SKKN Sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề nhằm nâng cao kết quả học tập bài “Giao thoa ánh sáng” môn Vật lí Lớp 12A4 - Trường Trung học Phổ thông số 3 Bảo Yên

SKKN Sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề nhằm nâng cao kết quả học tập bài “Giao thoa ánh sáng” môn Vật lí Lớp 12A4 - Trường Trung học Phổ thông số 3 Bảo Yên

TÓM TẮT

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI ( Nghị quyết số 29 – NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục – Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định : “Khuyến khích tự học” và “Áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tế”. Phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực thì có nhiều, mỗi phương pháp hay kĩ thuật hiện đại nào cũng có những ưu điểm và hạn chế . Vấn đề là vận dụng ở đâu, vận dụng như thế nào và phương pháp nào thích hợp nhất với đối tượng lại là cả một vấn đề cần suy nghĩ.

 Với đặc thù vùng miền, trường THPT số 3 Bảo Yên có phong trào học tập của học sinh còn hạn chế, năng lực học sinh đa phần là trung bình yếu, việc lựa chọn phương pháp hay cách dạy như thế nào để mỗi học sinh tích cực thì mỗi người có một cách suy nghĩ khác nhau. Vậy phương pháp dạy học nào là phù hợp nhất với điều kiện hiện tại của trường và phối hợp tốt cùng với các phương pháp truyền thống khác đã có từ trước, đáp ứng được các yêu cầu mang lại hiệu quả cao nhất cho tiết học, theo hướng đổi mới ?

 Trong quá trình dạy, tôi thấy tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề có khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng thành công con người năng động, sáng tạo. Từ thực nghiệm đổi mới PPDH, đã chứng tỏ qua hoạt động sẽ làm cho mỗi thành viên bộc lộ được suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng. Hoạt động trong tập thể quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là phải giải quyết vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành một nhiệm vụ học tập xác định. Xét về mặt thời lượng 45 phút/ tiết học ở Việt Nam, nó cũng phù hợp hơn so với nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác. Tuy nhiên, để đánh giá một cách khách quan hơn về phương pháp hoạt động nhóm (HĐN), tôi đã tiến hành nghiên cứu tác động của phương pháp này qua nhiều bài dạy trong chương trình vật lí phổ thông và thu được kết quả khả quan : năm học 2012 - 2013 thực hiện thành công bài “ Tán sắc ánh sáng” - Vật lí 12 ; năm học 2013 – 2014 thực hiện bài “ Giao thoa ánh sáng” - Vật lí 12.

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 12A2, 12A4 trường THPT số 3 Bảo Yên. Lớp thực nghiệm là lớp 12A4 được áp dụng hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề ( trong đó lấy bài Giao thoa ánh sáng - Thuộc chương V chương trình chuẩn Vật lí 12 làm ví dụ ). Lớp đối chứng là lớp 12A2.

Việc áp dụng phương pháp Hoạt động nhóm đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm số trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7,1 lớp đối chứng là 6,2; sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p=0,00003, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhiều điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (7,1- 6,2)/ 0,97 = 0,92

Điều đó chứng minh rằng, việc áp dụng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề đã nâng cao kết quả học tập môn vật lí của học sinh lớp 12A4 trường THPT số 3 Bảo Yên khi học bài “ Giao thoa ánh sáng” .

 

doc 20 trang cuonglanz2a 7295
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề nhằm nâng cao kết quả học tập bài “Giao thoa ánh sáng” môn Vật lí Lớp 12A4 - Trường Trung học Phổ thông số 3 Bảo Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 3 BẢO YÊN
 Đề tài: 
 SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI “ GIAO THOA ÁNH SÁNG” 
MÔN VẬT LÍ LỚP 12A4 - TRƯỜNG THPT SỐ 3 BẢO YÊN 
	Họ và tên tác giả: Bùi Văn Hiến	
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Tổ chuyên môn: Toán – Lí – Tin - CN
Bảo Yên, ngày 20 tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT
3
GIỚI THIỆU
5
PHƯƠNG PHÁP
I – Khách thể nghiên cứu
6
II – Thiết kế nghiên cứu
6
III – Quy trình nghiên cứu
7
IV – Đo lường và thu thập dữ liệu
8
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
I. Phân tích dữ liệu
8
II. Bàn luận
10
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
11
2. Khuyến nghị
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
PHỤ LỤC
13
TÓM TẮT
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI ( Nghị quyết số 29 – NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục – Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định : “Khuyến khích tự học” và “Áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tế”. Phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực thì có nhiều, mỗi phương pháp hay kĩ thuật hiện đại nào cũng có những ưu điểm và hạn chế . Vấn đề là vận dụng ở đâu, vận dụng như thế nào và phương pháp nào thích hợp nhất với đối tượng lại là cả một vấn đề cần suy nghĩ.
	Với đặc thù vùng miền, trường THPT số 3 Bảo Yên có phong trào học tập của học sinh còn hạn chế, năng lực học sinh đa phần là trung bình yếu, việc lựa chọn phương pháp hay cách dạy như thế nào để mỗi học sinh tích cực thì mỗi người có một cách suy nghĩ khác nhau. Vậy phương pháp dạy học nào là phù hợp nhất với điều kiện hiện tại của trường và phối hợp tốt cùng với các phương pháp truyền thống khác đã có từ trước, đáp ứng được các yêu cầu mang lại hiệu quả cao nhất cho tiết học, theo hướng đổi mới ? 
	Trong quá trình dạy, tôi thấy tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề có khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng thành công con người năng động, sáng tạo. Từ thực nghiệm đổi mới PPDH, đã chứng tỏ qua hoạt động sẽ làm cho mỗi thành viên bộc lộ được suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng... Hoạt động trong tập thể quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là phải giải quyết vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành một nhiệm vụ học tập xác định. Xét về mặt thời lượng 45 phút/ tiết học ở Việt Nam, nó cũng phù hợp hơn so với nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác. Tuy nhiên, để đánh giá một cách khách quan hơn về phương pháp hoạt động nhóm (HĐN), tôi đã tiến hành nghiên cứu tác động của phương pháp này qua nhiều bài dạy trong chương trình vật lí phổ thông và thu được kết quả khả quan : năm học 2012 - 2013 thực hiện thành công bài “ Tán sắc ánh sáng” - Vật lí 12 ; năm học 2013 – 2014 thực hiện bài “ Giao thoa ánh sáng” - Vật lí 12.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 12A2, 12A4 trường THPT số 3 Bảo Yên. Lớp thực nghiệm là lớp 12A4 được áp dụng hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề ( trong đó lấy bài Giao thoa ánh sáng - Thuộc chương V chương trình chuẩn Vật lí 12 làm ví dụ ). Lớp đối chứng là lớp 12A2.
Việc áp dụng phương pháp Hoạt động nhóm đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm số trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7,1 lớp đối chứng là 6,2; sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p=0,00003, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhiều điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (7,1- 6,2)/ 0,97 = 0,92
Điều đó chứng minh rằng, việc áp dụng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề đã nâng cao kết quả học tập môn vật lí của học sinh lớp 12A4 trường THPT số 3 Bảo Yên khi học bài “ Giao thoa ánh sáng” .
GIỚI THIỆU 
Trong sách giáo khoa vật lý 12 chương trình cơ bản, chương Sóng ánh sáng được đánh giá là một chương hay, có nhiều bài tổ chức cho học sinh tiếp thu kiến thức thông qua hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề. Qua nhiều năm giảng dạy cho thấy một số vấn đề chung như sau: Còn nhiều học sinh khả năng tư duy yếu, rỗng kiến thức từ lớp dưới, khả năng tính toán rất yếu. Nhiều học sinh lười suy nghĩ, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức và không có sự hợp tác nhóm. Đồng thời nhiều học sinh còn có tư tưởng không đầu tư sâu vào môn vật lí. Với trường THPT số 3 Bảo Yên, phần lớn giáo viên là trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, việc khơi gợi hứng thú môn học và đầu tư các phương pháp giảng dạy tích cực chưa được chú trọng nhiều. 
Giải pháp thay thế: 
Để khắc phục phần nào các nhược điểm trên, qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy: Sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề là hợp lí đối với quá trình nhận thức của học sinh. Phương pháp này vừa đảm bảo tính tập thể, tính hợp tác, tính tích cực và chủ động của học sinh. Tạo cho học sinh có một nền tảng kiến thức thực sự nhờ chủ động và sự hỗ trợ kịp thời từ bạn bè, thầy cô.
Tham khảo: trong quá trình nghiên cứu tôi đã đọc và tìm hiểu một số tài liệu liên quan: Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông - Giáo trình ĐHSP Hà Nội; Dạy và học tích cực - Dự án Việt – Bỉ; Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và khoa học – Phạm Hữu Tòng – Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội.
Vấn đề nghiên cứu:
Việc vận dụng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề có làm tăng hiệu quả học tập của học sinh lớp 12A4- trường THPT số 3 Bảo Yên khi học bài “ Giao thoa ánh sáng” hay không ?
 Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc vận dụng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề làm tăng hiệu quả học tập của học sinh lớp 12A4- trường THPT số 3 Bảo Yên khi học bài “ Giao thoa ánh sáng”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Khách thể nghiên cứu
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh lớp 12A4 và 12A2 trường THPT số 3 Bảo Yên vì các đối tượng này có nhiều thuận lợi. 
Chọn 2 lớp: lớp 12A2 và lớp 12A4, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: Dân tộc, ý thức học tập, tính kỉ luật, đặc biệt là học lực 
 Bảng 1: Gới tính và thành phần dân tộc của hai lớp 12A2 và 12A4 của trường THPT số 3 Bảo Yên.
Nhóm
Học sinh các nhóm
Dân tộc
Tổng số
Nam
Nữ
Kinh
Tày
HMông
Dao
Giáy
...
12A2
29
14
15
0
24
05
0
0
0
12A4
30
13
17
01
25
03 
01
0
0
Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, dễ tác động và điều khiển theo ý muốn. Bên cạnh đó cả hai lớp vẫn còn nhiều học sinh năng lực tư duy. 
II. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 12A4 là lớp thực nhiệm và lớp 12A2 lớp đối chứng. Tôi sử dụng bài kiểm tra hệ số 2 lần 1 (học kì II) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau. Do đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
5,9
5,8
P
 0,234
P= 0,23 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2):
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra
sau tác động
Thực nghiệm
O1
Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề.
O3
Đối chứng
O2
Không tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề.
O4
	Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập . 
III- Quy trình nghiên cứu
1. Chuẩn bị của giáo viên.
	- Nghiên cứu kĩ về tổ chức hoạt động nhóm trong giải quyết vấn đề như thế nào để hiệu quả cao nhất.
	- Nghiên cứu các bài dạy và chuẩn bị giáo án, các thí nghiệm, hình ảnh liên quan và phiếu học tập phù hợp nhất
	- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng chuyên môn về giáo án, các dạng bài tập và dự định triển khai nhóm.
	Lớp thực nghiệm: Sử dụng cách tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề, phối hợp các thí nghiệm, tranh ảnh với từng bài học trong dạy học giải quyết vấn đề trong trình vật lí 12, đặc biệt là bài: “ Giao thoa ánh sáng” làm ví dụ minh họa.
	Lớp đối chứng: Không sử dụng cách tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề khi giảng dạy.
2. Tiến trình dạy thực nghiệm.
	Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch và thời khóa biểu chính khóa để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực hiện
Thứ
Môn/Lớp
Tiết PPCT
Tên bài
Thứ 6
17/1/2014
Vật lí
12A4
42
Giao thoa ánh sáng
IV- Đo lường và thu thập dữ liệu
Kiểm tra trước tác động: Dùng bài kiểm tra hệ số 2 lần 1 (học kì II) làm bài kiểm tra trước tác động .
Kiểm tra sau tác động: Bài kiểm tra được thiết kế gồm 10 câu hỏi câu trắc nghiệm khách quan.
*Tiến trình kiểm tra:
Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của giáo viên trong nhóm Vật lí để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. 
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
I. Phân tích dữ liệu 
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
6,2
7,1
Độ lệch chuẩn
0,97
0,75
Giá trị của T-test
0,00003
Chênh lệch giá trị TB chuẩn 
0,92
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động và sau tác động là tương đương, sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p=0,00003, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhiều điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (7,1- 6,2)/ 0,97 = 0,92
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,92 cho thấy sau tác động kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12A4 trường THPT số 3 Bảo Yên tăng khi học bài “ Giao thoa ánh sáng” là khả quan.
Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng !
II. Bàn luận
Từ các số liệu đã được thống kê và phân tích trên có thể khẳng định rằng nghiên cứu đã đạt được mục đích đề ra.
	Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học môn Vật lí là có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của học sinh. Vì thế, việc sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề vào trong dạy học môn Vật lí cần được tiếp tục nhân rộng, phổ biến cho các giáo viên Vật lí trong toàn trường nói riêng và giáo viên dạy vật lí nói chung.
	Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng việc sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề chỉ nên thực hiện ở những tiết học phù hợp, giáo viên cũng cần nhận thức rằng cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật trong tiết học để đạt được hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc vận dụng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề làm tăng hiệu quả học tập của học sinh lớp 12A4- trường THPT số 3 Bảo Yên khi học bài “ Giao thoa sắc ánh sáng”.
2. Khuyến nghị:
- Với các cấp lãnh đạo: nhiều năm qua ngành giáo dục nói chung, các đơn vị cơ sở nói riêng đã tích cực chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tránh sự truyền thụ một chiều trước đây. Đó là một cơ sở hướng tới sự phát triển toàn diện năng lực học sinh, sự bền vững của giáo dục. Tuy nhiên việc thực hiện cần được giám sát một cách chặt chẽ để đảm bảo sự đổi mới là thực chất, xuất phát từ nhu cầu và tâm huyết của mỗi giáo viên chứ không phải vấn đề đổi mới theo kiểu hình thức.
	- Đối với giáo viên: cần phân biệt rõ giữa các phương pháp, kĩ thuật dạy học để tránh nhầm lẫn. Đồng thời không ngừng tìm tòi tài liệu và học hỏi đồng nghiệp về phương pháp để hoàn thiện mình, đặc biệt là các giáo viên trẻ.
	- Bàn luận thêm: khi vận dụng mỗi phương pháp cần phải xem tính phù hợp của nó với: nội dung kiến thức bài học, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất. Thực tế cho thấy nếu chỉ vận dụng đơn thuần một phương pháp thì hiệu quả khó có thể viên mãn. Chúng ta nên kết hợp giữa các phương pháp một cách linh hoạt cùng với sự đầu tư tốt đồ dùng dạy học sẽ là chìa khóa của một tiết dạy thành công góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong một thời gian không dài, áp dụng trong đơn vị kiến thức là một bài học trong chương trình Vật lí 12 chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để việc nghiên cứu, triển khai các đề tài sau mang lại hiệu quả cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.
3. Lương Duyên Bình (Tổng Chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên) , 2008, Sách giáo khoa Vật lí 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Thành ( Chủ biên), Nguyễn Trọng Sửu, Phạm Quốc Toản, Trần Văn Huy, Nguyễn Quốc Đạt, Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Vật lí 12, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
6. Phạm Hữu Tòng (1996), Hình thành kiến thức, kỹ năng, phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Phạm Hữu Tòng (2002), Chức năng tổ chức, kiểm tra, định hướng hành động dạy học, Bài giảng chuyên đề cao học.
8. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
9. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
PHỤ LỤC
I. CÁC THIẾT KẾ GIỜ HỌC MINH HỌA
Ngµy so¹n: 6/1/2014	
Ngµy d¹y:17/1/2014 
Tiết 42 - GIAO THOA ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức
	- Trình bày được một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng.
	- Nêu được vân sáng, vân tối là kết quả của sự giao thoa ánh sáng; điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng.
	- Nêu được mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định và chiết suất của một môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng trong chân không.
	- Nêu được hiện tượng giao thoa chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng và nêu được tư tưởng cơ bản của thuyết điện từ ánh sáng.
2. Về kĩ năng
- Giải thích được những hiện tượng thực tế liên quan đến hiện tượng bài học.
3. Về thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học và ứng dụng giải thích hiện tượng trong tự nhiên.
II. Phương tiện dạy học chủ yếu
- Bộ thí nghiệm về hiện tượng giao thoa ánh sáng hoặc thí nghiệm mô phỏng về giao thoa ánh sáng:
+ Quan sát được hiện tượng giao thoa ánh sáng
+ Đo bước sóng của ánh sáng bằng phương pháp giao thoa khe I - âng.
+ Nghiên cứu sự phụ thuộc khoảng vân vào khoảng cách giữa hai khe và khoảng cách mặt phẳng chứa hai khe với màn quan sát ( bộ thí nghiệm ảo về hiện tượng giao thoa ánh sáng).
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết quả hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ
Cho HS tìm hiểu về hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng thông qua phiếu học tập số 1
Hoạt động theo phiếu học tập ( đặt tiêu đề )
- Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
- Mỗi chùm sáng đơn sắc coi như một sóng có bước sóng xác định.
Nếu ánh sáng là sóng thì chúng có thể giao thoa với nhau tương tự như sóng cơ. Giao cho HS tìm hiểu bộ thí nghiệm giao thoa ánh sáng và đề xuất phương án thí nghiệm.
Tìm hiểu các dụng cụ trong bộ thí nghiệm và đề xuất phương án thí nghiệm.
- Bộ thí nghiệm có: đèn dùng làm nguồn sáng; các khe kép dùng để tạo ra hai nguồn sóng kết hợp; màn quan sát.
- Chiếu ánh sáng qua khe kép và húng chùm sáng trên màn để quan sát
Hoạt động tự chủ
Xác nhận tác dụng của các dụng cụ trong bộ thí nghiệm và phương án tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm và giải thích về hình ảnh quan sát trên màn.
Làm thí nghiệm và thảo luận theo nhóm
- Hình ảnh quan sát được trên màn gồm các vạch sáng, tối xen kẽ nhau.
- Do ánh sáng là sóng nên chúng giao thoa nhau với nhau: Chỗ sáng là do hai sóng tăng cường lẫn nhau, chỗ tối là hai sóng triệt tiêu lẫn nhau.
Báo cáo, thảo luận
Tập trung toàn lớp, tổ chức để các nhóm báo cáo và thảo luận
Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng
- Từ một chùm sáng, nhờ khe kép tạo được hai nguồn sáng giống hệt nhau là hai nguồn sóng kết hợp. Ánh sáng từ hai nguồn đó gặp nhau, giao thoa với nhau tạo trên màn các vân giao thoa
Thể chế hóa, vận dụng, mở rộng kiến thức
Xác nhận các kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng giao thoa. Tổ chức cho HS hoạt động tìm hiểu về bước sóng và màu sắc ánh sáng, thuyết điện từ ánh sáng.
Ghi nhận các kết quả thí nghiệm, vận dụng giải thích các hiện tượng tự nhiên.
Đọc SGK tìm hiểu về bước sóng và màu sắc ánh sáng, thuyết điện từ ánh sáng.
- Nắm được kết quả hiện tượng giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe I âng.
- Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng trong chân không xác định.
- Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. 
Đặt nguồn sáng điểm S trước một lỗ tròn nhỏ O khoét trên thành một hộp kín hình chữ nhật. Nếu ánh sáng truyền thẳng thì trên thành đối diện của lỗ O ta sẽ thấy một vệt sáng tròn đường kính D. Vệt sáng đó là đáy của một hình nón đỉnh S, mặt bên tựa lên chu vi của lỗ.
Thực tế thì ta lại thấy một vệt tròn sáng có đường kính D’ lớn hơn D. Lỗ O càng nhỏ thì D’ càng lớn so với D.
2
Khi gặp mép lỗ, ánh sáng đã có sự truyền sai lệch với sự truyền thẳng. Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
3..
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng chỉ có thể giải thích được nếu thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng, tương tự như hiện tượng nhiễu xạ của sóng trên mặt nước khi gặp vật cản. Mỗi chùm sáng đơn sắc coi như một sóng có bước sóng xác định.
Đặt tiêu đề:
Đọc lướt qua để nắm ý chính.
Đọc lại, xác định tiêu đề cho từng đoạn và cho toàn bài.
Thảo luận, thống nhất trong nhóm về các tiêu đề.
So sánh tiêu đề với các nhóm và của thầy cô đưa ra.
Thảo luận, so sánh câu trả lời với bài hoàn chỉnh, thảo luận về sự khác biệt. Nếu có sự khác biệt, liệt câu trả lời của nhóm có thể thay thế được nội dung trong bài hoàn chỉnh không?
III. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
1. ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
1. Khi chiếu một chùm sáng đơn sắc từ không khí vào nước thì
A. tần số không đổi, bước sóng giảm	B. tần số không đổi, bước sóng tăng
C. tần số giảm, bước sóng tăng	D. tần số tăng, bước sóng giảm
2. khi chiếu một chùm ánh sáng đỏ xuống một bể bơi, người lặn sẽ nhìn thấy nước có màu gì?
 A. Màu da cam, vì bước sóng áng sáng đỏ dưới nước ngắn hơn so với trong không khí;
 B. Màu hồng nhạt, vì vận tốc của ánh sáng trong nước nhỏ hơn trong không khí;
 C. Vẫn màu đỏ, vì tần số của tia sáng màu đỏ trong nước và trong không khí đều bằng nhau;
 D. Màu thông thường của nước.
3. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là đại lượng
A. không đổi, có giá trị như nhau đối với tất cả các ánh sáng màu từ đỏ đến tím;
B. thay đổi, chiết suất là lớn nhất đối với ánh sáng đỏ và nhỏ nhất đối với ánh sáng tím;
C. thay đổi, chiết s

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_hoat_dong_nhom_trong_day_hoc_g.doc