SKKN Tạo hứng thú học tập môn vật lí cho học sinh thông qua bài toán liên quan đến thực tế

SKKN Tạo hứng thú học tập môn vật lí cho học sinh thông qua bài toán liên quan đến thực tế

Trong những năm qua giáo dục phông thông ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, quy mô giáo dục không ngừng được tăng lên; chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kĩ thuật không ngừng được củng cố, tăng cường và phát huy có hiệu quả. Chủ trương xã hội hóa giáo dục đang phát huy tác dụng và đã góp phần quan trọng làm cho giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; công bằng giáo dục được quan tâm thực hiện .

Bên cạnh những thành tựu to lớn đó giáo dục nước ta vẫn còn một số vấn đề nhỏ cần khắc phục. Đó là chất lượng giáo dục tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn một số mặt chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của đất nước, của thực tiễn cuộc sống. Sản phẩm của nền giáo dục phổ thông – các em học sinh – mới chỉ giỏi tính toán, thao tác trên những trang vở, mà chưa thể mang được những kiến thức đơn giản đã học để áp dụng vào cuộc sống thực tế. Hiện tượng trên diễn ra ở rất nhiều môn học, riêng với môn Vật lí – là một bộ môn khoa học thực nghiệm – kiến thức gắn kết chặt chẽ với thực tế đời sống, thế nhưng việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế còn quá nhiều hạn chế.

 

docx 27 trang thuychi01 13275
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập môn vật lí cho học sinh thông qua bài toán liên quan đến thực tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TẾ
Người thực hiện: Phạm Xuân Linh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nông Cống 2
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Vật Lí
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
	 	 TRANG
I. MỞ ĐẦU	2
Lý do chọn đề tài	2
Mục đích nghiên cứu	3
Đối tượng nghiên cứu	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu	3
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	4
 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm	4
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	4
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng	
để giải quyết vấn đề	5
 2.3.1Tổng hợp bài toán thực tế, cách biên soạn bài toán thực tế	5
Phân loại và phân tích tác dụng của một số bài toán liên quan 
đến thực tế... 5
Bài toán về ứng dụng kiến thức trong y học, bảo về sức khỏe.. 5
Bài toán thực tế giúp am hiểu về pháp luật	7
Bài toán thực tế về khoa học – Công nghệ - Quân sự.8
Bài toán thực tế trong ngành khảo cổ học...10
Bài toán thực tế mang tính thời sự, sự kiện lịch sử..11
Bài toán thực tế ứng dụng trong xây dựng...12
Giới thiệu các bài toán thực tế khác13
Sử dụng bài toán thực tế để nâng cao hứng thú học tập môn vật
 lí cho học sinh.23
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động	
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường	24
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	24
Kết luận	24
Kiến nghị	24
TÀI LIỆU THAM KHẢO	26
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Trong những năm qua giáo dục phông thông ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, quy mô giáo dục không ngừng được tăng lên; chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kĩ thuật không ngừng được củng cố, tăng cường và phát huy có hiệu quả. Chủ trương xã hội hóa giáo dục đang phát huy tác dụng và đã góp phần quan trọng làm cho giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; công bằng giáo dục được quan tâm thực hiện ...
Bên cạnh những thành tựu to lớn đó giáo dục nước ta vẫn còn một số vấn đề nhỏ cần khắc phục. Đó là chất lượng giáo dục tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn một số mặt chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của đất nước, của thực tiễn cuộc sống. Sản phẩm của nền giáo dục phổ thông – các em học sinh – mới chỉ giỏi tính toán, thao tác trên những trang vở, mà chưa thể mang được những kiến thức đơn giản đã học để áp dụng vào cuộc sống thực tế. Hiện tượng trên diễn ra ở rất nhiều môn học, riêng với môn Vật lí – là một bộ môn khoa học thực nghiệm – kiến thức gắn kết chặt chẽ với thực tế đời sống, thế nhưng việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế còn quá nhiều hạn chế.
 Bản thân tôi thấy đa số học sinh học xong lớp 10 nhưng không giải thích chính xác được các hiện tượng gần gũi trong thực tế như: tại sao tại ở những đoạn đường vòng, mặt đường không nằm ngang mà hơi nghiêng vào phía trong; tại sao quan sát người đánh trống ta thấy người đánh trống đánh xong, ngay sau đó mới nghe được tiếng trống vvhọc xong lớp 11 đa số các em học sinh không đấu nổi một bảng điện đơn giản vậy làm thế nào để biến các kiến thức trên các trang vở thành hành trang tốt để các em vận dụng trong cuộc sống? 
Mặt khác tôi còn thấy đối với rất nhiều học sinh môn Vật lí vẫn là một môn học khô khan, khó hiểu, các em chỉ cố gắng học thuộc lí thuyết vật lí và giải thật nhanh các bài toán để thi Đại học chứ không có hứng thú tìm hiểu những ứng dụng của Vật lí vào cuộc sống. Vậy làm thế nào để các em yêu thích bộ môn Vật lí hơn?
Sở dĩ có những vấn đề trên thiết nghĩ không hẳng là do học sinh không chịu suy nghĩ, tìm tòi cách vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, mà còn có một lí do nhỏ nữa là trong chương trình Vật lí phổng thông của chúng ta số lượng các bài tập vật lí liên quan đến thực tế chưa nhiều, chưa phổ biến. Mặc dù hiện nay tuy cũng có nhiều tài liệu giải thích về các hiện tượng tự nhiên, về các vấn đề trong đời sống như: “ Vật lí vui”, “ Vật lí thật lí thú”và các tài liệu viết về các bài toán thông thường rất nhiều, thế nhưng lại chưa có một tài liệu vật lí nào có tính chuyên sâu về các bài toán liên quan đến thực tế, để kiểm tra và đánh giá các kiến thức gắn với thực tế của học sinh. Điều này gây khó khăn không ít cho Thầy và trò trong việc dạy – học đặc biệt là kiểm tra đánh giá năng lực học sinh theo xu thế mới của ngành giáo dục. 
Với trách nhiệm của người giáo viên vật lí, tôi quan tâm nhiều đến chất lượng học tập của học sinh; đến suy nghĩ, tâm tư tình cảm của học sinh với bộ môn của mình, quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho chất lượng dạy và học vật lí của thầy và trò đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện hiện có. Xuất phát từ những lí do trên tôi đưa ra đề tài: “Tạo hứng thú học tập môn Vật lí cho học sinh thông qua các bài tập liên quan đến thực tế ”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu sâu hơn về dạng câu hỏi liên quan đến thực tế trong bộ môn vật lí.
- Tác dụng của câu hỏi, bài toán vật lí liên quan đến thực tế đối với việc ôn tập kiến thức và trang bị thêm kiến thức thực tế cho học sinh. 
 Tìm hiểu về cách thức ra một đề bài tập hay câu hỏi có kiến thức liên quan đến thực tế đời sống.
Cách áp dụng câu hỏi thực tế để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng giáo dục môn Vật lí cho học sinh.
 Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này tôi lần lượt giải quyết các nhiệm vụ sau:
 - Cách biên soạn bài tập trắc nghiệm bài toán vật lí liên quan đến thực tế. 
 - Phân tích tác dụng của các bài toán vật lí liên quan đến thực tế.
 - Giới thiệu một số bài tập vật lí liên quan đến thực tế .
 - Sử dụng bài toán liên quan đến thực tế để nâng cảm hứng thú học tập môn vật lí cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về các hiện tượng thực tế; kiến thức thực tế về khoa học, kỹ thuật, pháp luật liên quan đến kiến thức vật lí từ sách, báo, mạng các văn bản.
Tham khảo các đề thi, phương pháp ra đề thi trắc nghiệm
Giảng dạy, kiểm tra đối chứng với một lớp có sử dụng các bài toán vật lí liên quan đến thực tế, một lớp ít sử dụng từ đó so sánh, rút ra kết luận.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất nhiều hạn chế, nhiều học sinh thực sự yếu kém. Nhiều học sinh học xong lớp 10 mà không thể lấy ví dụ một vật chuyển động thẳng biến đổi đều trong thực tế; không thể giải thích được các hiện tượng gần gũi với đời sống như: tại sao khi ngồi trong ôtô đi dưới trời mưa, mặc dù không có gió nhưng ta lại thấy các hạt mưa quan sát qua cửa sổ lại không rơi theo phương thẳng đứng mà theo phương xiên Đa số học sinh học xong chương trình lớp 11 nhưng lại không lắp nổi cái bảng điện, không hiểu nổi tại sao cái công tắc điều khiển đèn cầu thang lại có thể tắt và bật ở hai vị trí khác nhau nhiều khi những bài toán đơn giản nhưng liên quan đến thực tế các em cũng không giải được, gây cảm giác e ngại đối với môn vật lí.
 Tại sao lại như vậy? các em khi đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn học thuộc làu làu những định lí, định luật vẫn giải được các toán trong sách giáo khoa, thậm chí là bài toán khó nhưng các kiến thức đó vẫn còn “nằm yên” trên các trang vở, có cảm giác còn thiếu một cái gì đó “đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong cuộc sống của mỗi học sinh, làm cho các em yêu thích bộ môn vật lí hơn?
 Vậy làm thế nào để giải quyết được mâu thuẫn trên? Sau một thời gian trăn trở tôi đã đưa ra sáng kiến: “Tạo hứng thú học tập môn Vật lí cho học sinh thông qua các bài toán liên quan đến thực tế ” và áp dụng trong giảng dạy trong các năm học qua.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Học sinh nhìn chung có thể nắm vững lí thuyết và làm được các bài tập vật lí thông thường, nhưng khi áp dụng giải các bài toán liên quan đến kiến thức thực tế thì thường gặp khó khăn thậm chí có thể không giải quyết được, mặc dù nội dung của bài toán có thể tương đương với một bài toán mà chính học sinh đó làm được. Trong khi đó bài toán có liên quan đến thực tế đã và đang ngày càng được dụng nhiều trong kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh, đặc biệt là các đề thi THPT quốc gia.
 Chưa có tài liệu chuyên sâu về bài toán thực tế cho giáo viên và học sinh tham khảo. Do đó nhiều Giáo viên và học sinh khó tiếp cận với loại bài tập này.
 Các bài toán thông thường chỉ có tác dụng ôn tập củng cố một kiến thức nhất định, trong khi đó bài toán liên quan đến thực tế không những giúp học sinh củng cố ôn tập mà còn giúp các em thu thập được các kiến thức hữu ích khác trong thực tế đời sống, làm cho bộ môn vật lí gần gũi hơn với thực tế đời sống.
2.3 Các giải pháp thực hiện giải quyết vấn đề:
 2.3.1 Tổng hợp các bài toán thực tế, cách biên soạn bài toán thực tế.
 Muốn hiệu quả khi áp dụng bài toán liên quan đến thực tế đạt kết quả cao nhất, trước hết ta chúng ta cần phải có một nguồn bài tập phong phú. Lượng bài tập này tôi đã thu thập thông qua đồng nghiệp, đề thi các năm, đề thi thử của các trường và đặc biệt là nguồn internet. Sau đó tổng hợp, phân loại các bài tập bài dạy của sách giáo khoa, hoặc theo chuyên đề hoặc các lĩnh vực thực tế đời sống. 
 Từ các bài toán thực tế chúng ta có thể thấy, để biên soạn loại bài tập này trước hết chúng ta phải quan sát thực tế, đọc sách báo về các lĩnh vực khác nhau chọn lọc các nội dung có liên quan đến kiến thức vật lí để có thể áp dụng ra một bài toán thực tế.
 Ví dụ: Trong giờ chào cờ khi quan sát 2 loa phóng, giáo viên có thể tham khảo để biết công suất của nó và có thể ra một bài toán thực tế như sau: 
 Hai loa phóng thanh của trường THPT Nông Cống 2 có công suất 25W, vào một buổi chào cờ đầu tuần nếu 2 loa hoạt động đúng công suất, và ta xem gần đúng 2 loa như nguồn điểm. Tính mức cường độ âm mà một học sinh ngồi cách đều 2 loa 50m cảm nhận được. Lấy cường độ âm chuẩn I0=10-12W/m2. Chọn đáp án đúng
 A. 90dB	B. 86dB	C. 89dB	D. 92dB
 2.3.2 Phân loại và phân tích tác dụng của một số bài toán liên quan đến thực tế:
 Bài toán liên quan đến thực tế rất đa dạng và phong phú, làm thế nào để bài toán thực tế phát huy được hiệu quả cao nhất của nó đòi hỏi người giáo viên phải phân loại, đánh giá tác dụng giáo dục của chúng, tùy theo quan điểm mà có nhiều cách phân loại khác nhau. Sau đây tôi đưa ra cách phân loại các bài toán thực tế:
 2.3.2.1 Bài toán về ứng dụng kiến thức vật lí trong y học, bảo về sức khỏe .
 Ví dụ 1: 
Bài tập thường:
 Hãy cho biết bức xạ điện từ đơn sắc có bước sóng 578nm là bức xạ đơn sắc có màu 
A. vàng	B. cam	C. lục	D. đỏ
Câu hỏi dạng kiến thức thực tế:
 Yellow Laze là cộng nghệ điều trị tàn nhang được phát minh tại Mỹ, bức xạ có bước sóng 578nm cho phép loại bỏ từ 5 đến 6 lớp sừng thô ráp, sạm màu trên bề mặt da, kích thích tái tạo tế bào da mới, tăng sinh collagen cho làn da mịn màng tươi mới. Bức xạ nói trên có màu
A. vàng	B. cam	C. lục	D. đỏ
Phân tích: Rõ ràng đây là 2 bài tập hỏi về cùng một nội dung là màu của bức xạ có bước 578nm là màu gì.
 Ở loại bài tập thường học sinh hiểu ngay được câu hỏi và cũng nhanh chóng hiểu đề ngay để trả lời câu hỏi tuy nhiên ta không giáo dục thêm cho học sinh thêm kiến thức gì từ bài tập này; còn dạng câu hỏi thực tế nếu bỏ từ “Yellow Laze” và thay bằng từ “ Một loại Laze” thì có thể thấy dạng câu hỏi thực tế học sinh phải mất nhiều thời gian đọc đề hơn, mất nhiều thời gian suy nghĩ hơn. Tuy nhiên thông qua bài tập này Học sinh sẽ hiểu biết thêm về ứng dụng của tia laze và tác dụng của bức xạ Yellow Laze đối với làn da của co người. Vì vậy loại câu hỏi thực tế rõ ràng tạo hứng thú hơn hẳn bài tập thường.
Ví dụ 2:
Bài tập thường:
 Một laze có công suất P, một người cứ bật laze trong 1s rồi nghỉ 10s và cứ tiếp tục được lặp lại cho đến khi nhiệt lượng tỏa ra là 1500J và thời gian thực hiện mất 12 phút 31s (kể từ khi bắn laze cho đến khi dừng bấm). Giá trị của P gần với giá trị nào nhất sau đây:
 A. 19W	B. 19,5W	C. 20W	D. 20,5W
Câu hỏi dạng kiến thức thực tế:
 Một trong những ứng dụng phổ biến của tia laze trong y học hiện nay là điều trị thoát vị đĩa đệm (PLDD). Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiếu tia laze thông qua một dây dẫn quang và dây dẫn này được đưa vào một cây kim đâm xuyên vào khu vực đĩa đệm cần điều trị. Cơ chế điều trị của PLDD là đốt cháy một phần nhân nhầy khiến nhân nhầy co lại và giải phóng áp lực lên dây thần kinh. Trong một đợt điều trị cho bệnh nhân X, tia laze sử dụng có công suất P, thông thường liều lượng laze được thực hiện bằng những cú bắn trong 1s rồi nghỉ 10s và cứ tiếp tục được lặp lại cho đến khi điều trị xong. Liều lượng laze dùng cho bệnh nhân này là 1500J và thời gian điều trị mất 12 phút 31s (kể từ khi bắn laze cho đến khi dừng bắn). Giá trị của P gần với giá trị nào nhất sau đây:
 A. 19W	B. 19,5W	C. 20W	D. 20,5W
Phân tích: Nếu nói về nội dung bài toán thì đây là một bài toán thuộc chương trình vật lí lớp 12, nhưng để tính toán thì ngay cả học sinh lớp 9 cũng có thể giải quyết được. Giá trị của bài toán là ứng dụng của laze, giúp học sinh phần nào hiểu được về bệnh thoát vị đĩa đệm và phương pháp vật lí dùng năng lượng của tia laze để điều trị bệnh.
Ví dụ 3: 
 Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ, dùng tia để diệt tế bào ung thư. Thời gian chiếu xạ lần đầu là Dt = 30 phút, cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đồng vị phóng xạ đó có chu kỳ bán rã T = 4 tháng (coi ) và vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Hỏi lần chiếu xạ thứ 3 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu xạ với cùng một lượng tia như lần đầu?
A. 42,42 phút.	B. 28,2phút.	C. 40 phút. D. 20 phút.
 Thông qua bài toán học sinh sẽ được biết thêm kiến thức về y học đó là ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong điều trị khối u, hay căn bệnh ung thư.
Ví dụ 4: Để đo thể tích máu của một người. Người ta tiêm vào máu bệnh nhân 10cm3 dung dịch chứa có chu kì bán rã T = 15h với nồng độ 10-3mol/lít. Sau 6h lấy 10cm3 máu người ấy tìm thấy 1,3.10-8 mol Na24. Coi Na24 phân bố đều. Thể tích máu của người được tiêm khoảng:
	A. 5 lít. 	B. 5,8 lít. 	C. 6 lít. D. 5,3 lít. 
 Phân tích: Nhiều người vẫn thắc mắc: cơ thể của chúng ta có bao nhiêu máu? Làm thế nào để có thể đo được thể tích máu trong cơ thể con người? Bài toán trên giúp học sinh trả lời được câu hỏi đó.
2.3.2.2 Bài toán thực tế giúp am hiểu về văn bản pháp luật
 Thông qua bài toán này các em sẽ được biết thêm một số quy định của pháp luật, liên quan đến kiến thức vật lí mà các em đang học.
Ví dụ 1:
 Theo quy đinh của Bộ giao thông vận tải, âm lượng còi điện lắp trên ôtô đo ở độ cao 2 m là 90 dB đến 115 dB. Giả sử còi điện đặt ngay ở đầu xe và có độ cao 1,2 m. Người ta tiến hành đo âm lượng của còi điện lắp trên ôtô 1 và ô tô 2 ở vị trí cách đầu xe là 30 m, ở độ cao 1,2 m thì thu được âm lượng của ôtô 1 là 85 dB và ôtô 2 là 91 dB. Âm lượng của còi điện trên xe ôtô nào đúng quy định của Bộ giao thông vận tải ? 
	A. Ôtô 2. B. Ôtô 1. C. Không ôtô nào. D. Cả hai ô tô. 
Ví dụ 2: 
 Theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT của Chính phủ quy định có hiệu lực từ ngày 01/12/2013 về giá bán điện sinh hoạt đối với các hộ sử dụng dưới 50 kWh/tháng, sẽ phải trả giá điện 1.484 đồng/kWh; từ 51 - 100 kWh, trả 1.533 đồng/kWh; từ 101 - 200 kWh/tháng, trả 1.786 đồng/kWh; từ 201 - 300 kWh/tháng, trả 2.242 đồng/kWh; từ 301 - 400 kWh/tháng, trả 2.503 đồng/ kWh; từ 401 kWh/tháng trở lên, trả 2.587 đồng/ kWh. Nếu một hộ sử dụng điện có 6 bóng đèn loại 40W trung bình mỗi ngày sử dụng 4 giờ, 3 quạt loại 65W trung bình mỗi ngày sử dụng 5 giờ, TV 80W trung bình mỗi ngày dùng 3 giờ, máy bơm nước công suất 500W mỗi tuần dùng 8 giờ. Hỏi mỗi tháng gia đình đó phải trả bao nhiêu tiền điện nếu các thiết bị hoạt động bình thường?
85849,4 đồng	B. 86234,05 đồng
93473,8 đồng	D. 88684,05 đồng 
Ví dụ 3:
 Tại Khoản 3, Điều 11 của Nghị định 52/2012/NĐ-CP nêu trên, sẽ phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng điện thoại di động tại các trạm xăng. Lí do cấm là vì
Nghe điện thoại gây ồn ào tại cây xăng.
Sóng điện từ khi bật máy có thể gây cháy nổ.
Làm mất thời gian của người bán hàng.
Vi phạm văn hóa khi mua hàng. 
2.3.2.3 Bài toán thực tế về khoa học – Công nghệ - Quân sự.
Ví dụ 1: 
 Nằm trong dự án nâng cao tiềm lực quốc phòng, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc, hiện nay tại Quân cảng Cam Ranh – Hải quân Việt Nam chúng ta đang có 6 tàu ngầm thuộc lớp Kilo là HQ – 182 Hà Nội và HQ – 183 Hồ Chí Minh, HQ-184 Hải Phòng, HQ-185 Khánh Hòa, HQ-186 Đà Nẵng, HQ-187 Bà Rịa - Vũng Tàu. Tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam được trang bị động cơ có công suất 5900HP. Giả sử tàu chỉ sử dụng năng lượng phân hạch Urani để hoạt động với hiệu suất 25%. Biết rằng mỗi phân hạch U235 tỏa năng lượng cỡ 200MeV, cho 1HP = 0,736kW. Hỏi lượng nhiên liệu để duy trì hoạt động của 6 tàu ngầm HQ – 182 và HQ – 183 của Hải quân Việt Nam trong một năm là bao nhiêu?
 A. 40,2kg 	B. 54,0kg	C. 64,5kg	D. 20,8kg
Phân tích: Bài tập này giúp cung cấp một số thông tin về các tàu ngầm, giúp các em hiểu biết hơn về sức mạnh quân sự, vị trí của chúng trên bản đồ của Việt Nam.
Ví dụ 2:
 Trong lĩnh vực quân sự, cá heo được sử dụng để dò tìm thủy lôi dưới nước nhờ khả năng định vị trong không gian với độ chính xác cao. Giả sử quá trình dò thủy lôi của cá heo được tiến hành như sau:
- Cá heo được thả từ trên tàu xuống nước (khoảng cách giữa cá heo và tàu khi này là không đáng kể)
- Cá heo phát ra sóng siêu âm (biosonar) để dò tìm thủy lôi, khi gặp mục tiêu thì sóng này bị phản xạ trở lại và cá heo sẽ nhận được tín hiệu
- Cá heo đến gần sát vị trí của mục tiêu và tín hiệu gắn trên cá heo sẽ giúp tàu định vị được vị trí của cá heo và mục tiêu khi đó (khoảng cách giữa cá heo và mục tiêu khi này là không đáng kể)
Trong một lần dò tìm, khoảng thời gian từ khi thả cá heo xuống nước đến khi tàu xác định được vị trí của mục tiêu là 9 phút 97s. Biết tốc độ truyền âm trong nước là 1500 (m/s), tốc độ trung bình của cá heo là 72km (m/)h. Khoảng cách giữa tàu và mục tiêu khi đó gần giá trị nào nhất sau đây?
 A. 11,6km B. 13,1km C. 12,8km D. 12,4km
Phân tích: Bài toán yêu cầu học sinh tính quãng đường khi biết tổng thời gian từ lúc cá voi bơi đi đến lúc âm truyền đến tàu. Đây không phải bài toán khó tuy nhiên.
Ví dụ 3: 
 Vệ tinh Vinasat-2 được đưa vào khai thác và sử dụng đã khẳng định chủ quyền của Việt nam trong chinh phục không gian vũ trụ, góp phần nâng cao vị thế của Việt nam trên trường Quốc tế. Giả sử tại thời điểm t vệ tinh Viansat-2 nhận được tín hiệu từ máy bay mất tích MH370 của Malaysia, ngay lập tức vệ tinh truyền tín hiệu đó xuống một đài quan sát ở mặt đất. Thời gian mà đài quan sát thu được tín hiệu kể từ lúc máy bay phát tín hiệu là bao nhiêu? Biết máy bay bay ở độ cao 10km so với mặt đất, khoảng cách từ vệ tinh đến mặt đất là 600km, khoảng cách từ máy bay đến vệ tinh là 450km .
A. 1,5.10-3s.	B. 2.10-3s. C. 3,5.10-3s. D. 3,33.10-5s.
Ví dụ 4:
 Một ăngten phát ra những sóng điện từ từ một máy bay quân sự Su-22 (thuộc Trung đoàn 937, Sư đoàn Không quân 370) đang bay về phía rađa. Thời gian từ lúc ăngten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 120(ms). Ăngten quay với vận tốc 0,5(vòng/s). Ở vị trí của đầu vòng quay tiếp theo ứng với hướng của máy bay, ăngten lại phát sóng điện từ. Thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này là 117(ms). Biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108(m/s). Tốc độ trung bình của máy bay là
A. 117m/s	B. 234m/s	C. 225m/s	D. 227m/s
Ví dụ 5: 
 Một máy rađa quân sự đặt trên mặt đất ở Đảo Lý Sơn có tọa độ (15029’B, 108012’Đ) phát ra tín hiệu sóng dài truyền thẳng đến vị trí giàn khoan HD 981 có tọa độ (15029’B, 111012’Đ). Cho bán kính Trái Đất là 6400km, tốc độ lan truyền sóng dài v = 2c/ 9 và 1 hải lí = 1852m. Sau đó, giàn khoan này được dịch chuyển tới vị trí mới có tọa độ là (15029’B, x0Đ), khi đó thời gian phát và thu sóng dài của rađa tăng thêm 0,4ms. So với vị trí cũ, giàn khoan đã dịch chuy

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_mon_vat_li_cho_hoc_sinh_thong_qua.docx