SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học ôn tập chương Vật lí 12

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học ôn tập chương Vật lí 12

Sau nhiền năm làm công tác giảng dạy Vật Lí và đặc biệt là nghiên cứu tìm tòi những phương pháp giảng dạy mới, tôi có dịp tham khảo và tiếp cận một trong những phương pháp tiên tiến, giúp học sinh và cả giáo viên có thể hệ thống các kiến thức một cách chủ động, dễ nhớ và hứng thú với những kiến thức nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học hành, đó chính là DÙNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC VẬT LÝ .

 Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Mặc khác, hiện nay không chỉ phần đông học sinh mà giáo viên phổ thông đều nhận định là nội dung chương trình Vật lí phổ thông khá nhiều và rộng vì thế việc tiếp thu và nhớ bài của các em rất khó khăn. Sử dụng sơ đồ tư duy không chỉ giúp học sinh giải quyết được các vấn đề trên mà còn giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy – lấy học sinh làm trung tâm. Qua đó giúp học sinh nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy. Từ thực trạng trên, tôi thực hiện đề tài “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học ôn tập chương Vật lí 12 ” để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập của học sinh trong việc học Vật lí.

 

doc 19 trang thuychi01 21284
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học ôn tập chương Vật lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang 
I . PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ	2
1. Lí do chọn đề tài	2
2. Nhiệm vụ đề tài. 	2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 	2 
4. Giả thuyết khoa học. 	3
5. Phương pháp nghiên cứu. 	3
6. Thời gian nghiên cứu. 	3
II . PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 	3
1. Cơ sở lý luận	3
1.1. Sơ đồ tư duy là gì? 	3
1.2. Những ưu điểm của sơ đồ tư duy: 	3 
1.3. Những nguyên tắc và lời khuyên khi lập Sơ đồ tư duy 	4 
2. Thực trạng của việc tổng hợp kiến thức chương vật lý 12 ở trường THPT	4
2.1 Đặc điểm tình hình	4
2.2 Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh học sử dụng sơ đồ tư duy 
trong tổng hợp kiến thức chương vật lý 12	4
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện: Nghiên cứu sử dụng sơ đồ tư duy trong 
việc dạy và học	5 
3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học	5
3.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh  	6
3.3. Hướng dẫn trình tự vẽ một Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức 	6
3.4. Đề xuất các Sơ đồ tư duy tổng hợp chương vật lý 12	8
4. Kiểm nghiệm	16
III . PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT	16
1. Lợi ích và khã năng vận dụng 	16 
1.1 Lợi ích:	16
1.2.Khả năng vận dụng 	17 
2. Đề xuất và kiến nghị	17 
Tài liệu tham khảo: 	18
Phụ lục: 	19
I. PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau nhiền năm làm công tác giảng dạy Vật Lí và đặc biệt là nghiên cứu tìm tòi những phương pháp giảng dạy mới, tôi có dịp tham khảo và tiếp cận một trong những phương pháp tiên tiến, giúp học sinh và cả giáo viên có thể hệ thống các kiến thức một cách chủ động, dễ nhớ và hứng thú với những kiến thức nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học hành, đó chính là DÙNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC VẬT LÝ . 
 Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Mặc khác, hiện nay không chỉ phần đông học sinh mà giáo viên phổ thông đều nhận định là nội dung chương trình Vật lí phổ thông khá nhiều và rộng vì thế việc tiếp thu và nhớ bài của các em rất khó khăn. Sử dụng sơ đồ tư duy không chỉ giúp học sinh giải quyết được các vấn đề trên mà còn giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy – lấy học sinh làm trung tâm. Qua đó giúp học sinh nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy. Từ thực trạng trên, tôi thực hiện đề tài “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học ôn tập chương Vật lí 12 ” để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập của học sinh trong việc học Vật lí. 
2. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài nêu và giải quyết một số vấn đề sau:
2.1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
2.2. Cơ sở thực tế và hiện trạng của học sinh khi ôn tập tổng hợp kiến thức chương vật lí 12
2.3. Phương pháp hướng dẫn học và các bước vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức từng chương vật lí 12
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu :
Tổng hợp kiến thức các chương vật lí 12 
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh khối 12
4. Giả thuyết khoa học
Để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới môn vật lí 12 và dạy - học theo phương pháp đổi mới đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra được những phương pháp giảng dạy có hiệu quả, nhằm hướng dẫn học sinh biết liên hệ lôgíc làm tốt việc tổng hợp kiến thức trong chương trình sách giáo khoa 12 và liên hệ thực tế hàng ngày đồng thời phát triển thêm tư duy lôgíc để tự vẽ và học được sơ đồ tư duy nhằm đáp ứng yêu cầu xu thế thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia và sự phát triển tư duy khoa học công nghệ như hiện nay và tương lai. 
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thông kê, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp mô tả, biểu diễn.
- Phương pháp thực hiện các bước vẽ sơ đồ tư duy.
6. Thời gian nghiên cứu. 
Đề tài thực hiện từ tháng 07 năm 2014 đến tháng 05 năm 2016
II. PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận :
1.1. Sơ đồ tư duy là gì? 
Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là một phương pháp học tập hiệu quả, tich cực, hiện đại và nhiều lí thú nếu bạn biết làm chủ nó. 
Theo báo GD&TĐ là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rông một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức nào đó bằng cách kết hợp đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt, đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết như sơ đồ, có thể vẽ thêm hoặc xóa bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau trong cùng một chủ đề. Do đó, việc lập SƠ ĐỒ TƯ DUY phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến chúng ta khó hình dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Còn sơ đồ tư duy tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách lôgíc. 
1.2. Những ưu điểm của sơ đồ tư duy: 
Sơ đồ tư duy có các ưu điểm: 
• Dễ nhìn, dễ viết đặc biết là nhìn kiến thức vật lí bằng bức tranh tổng hợp. 
• Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh 
• Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. 
• Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách lôgíc. 
Sử dụng Sơ đồ tư duy sẽ giúp: 
- Sáng tạo hơn 
- Tiết kiệm thời gian học 
- Ghi nhớ tốt hơn 
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể 
- Phát triển nhận thức, tư duy,  
1.3. Những nguyên tắc và lời khuyên khi lập Sơ đồ tư duy 
Những nguyên tắc chung: Khi dùng SƠ ĐỒ TƯ DUY, bạn nên 
• Nghĩ trước khi viết. 
• Viết ngắn gọn. 
• Viết có tổ chức. 
• Viết lại theo ý của mình theo kiến thức, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý. 
Những lời khuyên: Điều cần tránh khi ghi trên sơ đồ tư duy 
• Ghi lại tuần tự các kiến thức trọng tâm trong chương. 
• Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết. 
• Dành quá nhiều thời gian để ghi chép. 
2. Thực trạng của việc tổng hợp kiến thức chương vật lí 12 ở trường THPT
2.1 Đặc điểm tình hình
 - Qua thực tế khi dạy tổng hợp kiến thức chương đa phần là các giáo viên hệ thống lại kiến thức và học sinh tiếp thu lại một các thụ động thông qua việc ghi chép tuần tự từng biểu thức, tính chất và đặc điểm dẫn đến các em thấy rất nhàm chán và không hứng thú học tập, khó ghi nhớ, không phù hợp với xu thế làm bài thi trắc nghiệm như hiện nay, do đó dẫn đến kết quả học tập và làm bài của các em là không cao. 
2.2 Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh học sử dụng sơ đồ tư duy trong tổng hợp kiến thức chương vật lí 12
- Khi tồng hợp kiến thức chương trong việc dạy - hoc vật lí là hết sức cần thiết, thế nhưng phương pháp tổng hợp kiến thức như thế nào cho học sinh cảm thấy hứng thú và nhìn được bức tranh vật lí một các tổng quan nhất lại là điều không phải giáo viên nào cũng thực hiện được, vì cần khơi dậy lòng ham muốn tìm hiểu vấn đề lôgíc, từ đó tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình học tập của học sinh, làm phát huy năng lực tư duy, khả năng sáng tạo của các em, như vậy mơi có thể giúp học sinh tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách tốt nhất . Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài 
“ Dùng sơ đồ tư duy trong dạy và học ôn tập chương vật lí 12 ” 
-Trước khi đưa vào vận dụng thì tôi đã vận dụng vào năm học 2014-2015 thì thấy có hiệu quả vì vậy để kiểm chứng, năm học 2015-2016 tôi tiến hành khảo sát ở 4 lớp theo bảng sau: 
Bảng số liệu khảo sát trước khi vận dụng
 Lớp
Số lượng
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A2
45
7
15,6
14
31,1
23
51,1
1
2,2
0
0
12A6
46
7
15,2
15
32,6
22
47,9
2
4,3
0
0
12A3
47
8
17,0
16
34,0
22
46,9
1
2,1
0
0
12A5
46
7
15,2
15
32,6
22
47,9
2
4,3
0
0
- Đối với lớp 12A5 và 12A3 thì tôi dự định sử dụng phương pháp thảo luân nhóm, hỏi đáp và hệ thống lại kiến thức chương. 
- Đối với lớp 12A2 và 12A6 thi tôi đã Dùng sơ đồ tư duy trong dạy và học ôn tập chương vật lí 12 để tổng hợp kiến thức.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện: Nghiên cứu sử dụng sơ đồ tư duy trong việc dạy và học.
3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học: 
Khi muốn sử dụng sơ đồ tư duy để thực hiện việc củng cố nội dung kiến thức chương, thông thường cần thực hiện hai bước như sau: 
Bước 1: Hướng dẫn học sinh cách ghi chép, nhớ bài một cách hệ thống theo định hướng mới “chống thụ động” tạo tiền đề cho việc vận dụng sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức trong chương và tăng cường khả năng tự học. 
Hai giải pháp được tiến hành trong bước 1: 
+ Giải pháp1: Giới thiệu cho học sinh các kiểu ghi bài có hệ thống 
Qua tìm hiểu nhiều tài liệu, tôi biết được có những cách ghi chép như sau: 
- Ghi chép theo kiểu đề mục 
- Ghi chép theo kiểu công thức 
- Ghi chép theo kiểu đặc điểm, tính chất 
- Ghi chép theo kiểu tự do Điều đáng quan tâm là nếu các em học sinh kết hợp các kiểu ghi chép thông thường thụ động với việc hệ thống kiến thức bài học củng cố bài học theo kiểu Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn, gây hứng thú và niềm đam mê học tập hơn cho học sinh. 
+ Giải pháp 2: Hình thành thói quen ghi chép có hệ thống lôgíc 
Biết cách ghi chép bài sẽ giúp học sinh vừa ghi nhận lại thật tốt những kiến thức giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào đầu" học sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, yêu cầu học sinh cần 
Lưu ý: 
- Hãy để mỗi kiến thức cần nhớ ghi chép ở một trang giấy riêng. 
- Ngoài các loại bút thông thường, học sinh cần trang bị thêm các loại bút dạ quang để làm nổi những thông tin quan trọng. 
- Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn. 
- Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy. 
- Dành khoảng thời gian để xem xét suy nghĩ lại những gì đã ghi. 
Qua việc hướng dẫn cách ghi bài nói trên, tôi nhận thấy học sinh dần dần 
có những thay đổi đáng kể. Cụ thể, các em đã tự tin hơn trong việc ghi chép ở lớp và vận dụng làm bài tập tốt hơn. Và, tôi nghĩ rằng việc hệ thống kiến thức sẽ rất dễ dàng với các em khi các em đã quen với việc viết bài có hệ thống như trên. 
Bước 2: Thay đổi cách củng cố bài học thông qua lập Sơ đồ tư duy 
Để tổ chức hiệu quả, cần phải chuẩn bị như sau: 
3.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
* Đối với giáo viên: 
Chuẩn bị các sơ đồ ôn bài sao cho phù hợp nhất với từng bài, từng chủ đề hay từng chương. 
- Phân nhóm: 2 hoặc 3 học sinh/nhóm. 
- Phần hướng dẫn các bước tiến hành vẽ một Sơ đồ tư duy vẽ trên giấy và sử dụng phần mềm iMindMap). 
Chú ý: Giáo viên có thể thiết kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên bảng, hoặc có thể dùng phần mềm iMindMap. Đối với phần mềm này giáo viên có thể thực hiện thành một giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một sơ đồ, qua đó còn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý hay những đoạn phim có liên quan được liên kết với sơ đồ. Qua đó có thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm. 
* Đối với học sinh: 
- Chuẩn bị giấy A4, bút chì màu, các mẫu giấy nhỏ, bút dạ quang (nếu vẽ trên giấy); biết cách sử dụng phần mềm iMindMap 5. 
- Cần nắm vững nội dung kiến thức của bài đã học. 
3.3. Hướng dẫn trình tự vẽ một Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức 
Có rất nhiều trang web và sách hướng dẫn chúng ta vẽ sơ đồ tư duy, nhưng dường như nó quá phức tạp đối với người đọc. Theo tôi hãy đi theo 4 bước dưới đây và bạn sẽ nhận ra rằng Sơ đồ tư duy cũng không có gì to tát và khó khăn cả.
Bước1: Chuẩn bị
- Tối thiểu 03 cây bút màu khác nhau (có thể là bút lông kim)
- Ý tưởng chủ đề trung tâm
Bước 2: Vẽ chủ đề trung tâm
Chủ đề trung tâm là vấn đề chính bạn đang quan tâm tới. Hãy vẽ một hình ảnh liên quan tới chủ đề này. Nếu được, hãy cho thêm Chữ trong hình ảnh đó.
Quy tắc vẽ chủ đề trung tâm là:
- Cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các nhánh khác
- Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh
- Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ
- Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ nếu chủ đề không rõ ràng
Bước3: Các nhánh chính (Tiêu đề phụ)
Các nhánh chính là các ý tưởng dựa trên chủ đề trung tâm. Nó có thể là luận điểm, hoặc các chủ đề con liên quan tới chủ đề chính. Vẽ theo cách nào đó bạn ưng ý nhất, đừng nghĩ tới nguyên tắc gì cả. Trên các nhánh chính này là các Từ Khóa ngắn gọn và mang tính chất gợi ý. 
Hãy vẽ thêm hình ảnh gì đó mang tính minh họa.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ
- Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ IN HOA năm trên nét vẽ dày để làm nổi bật
- Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng
Bước 4: Các nhánh thứ cấp
Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấy vẽ của bạn cho phép.
 Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động.
Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh
- Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thơi gian
- Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.
Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa 1 từ khóa.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm
- Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu
Mẹo nhỏ
- Hãy để trí tưởng tượng bay bổng, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.
- Dùng tối thiểu 3 màu để vẽ.
- Mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, và các nhánh con, hình ảnh, chữ đi theo cũng nên cùng một màu với nhánh chính.
- Có thể vẽ 2 mindmap, một mindmap nháp và một mindmap hoàn thiện.
- Có thể dùng mindmap để học bài, và người ta gọi nó là "học bài bằng cơ bắp".
3.4. Đề xuất các Sơ đồ tư duy tổng hợp chương vật lí 12
ÔN TẬP CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ
CHƯƠNG I
DAO ĐỘNG CƠ
CHÚ Ý: Góc α ≤ 10 độ
CHƯƠNG I:
DAO ĐỘNG CƠ
ÔN TẬP CHƯƠNG II: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM
ÔN TẬP CHƯƠNG II: SÓNG CƠ 
CHƯƠNG II:
 SÓNG CƠ 
ÔN TẬP CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
CHƯƠNG III:
ÔN TẬP CHƯƠNG IV: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
CHƯƠNG IV:
DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
ÔN TẬP CHƯƠNG V: SÓNG ÁNH SÁNG
CHƯƠNG V:
ÔN TẬP CHƯƠNG VI: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
CHƯƠNG VI
ÔN TẬP CHƯƠNG VII: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
CHƯƠNG VII:
4. Kiểm nghiệm:
Thông qua tiến hành nghiên cứu và thực hiện trên bốn lớp với đề tài trên tôi đã thu được kết quả theo bảng số liệu sau:
Bảng số liệu so sánh sau khi tiến hành vận dụng đề tài
Lớp
Số lượng
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A2
45
20
44,4
19
42,3
6
13,3
0
0
0
0
1 2A3
46
2
4,3
12
20,1
27
64,9
5
10,7
0
0
12A5
47
2
4,3
11
23,4
31
65,9
3
6,4
0
0
12A6
46
15
32,6
20
43,5
11
23,9
0
0
0
0
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy sau khi đưa vào vận dụng đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học ôn tập chương Vật lí 12” thì kết quả thật khã quan, cụ thể là không những học sinh yếu trung bình sẽ giảm đi rõ rệt mà số học sinh khá, giỏi còn tăng lên rất nhều, còn đối với lớp không áp dụng thì số lượng học sinh khá, giỏi giảm, trung bình giảm, yếu và kém thì lại tăng lên.
III. PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Lợi ích và khã năng vận dụng 
1.1 Lợi ích
- Nội dung giải pháp góp phần giúp giáo viên định hướng, rèn kỹ năng tạo tầm nhìn từ tổng quát đến chi tiết trước một yêu cầu, một vấn đề; nâng cao năng lực tổng hợp – phân tích các phần kiến thức thành chuỗi, trong một chương để so sánh - đối chiếu - chọn lọc – tìm sợi dây liên lạc mạch kiến thức. Có thể xây dựng hệ thống câu hỏi có chủ đích vừa bảo đảm yêu cầu chương trình vừa phù hợp với tình hình thực tế về năng lực nhận thức của học sinh.
- Từ việc xây dựng các sơ đồ tư duy ôn tập đã góp phần làm phong phú thêm các ĐDDH phục vụ thiết thực công việc giảng dạy.
- Đặc biệt đã phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, rèn năng lực tư duy, năng lực tự học cho học sinh. Các em dần có thói quen phân tích, tổng hợp, hệ thống các kiến thức theo cách của riêng mình để ghi nhớ một cách có cơ sở vững chắc, kết quả học tập được nâng cao dần.
- Đối với học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích và đó chính là để các bạn chúng ta “Học cách học”. Chúng ta được học để tích lũy kiến thức tổng quan hơn, nguyên lý hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não. Các bạn có thể tạo một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận. 
- Rất hứng thú trong học tập: Không khí lớp học vui tươi giúp các em thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe ý kiến đóng góp của những thành viên khác. 
- Nhớ bài nhanh hơn, từng bước xây dựng được kỹ năng diễn giải. 
- Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong lớp.
- Kết quả và thành tích học tập cao hơn: 
1.2.Khả năng vận dụng 
Tuy sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh có vất vả hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ yêu cầu giảng dạy và học tập đã qui định ( không vượt quá khả năng hiện có). Hầu hết các trường đều có thể vận dụng, thực hiện để góp phần tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
2. Đề xuất và kiến nghị
Để nâng cao chất lượng học tập và lòng ham mê đối với môn vật lí, tôi 
nhận thấy rất cần thiết tiếp cận với các phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu mới là lấy học sinh làm trung tâm, vì vậy dùng “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học ôn tập chương Vật lí 12” là một trong những phương pháp có hiệu quả. Trong những tiết học tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục cải tiến, phát huy và tìm tòi những điều mới lạ và đầy đủ hơn trong xây dựng Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học ôn tập chương cho khối lớp 10 và 11 để truyền đạt với các học sinh. 
 Rất mong hội đồng khoa học bộ môn vật lí cùng nghiên cứu, xây dựng phương pháp này ở các khối lớp để đưa vào vận dụng ở nhiều trường trong tỉnh. 
Xin chấn thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
 ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viết đề tài
 Lê Văn Tuấn
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa Vật lí 12 cơ bản – NXB Giáo dục năm 2010 
2. Một số diễn đàn về vật lí và công nghệ thông tin 
3. Tony & Barry Buzan 2009) – Sơ đồ Tư duy – NXB TP.Hồ Chí Minh. 
4. Sách “tôi giỏi bạn cũng thế” đọc online trên mạng internet
5. Tài liệu chuẩn kiến thức 12 NXBGD năm 2011
PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM iMindMap hỗ trợ xây dựng SƠ ĐỒ TƯ DUY. Phần mền iMindMap, quí thầy cô có thể download free trên internet. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_va_hoc_on_tap_chuong_vat.doc
  • docBia SKKN- Ly - THPT - Le Van Tuan - THPT Hoang Hoa 2.doc