò quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất? (PHÂN BÓN)
1
P
H
A
N
P
H
U
C
H
O
P
2
K
H
O
H
O
A
T
A
N
3
C
H
A
M
4
T
R
O
N
5
B
A
L
O
A
I
6
L
O
T
7
T
I
N
H
C
H
A
T
Câu 1: Ô hàng ngang số 1 gồm 11 chữ cái. 
Tên của một loại phân bón mà trong thành phần có chứa nhiều nguyên tố đại và vi lượng, đôi khi có cả thuốc trừ cỏ và chất kích thích ra rễ? (PHÂN PHỨC HỢP)
Câu 2: Ô hàng ngang số 2 gồm 9 chữ cái. Điền vào dấu “”
Phân lân nên dùng để bón lót, để có thời gian cho phân bón hòa tan. (KHÓ HÒA TAN)
Câu 3: Ô hàng ngang số 3 gồm 4 chữ cái. Điền vào dấu “”
Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không được sử dụng được ngay mà phải trải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được. Vì vậy, phân hữu cơ là loại phân bón có hiệu quả (CHẬM).
Câu 4: Ô hàng ngang số 4 gồm 4 chữ cái. Điền vào dấu “”
Phân Vi sinh vật chủ yếu dùng hoặc tẩm vào hạt, rễ trước khi gieo trồng. (TRỘN)
Câu 5: Ô hàng ngang số 5 gồm 6 chữ cái. 
Căn cứ vào nguồn gốc, phân bón được sử dụng trong nông, lâm nghiệp được chia làm mấy loại? (BA LOẠI)
Câu 6: Ô hàng ngang số 6 gồm 3 chữ cái. Điền vào dấu “”
Phân hữu cơ dùng để bón . là chính, nhưng trước khi sử dụng phải ủ cho hoai mục. (LÓT)
Câu 7: Ô hàng ngang số 7 gồm 8 chữ cái. Điền vào dấu “”
Khi ta trộn một cách cơ học của hai hay nhiều phân đơn với nhau thì sẽ làm thay đổi. củ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_va_to_chuc_tro_choi_o_chu_trong_hoat_dong_day.doc