SKKN Sử dụng một số bài tập bổ trợ hoàn thiện giai đoạn trên không của kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân đối với học sinh Lớp 12

SKKN Sử dụng một số bài tập bổ trợ hoàn thiện giai đoạn trên không của kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân đối với học sinh Lớp 12

Trước khi dạy 1 động tác nào đó phải xem người tập đã sẵn sàng tiếp thu hay chưa và nếu người tập chưa sẵn sàng thì phải có sự chuẩn bị sơ bộ, sự chuẩn bị được biểu hiện ở 3 yếu tố: Mức độ phát triển các tố chất thể lực, kinh nghiệm vận động và yếu tố tâm lý.

Chỉ có thể thực hiện có kết quả 1 kỹ thuật mới ngay từ lần đầu nếu kỹ thuật đó có cấu trúc đơn giản, còn nếu cấu trúc phức tạp hơn thì tốc độ hình thành kỹ năng vận động mới chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm vận động. Muốn chuẩn bị giảng dạy tốt các động tác phức tạp nói chung phải dựa trên cơ sở biết thực hiện khéo léo các nguyên tắc thích hợp và cá biệt hoá, hệ thống và tăng từ từ yêu cầu.

Sự phận đoạn quá trình dạy học những động tác riêng lẻ cần phải dựa trên các giai đoạn tương ứng của quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động.

Mục đích của giai đoạn dạy học ban đầu là học các nguyên lý kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng thực hiện động tác mặc dù còn ở dưới dạng “ Thô thiển”. Các nhiệm vụ để đạt được mục đích trên đó là:

- Tạo khái niệm chung về động tác và tâm thế tốt để tiếp thu động tác đó.

- Học từng phần của kỹ thuật động tác.

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, quan sát tranh ảnh, phương pháp làm mẫu động tác.

Không thể thực hiện được một động tác phức tạp ngay từ những lần đầu thường là do thiếu kinh nghiệm sử dụng khả năng phối hợp vận động, các động tác được phân tách ra thì sẽ dễ hơn thực hiện khi thực hiện nguyên vẹn. Phải phân chia động tác dạy học ngay từ ban đầu.

Nhảy xa là một trong các môn nhảy của điền kinh gồm 3 kỹ thuật cơ bản sau:

- Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi.

- Kỹ thuật nhảy xa cắt kéo.

- Kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân.

Trong đó kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi là đơn giản nhất, dễ thực hiện. Nội dung này dành cho học sinh khối cơ sở. Kỹ thuật nhảy xa kiểu cắt kéo và kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân có kỹ thuật phức tạp hơn, thành tích cao hơn, được các vận động viên trong nước và thế giới áp dụng. Kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân đã được đưa vào nội dung chính thức trong phân phối chương trình khối 12 là 8 tiết.

doc 14 trang Mai Loan 27/03/2025 640
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số bài tập bổ trợ hoàn thiện giai đoạn trên không của kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân đối với học sinh Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Trang 
1. Lời giới thiệu 2
2. Tên sáng kiến 3
3. Tác giả sáng kiến 3
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3
7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3
7.1. Cơ sở lý luận 3
7.2. Thực trạng 4
7. 3. Sử dụng một số bài tập bổ trợ hoàn thiện giai đoạn trên không của kỹ thuật 
 6
nhảy xa ưỡn thân
8. Những thông tin cần được bảo mật 10
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 10
10. Đánh giá lợi ích đạt được 10
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp dụng có hiệu quả: 14
 1 Tất cả các chỉ số này đều ảnh hưởng đến khả năng nhảy cao, nhảy xa, tốc độ đi 
và chạy. Đặc biệt là nội dung nhảy xa ưỡn thân đối với học sinh khối 11, bắt đầu làm 
quen và tiếp cận do vậy mà trong học tập nhiều học sinh còn không hình dung ra 
được kỹ thuật động tác và gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện động tác.
 Là 1 giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất tôi thấy phải có trách nhiệm 
đóng góp một vài kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn giáo 
dục thể chất nói chung. Trong phạm vi bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn 
đồng nghiệp 1 nội dung theo tôi là rất khó khi giảng dạy cho học sinh, nhất là đối với 
học sinh khối lớp 11 đó là “ Giai đoạn trên không của kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân”. Vì 
vậy để giảng dạy thành công nội dung nhảy xa ưỡn thân, giúp học sinh có hứng thú 
với môn học, có ý thực tự giác trong học tập và thực hiện tốt kỹ thuật trong thời gian 
quy định của phân phối chương trình.
 2. Tên sáng kiến:
 “ Kinh nghiệm sử dụng một số bài tập bổ trợ hoàn thiện giai đoạn trên không của kỹ 
thuật nhảy xa ưỡn thân đối với học sinh lớp 12”
 3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Khổng Thị Ngọ
 - Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, 
tỉnh Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0969.085.564 
 - E-mail: khongthingo.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
 - Họ và tên: Khổng Thị Ngọ
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Chương trình nội dung “Nhảy xa Ưỡn thân” cho học sinh lớp 12 trường THPT 
Nguyễn Viết Xuân
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 Ngày 25/10/2018
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 7.1.Cơ sở lý luận 
 Trước khi dạy 1 động tác nào đó phải xem người tập đã sẵn sàng tiếp thu hay 
chưa và nếu người tập chưa sẵn sàng thì phải có sự chuẩn bị sơ bộ, sự chuẩn bị được 
biểu hiện ở 3 yếu tố: Mức độ phát triển các tố chất thể lực, kinh nghiệm vận động và 
yếu tố tâm lý. 
 Chỉ có thể thực hiện có kết quả 1 kỹ thuật mới ngay từ lần đầu nếu kỹ thuật đó 
có cấu trúc đơn giản, còn nếu cấu trúc phức tạp hơn thì tốc độ hình thành kỹ năng 
vận động mới chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm vận động. Muốn chuẩn bị giảng 
dạy tốt các động tác phức tạp nói chung phải dựa trên cơ sở biết thực hiện khéo léo 
các nguyên tắc thích hợp và cá biệt hoá, hệ thống và tăng từ từ yêu cầu.
 3 
 Nhìn hình vẽ chúng ta có thể nhận thấy: Trong khoảng thời gian rất ngắn được 
tính bằng giây, người tập phải thực hiện được tổ hợp gồm 3 động tác cơ bản ở giai 
đoạn bay trên không đó là:
 - Động tác bước bộ trên không.
 - Động tác miết chân lăng căng người để về tư thế ưỡn thân.
 - Động tác gập thân đưa chân về trước để chuẩn bị tiếp đất.
 Thực tế huấn luyện trong các trường chuyên nghiệp với thời gian tập luyện từ 
20 - 30 tiết cũng chưa hoàn thiện được kỹ thuật do vậy với thời lượng khối 12 là 8 
tiết, để học sinh có thể nắm bắt và hoàn thiện được kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân là 1 
điều cực kỳ khó khăn đối với cả người dạy và người học. Thực tế rất nhiều giáo viên 
lúng túng khi giảng dạy nội dung này, hiệu quả đạt được là rất thấp thường chỉ có số 
ít học sinh trong lớp thực hiện được gần đúng kỹ thuật, do đó gây tâm lý mệt mỏi 
cho cả người dạy và người học.
 Bên cạnh đó việc giảng dạy môn giáo dục thể chất nói chung và kỹ thuật nhảy 
xa ưỡn thân nói riêng ở các trường phổ thông gặp rất nhiều khó khăn như số lượng 
học sinh trên 1 lớp đông, sân bãi dụng cụ còn thiếu chưa đảm bảo, số lớp học 1 buổi 
trên sân còn đông từ 3 - 5 lớp làm ảnh hưởng đển quá trình giảng dạy và học tập. Đặc 
biệt thể lực và năng lực tiếp thu của học sinh cũng có sự khác biệt rõ rệt nhất là các 
em học sinh nữ. 
 Do 1 tiết học, học nhiều nội dung xen kẽ, do đó việc lưu dấu viết xẩy ra không rõ nét, 
làm cho học sinh không có tính kế thừa của tiết trước đến tiết học sau.
 Ở lứa tuổi này, khả năng tư duy trừu tượng và tư duy lôgic còn rất hạn chế học 
sinh chưa tưởng tượng được động tác khi quan sát giáo viên làm mẫu hay qua quan 
sát tranh ảnh.
 Sức nhanh phản ánh động tác còn chậm chính vì vậy học sinh chưa kịp thực hiện 
động tác thì cơ thể đã tiếp đất do còn chịu ảnh hưởng của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi.
 5 - Bài tập 2: Tại chỗ miết chân lăng ưỡn thân.
 Hình ảnh động tác của bài tập: Quan sát trên tranh.
 Tư thế chuẩn bị: Đứng trên chân giậm nhảy, chân lăng đưa vuông góc phía 
trước, hai tay đánh tự nhiên về trước.
 Nhịp 1: Chân lăng miết xuống dưới ra sau đồng thời hai tay đưa lên cao để về 
tư thế ưỡn thân.
 Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị.
 Bài tập này thực hiện nhiều lần từ chậm đến nhanh dần.
 - Bài tập 3: Thực hiện tổ hợp ưỡn thân với 3 nhịp.
 Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm.
 Nhịp 1: Đưa chân lăng vuông góc ( động tác bước bộ ) hai tay đánh tự nhiên, 
về trước.
 Nhịp 2: Miết chân lăng xuống dưới ra sau đồng thời hai tay đánh lên cao để 
thực hiện căng người ưỡn thân.
 Nhịp 3: Bật chân giậm nhảy về trước tiếp đất bằng 2 chân gập thân, hai tay về 
trước xuống dưới ra sau.
 Bài tập này thực hiện nhiều lần với nhịp độ từ chậm đến nhanh.
 Hình ảnh động tác của bài tập: Quan sát trên tranh.
 7 Hình ảnh động tác của bài tập: Quan sát trên tranh.
 Tư thế chuẩn bị: Đứng trên đầu ghế thể dục, chân lăng ở tư thể bước bộ 
vuông góc, hai tay ở trên cao.
 Nhịp 2: Nhún tạo đà hai tay đưa xuống thả lỏng tự nhiên.
 Nhịp 3: Bật chân giậm nhảy rời ghế đồng thời ép miết đùi chân lăng ưỡn thân, 
hai tay đưa lên cao sau đó thu 2 chân về trước tiếp đất trùng gối hoãn xung.
 Nhịp 4: Tiếp đất trùng gối hai chân, ngồi sâu để tránh đau lưng.
 Bài tập này yêu cầu học sinh bật cao.
 - Bài tập 3: Thực hiện với 1 bước đà trên ghế thể dục toàn bộ kỹ thuật 
nhảy xa ưỡn thân chú ý giai đoạn trên không của kiểu nhảy.
 Tư thế chuẩn bị: Chân lăng đặt trước cách đầu ghế thể dục 50 - 80 cm, chân 
giậm nhảy đặt sau.
 Nhịp 1: Bước chân giậm nhảy về phía đầu ghế bật nhảy lên cao thực hiện 
động tác bước bộ trên không.
 Nhịp 2: Miết chân lăng căng người thực hiện ưỡn thân đồng thời 2 tay đánh lên cao.
 Nhịp 3: Gập thân rơi xuống hố cát, chú ý ngồi sâu để tránh đau lưng.
 Bài tập này khi thực hiện yêu cầu học sinh phải bật cao để tạo cảm giác ưỡn 
thân trên không, đây cũng chính là mục tiêu của bài tập cần đạt được.
 Nhịp 4: Tiếp đất trùng gối hai chân ngồi sâu để tránh đau lưng.
 Hình ảnh động tác của bài tập: Quan sát trên tranh.
 9 thực nghiệm đã có sự tăng trưởng cao, đồng đều và ổn định hơn so với lớp đối 
chứng. 
 Hệ thống các bài tập bổ trợ trên thể hiện tính hiệu quả giúp học sinh hoàn 
thiện 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân. Đặc biệt là đã rút ngắn được thời gian 
hoàn thiện giai đoạn trên không của kiểu nhảy. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy 
qua nội dung kiểm tra lớp thực nghiệm đều tốt hơn lớp đối chứng, đạt sự khác biệt.
 Học sinh hứng thú và tự giác trong tập luyện, biết cách thực hiện các bài tập 
trong từng giờ học và tự tập luyện ở nhà.
 Bảng kiểm tra kỹ thuật của lớp thực nghiệm lớp 12D1 trước và sau tác 
động:
 Kỹ thuật nhẩy xa ưỡn thân ( Điểm)
 STT Họ và tên
 Trước tác động Sau tác động
 1 Lê Tiến Anh 7 8
 2 Lê Vân Anh 6 8
 3 Phan Thị Hải Anh 8 9
 4 Bùi Thị Chanh 8 9
 5 Lê Hà Chi 7 8
 6 Bạch Thị Chiến 6 7
 7 Nguyễn Thị Kim Cúc 7 8
 8 Nguyễn Thị Diện 8 9
 9 Tạ Thị Mỹ Duyên 8 9
 10 Nguyễn Thị Thu Hà 7 8
 11 Ngô Quang Hiếu 7 8
 12 Tạ Minh Hiếu 5 6
 13 Nguyễn Thị Hồng 8 8
 14 Nguyễn Thị Huyền 6 7
 15 Nguyễn Thị Thanh Huyền 6 7
 16 Trần Thu Huyền 7 8
 17 Bùi Thị Thanh Hương 5 6
 18 Đỗ Thị Thu Hương 5 6
 19 Lê Thị Hương 6 7
 20 Doãn Thị Thu Hường 5 6
 21 Tạ Văn Lâm 7 8
 11 13 Bùi Thị Lan Hương 7 8
 14 Lê Phương Lan 5 6
 15 Chu Thanh Lệ 6 7
 16 Nguyễn Diệu Linh 7 8
 17 Phùng Thị Hoài Linh 5 6
 18 Trần Đức Lương 4 5
 19 Nguyễn Thị Minh 6 7
 20 Nguyễn Thị Thanh Mỹ 5 6
 21 Nguyễn Thị Nga 7 8
 22 Lê Thị Ánh Ngọc 7 7
 23 Nguyễn Thị Nhị 6 7
 24 Trần Diễm Quỳnh 7 8
 25 Trần Như Quỳnh 6 7
 26 Trần Thuý Quỳnh 6 7
 27 Bùi Thu Thảo 5 6
 28 Bùi Văn Thắng 5 6
 29 Nguyễn Đại Thắng 6 6
 30 Trịnh Thị Thu 6 7
 31 Lê Thị Thanh Thương 7 7
 32 Đỗ Thị Trang 7 8
 33 Nguyễn Thị Thuỳ Trang 6 7
 34 Nguyễn Ánh Tuyết 6 8
 35 Nguyễn Thị Vân 5 6
 36 Nguyễn Thị Xuân 6 7
 37 Phan Thanh Xuân 6 7
 Việc sử dụng một số bài tập bổ trợ kỹ thuật đã làm tăng kết quả học tập môn 
thể dục khi học giai đọan trên không của kiểu nhảy xa ưỡn thân đối với học sinh khối 
lớp 12 của Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Kết quả cho 
thấy điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chứng tỏ mức độ ảnh 
hưởng đã có ý nghĩa đối với tất cả các đối tượng học sinh.
 Việc sử dụng các bài tập bổ trợ khi học và dạy giai đoạn trên không của kỹ 
thuật nhẩy xa ưỡn thân là một giải pháp tốt. Tuy nhiên để giải pháp này đạt hiệu quả 
cao thì phải yêu cầu người giáo viên phải thực sự tâm huyết với bài dạy, đầu tư cho 
từng động tác, có sự sáng tạo cho từng dụng cụ để hỗ trợ bài dạy nhằm nâng cao hiệu 
 13

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_bai_tap_bo_tro_hoan_thien_giai_doan_tren.doc
  • docBìa skkn.doc
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc
  • docMau 2_Phieu dang ky viet sang kien.doc