SKKN Rèn luyện kĩ năng cho học sinh khi giải bài toán hệ thấu kính đồng trục

SKKN Rèn luyện kĩ năng cho học sinh khi giải bài toán hệ thấu kính đồng trục

Quang hình học nghiên cứu đường đi của ánh sáng qua các môi trường trong suốt và đồng nhất, đó là những đường thẳng được gọi là tia sáng. Vẽ đúng đường đi các tia sáng qua các dụng cụ quang học ta được những đường thẳng và đường gãy, hợp với các mô hình của dụng cụ quang học tạo ra những hình có dạng hình học, trong đó có mô hình giữa vật và ảnh mà ta cần xác định vị trí, độ lớn và tính chất của chúng. Trong thực tế các hệ quang học đồng trục được ứng dụng rất nhiều trong các linh kiện và thiết bị quang học. Ví dụ: Kính thiên văn, máy ảnh, kính hiển vi,

Khi dạy Vật lý lớp 11 phần thấu kính, phân phối chương trình chỉ cho một tiết bài tập về lăng kính và thấu kính mỏng học sinh chỉ có thể giải được những bài tập cơ bản về lăng kính và thấu kính. Với các bài tập về hệ thấu kính, học sinh thường lúng túng chưa tìm ra một phương pháp giải tổng quát thì làm sao các em có thể tự giải được gần 40 bài toán các dạng trong sách bài tập?

 Mặt khác, khi học đến chương "Mắt và các dụng cụ quang" thì mắt, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn . đều có cấu tạo phức tạp gồm nhiều bộ phận: nhiều thấu kính(gương) ghép với nhau tạo thành một hệ quang học. Để giải được các bài toán này, mấu chốt vấn đề là giải bài toán quang hệ mà chủ yếu là hệ thấu kính.

 

doc 24 trang thuychi01 10151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng cho học sinh khi giải bài toán hệ thấu kính đồng trục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHO HỌC SINH KHI GIẢI BÀI TOÁN HỆ THẤU KÍNH ĐỒNG TRỤC
 Người thực hiện: Hà Sỹ Phương
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật Lý
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1.Mở đầu
3
1.1.Lí do chọn đề tài
3
1.2.Mục đích nghiên cứu
4
1.3.Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. Nội dung
5
2.1. Cơ sở lí luận
5
2.1.1.Phương pháp giải bài toán về hệ thấu kính
5
2.1.2. Các kiến thức có liên quan
7
2.2 . Thực trạng vấn đề
8
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
8
2.4. Hiệu quả của đề tài
19
3.Kết luận và kiến nghị
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
24
DANH MỤC
25
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Quang hình học nghiên cứu đường đi của ánh sáng qua các môi trường trong suốt và đồng nhất, đó là những đường thẳng được gọi là tia sáng. Vẽ đúng đường đi các tia sáng qua các dụng cụ quang học ta được những đường thẳng và đường gãy, hợp với các mô hình của dụng cụ quang học tạo ra những hình có dạng hình học, trong đó có mô hình giữa vật và ảnh mà ta cần xác định vị trí, độ lớn và tính chất của chúng. Trong thực tế các hệ quang học đồng trục được ứng dụng rất nhiều trong các linh kiện và thiết bị quang học. Ví dụ: Kính thiên văn, máy ảnh, kính hiển vi, 
Khi dạy Vật lý lớp 11 phần thấu kính, phân phối chương trình chỉ cho một tiết bài tập về lăng kính và thấu kính mỏng học sinh chỉ có thể giải được những bài tập cơ bản về lăng kính và thấu kính. Với các bài tập về hệ thấu kính, học sinh thường lúng túng chưa tìm ra một phương pháp giải tổng quát thì làm sao các em có thể tự giải được gần 40 bài toán các dạng trong sách bài tập? 
	Mặt khác, khi học đến chương "Mắt và các dụng cụ quang" thì mắt, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn ... đều có cấu tạo phức tạp gồm nhiều bộ phận: nhiều thấu kính(gương) ghép với nhau tạo thành một hệ quang học. Để giải được các bài toán này, mấu chốt vấn đề là giải bài toán quang hệ mà chủ yếu là hệ thấu kính. 
Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ đó, và mong muốn góp phần làm phong phú hơn nữa các tài liệu môn học này để các học sinh và mọi người quan tâm xem đây như một tài liệu tham khảo, đó là lí do để tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng cho học sinh khi giải bài toán hệ thấu kính đồng trục”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng một hệ thống lý thuyết và bài tập minh họa về hệ thấu kính đồng trục đồng thời làm phong phú thêm tư liệu học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập và lí thuyết hệ thấu kính đồng trục gồm các thấu kính được ghép song song với nhau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu giáo khoa, các lý thuyết có liên quan. 
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp tổng hợp thu thập tài liệu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
 2.1.1. Phương pháp giải bài toán về hệ thấu kính
	 Giải bài toán hệ thấu kính đồng trục bao gồm hai bước:
- Bước 1: Lập sơ đồ tạo ảnh.
+ Hệ 2 thấu kính đồng trục ghép cách nhau một đoạn l:
Giả sử vật thật AB đặt trên trục chính của hệ 2 thấu kính đồng trục L1 và L2 trước L1,cho ảnh A’1B’1, ảnh này coi là vật đối với L2
	Ở trước L2 thì đó là vật thật
Nếu A’1B’1
	Ở sau L2 thì đó là vật ảo (không xét)
 Thấu kính L2 cho ảnh A’2B’2 của vật A’1B’1. Vậy A’2B’2 là ảnh cuối cùng qua hệ
Vậy A’2B’2 là ảnh sau cùng của AB qua hệ thấu kính.
B'1
O1
l
O2
A/2
B'2
A/1
L2
L1
A
B
	l
L1	L2
AB	 A’1B’1	A’2B’2
 d1	 d’1 d2 d’2
Tóm tắt theo sơ đồ:
+ Hệ 2 thấu kính đồng trục ghép sát nhau:
Với hệ này có 2 cách:
Lập sơ đồ như hệ 2 thấu kính đồng trục ghép cách nhưng khoảng cách L1 đến L2 là l = 0
 Hoặc dùng thấu kính tương đương là tiện lợi
Giả sử vật thật AB trên trục chính của hệ 2 thấu kính đồng trục L1 và L2 ghép sát tương tự mục (a) ta có sơ đồ tạo ảnh
L1
L2
d2
d’2
d’1
d1
AB	A’1B’1	A’2B’2
	Khi áp dụng công thức về thấu kính để giải chỉ cần nhớ l là khoảng cách 2 thấu kính luôn bằng 0: d’1 + d2 = 0 => d2 = -d’1
	Ta có:	 Và	 
	Mà ta luôn có d2 = -d1/ => Suy ra:
L
d1
d’2
AB
A/2B2/
+ Nhận thấy 2 thấu kính f1, f2 ghép sát tương ứng với hệ thấu kính có tiêu cự f: hay D1 + D2 = D
Lúc này ta có sơ đồ tạo ảnh 	 
 - Bước 2: Thực hiện tính toán
	Nội dung khảo sát của 1 hệ thấu kính rất đa dạng, nhưng nhìn chung thường gặp 3 yêu cầu chính:
	(1). Xác định các đặc điểm của ảnh sau cùng.
	(2). Xác định các đặc điểm cấu tạo của hệ
	(3). Tìm điều kiện để hệ cho ảnh ảo, ảnh thật, 2 ảnh, 1 ảnh duy nhất.
	Để giải đáp được 3 yêu cầu này, học sinh cần lưu ý đến 3 kết quả sau:
	Ảnh A’1B’1 qua L1 được xác định bởi d’1
Khi A’1B’1 đóng vai trò vật với L2 thì đặc điểm của nó được xác định bởi d2, trong mọi trường hợp, ta luôn có d’1 + d2 = l hay d2 = l – d’1 (l: k/c 2 thấu kính)
	 Số phóng đại ảnh sau cùng được xác định bởi:
	Khi học sinh hiểu và nắm được các bước giải trước mỗi yêu cầu bài toán thì việc phân tích bài toán hệ thấu kính đã xong, chỉ còn là khâu tính toán vấn đề phức tạp đã được "hóa giải", phương pháp này còn vận dụng để giải các bài tập về mắt khi đeo kính sát hoặc không sát mắt (đó là hệ thấu kính ghép sát hoặc ghép cách quãng), bài tập về kính lúp (đó là hệ thấu kính ghép cách quãng), bài tập về kính hiển vi, kính thiên văn ... (hệ thấu kính).
	+ Hệ vô tiêu: ảnh cuối cùng A’2B’2 có độ lớn không đổi khi ta di chuyển vật lại gần thấu kính:l = f1 + f2 (chú ý: f1, f2 có giá trị đại số :dương với thấu kính hội tụ, âm với thấu kính phân kỳ)
 2.1.2. Các kiến thức liên quan
- Công thức thấu kính: 
- Xác định số phóng đại ảnh: Khệ = K1.K2 = 
- Độ tụ của hệ 2 thấu kính mỏng đồng trục ghép sát: 
D = D1+D2 hay . Đặc điểm ảnh của vật AB tạo bởi hệ 2 thấu kính ghép là đặc điểm ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính tương đương.
A
A’
 I
(1)
(2)
- Nguyên lý thuận nghịch của sự truyền ánh sáng
Nếu ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó (nếu ánh sáng từ môi trường (1) sang môi trường (2) theo đường AIA’ thì cũng truyền theo chiều A’IA từ môi trường (2) sang môi trường (1)
2.2. Thực trạng vấn đề
 Giải toán về hệ thấu kính đồng trục là phần bài tập mà học sinh thường gặp khó khăn, cần tư duy và vận dụng kiến thức toán học nhiều. Với học sinh khá, giỏi thì bớt khó khăn, song với bộ phận học sinh có hạn chế về tư duy và kỹ năng tính toán thì hầu như các em không làm được dạng toán tổng hợp này. Vậy yêu cầu đặt ra với giáo viên là phải "hóa giải" dạng toán này, giúp các em có một phương pháp giải chung , hiệu quả, đặt nền móng cho việc tiếp thu kiến thức chương sau.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
Ví dụ 1:Vật sáng AB cách màn ảnh 200cm, trong khoảng giữa vật và màn ảnh, ta đặt một thấu kính hội tụ L coi như song song với vật AB. Di chuyển L dọc theo trục chính, ta thấy có hai vị trí của L để ảnh hiện rõ trên màn. Hai vị trí này cách nhau 40cm.
	a. Tìm tiêu cự của L.
	b. Tính số phóng đại của ảnh A’B’ ứng với hai vị trí trên của L.
	c. Với thấu kính trên, phải đặt màn ảnh cách vật bao nhiêu thì chỉ có một vị trí của L cho ảnh rõ trên màn?
Hướng dẫn giải
O
B'
B''
A''
A'
E
d'1
l
L
d'2
d2
B
d1
H-1
a
Ví dụ 1ở trang 8 được lấy ở tài liệu tham khảo số [2]
 a).Nhận xét công thức ta thấy nếu hoán đổi d thành d’ và d’ thành d thì công thức trở thành nghĩa là không có gì thay đổi (so với dạng viết trên)
Như vậy, với vị trí thứ nhất của L, nếu vật cách L là d1, ảnh cách L là d’1 thì với vị trí thứ 2 của L, vật cách L là d2 = d’1 và ảnh cách L là d’2 = d1 (H-1)
Vậy ta có hệ phương trình sau: d1 + d’1 = a
 d’1 – d1 = l
	 Suy ra : d’1 = , d1 = 
 Vậy = ; f = (1) =>f = 48cm
 b). Số phóng đại:
- Khi L ở vị trí thứ nhất: 
 với , => k1 = -
- Khi L ở vị trí thứ hai: =
 c) Từ công thức (1) ta suy ra : l2=a2-4af =a(a-4f). Vì l2≥0, suy ra a≥ 4f. 
Vậy khi làm thí nghiệm để thu được ảnh rõ nét khi di chuyển thấu kính như bài toán cho thì khoảng cách a giữa vật và màn phải thoả mãn a≥4f.
Để chỉ có một vị trí của L cho ảnh rõ nét trên màn : a=4f l=0, tức là hai vị trí của L trùng nhau: a=4f = 192cm.
	Ví dụ 2:Thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự 60cm. Thấu kính phân kỳ L2 có tiêu cự 40cm. Hai thấu kính được ghép đồng trục.
	a. Một vật thẳng AB được đặt vuông góc với quang trục của hệ, cách L1 40cm. Chùm sáng từ vật qua L1 rồi qua L2. Hai thấu kính cách nhau 40cm. Tìm vị trí và số phóng đại của ảnh.
	b. Bây giờ đặt L2 cách L1 một khoảng a. Hỏi a bằng bao nhiêu thì độ lớn của ảnh cuối cùng không thay đổi khi ta di chuyển vật lại gần hệ thấu kính?
Hướng dẫn giải
a) Sơ đồ tạo ảnh:
 Khoảng cách từ AB tới L1: 
với => 
A1B1 cách L2 là: 
A1B1 là vật đối với L2 cho ảnh là A2B2 cách L2 là: với : ảnh A2B2 là ảnh ảo.
 Số phóng đại: 
Vậy ảnh A2B2 cùng chiều với AB độ lớn là A2B2 = 0,6AB.
 b)Tìm a để ảnh cuối cùng có độ lớn không đổi khi di 
chuyển vật: bây giờ d1 là biến số, a là thông số phải xác định 
Ta có: Suy ra: và 
Số phóng đại:
.Muốn độ lớn của ảnh A2B2 không đổi khi ta di chuyển vật lại gần thấu kính, số phóng đại k phải độc lập với d1.Muốn vậy, ta phải có: =>(hệ vô tiêu) 
Ví dụ 3:Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = 32cm và cách thấu kính 40cm. Sau L1, ta đặt một thấu kính L2 có tiêu cự f2 = -15cm, đồng trục với L1 và cách L1 một đoạn a.
	a. Cho a = 190cm. Xác định ảnh của AB cho bởi hệ thấu kính.
	b. Khoảng cách a ở trong khoảng nào thì ảnh của AB cho bởi hệ là ảnh thật?
	c. Tìm a để độ lớn của ảnh cuối cùng của AB không phụ thuộc khoảng cách từ vật AB tới hệ.
Hướng dẫn giải
a). Sơ đồ tạo ảnh: 
Ta có Suy ra: ; 
Ảnh cuối cùng cách L2 là:, là ảnh ảo. Số phóng đại: 
b) Tìm a để ảnh của hệ là thật?
Vị trí của vật AB và thấu kính L1 không đổi nên ta vẫn có d1 = 40 cm, 
Ví dụ 2,ví dụ 3 được lấy ở tài liệu tham khảo số [5]
d1’ = 160 cm. Suy ra: 
Để ảnh A2B2 là ảnh thật, ta phải có 
- Bảng xét dấu:
 145cm 160cm 
Tử số
 + + 0 - 
Mẫu số
 - 0 + + 
 - + 0 - 
Vậy để A2B2 là ảnh thật, phải đặt L2 cách L1 từ 145 cm tới 160 cm.
c) Xét số phóng đại: 
với ; 
Suy ra 
Muốn độ lớn của A2B2 ( và của k ) không phụ thuộc khoảng cách d1 từ vật tới L1, ta phải có: Suy ra: .Vậy:
Ví dụ 4:Cho một thấu kính │f│=40cm, có hai vật AB và CD cùng vuông góc với trục chính ở hai bên của thấu kính và cách nhau 90cm. Qua thấu kính ta thấy ảnh của AB và CD nằm cùng một vị trí. Xác định:
a).Tính chất của hai ảnh.
b). Loại thấu kính đang dùng.
c). Khoảng cách từ AB và CD tới thấu kính. 
d).Vẽ hình.
Hướng dẫn giải
a
A
B
D
C
L
* Sơ đồ tạo ảnh: 
L
CD
C/D/
 d 2 d 2/
L
AB
A/B/
 d 1 d 1/
 	;
 a) Tính ch
 a)Tính chất hai ảnh:
+ Trường hợp 1: nếu hai ảnh cùng là thật thì hai ảnh ở khác phía với vật đối với thấu kính=> chúng ở khác phía nhau so với thấu kính, điều đó trái với giả thiết =>loại.
+ Trường hợp 2: : nếu hai ảnh cùng là ảo thì hai ảnh ở cùng phía với vật đối với thấu kính=> chúng ở khác phía nhau so với thấu kính, điều đó trái với giả thiết =>loại.
Vì vậy hai ảnh sẽ phải có một ảnh ảo và một ảnh thật.
b) Loại thấu kính:
A
B
D
C
L
d1
d2
Theo lập luận ở trên một trong hai ảnh là thật. Vậy thấu kính đang dùng là thấu kính hội tụ.
c) Tìm d1 và d2:
 + Ta có f=40cm; a=90cm, tức là d1+d2=90cm
 Vì có một ảnh thật và một ảnh ảo cùng vị trí nên d1/=-d2/ 
Ta có : ; thay f=40cm và d1=90-d2 
ta được d22- 90 d2+1800=0. Nghiệm: 
A
B
0
A/
B/
C/
D/
L
C
D
 d).Vẽ hình:
Hình 2.7
Ví dụ 5: Cho hệ ba thấu kính (L1), (L2), (L3) cùng trục chính, được sắp xếp như hình vẽ. Vật sáng AB vuông góc với trục chính, ở trước (L1) và chỉ tịnh tiến dọc theo trục chính. Hai thấu kính (L1) và (L3) được giữ cố định tại hai vị trí O1 và O3 cách nhau 70 cm . Thấu kính (L2) chỉ tịnh tiến trong khoảng O1O3. Các khoảng O1M = 45cm, O1N = 24cm.
a. Đầu tiên vật AB nằm trên điểm M, thấu kính (L2) đặt tại vị trí cách (L1) khoảng O1O2 = 36cm, khi có ảnh cuối của vật AB cho bởi hệ ở sau (L3) và cách (L3) một khoảng bằng 255cm. Trong trường hợp này nếu bỏ (L2) đi thì ảnh cuối không có gì thay đổi và vẫn ở vị trí cũ. Nếu không bỏ (L2) mà vẫn dịch chuyển nó từ vị trí đã cho sang phải 10cm, thì ảnh cuối cùng ra vô cực. Tìm các tiêu cự f1, f2,f3, của các thấu kính.
b. Tìm các vị trí của (L2) trong khoảng O1O3 mà khi đặt (L2) cố định tại các vị trí đó thì ảnh cuối cùng có độ lớn luôn luôn không thay đổi khi ta tịnh tiến vật AB ở trước (L1).
c. Bỏ (L3) đi, để (L2) sau (L1) cách (L1) một khoảng bằng 9cm. Bây giờ giả sử tiêu cự của (L1) có thể được lựa chọn. Hỏi cần phải chọn tiêu cự của (L1) như thế nào để khi vật AB chỉ tịnh tiến trong khoảng MN thì ảnh cuối cho bởi hệ (L1) và (L2) luôn luôn là ảnh thật.
Hướng dẫn giải
a. Theo đề ta có:
(L3)
(L2)
(L1)
- Sơ đồ tạo ảnh với hệ ba thấu kính:
	AB A1B1 	 A2B2	
(L1)
(L3)
- Sơ đồ tạo ảnh với hệ hai thấu kính:
	AB A1B1 .
Vì: ta suy ra: d32 = d31
Vậy:
Do đó ta có:
Khi dịch (L2) theo đề ta có sơ đồ tạo ảnh bởi (L2) (vị trí mới) và (L3) như sau:
(L3)
(L2)
	A1B1 A2B2 .
Vì 
Do đó:
Hình 2.8
b. Vị trí của L2:
- Khi tịnh tiến vật trước (L1) tia tới từ B song song từ trục chính không đổi. Có thể coi là tia này do một điểm vật ở vô cực trên trục chính phát ra.
- Nếu ảnh sau cùng có độ lớn không đổi, ta có tia ló ra khỏi (L1) song song với trục chính cố định. Có thể coi tia này tạo điểm ảnh ở vô cực trên trục chính. Hai tia này tương ứng với nhau qua hệ thấu kính.
Hình 2.9
Ta có sơ đồ tạo ảnh:
(L3)
(L2)
(L1)
	 A A1	 A2	
Suy ra:
- Vậy trong sự tạo ảnh bởi (L2) ta có:
- Giải ta có: x1 = 10; x2 =50.
- Hai nghiệm này ứng với hai trường hợp sau về đường đi của tia sáng:
Ví dụ 4 ở trang 13 được lấy ở tài liệu tham khảo số [3]
Ví dụ 5 ở trang 15 được lấy ở tài liệu tham khảo số [4]
Hình 2.10a
Hình 2.10b
c. Tính tiêu cự f1:
(L1)
(L1)
Ta có sơ đồ tạo ảnh:
	AB A1B1 	 .
Lần lượt xét mỗi ảnh ta có:
Với A1B1: 	
Với : 
Muốn ảnh là ảnh thật:
Với: 	d11 = 24; 
Với: 	
Kết hợp cả hai trường hợp trên ta có:
	.
2.3. Hiệu quả của đề tài
 Sau khi hướng dẫn phương pháp giải và cho luyện tập bốn dạng bài điển hình như trên, khi kiểm tra, so sánh kết quả khi áp dụng phương pháp này cho học sinh hai lớp 11 năm học 2018-2019 với kết quả của hai lớp học sinh năm học trước:
 Điểm
9 và 10
7 và 8
5 và 6
4,3,2
1và 0
11A2,A3(90em)
2017-2018
4=4.5%
6=6,7%
46=51%
24=26,7%
10=11,1%
11A1,11A5(90em)
2018-2019
14=15,6%
32=35,5%
24=26,7%
18=20%
2=2,2%
so sánh
tăng 11,1%
tăng 28,8%
giảm 24,3%
giảm 6,7%
giảm 8,9%
 Như vậy số học sinh biết vận dụng để giải bài toán tổng hợp để đạt trung bình trở lên tăng rõ rệt, số học sinh vận dụng tốt (đạt điểm khá giỏi) tăng đáng kể, số học sinh điểm kém giảm nhiều. Hơn nữa các em sẽ có nền móng vững để học tiếp chương sau.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
 Với dạng bài toán về hệ thấu kính, ngoài yêu cầu nắm vững kiến thức vật lý liên quan tới các công thức về thấu kính, hệ thấu kính các em còn phải có kiến thức toán vững, tư duy lô gíc. Với những học sinh khá giỏi việc tiếp cận dạng toán này sẽ ít khó khăn, song với đối tượng học sinh trung bình thì đây là dạng toán tổng hợp "đáng sợ ". Vì vậy trước khi hướng dẫn phương pháp giải bài toán về hệ thấu kính, giáo viên cần hệ thống lại kiến thức toán có liên quan bằng một cột bên trái vở học, để học sinh chủ động vận dụng và ghi nhớ.
Ta thấy mỗi phần kiến thức đều có một chìa khoá riêng để mở. Nếu chúng ta suy nghĩ, đúc rút kinh nghiệm, trao đổi và học tập lẫn nhau thì sẽ giúp truyền thụ cho học sinh kiến thức một cách khoa học và vững chắc, giúp các em thêm yêu thích bộ môn. Rất mong các đồng nghiệp cùng trao đổi và mong muốn nhận được sự đóng góp của các đồng chí.
3.2. Kiến nghị
	- Nhà trường, tổ chuyên môn cần tạo điều kiện, khuyến kích và có chế độ đối với các giáo viên trong việc tổ chức các buổi thảo luận, để tạo niềm đam mê và bầu không khí sôi nổi trong quá trình học tập và giảng dạy.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do chính bản thân mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 
 Hà Sỹ Phương
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách bài tập Vật lý 11 cơ bản, NXB Giáo Dục, tái bản lần thứ 3 năm 2011.
[2]. Sách bài tập Vật lý 11 nâng cao, NXB Giáo Dục, tái bản lần thứ 3 năm 2011.
[3]. Rèn luyện kĩ năng giải toán Vật lý 11, tác giả Mai Chánh Trí
[4]. Giải toán Vật Lý 11, Tác giả Bùi Quang Hân
[5]. Phương pháp khác lạ giải toán Thấu kính, Hệ thấu kính,đường truyền tia sáng
Tác giả Nguyễn Anh Thi
[6]. 555 bài tập Vật lý sơ cấp chọn lọc, Tác giả Trần Văn Dũng
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hà Sỹ Phương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên. Trường THPT 4 Thọ xuân
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại
(A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Vận dụng phương pháp tọa độ để giải một số bài tập Vật lý THPT
SGD
C
2009- 2010
Sử dụng phương pháp hình học và tích có hướng của hai véc tơ để giải bài toán vật ném xiên.
SGD
C
2010-2011
Một số cách giải bài toán cực trị trong vật lý THPT.
SGD
B
2011-2012
Kích thích hứng thú học tập của học sinh đối với phần quang học dựa trên các hiện tượng quang học phổ biến.
SGD
C
2012-2013
Ứng dụng nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học vào giải một số bài toán phần vật lý phân tử và nhiệt học.
SGD
C
2014- 2015
Phát triển tư duy cho học sinh qua một số dạng bài tập chương dòng điện không đổi vật lý 11
SGD
C
2016-2017
Tạo hứng thú học tập của học sinh phần dao động và sóng điện từ qua ảnh hưởng của sóng điện từ đối với môi trường và con người. 
SGD
C
2017-2018

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_cho_hoc_sinh_khi_giai_bai_toan_he_tha.doc