SKKN Sử dụng thiết bị thí nghiệm tự làm trong giảng dạy và học tập nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn Vật lí ở trường THPT Bá Thước
Thành quả lao động - niềm tin cuộc sống!
Vật lí học là một bộ môn khoa học có tính ứng dụng rất cao trong cuộc sống. Chính vì vậy mà thí nghiệm vật lí nói chung và thí nghiệm vật lí tự làm nói riêng có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảng dạy và học tập vật lí.
Việc thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiêm tự làm, làm tăng hứng thú, tạo niềm vui bởi sự thành công trong việc dạy - học của giáo viên và học sinh. Đồng thời tạo niềm tin, kích thích tính tích cực, độc lập và phát huy khả năng tư duy sáng tạo và khả năng hoạt động nhóm của học sinh trong học tập.
Kiến thức được hình thành thông qua các thí nghiệm thực hành không chỉ tích cực hoá việc học tập của học sinh mà còn rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng trong cuộc sống, rèn luyện thái độ, đức tính kiên trì, khả năng làm việc nhóm, tác phong làm việc khoa học trong thời đại công nghệ.
Việc nghiên cứu tự làm dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lý ở trường THPT cần phải đạt được là giáo viên và học sinh qua các bài dạy học tự làm và tự thí nghiệm được một số dụng cụ thí nghiệm liên quan trực tiếp đến bài học.
Trong đề thi THPT Quốc gia và các đề thi Đại học - Cao đẳng những năm trước Bộ GD&ĐT cũng đã khai thác đến kĩ năng sử dụng thiết bị - kỹ năng thực hành – một yếu tố của kỹ năng sống! của học sinh.
Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày trước các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm về việc: “Sử dụng thiết bị thí nghiệm tự làm trong giảng dạy và học tập nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn Vật lí ở trường THPT Bá Thước”
PHẦN MỤC LỤC TRANG 1 MỞ ĐẦU 1.1. lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 NỘI DUNG 2.1: Cơ sở lí luận 4 2.2: Thực trạng đề tài 2.3: Giải pháp thực hiện 5 2.3.1. Một số hình thức sử dụng thí nghiệm tự làm trong hoạt động dạy học Vật lí 2.3.1.1. Tạo tình huống dể vào bài mới - Vào bài mới 2.3.1.2. Dạy kiến thức mới 6 2.3.1.3. Củng cố, vận dụng - Bài tập về nhà 2.3.1.4. Kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng cũng như khả năng vận dụng của học sinh. Sử dụng trong chương trình ngoại khoá, trên lớp hoặc ở nhà. 7 2. 3.2. Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm tự làm 8 2.3.2. 1. Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm tự làm khối 10 2.3.2. 2. Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm tự làm khối 11 13 2.3.2. 3. Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm tự làm khối 12 18 2.4. Hiệu quả của SKKN 19 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 3.1. Kết luận 20 3.2. Đề xuất 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo 21 Phần 1. MỞ DẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thành quả lao động - niềm tin cuộc sống! Vật lí học là một bộ môn khoa học có tính ứng dụng rất cao trong cuộc sống. Chính vì vậy mà thí nghiệm vật lí nói chung và thí nghiệm vật lí tự làm nói riêng có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảng dạy và học tập vật lí. Việc thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiêm tự làm, làm tăng hứng thú, tạo niềm vui bởi sự thành công trong việc dạy - học của giáo viên và học sinh. Đồng thời tạo niềm tin, kích thích tính tích cực, độc lập và phát huy khả năng tư duy sáng tạo và khả năng hoạt động nhóm của học sinh trong học tập. Kiến thức được hình thành thông qua các thí nghiệm thực hành không chỉ tích cực hoá việc học tập của học sinh mà còn rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng trong cuộc sống, rèn luyện thái độ, đức tính kiên trì, khả năng làm việc nhóm, tác phong làm việc khoa học trong thời đại công nghệ. Việc nghiên cứu tự làm dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lý ở trường THPT cần phải đạt được là giáo viên và học sinh qua các bài dạy học tự làm và tự thí nghiệm được một số dụng cụ thí nghiệm liên quan trực tiếp đến bài học. Trong đề thi THPT Quốc gia và các đề thi Đại học - Cao đẳng những năm trước Bộ GD&ĐT cũng đã khai thác đến kĩ năng sử dụng thiết bị - kỹ năng thực hành – một yếu tố của kỹ năng sống! của học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày trước các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm về việc: “Sử dụng thiết bị thí nghiệm tự làm trong giảng dạy và học tập nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn Vật lí ở trường THPT Bá Thước” 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tạo ra sự hứng thú trong học tập. Giảm bớt áp lực bộ môn cho học sinh. Rèn luyện kỹ năng thực hành, hoạt động nhóm cho học sinh. Rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học qua đó khả năng xử lí tình huống, công việc trong đời sống dần tiến bộ và hoàn thiện. Xây dựng hệ thống thí nghiệm tự làm cho các tiết học trong chương trình vật lí THPT. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Là giáo viên dạy Vật lý ở trường THPT Bá Thước, học sinh trường THPT Bá Thước. Quá trình dạy học môn vật lí ở trường THPT Bá Thước. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng phát triển năng lực, kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn vật lý. Đối tượng sử dụng đề tài: Học sinh THPT và giáo viên dạy vật lý THPT. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Các tài liệu về lí luận dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển năng lực bộ môn vật lí. Nghiên cứu thực trạng dạy học vật lí ở trường THPT Bá Thước. Liệt kê các thí nghiệm tự làm áp dụng cho một số bài dạy cụ thể ở chương trình vật lí THPT. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn vật lí, phương pháp đổi mới phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học. Nghiên cứu chương trình chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ bộ môn Vật Lí THPT. Mục tiêu chương trình vật lí THPT để xây dựng hệ thống “Thí nghiệm tự làm” phát huy tính tích cực, chủ động tư duy, kĩ năng thực hành cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học tập bộ môn. Nghiên cứu quá trình dạy học ở trường THPT Bá Thước. Phần 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM TỰ LÀM NHẰM TĂNG HỨNG THÚ, SAY MÊ VÀ Ý THỨC HỌC TẬP BỘ MÔN. 2.1.1. Vai trò của Thí nghiệm tự làm trong giảng dạy vật lí ở trường THPT. * Đối với Giáo viên: Thí nghiệm tự làm giúp giáo viên có đồ dùng dạy học để xây dựng các mô hình dạy và học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Thí nghiệm tự làm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động học tập tập thể, rèn luyện cho học sinh tác phong làm việc nhóm. Thí nghiệm tự làm giúp giáo viên hoàn thiện mình hơn cả về kiến thức lẫn kỹ năng sử dụng hiết bị thí nghiệm. * Đối với học sinh: Thí nghiệm giúp học sinh có điều kiện rèn luyện các kĩ năng cơ bản, các thói quen của việc học tập vật lí mọi lúc, mọi nơi. Giúp học sinh có kĩ năng thu thập thông tin, xử lí thông tin, chủ động nêu lên suy nghĩ của mình. Thí nghiệm tự làm kích thích Học sinh hoạt động ngoài giờ học. Rèn luyện cho học sinh có thói quen vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày. Ý chí vượt khó; nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường. 2.1.2. Tiêu chuẩn của dụng cụ thí nghiệm vật lí tự làm: Các dụng cụ thí nghiệm vật lí tự làm phải thể hiện rõ các hiện tượng, quá trình và bản chất vật lí. Dễ thao tác, rẻ tiền, dễ kiếm tìm. An toàn khi thực hiện. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Trong các năm qua thói quen tự làm đồ dùng dạy học dường như bị bỏ quên. Trong chương trình Vật lý THPT, ngoài các bài thí nghiệm đã được chỉ định tối thiểu và đã có thiết bị đi kèm thì nhiều nội dung thí nghiệm khác trong sách giáo khoa chưa có dụng cụ thí nghiệm. Nhiều thiết bị đã bị hư hỏng hoặc chất lượng thiết bị không đáp ứng được yêu cầu nhưng chưa được bổ sung thiết bị mới. Nhà trường chưa có cán bộ phụ trách thiết bị chuyên trách. Chất lượng đầu vào thấp nên khả năng tự học chưa tốt, ý thức học tập chưa cao. Kĩ năng thực hành của học sinh còn yếu. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 2.3.1. MỘT SỐ HÌNH THỨC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TỰ LÀM TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC VẬT LÍ: 2.3.1.1. Tạo tình huống để vào bài mới - Vào bài mới Sự thành công của một tiết dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh. Ví dụ: Thí nghiệm về Định luật Sác - lơ (Vật lí 10 - NC bài 46; vật lí 10 - CB bài 30). “Cái cốc biết tự đi” Lấy một tấm kính, ngâm trong nước một lúc, sau đó một đầu đặt lên bàn, đầu còn lại thì gác lên mấy cuốn sách (cao khoảng 5- 6m). Lấy một chiếc cốc thuỷ tinh, miệng cốc có bôi một ít nước, rồi lật ngược, úp miệng cốc trên miếng kính . Khi đó, tay cầm ngọn nến đã đốt cháy hơ nóng phần đáy chiếc cốc. Quan sát thấy: Chiếc cốc biết tự nó biết dịch chuyển qua một bên! Giải thích: Do khi dùng nửa hơ nóng đáy chiếc cốc thì không khí trong chiếc cốc dần dần giãn nở vì nhiệt, muốn thoát ra ngoài chiếc cốc. Nhưng miệng cốc đã bị lật úp, lại có một lớp nước bịt kín miệng cốc, không khí nóng không thoát ra nổi, chỉ có cách phải đội chiếc cốc lên. Và như vậy, cộng thêm tác dụng của trọng lượng tự thân, chiếc cốc trượt suống theo chiều nghiêng đặt miếng kính. (có video kèm theo) Ví dụ: Khi dạy bài mắt (Vật lí lớp 11). (Điểm mù của mắt) Dùng tay che mắt trái dùng mắt phải để nhìn con hươu trong tranh. Không ngừng thay đổi cự ly giữa mắt phải và con hươu, thì ở chỗ cách xa con hươu 20m, mắt sẽ không nhìn thấy điểm đen trên bức tranh. Nếu đứng ở chố xa hơn hoặc gần hơn thì điểm đen lại xuất hiện. (Tùy ý thay hình ảnh con Hươu bằng hình ảnh khác có kích thước tương ứng) . Giải thích: Mắt có thể nhìn thấy vật hoàn toàn nhờ vào thần kinh thị giác của màng lưới. Nhưng ở nơi tập trung thần kinh thị giác thì lại không nhìn thấy đồ vật. Đó là diểm mù. Khi mắt chú ý nhìn con hươu, ở một cự ly nhất định nào đó thì ảnh của điểm đen vừa hay rơi vào trên điểm mù, nên mắt cảm thấy điểm đen không tồn tại trên bức tranh. 2.3.1.2. Giảng dạy kiến thức mới Việc sử dụng thí nghiệm trong tiết dạy dù ở khâu xây dựng kiến thức mới hay bất kỳ khâu nào trong tiết dạy cũng đều tạo ra không khí lớp học sôi nổi, thay đổi tâm thế người học cũng như không khí lớp học. Hiệu quả của tiết học rõ rệt. Ví dụ: Khi dạy bài Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt (Vật lí 10 - NC bài 45; vật lí 10 - CB bài 29). (Sự phụ thuộc giữa áp suất và thể tích) 1. Dụng cụ - 1 xilanh 10ml (10cc). - 1 quả bóng bay loại nhỏ. 2. Các bước tiến hành - Buộc chặt đầu quả bóng bay có chứa 1 lượng khí nhỏ, ấn quả bóng vào trong xilanh. - Dùng xilanh hút không khí tới ½ ống rồi dùng 1ngón tay bịt chặt đầu xilanh. + Từ từ ấn pittong xuống: Quả bóng xẹp hẳn. + Từ từ kéo pittong lên: Quả bóng phồng to dần. 3. Kết quả thí nghiệm: + Khi ấn pittong thì thể tích khí trong xilanh giảm và áp suất tăng. + Khi kéo pittong lên thì thể tích khí tăng, áp suất khí trong xilanh giảm. (có video kèm theo) 2.3.1.3. Củng cố, vận dụng - Bài tập về nhà Với các vấn đề học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu và vận dụng. Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt (Vật lí 10 - NC bài 45; vật lí 10 - CB bài 29). (Thí nghiệm kiểm chứng - củng cố, vận dụng) 1. Dụng cụ - 1 xilanh 10ml (10cc). - 1 bật lửa ga (Diêm). 2. Các bước tiến hành - Dùng xilanh hút không khí khoảng 1/3 ống. - Sau đó dùng bật lửa đốt đầu xilanh rồi ép nhựa lại để bịt kín. - Rồi dùng tay kéo pittông hoặc nén pittông 3. Kết quả thí nghiệm + Khi kéo pittông ra thì thể tích trong xilanh tăng, áp suất giảm và ngược lại khi ta nén pittông. + Kết quả là dù kéo hay nén khi thả tay ra thì pittông trở về trạng thái cân bằng ban đầu. Nghĩa là: pV = const (hằng số) (có video kèm theo) Ví dụ: Khi dạy bài lực ma sát (Vật lí 10 - NC bài 45; vật lí 10 - CB bài 29). (Giao nhiệm vụ về nhà) Ví dụ: Chọn một tảng nước đá, và một sợi dây sắt nhỏ. Đặt tảng nước đá lên giá, dùng tay kéo dây sắt trên tảng nước đá tựa như dùng cưa để cưa: Dây sắt được kéo từ đầu này đến đầu kia của tảng nước đá, rồi lại theo chiều ngược lại. Kết qủa, tảng đá được “cưa” đôi ra, dây sắt như “chiếc cưa không răng”. Giải thích: Do giữa sợi dây sắt và tảng nước đá đã xảy ra tác dụng quan trọng là ma sát. Nhiệt lượng sinh do ma sát làm chỗ tảng nước đá bị “cưa” nóng chảy thành nước, do đó dây sắt nhỏ có thể di động chầm chậm trong tng nước đá. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chế tạo mỏ hàn siêu dẻ! 2.3.1.4. Kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh. Sử dụng trong chương trình ngoại khoá, trên lớp hoặc ở nhà. Ví dụ1: Khi dạy bài Định luật III - Newton hoặc bài Thuyết động học phân tử chất khí (Vật lí lớp 10). Chuẩn bị một qủa bóng bay và một chiếc chai cổ dài. Cho qủa bóng vào trong chai, vành chặt miệng quả bóng ra quanh miệng chai. Đặt mồm vào miệng chai, thổi thật mạnh xem qủa bóng bay phồng to lên cỡ nào? Kết qủa, quả bóng chỉ phồng lên một chút, rồi không sao to lên được nữa! Giải thích: Do trong chai có không khí. Khi đã dùng miệng qủa bóng vành chặt lấy miệng chai thì số không khí đó bị nút chặt ở trong chai. Khi bạn thổi thể tích ở trong chai, do bị ép đã co lại một phần, do đó áp lực ở trong chai tăng lên, áp lực đối với qủa bóng bay cũng tăng lên. Khi áp lực trong chai và áp lực sinh ra trong quả bóng bay là tương đương nhau thì thổi mấy qủa bóng bay cũng không to thêm. Thí nghiệm trên cũng chứng tỏ được sự tồn tại của áp suất của chất khí! (có video kèm theo) Ví dụ2: Khi dạy bài điện tích. Định luật Cu-long Thí nghiệm chế tạo điện nghiệm (Vận dụng kiến thức) 1. Dụng cụ - 1 vỏ chai nhựa loại 1.5(l) (chai nước khoáng) - 1 cái dùi. - 1 đoạn dây đồng (dây kim loại). - 1 mảnh giấy bọc nướng đồ ăn. - 1 kéo - 1 thước nhựa và 1 găng tay len. 2. Chế tạo và tiến hành thí nghiệm - Mở nắp chai rồi dùng dùi dùi lỗ trên nắp chai. - Cắt vỏ chai nhựa làm đôi lấy phần trên.Vặn nắp chai ra sau đó luồn dây đồng qua nắp chai, đầu dây trong chai uốn thành móc treo, đầu bên ngoài uốn tròn thành vài vòng (3 vòng). - Cắt giấy nướng đồ ăn lấy 2 miếng nhỏ, sau đó cắt lỗ rồi treo vào móc treo. - Cọ sát thước nhựa vào găng tay len (hoặc lên tóc, vải) sau đó cho thước tiếp xúc với các vòng dây đồng. 3. Kết quả - 2 miếng giấy đẩy nhau ra. - Yêu cầu: Học sinh giải thích hiện tượng quan sát được. 4. Giải thích - Khi cọ xát thước nhựa vào len thì thước nhựa nhiễm điện âm. Do đó 2 mảnh giấy cùng nhiễm điện âm nên chúng đẩy nhau. (có video kèm theo) 2.3.2. THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THIẾ BỊ THÍ NGHIỆM TỰ LÀM ĐƠN GIẢN 2.3.2.1. Vật lí lớp 10 Tiết 30 - Bài 22: Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm. Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng (Vật lí 10 - NC). (Giao nhiệm vụ về nhà) Lấy một hộp sắt (vỏ lon) đục vài lỗ nhỏ cho trơn tru và dùng dây nhỏ treo lên. Đổ nước vào trong hộp thì nước sẽ chảy ra từ các lỗ nhỏ. Khi cho hộp rơi tự do từ trên cao xuống thì trong lúc hộp rơi, nước gần như ngừng chảy ra. Nước không gây áp lực vào thành trong của hộp, chứng tỏ nước đã mất trọng lực. Câu hỏi: Giải thích vì sao nước gần như không chảy ra? Tiết 60 - Bài 42: Sự chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí. Định luật Becnuli (Vật lí 10 - NC). (Tạo tình huống học tập) 1. Dụng cụ - Một cái phễu. - Một trái bóng bàn. - Một chậu nước. - Nước. 2. Tiến hành thí nghiệm Bóng bàn được đặt trong phễu, phía dưới phễu đặt một chậu nước để hứng nước chảy ra từ trong phễu. Khi cho nước vào trong phễu, quan sát thấy bóng bàn nằm dưới đáy phễu và có nước chảy từ trong phễu xuống chậu. Nhưng khi dùng tay bịt lỗ dưới đáy phểu, quan sát thấy bóng bàn nảy lên. (có video kèm theo) (Giao nhiệm vụ về nhà: Thí nghiệm “Giam” chặt bọt nước). Tìm một chiếc nắp đậy chiếc phích cũ, từ giữa đáy của nó đục một lỗ từ 3-4 mm, cho nó vào chậu rửa mặt chứa đầy nước, sau đó từ từ nâng cao chiếc nắp lên cao tới khoảng 100 mm, sẽ thấy nước qua lỗ nhỏ chẩy thành cột, tạo nên bọt nước ở chậu nước. Khi đó lập tức hạ thấp chiếc nắp xuống thì sẽ thấy một hiện tượng kì diệu: Những bọt nước vừa do cột nước xối xuống tạo ra đều bị “giam” chặt trong nước, không nổi lên trong nước, mà cũng chẳng khuyếch tán ra xung quanh. Giải thích: Nguyên nhân làm bọt nước không nổi lên là do nước xối mạnh đã triệt tiêu lực nổi của bọt nước. Thế vì sao bọt nước không bị nước xối làm tan ra? Đó là do cột nước xối vào nước có tốc độ lớn. Căn cứ theo nguyên lý dòng chảy có tốc độ lớn thì áp suất của nó nhỏ, thì áp suất tĩnh của nước xung quanh lớn hơn áp suất đáy cột nước. Như vậy mà bọt khí bị hạn chế ở dưới cột nước. Tiết 59 - Bài 41: Áp suất thủy tĩnh. Nguyên lí Pa-xcan (Vật lí 10 - NC). (Thí nghiệm kiểm chứng) 1. Dụng cụ - 1 vỏ chai nước khoáng loại 1,5l. - 1 thau nhựa chứa nước. - 1 cuộn băng keo, 1 cái kéo. 2. Chế tạo dụng cụ và tiến hành thí nghiệm - Đục 3 lỗ trên thân chai nhựa :2 lỗ A, B có độ caonhư nhau, lỗ C có độ cao khác độ cao 2 lỗ A,B. * Thí nghiệm 1: - Dùng băng keo dán chặt lỗ C. - Đổ nước đầy vào chai nhựa và đặt vào chậu nhựa. - Quan sát thấy nước phun ra ở hai lỗ A, B như nhau. * Thí nghiệm 2: - Lau khô lỗ B, dùng băng keo dán chặt. - Đổ nước đầy vào chai nhựa và đặt vào chậu nhựa. - Quan sát thấy nước phun ra ở hai lỗ A, C khác nhau. - Càng gần ở đáy chai thì tia nước phun ra càng mạnh 3. Kết luận - Áp suất phụ thuộc vào độ sâu của cột chất lỏng, càng sâu áp suất càng lớn và trong một chất lỏng đứng yên áp suất tại những điểm cùng trên một mặt phảng nằm ngang đều bằng nhau. 4. Vận dụng - Vì sao khi thợ lặn nổi lên thì phải nổi từ từ. Nếu nổi lên nhanh thì lại rất nguy hiểm dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng thậm chí hỏng cả cuộc đời? (có video kèm theo) Giao nhiệm vụ về nhà: Áp suất của khí quyển. 1. Mục đích - Chứng minh được: Không khí gây ra áp suất 2. Dụng cụ - 1 lọ nước cất. - 1 bơm tiêm xilanh. 3. Tiến hành - Kết quả - Mở lớp vỏ bảo vệ lọ nước cất. - Nén không khí vào lọ nước cất. - Cắm kim của xilanh vào - Nước cất trong lọ sẽ bị đẩy vào xilanh. 4. Yêu cầu - Học sinh giải thích hiện tượng quan sát được. (có video kèm theo) Giao nhiệm vụ về nhà: Thí nghiệm Định luật Bôi lơ Mariố. 1. Mục đích - Chứng minh được: Áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích 2. Dụng cụ - Dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ 3. Chuẩn bị - Cho nước vào 1/3 chai. Luồn 2 ống bút vào nắp và đậy nắp lại; - Gắn cái phễu trên ống bút, ống còn lại gắn vào 1 ống hút sao cho không khí không lọt vào trong chai được. 4. Tiến hành - Kết quả - Đổ nước vào phễu liên tục. Quan sát hiện tượng xảy ra. - Khi đổ nước vào phễu A thì ta thấy nước chảy ra ở ống hút B. 5. Giải thích - Khi đổ nước vào phễu thì thể tích khí trong chai thủy tinh giảm đi, trong điều kiện nhiệt độ không thay đổi, áp suất khí trong chai thủy tinh tăng vì thế nước chảy ra ở ống hút B. Thí nghiệm về sự biến đổi trạng thái của khối lượng khí (Thí nghiệm đặt vấn đề) (Vật lí 10 - Tiết 50) 1. Dụng cụ - 1 quả bóng bàn (Nhặt quả bóng bị bẹp nhưng không thủng). - 1 cốc thủy tinh. - 1 phích nước mới đun sôi. 2. Tiến hành thí nghiệm - Làm quả bóng bàn bị bẹp 1 góc - Rót nước phích vào cốc. - Thả quả bóng bàn vào cốc nước và quan sát hiện tượng. 3. kết quả - Sau 1 thời gian (khoảng 30 giây) bóng trở lại hình dạng và kích thước ban đầu. 4. Giải thích - Khí trong bóng nhận được nhiệt lượng từ nước nóng nên nhiệt độ tăng, dẫn tới áp suất tăng. Lực đẩy của khí vào vỏ bóng tăng làm bóng lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu. (có video kèm theo) Thí nghiệm về lực căng mặt ngoài của chất lỏng (Thí nghiệm biểu diễn) ( Vật lí 10 - NC bài 53; vật lí 10 - CB bài 37) - TN này có thể làm với kích thước nhỏ, nhiều bộ dùng làm TN thực hành của HS. - Làm một bộ có kích thước tương đối lớn để làm TN biểu diễn của GV. 1. Dụng cụ - 01 khay nước; Ít xà phòng. - 01 đoạn chỉ; 01 đoạn thép; 01 chiếc kim. 2. Tiến hành thí nghiệm - Uốn thanh thép thành hình tròn, có tay cầm ở dưới. Buộc sợi chỉ chùng dọc theo đường kính của vòng thép. Hòa xà phòng vào nước tạo thành dung dịch xà phòng. - Nhúng vòng tròn thép vào dung dịch xà phòng để tạo thành màng xà phòng, cho học sinh quan sát hình dạng sợi chỉ. - Dùng kim chọc thủng một bên màng xà phòng, cho học sinh quan sát hình dạng sợi chỉ. 3. Giải thích - Lực căng mặt ngoài làm vòng dây có dạng hình tròn. 4. Chú ý - Chú ý cho học sinh về hình dạng sợi chỉ trước và sau chọc thủng một màng xà phòng. Yêu cầu học sinh nhận xét lực nào đã làm cho sợi chỉ căng ra. Từ đó, chỉ cho học sinh có lực căng mặt ngoài tác dụng lên sợi chỉ. (có video kèm theo) Thí nghiệm Quan sát sát lực căng mặt ngoài (củng cố - giao nhiệm vụ về nhà) 1. Dụng cụ - 01 miếng xốp. - 01 cốc nước. 2. Tiến hành thí nghiệm - Bỏ miếng xốp vào trong cốc nước và đổ nước vào cốc dần đến đầy, sao cho nước không tràn khỏi cốc. Yêu cầu học sinh quan sát bề mặt nước và vị trí của miếng xốp. 3. Chú ý - Yêu cầu học sinh giải thích vì sao mặt chất lỏng có hình khum lồi lên và miếng xốp lại nằm ở một bên khi nước chưa đầy hay nằm giữa khi nước đầy cốc. (có video kèm theo) Giao nhiệm vụ về nhà * Thí nghiệm 1: 1. Dụng cụ - 1 dung dịch nước xà phòng. - 1 thanh kim loại uốn thành hình chữ U (phẳng). - 1 đoạn dây kim loại nhỏ đồng (nhôm). 2. Tiến hành thí nghiệm - Nhúng thanh thép vào dung dịch nước xà phòng rồi sau đó kéo từ từ ra. 3. kết quả - Thanh kim loại nằm ngang bị kéo về gần tay người cầm 4. Giải thích - Do lực căng bề mặt của chất lỏng bao giờ cũng có xu hướng kéo mặt ngoài của chất lỏng về diện tích nhỏ nhất , chính lực này đã làm cho thanh thép nằm ngang chuyển động về phía tay người cầm. (có video kèm theo) * Thí nghiệm 2: Thả kim nổi trên mặt nước 1. Dụng cụ - 1 khay nước. - 1 tờ giấy ăn. - 1 cái kim. 2. Tiến hành thí nghiệm -
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_thiet_bi_thi_nghiem_tu_lam_trong_giang_day_va_h.doc