SKKN Phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu địa lí để rút ra kiến thức cho học sinh lớp 9

SKKN Phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu địa lí để rút ra kiến thức cho học sinh lớp 9

 “Học đi đôi với hành’’, “Lí thuyết gắn liền với thực tiễn’’ đó là nhiệm vụ rất cần thiết của mỗi giáo viên và học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Hướng dẫn học sinh nhận xét bảng số liệu trong môn địa lý 9 rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi các em phải nắm vững kiến thức lí thuyết, làm tốt tất cả các bài tập và yêu cầu các em phải phát huy tính sáng tạo, tư duy, có như vậy thì các em mới hoàn thành tốt các bài tập nhận xét, cũng như trong khi học có các bảng số liệu yêu cầu nhận xét.

Nhận xét bảng số liệu trong môn Địa lí 9 rất đa dạng, có dạng bài vừa nhận xét vừa phân tích, có dạng lại nhận xét và so sánh, tổng hợp Nhưng nhìn chung hầu hết các bài tập đều áp dụng cả phân tích, so sánh, tổng hợp và nhận xét. Vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn sao cho học sinh dễ hiểu nhất, từ đó hình thành cho các em kĩ năng, kĩ xảo khi làm các bài tập nhận xét, phần lí thuyết yêu cầu nhận xét. Không chỉ như vậy, do địa lí lớp 9 là địa lí dân cư, kinh tế Việt Nam rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nên khi đọc báo, xem các phương tiện thông tin đại chúng có bảng số liệu dù về phần trong nước hay nước ngoài thì học sinh cũng sẽ dễ dàng nhận xét, so sánh.

 Mặt khác việc hướng dẫn học sinh nhận xét số liệu trong bộ môn Địa lí 9 nó còn có liên quan đến nhiều môn học khác, nhất là môn Toán học. Nếu giáo viên không hướng dẫn kĩ thì học sinh rất dễ nhầm lẫn các số liệu giữa các dòng, cột với nhau. Vì vậy với đề tài: “Phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu địa lí để rút ra kiến thức cho học sinh lớp 9” thì giáo viên phải hướng dẫn thật tỉ mỉ, chính xác. Về phần học sinh phải chủ động, tư duy, sáng tạo Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh là người chủ đạo, làm việc tích cực, yêu thích bộ môn Có như vậy thì bài học mới mang lại hiệu quả cao.

 

doc 21 trang thuychi01 14473
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu địa lí để rút ra kiến thức cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1. 1. Lí do chọn đề tài.
2
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
3
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
3
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
3
2.1. Cơ sở lí luận .
3
2.2. Thực trạng về kỹ năng nhận xét bảng số liệu thống kê của học sinh lớp 9 trường THCS Kiên Thọ. 
3
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
4
2.3.1.Tìm hiểu về số liệu thống kê.
5
2.3.2.Ý nghĩa của bảng số liệu thống kê. 
5
2.3.3.Phân loại các số liệu thống kê trong dạy học địa lí.
5
2.3.4.Nhận xét bảng số liệu trong dạy học địa lí.
6
2.3.5.Rèn luyện kĩ năng dựa vào bảng số liệu và biểu đồ để nhận xét:
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh khối 9 trường THCS Kiên Thọ.
18
3. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT.
19
3.1. Kết luân.
19
3.2. Đề xuất.
20
Tài liệu tham khảo
21
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài. 
 	 “Học đi đôi với hành’’, “Lí thuyết gắn liền với thực tiễn’’ đó là nhiệm vụ rất cần thiết của mỗi giáo viên và học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Hướng dẫn học sinh nhận xét bảng số liệu trong môn địa lý 9 rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi các em phải nắm vững kiến thức lí thuyết, làm tốt tất cả các bài tập và yêu cầu các em phải phát huy tính sáng tạo, tư duy, có như vậy thì các em mới hoàn thành tốt các bài tập nhận xét, cũng như trong khi học có các bảng số liệu yêu cầu nhận xét.
Nhận xét bảng số liệu trong môn Địa lí 9 rất đa dạng, có dạng bài vừa nhận xét vừa phân tích, có dạng lại nhận xét và so sánh, tổng hợpNhưng nhìn chung hầu hết các bài tập đều áp dụng cả phân tích, so sánh, tổng hợp và nhận xét. Vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn sao cho học sinh dễ hiểu nhất, từ đó hình thành cho các em kĩ năng, kĩ xảo khi làm các bài tập nhận xét, phần lí thuyết yêu cầu nhận xét. Không chỉ như vậy, do địa lí lớp 9 là địa lí dân cư, kinh tế Việt Nam rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nên khi đọc báo, xem các phương tiện thông tin đại chúng có bảng số liệu dù về phần trong nước hay nước ngoài thì học sinh cũng sẽ dễ dàng nhận xét, so sánh.
 	Mặt khác việc hướng dẫn học sinh nhận xét số liệu trong bộ môn Địa lí 9 nó còn có liên quan đến nhiều môn học khác, nhất là môn Toán học. Nếu giáo viên không hướng dẫn kĩ thì học sinh rất dễ nhầm lẫn các số liệu giữa các dòng, cột với nhau. Vì vậy với đề tài: “Phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu địa lí để rút ra kiến thức cho học sinh lớp 9” thì giáo viên phải hướng dẫn thật tỉ mỉ, chính xác. Về phần học sinh phải chủ động, tư duy, sáng tạoGiáo viên là người tổ chức, hướng dẫn phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh là người chủ đạo, làm việc tích cực, yêu thích bộ môn Có như vậy thì bài học mới mang lại hiệu quả cao. 
 	Từ kinh nghiệm bản thân qua nhiều năm giảng dạy địa lý và qua thực tế dự giờ đồng nghiệp, kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu tôi muốn viết lên “Phương pháp hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu để rút ra kiến thức cho học sinh lớp 9 trường THCS Kiên Thọ, Ngọc Lặc” trong đề tài này. Theo cá nhân tôi nhận thấy, việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh gồm: kỹ năng đọc biểu đồ, kỹ năng vẽ biểu đồ, kỹ năng nhận xét, giải thích biểu đồ,Từ đó sẽ giúp học sinh hiểu và khai thác được một cách dễ dàng động thái phát triền của một hiện tượng, mối quan hệ về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể.
Mỗi biểu đồ có thể dùng được với nhiều mục đích khác nhau. Từ nhận xét bảng số liệu các em có thể biết và hiểu rõ đối tượng địa lí đó đang tăng, đang giảm, ổn định hay biến độngTừ đó, các em sẽ góp phần nhỏ bé của mình thúc đẩy đất nước phát triển về mọi mặt để theo kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích chính của đề tài là giúp cho việc dạy và học địa lý lớp 9 có hiệu quả hơn qua rèn luyện các kĩ năng. 
- Kĩ năng phân tích bảng số liệu.
- Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ bảng số liệu.
- Kĩ năng xử lí số liệu.
- Kĩ năng liên hệ thực tiễn của địa phương, đất nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bảng số liệu trong sách Địa lí 9.
- Rèn luyện và hình thành kĩ năng nhận xét bảng số liệu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Hướng dẫn khai thác những đặc trưng địa lí, các mối quan hệ, sự biến đổi của các hiện tượng, đối tượng địa lí theo thời gian. 
- Kĩ năng nhận xét, so sánh và khai thác thông tin từ bảng số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu tôi nhận thấy rằng: việc hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu học sinh còn rất bỡ ngỡ và lúng túng, đôi khi còn cảm thấy rắc rối, không có định hướng cụ thể. Tuy nhiên việc hướng dẫn học sinh dựa vào bảng số liệu để nhận xét cũng không đi theo con đường mòn, không có đáp án cụ thể và cũng không có sách hướng dẫn. Vì vậy, tùy từng đề bài yêu cầu, giáo viên có những cách hướng dẫn học sinh khác nhau. Nhưng theo tôi thì tôi hướng dẫn học sinh nhận xét theo hàng ngang, cột dọc, so sánh hơn – kém bao nhiêu lần (lấy số liệu lớn hơn trừ đi số liệu nhỏ hơn) và hơn – kém bao nhiêu lần (lấy số liệu lớn hơn chia cho số liệu nhỏ hơn).
Đối với dạng bài tập, câu hỏi yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu để rút ra nhận xét là một dạng khó. Vì vậy, yêu cầu cả giáo viên và học sinh phải phát huy hết khả năng – năng lực vốn có của mình. Giáo viên khi hướng dẫn phải tỉ mỉ, rõ ràng. Học sinh phải chăm chú nghe giảng, phải biết phát huy khả năng tư duy, sáng tạo. Ngoài ra giáo viên còn phải biết khơi dậy trí thông minh, óc tò mò, sáng tạo, ham hiểu biết, học hỏi của học sinh, phải làm cho học sinh yêu thích bộ môn, có động cơ học tập đúng đắn để sau khi rời ghế nhà trường, các em biết áp dụng vào thực tiễn, để góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
2.2. Thực trạng về kĩ năng nhận xét bảng số liệu thống kê của học sinh lớp 9 trường THCS Kiên Thọ.
 	Đối với môn Địa lí, là một môn học khó, trừu tượng. Vì vậy dạy học Địa lí phải cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ, chính xác và có hệ thống những kiến thức có trong chương trình, đồng thời phải giáo dục các em hình thành kiểu tư duy địa lí, phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập. Cùng với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, sự đa dạng các hình thức tổ chức lên lớp, học sinh ngày càng tích cực hơn trong quá trình học tập. Tuy nhiên khả năng tư duy, sáng tạo còn hạn chế, giáo viên lại chưa kiên trì trong việc hướng dẫn học sinh các kỹ năng của môn học, đặc biệt là kỹ năng nhận xét bảng số liệu. Vì thế các em chưa được rèn luyện nhiều nên còn rất lúng túng trong các tiết học. 
Hơn nữa, qua thực tiễn dạy học cũng như dự giờ rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Về kiến thức lí thuyết cũng như thực hành, phần nhận xét bảng số liệu thống kê, nhiều giáo viên còn hiểu vấn đề này một cách đơn giản, chưa thấu đáo và triệt để, chính vì thế mà khi giảng dạy thường coi nhẹ hoặc coi là vấn đề không quan trọng, dẫn đến có những tiết giáo viên còn rất lúng túng trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh khi gặp những bảng số liệu, đôi khi có giáo viên bỏ qua và truyền đạt cho học sinh một cách thụ đông. Mặt khác chính học sinh khi tiếp cận với các bảng số liệu cũng còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các em không phát huy được tư duy sáng tạo của mình, không đáp ứng được mục tiêu bài học đề ra.
Qua khảo sát bài tập đầu tiên (Bài tập 3 trang 14 của bài 3 - Phân bố dân cư và các loại hình quần cư).
 	Với bài tập này thì học sinh cũng đã được làm quen với các câu hỏi của bài học trước đó như: câu hỏi dựa vào bảng 2.2, câu hỏi dựa vào bảng 3.1. Tuy nhiên ở câu hỏi của các bài tập thì mới chỉ yêu cầu học sinh nhận xét khái quát nhất, nên đến bài tập 3 trang 14 tôi thấy học sinh chưa thuần thục, các em đang còn lúng túng, vì vậy kết quả chưa cao. Đến các bài tập sau đó: bài tập 3 trang 17, bài tập 2 trang 23 Tôi hướng dẫn các em nhận xét rất tỉ mỉ thì kết quả khảo sát đã khá hơn rất nhiều. Kết quả thu được qua khảo sát bước đầu là: 
Bài tập 3 trang 14( kết quả khảo sát lần 1)
Khối lớp
Số HS
Thông thạo kỹ năng phân tích bảng số liệu
Biết phân tích
Bảng số liệu
Chưa biết phân tích bảng số liệu
SL
%
SL
%
SL
%
9
159
16
10,0
55
34,6
88
55,4
Bài tập 3 trang 17, bài tập 2 trang 23 (kết quả khảo sát sau khi hướng dẫn học sinh kĩ hơn)
Khối lớp
Số HS
Thông thạo kỹ năng phân tích bảng số liệu
Biết phân tích
Bảng số liệu
Chưa biết phân tích bảng số liệu
SL
%
SL
%
SL
%
9
159
20
12,6
72
45,3
67
42,1
Đến bài tập 3 trang 69 (Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ) tôi đã rất yên tâm về dạng bài tập dựa vào bảng số liệu để nhận xét của học sinh.
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
Cùng với đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, coi trọng phương pháp thực hành, rèn các kỹ năng địa lí, vận dụng những điều đã học vào thực tế, đòi hỏi mỗi bài học giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng cho hoạt động nhận thức của học sinh, tức là giáo viên đóng vai trò hướng dẫn từng bước, còn học sinh sẽ tập trung chú ý, chủ động định hướng hoạt động tư duy của mình vào việc tìm tòi kiến thức mới một cách có hiệu quả. 
	Trong chương trình Địa lí THCS nói chung, Địa lí 9 nói riêng, số lượng các bảng số liệu được đưa vào khá nhiều. Mục đích từ các bảng số liệu, học sinh có thể khai thác kiến thức cơ bản cần lĩnh hội của bài học. Vì thế giáo viên phải giúp học sinh có thể trình bày được kiến thức một cách khoa học, hiểu bản chất, đồng thời vừa phải rèn luyện cho học sinh các kỹ năng địa lí, trong đó có kỹ năng nhận xét bảng số liệu.
2.3.1. Tìm hiểu về số liệu thống kê.
	Thống kê học là khoa học nghiên cứu mặt số lượng của hiện tượng, những quy luật của đời sống kinh tế - xã hội trong mối quan hệ mật thiết với chất lượng, trong những điều kiện, địa điểm và thời gian nhất định. 
Như vậy những số liệu về tình hình sản xuất của các nghành kinh tế, dân cư, mật độ dân số là số liệu thống kê.
Bảng số liệu thống kê là tập hợp những con số được sắp xếp thành hệ thống theo hàng, theo cột để phản ánh những nội dung, tính chất của đối tượng địa lí.
2.3.2. Ý nghĩa của bảng số liệu thống kê.
	Những bảng số liệu không chỉ có ý nghĩa là những tài liệu bằng những con số mà nó phải có ý nghĩa phục vụ cho nghiên cứu giảng dạy. Vì vậy khi làm việc với bảng số liệu không chỉ là quan tâm đến bản thân những con số mà nội dung của chúng còn phản ánh thông qua nhận xét, so sánh, đối chiếu với nhau để rút ra được những kết luận cần thiết để truyền đạt tri thức, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng về bộ môn. Chính vì vậy mà phải nhận xét bảng số liệu một cách khoa học.
	Đối với môn Địa lí:
- Số liệu thống kê là phương tiện không thể thiếu trong dạy học.
- Làm cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát hoặc dùng để minh họa, làm rõ các kiến thức địa lí.
- Việc nhận xét các số liệu giúp học sinh thu nhận được các kiến thức địa lí cần thiết.
2.3.3. Phân loại các số liệu thống kê trong dạy học Địa lí.
	Có nhiều cách phân loại các số liệu, nhưng trong quá trình giảng dạy Địa lí nói chung và Địa lí 9 nói riêng, tôi đã phân số liệu thành các loại sau:
	+ Số liệu về diện tích.
+ Số liệu về dân số. 
	+ Số liệu về kinh tế. 
	Các số liệu trên có thể phản ánh quy mô, cơ cấu của đối tượng địa lí, sự thay đổi hoặc chuyển dịch của các đối tượng đó.
2.3.4. Nhận xét bảng số liệu trong dạy học Địa lí.
* Các bước nhận xét bảng số liệu trong dạy học Địa lí.
	Để giúp học sinh có được những kỹ năng trong nhận xét bảng số liệu, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh theo trình tự các bước để rút ra những nhận xét và giải thích nguyên nhân:
- Xác định yêu cầu của câu hỏi trong đề bài, bài tập để xác định mục đích làm việc với bảng số liệu.
- Đọc tiêu đề của bảng, đọc đề mục của các cột, đơn vị và thời điểm đi kèm với các số liệu và các phần chú thích ở cuối bảng.
- Tìm ra mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh, đối chiếu chúng theo từng vấn đề thể hiện trong các cột số, các hàng để rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết.
- Vận dụng kiến thức địa lí đã học kết hợp với những kỹ năng nhận xét số liệu để tìm ra những kiến thức mới.
	Cụ thể trong chương trình Địa lí 9, ngoài việc tiến hành các bước, khi nhận xét các bảng số liệu cần:
- Khi nhận xét các bảng số liệu phải tính toán để so sánh độ lớn (quy mô). Cụ thể tính ra lớn gấp bao nhiêu lần, lớn hơn bao nhiêu đơn vị (ví dụ: triệu người, nghìn tấn, nghìn km2, %...), xử lí số liệu để biết được đối tượng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số....
- Phải xử lí số liệu (nếu cần), tính toán để thấy được sự thay đổi của đối tượng tăng hay giảm, tính cụ thể đơn vị tăng hoặc giảm (ví dụ: triệu người, triệu tấn, nghìn tấn, %...).
* Các yêu cầu khi tiến hành nhận xét bảng số liệu trong dạy học Địa lí.
- Không được bỏ sót các số liệu: Trong quá trình nhận xét phải sử dụng tất cả các số liệu có trong bảng. Cần phải sử dụng hết các dữ liệu của đề ra, tránh bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm.
- Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình nhận xét 
+ Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (dùng loại đơn vị triệu người, triệu tấn, hay tỉ đồng), hoặc tương đối (%).
+ Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính toán ra các đại lượng tương đối. Quá trình nhận xét phải đưa được cả hai đại lượng này để minh hoạ.
- Tính toán số liệu theo hai hướng chính: Theo cột dọc và theo hàng ngang:
- Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể.
+ Thường là đi từ các số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết thể hiện một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng địa lý được nêu ra trong bảng số liệu.
+ Các nhận xét cần tập trung là: Các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới dạng hơn kém (lần hoặc phần trăm so với tổng số).
- Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng.
+ Quá trình nhận xét bao giờ cùng đòi hỏi khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng có trong bảng. Do đó cần khai thác mối liên hệ giữa các cột, các hàng.
+ Có vô số mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý gắn với các nội dung của từng bài...
- Cần chú ý là nhận xét bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và giải thích.
2.3.5. Rèn luyện kĩ năng dựa vào bảng số liệu và biểu đồ để nhận xét.
* Dạng biểu đồ cột.
Ví dụ: Vẽ biểu đồ cột ghép - Bài tập 3 trang 69 - SGK Địa Lí
Dựa vào bảng số liệu 18.1 vẽ biểu đồ cột và nêu nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bảng 18.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
(Đơn vị tỉ đồng).
 Năm
Tiểu vùng
1995
2000
2002
Tây Bắc
320,5
541,1
696,2
Đông Bắc
6179,2
10657,7
14301,3
* Hướng dẫn:
- Cách vẽ: 
+ Bước 1: Vẽ hệ trục tọa độ: Trực tung đơn vị (tỉ đồng), trục hoành (năm)
+ Bước 2: Tiến hành vẽ theo năm: năm 1995 sau đó đến năm 2000 – 2002. Dùng kí hiệu riêng để phân biệt hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
+ Bước 3: Lập bảng chú giải.
 + Bước 4: Viết tên biểu đồ.
- Biểu đồ: 
Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ từ năm 1995 - 2002.
* Nhận xét: 
- Hàng ngang (Tiểu vùng)
Thực hiện phép trừ (số liệu sau trừ số liệu trước sau đó chia)
Tiểu vùng Tây Bắc giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm tăng:
+ Năm 2000 tăng hơn năm 1995 là (541,1 - 320,5) = 220,6 tỉ đồng (gấp 1,7 lần)
+ Năm 2002 tăng hơn năm 2000 là (696,2 – 541,1) = 115,1 tỉ đồng (gấp 1,3 lần).
+ Năm 2002 tăng hơn năm 1995 là (696,2 – 320,5) =375,7 tỉ đồng (gấp 2,2 lần)
 	Như vậy, giai đoạn từ 2000 – 2002 tăng nhanh hơn từ 1995-2000 (5 năm)
+ Năm 2000 tăng hơn năm 1995 là (10657,7 – 6179,2) = 4478,5 tỉ đồng (gấp 1,7 lần).
+ Năm 2002 tăng hơn năm 2000 là (14301,3 – 10657,7) = 3643,6 tỉ đồng (gấp 1,3 lần).
+ Năm 2002 tăng hơn năm 1995 là (14301,3 – 6179,2) = 8122,1 tỉ đồng (gấp 2,3 lần). 
Như vậy, từ năm 2000 - 2002 (2năm). Tăng nhanh hơn từ 1995 – 2000 (5 năm)
- Cột dọc (theo năm).
+ Năm 1995 giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (6179,2 – 320,5) = 5858,7 tỉ đồng (gấp 19,3 lần).
+ Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (10657,7 – 541,1) = 10116,6 tỉ đồng (gấp 19,7 lần).
+ Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (14301,3 – 696,2) = 13605,1 tỉ đồng (gấp 20,5 lần).
Như vậy, nhìn chung qua các năm giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc. Các tiểu vùng trong những năm gần đây đều cao hơn những năm trước.
* Vẽ biểu đồ cột đơn. 
 Ví dụ: Bài tập 3 trang 105 - SGK Địa Lí
Vẽ biểu đồ cột độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên năm 2003.
Các tỉnh
Kon Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Lâm Đồng
Độ che phủ rừng (%)
64,0
49,2
50,2
63,5
* Hướng dẫn:
- Cách vẽ: 
+ Bước 1: Vẽ trục tọa độ: Trục dọc biểu thị độ che phủ (%). Trục ngang là các địa phương
+ Bước 2: 	Cột đầu tiên phải cách trục tung từ một đến hai đường kẻ. 
Vẽ đúng trình tự bài cho, bề ngang các cột phải bằng nhau.
Ghi số lượng trên đầu các cột để dễ so sánh.
+ Bước 3: Lập bảng chú giải.
+ Bước 4: Viết tên biểu đồ.
- Biểu đồ:
Biểu đồ cột độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên năm 2003
* Nhận xét:- Độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên cao nhất là Kon Tum 64%, thứ hai là Lâm Đồng 63,5%, thứ ba là Đắk Lắk 50,2% và thấp nhất là 49,2%.
- Chênh lệch giữa tỉnh cao nhất và tỉnh thấp nhất về độ che phủ rừng của Kon Tum và Gia Lai là: 14,8%.
* Biểu đồ cột chồng.
Ví dụ: Bài tập 2, trang 33. Dạng đặc biệt với số phần trăm và có tổng là 100% còn gọi là cơ cột cơ cấu hay cột chồng.
	Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
Bảng 8.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng, sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
100
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100
62,8
17,5
17,3
2,4
* Hướng dẫn:
- Cách vẽ: 
+ Bước 1: Vẽ trục tọa độ: 
 Trục dọc biểu thị phần trăm.
 Trục ngang biểu thị năm.
+ Bước 2: Vẽ hai cột năm 1990 và 2002 đều là 100%.
+ Bước 3: Chia tỉ lệ phần trăm từng cột theo số lượng trong bảng.
+ Bước 4: Chú giải: Mỗi ngành một kí hiệu khác nhau.
+ Bước 5: Ghi tên biểu đồ.
Biểu đồ: 
	 %
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất năm 1990 - 2002
* Nhận xét: 
- Cả hai năm 1990 và 2002 ngành chăn nuôi gia súc có giá trị sản xuất
lớn nhất, sau đó đến chăn nuôi gia cầm, thứ ba là sản phẩm trứng sữa, thấp nhất là phụ phẩm chăn nuôi.
- Từ năm 1990 – 2002 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi gia súc giảm 1,1%, ngành chăn nuôi gia cầm giảm 1,8%, ngành sản phẩm trứng sữa tăng 4,4%, ngành phụ phẩm chăn nuôi giảm 1,1%.
* Biểu đồ thanh ngang.
Ví dụ: Vẽ biểu đồ lực lượng lao động ở các vùng kinh tế nước ta năm 1996.
	(Đơn vị: Nghìn người)
Vùng kinh tế
Lực lượng lao động
Miền núi và trung du phía Bắc
6,433
Đồng bằng sông Hồng
7,383
Bắc Trung Bộ
4,664
Duyên hải Nam Trung Bộ
3,805
Tây Nguyên
1,442
Đông Nam Bộ
4,391
Đồng bằng sông Cửu Long
7,748
* Hướng dẫn:
- Cách vẽ:
+ Tương tự biểu đồ cột chỉ khác là trục dọc thường biểu thị các vùng, trục ngang biểu thị đơn vị.
+ Khi đề bài yêu cầu cụ thể vẽ biểu đồ thanh ngang hoặc khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cột. Nếu có các vùng kinh tế chúng ta chuyển qua vẽ biểu đồ thanh ngang để việc ghi tên vùng dễ dàng và đẹp hơn.
	Lưu ý: Khi vẽ biểu đồ thanh ngang cần xếp thứ tự các vùng kinh tế từ Bắc đến Nam.
- Biểu đồ: 
Biểu đồ lực lượng lao động ở các vùng kinh tế nước ta năm 1996
* Nhận xét: Cách nhận xét tương tự như biểu đồ cột đứng.
* Biểu đồ đồ thị (còn gọi là biểu đồ đường hay đường biểu diễn)
* Loại biểu đồ đồ thị đơn. 
Ví dụ: Vẽ đồ thị biểu hiện sự tăng trưởng diện tích lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Đơn vị: Triệu ha). 
Năm
1990
1992
1993
1995
1996
2002
Diện tích
2,58
2,92
3,00
3,20
3,44
3,83
* Hướng dẫn:
- Cách vẽ:
+ Bước 1: 	Vẽ trục tọa độ (trục dọc biểu thị triệu ha, trục ngang biểu thị số năm.
Chú ý: Lấy năm 1990 trùng với trục tung.
+ Bước 2: 	Chú ý khoảng cách các năm.
Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ đã được xác định bởi trục

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_ren_luyen_ki_nang_nhan_xet_bang_so_lieu_dia.doc
  • docBia sang kien kinh nghiem.doc