SKKN Tăng hứng thú học tập cho học sinh trong phần tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ lớp 10 bằng hai biện pháp kể chuyện và thảo luận

SKKN Tăng hứng thú học tập cho học sinh trong phần tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ lớp 10 bằng hai biện pháp kể chuyện và thảo luận

Trong chương trình công nghệ lớp 10 THPT, phần tạo lập doanh nghiệp chiếm khối lượng không nhiều (11 tiết). Nhưng đây là mảng kiến thức rất khó đối với cả học sinh lẫn giáo viên vì nội dung kiến thức vừa khô khan lại vừa xa lạ.Tuy nhiên, sẽ lại là rất tốt nếu thông qua được phần này giáo viên thổi bùng lên ngọn lửa đam mê kinh doanh cũng như ý chí vươn lên làm giàu chính đáng đang âm ỉ cháy trong trái tim của mỗi người trẻ tuổi.

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, ở mọi lứa tuổi học sinh đều rất thích được nghe kể chuyện. Các em có thể không nhớ nội dung bài học nhưng một câu chuyện hay, có ý nghĩa sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Mặt khác, ở độ tuổi học sinh THPT nhu cầu được bày tỏ ý kiến, suy nghĩ rất mãnh liệt vì ở độ tuổi này các em đang dần bộc lộ cái tôi của bản thân.

Chính vì thế, khi giảng dạy phần tạo lập doanh nghiệp của chương trình công nghệ lớp 10 tôi đã lựa chọn hai cách kể chuyện và thảo luận để tăng hứng thú học tập của các em. Qua nhiều năm, cách làm này tỏ ra rất hiệu quả nên tôi mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm: Tăng hứng thú học tập cho học sinh trong phần tạo lập doanh nghiệp công nghệ lớp 10 qua hai biện pháp kể chuyện và thảo luận.

 

doc 24 trang thuychi01 8842
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tăng hứng thú học tập cho học sinh trong phần tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ lớp 10 bằng hai biện pháp kể chuyện và thảo luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG PHẦN TẠO LẬP DOANH NGHIỆP – CÔNG NGHỆ LỚP 10 BẰNG HAI BIỆN PHÁP KỂ CHUYỆN VÀ THẢO LUẬN.
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Vân Anh
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN Môn: Công Nghệ
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
Thứ tự
Nội dung 
Trang
A
Mở đầu
1
I
Lý do chọn đề tài
1
II
Mục đích nghiên cứu
1
III
Đối tượng nghiên cứu
1
IV
Phương pháp nghiên cứu
1
B
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2 - 18
I
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
1
Khái niệm hứng thú học tập
2
2
Vai trò của hứng thú học tập trong quá trình học tập
2
II
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2
1
Điều kiện thuận lợi
2
1.1
Tình hình dạy và học của Nhà trường
3
1.2
Hoàn cảnh gia đình của học sinh
3
2
Những khó khăn
3
2.1
Về phía giáo viên
3
2.2
Về phía học sinh
4
3
Phân tích nhiệm vụ
4
III
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
5
1
Biện pháp 1: Sử dụng các câu chuyện kinh doanh để giảng dạy các khái niệm cơ bản của bài 49 - bài mở đầu phần tạo lập doanh nghiệp
5
1.1
Vai trò của biện pháp
5
1.2
Tác dụng của biện pháp
5
1.3
Triển khai cụ thể
5
1.4
Hiệu quả của biện pháp
11
2
 Biện pháp 2: tổ chức thảo luận bài ngoại khóa chủ đề tài sản và tiêu sản 
11
2.1
Vai trò của biện pháp
11
2.2
Tác dụng của biện pháp
11
2.3
Triển khai cụ thể
12
2.4
Hiệu quả của biện pháp
16
IV
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
1
Kết quả đạt được của bản thân
16
2
 Kết quả của nhóm chuyên môn
18
C
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19-20
I.
Kết luận
19
II
Kiến nghị
19
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình công nghệ lớp 10 THPT, phần tạo lập doanh nghiệp chiếm khối lượng không nhiều (11 tiết). Nhưng đây là mảng kiến thức rất khó đối với cả học sinh lẫn giáo viên vì nội dung kiến thức vừa khô khan lại vừa xa lạ.Tuy nhiên, sẽ lại là rất tốt nếu thông qua được phần này giáo viên thổi bùng lên ngọn lửa đam mê kinh doanh cũng như ý chí vươn lên làm giàu chính đáng đang âm ỉ cháy trong trái tim của mỗi người trẻ tuổi.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, ở mọi lứa tuổi học sinh đều rất thích được nghe kể chuyện. Các em có thể không nhớ nội dung bài học nhưng một câu chuyện hay, có ý nghĩa sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Mặt khác, ở độ tuổi học sinh THPT nhu cầu được bày tỏ ý kiến, suy nghĩ rất mãnh liệt vì ở độ tuổi này các em đang dần bộc lộ cái tôi của bản thân. 
Chính vì thế, khi giảng dạy phần tạo lập doanh nghiệp của chương trình công nghệ lớp 10 tôi đã lựa chọn hai cách kể chuyện và thảo luận để tăng hứng thú học tập của các em. Qua nhiều năm, cách làm này tỏ ra rất hiệu quả nên tôi mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm: Tăng hứng thú học tập cho học sinh trong phần tạo lập doanh nghiệp công nghệ lớp 10 qua hai biện pháp kể chuyện và thảo luận.
II. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra phương pháp tốt nhất tăng sự hứng thú của học sinh trong phần tạo lập doanh nghiệp công nghệ lớp 10 
III. Đối tượng nghiên cứu
Tăng tính hứng thú của học sinh trong quá trình học phần tạo lập doanh nghiệp của chương trình công nghệ 10
IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, khảo sát để thu thập thông tin
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1. Khái niệm hứng thú học tập
Trong luận văn “Đặc điểm hứng thú đối với môn học của học sinh THPT “ của tác giả Đinh Thị Sao trường đại học sư phạm Hà Nội , tác giả định nghĩa : Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. 
	Như vậy muốn tạo ra hứng thú học tập cho học sinh đối với một phần kiến thức nào đó, trước hết phải làm cho các em thích thú với các kiến thức đó, sau đó các em phải thấy được ý nghĩa thiết thực mà kiến thức đó đem lại cho các em.
2. Vai trò của hứng thú học tập trong quá trình học tập
	Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.Vai trò của hứng thú còn thể hiện khi sau khi được hình thành nó sẽ quay lại thúc đẩy cá nhân hành động. Đối với hứng thú học tập, sau khi được hình thành nó sẽ giúp học sinh chủ động đi sâu tìm hiểu vấn đề tạo nên hứng thú. Từ đó có thể định hướng hoạt động học tập cũng như cuộc sống của các em sau này. Đối với phần tạo lập doanh nghiệp trong chương trình công nghệ 10 điều này đặc biệt có ý nghĩa vì khi tạo được hứng thú trong tìm hiểu việc kinh doanh cũng là lúc khát vọng làm giàu chính đáng được hình thành và lớn lên cùng với sự trưởng thành của các em.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Điều kiện thuận lợi
1.1. Tình hình dạy và học của Nhà trường
Ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên bản thân các đồng chí trong ban Giám hiệu thay phiên nhau trực tiếp giảng dạy môn hướng nghiệp cho học sinh. Trong các giờ sinh hoạt lớp các giáo viên chủ nhiệm lớp cũng lồng ghép thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh vì thế một số nội dung giáo dục hướng nghiệp trong nội dung chương trình công nghệ 10 đã được các đồng chí làm rất tốt. 
Đây là điều kiện thuận lợi để bản thân tôi có tận dụng thời gian để triển khai những nội dung hướng nghiệp khác .
1.2. Hoàn cảnh gia đình của học sinh
Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên đóng trên địa bàn dân cư ven biển, tình hình kinh tế xã hội nghèo nàn, tình hình dân trí xã hội thấp. Đa số phụ huynh đều đi làm ăn xa ở Hà Nội hay miền Nam với các công việc chính là bán hàng dạo. Theo khảo sát tình hình học sinh khối 10 năm học 2015 – 2016 có : 
- Số học sinh thuộc diện hộ nghèo : 14%
 Số học sinh thuộc diện cận nghèo, diện bãi ngang : 35%
- Số học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa là : 42% trong đó gần nhất là bán dạo ở thành phố Thanh Hóa rồi đến ở các tỉnh khác như Quảng Ninh, Hải Phòng,Hà Nội thậm chí các tỉnh phía nam. Ở nơi đây cái nghèo, cái khổ đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống suy nghĩ của các em. Khi bố mẹ đi làm xa các em không chỉ phải tự chăm sóc bản thân mà còn phải chăm sóc cả em út, ông bà của mình. Lo lắng xắp xếp từ cái ăn đến công việc thường ngày. Khi bố mẹ đi làm thuê đồng tiền thu được phụ thuộc nhiều vào ông chủ,vào tình hình buôn bán thậm chí vào cả tình hình thời tiết. Ở trường tôi, học sinh tận dụng thời gian nghỉ hè đi làm thuê lấy tiền đóng học là chuyện rất bình thường.
Xuất phát từ thực tế đó mong muốn thoát nghèo, mong muốn làm giàu chính đáng của các em học sinh là mong muốn đáng trân trọng.
2. Những khó khăn 2.1. Về phía giáo viên
Đa số giáo viên giảng dạy môn công nghệ là giáo viên sinh học đảm nhận, do đó về mặt kiến thức các thầy cô đều phải tự học, tự bồi dưỡng. Với nội dung kiến thức phần tạo lập doanh nghiệp thì việc tự học, tự bồi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, quan niệm phổ biến hiện nay xem môn công nghệ là môn phụ nhất trong số các môn phụ cho nên việc tự học, trăn trở tìm phương pháp giảng dạy phù hợp khơi dậy được tiềm năng của học sinh còn nhiều hạn chế.
2.2. Về phía học sinh
 Không phải hiện nay mà đã từ lâu sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn công nghệ là một môn phụ, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học, tạo nên tâm lý coi thường trong môn học.
Mặt khác, phần tạo lập doanh nghiệp cũng là phần có nội dung kiến thức hoặc là quá khô khan (chỉ là những khái niệm cứng nhắc như doanh nghiệp, kinh doanh) hoặc là quá khó, quá trừu tượng (như là cơ hội kinh doanh) hoặc là quá xa vời (như đăng kí hồ sơ kinh doanh, các phân tích để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp) . 
3. Phân tích nhiệm vụ 
Từ thực tế trên tôi nhân thức, tăng cường hứng thú học tập trong phần tạo lập doanh nghiệp không chỉ là phương pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình mà còn là cách góp phần vào việc giảm nghèo cho quê hương. Bởi các em chính là lực lượng lao động cơ bản trong tương lai khơi dậy được niềm yêu thích kinh doanh cũng là khơi dậy ý chí thoát nghèo trong bản thân các em.
 Hứng thú học tập phần tạo lập doanh nghiệp môn công nghệ cần phải căn cứ vào các tiêu chí sau:
+ Học sinh thuộc bài khi kiểm tra bài cũ, hào hứng phát biểu xây dựng bài+ Thông qua 2 phiếu test đánh giá sự thay đổi trong suy nghĩ theo hướng tích cực của học sinh.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Sử dụng các câu chuyện kinh doanh để giảng dạy các khái niệm cơ bản của bài 49 - bài mở đầu phần tạo lập doanh nghiệp.
Vai trò của biện pháp: Biện pháp này được sử dụng để giảng dạy 3 khái niệm cơ bản của bài 49 là khái niệm kinh doanh, cơ hội kinh doanh và doanh nghiệp.
Tác dụng của biện pháp: biện pháp này có tác dụng thu hút sự chú ý của học sinh vào các khái niệm, thông qua các câu chuyện cụ thể. Các câu chuyện có thể giúp các em hiểu rõ hơn về khái niệm hoặc mở rộng hơn khái niệm trong bài học. 
Triển khai cụ thể: 
Khái niệm kinh doanh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 Câu chuyện sử dụng
Mac Đô Nan là một doanh nghiệp hùng mạnh về rất nhiều lĩnh vực tầm cỡ quốc tế. Riêng về lĩnh vực thức ăn nhanh ( như bánh Hămbơgơ) nó là thương hiệu mạnh phổ biến đến nỗi phần thưởng mà đa số trẻ em Trung Quốc thích nhất là đi ăn ở Mac Đô Nan.Một chuyên gia về kinh doanh hỏi các học viên trong lớp dạy làm bánh : “ Trong số các bạn có bao nhiêu người có thể làm được một chiếc bánh Hămbơgơ ngon hơn chiếc bánh của Mac Đô Nan? ”. Hầu như cả lớp đều giơ tay. Chuyên gia đó lại hỏi tiếp: “ Vậy nếu hầu hết các các bạn đều làm được như vậy thì tại sao Mac Đô Nan lại thu được nhiều tiền hơn? “.
Bạn nào trả lời được câu hỏi này ?
Ở Quảng Xương nước mắm tự làm của vùng biển rất ngon, rất tốt nhưng tại sao lại không trở thành 1 thương hiệu mạnh như nước mắm Thanh Hương chỉ có toàn muối, không thu được nhiều lợi nhuận. 
? Tại sao lại có hiện tượng này ?
? Vậy sản xuất và kinh doanh khác nhau điểm nào ?
Học sinh ngồi nghe
Vấn đề ở đây là khả năng kinh doanh của Mac Đô Nan tốt hơn, những người thợ làm bánh tài năng chỉ tập trung vào làm nên những chiếc bánh ngon mà biết rất ít về công việc kinh doanh cho nên lợi nhuận mà họ thu về rất ít .
Đó chính là những người dân tự làm nước mắm đó chưa biết kinh doanh
Câu chuyện này mang tính chất mở rộng khái niệm kinh doanh, kinh doanh không đơn thuần là sản xuất mà là làm thế nào để thu lợi nhuận cao nhất từ sản phẩm. Sản phẩm đó có thể do doanh nghiệp tự sản xuất ra nhưng cũng có thể là do người khác sản xuất.
1. Khái niệm kinh doanh
a. Khái niệm: Kinh doanh là thực hiện tất cả các công việc mà pháp luật cho phép để thu được lợi nhuận
Chú ý : kinh doanh không đơn thuần là sản xuất ra hàng hóa mà là làm thế nào để thu lợi nhuận cao nhất từ sản phẩm. Sản phẩm đó có thể do doanh nghiệp tự sản xuất ra 
Cơ hội kinh doanh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Câu chuyện sử dụng
Câu chuyện 1 : chúa đảo Tuần Châu Đào Hồng Tuyển
- Ngày nay đảo Tuần Châu (Quảng Ninh) được biết đến với các công trình sau
• Câu lạc bộ biểu diễn cá sấu, cá heo, hải cẩu sư tử biển, trình diễn ca múa nhạc thời trang
 • Bãi tắm nhân tạo dài hơn 4 km
• Khu ẩm thực Việt Nam phục vụ cùng lúc hơn 1000 thực khách
• Quần thể các cụm biệt thự, khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao 200 phòng
• Khu vui chơi giải trí dưới nước gồm hoạt động như cano kéo dù, môtô trượt nước tốc độ cao
• Dịch vụ tham quan Vịnh Hạ Long bằng tàu du lịch, bằng cano, bằng máy bay trực thăng, bằng Thủy phi cơ
• Công viên trình diễn nhạc nước, laser, chiếu phim trên màn nước lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam
Tuy nhiên trước kia Tuần Châu chỉ là 1 hòn đảo hoang chưa có 1 công trình du lịch nào thậm chí là chưa có đường ra đảo. Chính doanh nhân Đào Hồng Tuyển bằng con mắt tinh tường đã nhận ra giá trị du lịch lớn lao của hòn đảo này và cũng nhận thức được đây là cơ hội kinh doanh tuyệt vời của mình. Ông đã vét đến đồng tiền cuối cùng của mình cộng với bản lĩnh của 1 nhà kinh doanh đã xây dựng đường ra đảo. Từ đó đã mở ra một trang sử vàng của hòn đảo du lịch mang tầm cỡ quốc tế. Người ta kể rằng khi con đường ra đảo gần xong thì cũng là lúc Đào Hồng Tuyển hết tiền, không còn chỗ nào có thể vay được tiền nhưng ông cũng nhận thức rõ ràng rằng nếu từ bỏ cơ hội kinh doanh này ông sẽ mất hết. Đi đến khất nợ lương của từng công nhân, bán non 1 số hạng mục công trình có thể bán được trên đảo là những cách mà doanh nhân này đã làm để giữ lại cơ hội kinh doanh của mình.
? Tại sao có rất nhiều người giàu hơn Đào Hồng Tuyển nhưng lại không ai xây đường ra đảo Tuần Châu?
? Tại sao Đào Hồng Tuyển lại tìm mọi cách để xây dựng xong đường ra đảo?
? Em rút ra bài học gì khi nghe xong chuyện này? 
Câu chuyện 2
Có một xưởng trưởng sản xuất cửa cuốn đọc trên báo thấy tin một viện thiết kế xây dựng X được nhận 1 giải thưởng. Ông ta nhận ra đây là cơ hội kinh doanh lớn của mình và bắt đầu hành động.
Bước đầu ông ta thuê một tờ báo viết bài quảng cáo về giải thưởng cũng như về viện thiết kế xây dựng X
Tiếp theo ông thuê đài truyền hình đến quay phim, chụp ảnh và viết bài phóng sự quảng cáo cho viện thiết kế xây dựng X.
Những hành động này của ông đã làm giám đốc viện thiết kế xây dựng X chú ý, ông đã cho người điều tra về xưởng trưởng cũng như về cơ sở sản xuất cửa cuốn nọ và nhận thấy rằng cá nhân xưởng trưởng và cơ sở sản xuất của ông ta đều rất đáng tin cậy. Giám đốc viện thiết kế xây dựng X quyết định kể từ nay tất cả các công trình của viện cần cửa cuốn đều đặt hàng từ xưởng sản xuất cửa cuốn này.
Lợi dụng viện thiết kế xây dựng X chuyên sử dụng cửa cuốn của mình xưởng trưởng lại tiếp tục quảng cáo cho xưởng mình. Ngày càng nhiều khách hàng tìm đến và đặt mua sản phẩm cửa cuốn.
? Em rút ra bài học gì khi nghe xong chuyện này? 
Học sinh ngồi nghe
Vì họ không nhìn ra được cơ hội kinh doanh tuyệt vời từ đảo Tuần Châu. 
Đây là cơ hội làm giàu rất tốt
Mạo hiểm tìm ra cơ hội làm giàu, Kiên trì giữ lấy 
Cơ hội làm giàu đôi khi là do chính mình tạo ra
2. Cơ hội kinh doanh
a. Khái niệm: Là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận)
- Không phải ai cũng có thể nhìn thấy cơ hội kinh doanh của mình vì có 1 câu tục ngữ: Những cơ hội lớn thường gõ cửa rất khẽ
Cơ hội làm giàu đôi khi là do chính mình tạo ra
Doanh nghiệp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
? Tại sao phải thành lập doanh nghiệp ?
( Một cá nhân vẫn có thể kinh doanh tốt mà không cần thành lập doanh nghiệp )
Câu chuyện sử dụng
Đối với doanh nghiệp thuế được thu như sau: 
Tổng Doanh thu – Tổng chi phí = A, rồi mới nộp thuế trên cơ sở x% của A
Đối với cá nhân thì thuế được tính trên cơ sở của tổng doanh thu
Đó là còn chưa kể thuế thu nhập cá nhân bị tính cao hơn thuế thu nhập của doanh nghiệp vì thế lợi nhuận mà cá nhân thu được ít hơn nhiều so với lợi nhuận của doanh nghiệp với doanh thu như nhau
Câu trả lời lần 1
để thực hiện các hoạt động kinh doanh
Câu trả lời lần 2
sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn
Như vậy nếu cùng 1 lượng doanh thu như nhau thì cá nhân kinh doanh phải nộp thuế nhiều hơn rất nhiều so với doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp
a.Khái niệm: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh
1.4. Hiệu quả của biện pháp:
Nếu không có các câu chuyện, các khái niệm trên rất khô khan và khó hiểu. Thông qua các câu chuyện các em sẽ dễ dàng tiếp cận với nội dung của khái niệm, hiểu hơn về khái niệm vì nó gần gũi với cuộc sống. 
2. Biện pháp 2: TỔ CHỨC THẢO LUẬN BÀI NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ : TÀI SẢN VÀ TIÊU SẢN 
2.1. Vai trò của biện pháp:
Biện pháp này cung cấp cho các em 2 kiến thức cơ bản, nhập môn của tài chính học. Hai kiến thức này cho các em thấy con đường đúng đắn để tích lũy tư bản, bước đầu tiên và căn bản của quá trình kinh doanh.
2.2. Tác dụng của biện pháp
Qua buổi ngoại khóa này các em sẽ thích thú hơn với phần tạo lập doanh nghiệp vì ý nghĩa thiết thực mà nó đem lại cho cuộc sống của các em. Đó là chỉ có đầu tư vào tài sản mới làm cho tiền chảy vào túi của mình.
2.3. Triển khai cụ thể:
2.3.1. Thời gian tổ chức bài ngoại khóa: 2 tiết, giáo viên nên bố trí thực hiện bài này sau bài 49 – bài mở đầu. Một là để tăng cường hứng thú học tập cho các em đối với 2 chương sau. Hai là nó liên quan ến phần huy động vốn ở bài 50 doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.2. Chuẩn bị: Để chuẩn bị cho buổi cimena này giáo viên phải đọc và tìm hiểu về các vấn đề sau:
Khái niệm về tài sản và tiêu sản
Khái niệm về người nghèo, đây là 2 khái niệm kéo theo của 2 khái niệm trên
Một số hiện tượng liên quan như: tại sao người giàu lại ngày càng giàu, người trung lưu, tại sao người trung lưu có thể trở thành người giàu và cũng có thể trở thành người nghèo.Các vấn đề trên giáo viên có thể tìm thấy trong cuốn sách “ Cha giàu, cha nghèo” của tác giả Robert T.Kiyosaki – Saron L. Lechter của nhà xuất bản văn hóa thông tin.
2.3.2. Nội dung buổi thảo luận
 Bất kể người nào muốn kinh doanh đều phải trải qua giai đoạn này, muốn làm tốt giai đoạn này cần có những hiểu biết đúng đắn về tích lũy tư bản. Muốn làm tốt việc này, phải hiểu rõ hai khái niệm căn bản là: tài sản và tiêu sản.
Hoạt động 1: Tìm hiểu 2 khái niệm tài sản và tiêu sản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu 2 khái niệm tài sản và tiêu sản
- Chia học sinh thành 2 nhóm
- Đưa ra khái niệm tài sản và yêu cầu mỗi nhóm
? Lấy ví dụ về tài sản có trong gia đình của em?
? Kiểm tra chéo các ví dụ về tài sản ?
Lưu ý: khái niệm này học sinh rất dễ nhầm các em rất hay kể tài sản là ti vi, tủ lạnh.. cho nên giáo viên nên có 1 hình thức thi đua có thể là nhóm nào lấy được nhiều ví dụ về tài sản đúng thì nhóm đó được phong là nhóm nhà giàu
Các hoạt động giảng dạy của khái niệm này giống hệt khái niệm tài sản
? Trong gia đình các em có nhiều tài sản hay tiêu sản?
? Em thấy nếu có tiền bố mẹ và bản thân em sẽ ưu tiên mua thứ gì? Hãy phân tích hậu quả của việc tiếp diễn thói quen này?
Bài tập về nhà (nếu có thời gian cho các em thảo luận tại lớp)
? Có thể chỉ mua mình tài sản được không? Vì sao?
(câu hỏi này uốn nắn học sinh về lối sống)
? Trong các giai đoạn của cuộc đời theo em khi nào nên ưu tiên mua tài sản, khi nào mua tiêu sản ?
Tự phân tổ trưởng, thư kí của nhóm mình
Vd : con người : sức khỏe, trí tuệ, kỹ năng, kỹ sảo .
 Đất đai: cửa hàng, nhà nghỉ, nhà cho thuê.
Tiền tiết kiệm, trái phiếu
Căn cứ vào tiêu chí sinh ra tiền mà loại bỏ các ví dụ không phải là tài sản
Các hoạt động học tập của khái niệm này giống hệt khái niệm tài sản
Nhiều tiêu sản, ít tài sản
Nếu ưu tiên mua tiêu sản dần dà sẽ nghèo vì đồng tiền liên tục được chi ra
Nếu ưu tiên mua tài sản dần dần sẽ giàu vì đồng tiền liên tục được thu vào
- Không vì bản thân tiêu sản giúp con người thoải mái và dễ chịu hơn. Mặt khác tài sản vô giá nhất của con người là sức khỏe cho nên mặc dù tài sản rất có lợi nhưng không được trở thành người keo kiệt lệ thuộc vào đồng tiền
-Ở giai đoạn còn trẻ cần ưu tiên tích lũy nhiều tài sản, chỉ mua tiêu sản khi đủ tiền trả cho những hao tổn mà nó gây ra và trong những trường hợp thật cần thiết
Khái niệm tài sản và tiêu sản
1.Khái niệm tài sản
a. Khái niệm: Tài sản chính là những thứ làm cho đồng tiền chảy vào túi mình
b. Ví dụ: 
con người : sức khỏe, trí tuệ, kỹ năng, kỹ sảo .
 Đất đai: cửa hàng, nhà nghỉ, nhà cho thuê.
Tiền tiết kiệm, trái phiếu
2. Khái niệm tiêu sản
a. Khái niệm: Tiêu sản là những thứ lôi đồng tiền chạy khỏi túi mình
b. Ví dụ: 
Ti vi; điện thoại, tủ lạnh, máy giặt
Phải biết đầu tư tiền bạc vào tài sản con người là bảo vệ sức khỏe, nâng cao trí tuệ và hình thành nhiều kỹ năng, kỹ sảo mới.
- Không chạy theo những tiêu sản vì những thứ đó chỉ làm cho chúng ta mất nhiều tiền bạc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tang_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_trong_phan_tao_lap_d.doc