SKKN Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi Trung học Phổ thông quốc gia môn Tiếng Anh

SKKN Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi Trung học Phổ thông quốc gia môn Tiếng Anh

Xem các đáp án của câu hỏi, xác định đây là câu hỏi loại gì (về ngữ pháp hay lựa chọn từ) và thuộc dạng nhỏ nào trong loại câu hỏi chính đó. Bước này giúp chúng ta xác định được thông tin chính cần tìm trong câu hay đoạn văn bao gồm câu hỏi.

Bước 3: SCAN

Đọc kỹ câu chứa câu hỏi và các câu liền kề (trước và sau) để tìm thông tin trả lời. Nên nhớ rằngchúng ta không cần phải đọc để hiểu hết tất cả thông tin mà chúng ta hãy đọc kỹ phần chứa những thông tin liên quan đến câu hỏi. Chúng ta có thể cần phải sử dụng đến kỹ thuật CHUNKING để nhóm những mẩu thông tin được cho ở các câu văn liên quan đến câu hỏi để tìm ra câu trả lời.

– Chú ý đến các từ ở hai bên chỗ trống, đó chính là manh mối cho chúng ta tìm ra đáp án đúng. Ví dụ như từ đứng trước là tính từ thì hầu hết đáp án sẽ là danh từ….

– Nếu không có đáp án chắc chắn, hãy dùng phương pháp loại trừ, loại bỏ dần các đáp án không phù hợp. Những đáp này là

+ Đáp án thiếu những thành phần thiết yếu để hoàn chỉnh câu.

+ Đáp án bao gồm những từ không cần thiết.

+ Đáp án sử dụng sai ngữ pháp so với ngữ pháp của câu.

Trong một câu hỏi thường có 2 đáp án hoàn toàn sai, 1 đáp án gần đúng, 1 đáp án đúng. Các em cần loại bỏ thật nhanh 2 đáp án sai, cân nhắc 2 đáp án còn lại với các tiêu chí trên nếu cần thiết.

docx 31 trang Mai Loan 11/02/2025 1121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi Trung học Phổ thông quốc gia môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh
 SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU,
 ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến:
 “Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi trung 
 học phổ thông quốc gia môn Tiếng Anh”
 Tác giả sáng kiến: Lê Thị Minh Huệ
 Mã sáng kiến: 31.61.03
 Vĩnh Phúc, năm 2019
Báo cáo kết quả ngiên cứu, ứng dụng sáng kiến- Lê Thị Minh Huệ-THPT Bình Xuyên 1 Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh
 - Địa chỉ: Giáo viên Tiếng Anh trường THPT Bình Xuyên, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0983836500. Email: leminhhue.c3binhxuyen@vinhphuc.edu.vn. 
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
 Họ và tên: Lê Thị Minh Huệ
 Địa chỉ: Giáo viên Tiếng Anh trường THPT Bình Xuyên, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
 Số điện thoại: 0983836500. Email: leminhhue.c3binhxuyen@vinhphuc.edu.vn. 
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: TIẾNG ANH
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi áp dụng dành cho đối tượng học sinh ôn thi THPT Quốc gia 
lớp 12 là chính. Ngoài ra đây cũng là tài liệu giúp tất cả các em học sinh tự học, tự lĩnh hội 
và nâng cao kiến thức. 
 Sáng kiến của tôi cũng có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các giáo viên bộ môn Tiếng 
Anh và cung cấp những kinh nghiệm nhất định trong việc làm bài thi trắc nghiệm.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG
 - Thời gian: từ ngày 1/11/2018 đến 15/12/2018.
 - Địa điểm: lớp 12A7, 12A10 trường THPT Bình Xuyên.
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
 7.1. Thực trạng và giải pháp
 Năm 2019 cấu trúc đề thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia về cơ bản vẫn giữ 
như năm 2017 và 2018, chỉ có điều chỉnh nhỏ trong bài đọc hiểu( thay 1 bài đọc hiểu 7 câu 
thành 5 câu và tăng 2 câu trong phần từ vựng và ngữ pháp). Riêng nội dung dạng bài đọc và 
điền từ vẫn còn trong cấu trúc đề thi và chiếm 5/50 câu trắc nghiệm.
 Để trang bị tốt cho học sinh có kiến thức và kĩ năng làm phần nội dung này, tôi chọn đề 
tài: “Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia môn 
Tiếng Anh”.
 Giải pháp của tôi là cung cấp cho các em những kiến thức có liên quan tới kiểu bài đọc và 
điền từ, những nội dung hay gặp trong dạng bài này, phân tích và giải thích qua những ví dụ 
cụ thể, cung cấp các bài tập bổ trợ; với mục đích các em có thể tiếp cận với phần kiến thức 
chuyên sâu, rộng, để có thể vận dụng linh hoạt, tiết kiệm tối đa thời gian và có những kinh 
nghiệm nhất định trong việc làm bài thi trắc nghiệm.
 7.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu của tôi nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để 
làm bài tập phần đọc và điền từ trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia môn Tiếng Anh. 
 7.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Báo cáo kết quả ngiên cứu, ứng dụng sáng kiến- Lê Thị Minh Huệ-THPT Bình Xuyên 3 Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh
 Xem các đáp án của câu hỏi, xác định đây là câu hỏi loại gì (về ngữ pháp hay lựa chọn 
từ) và thuộc dạng nhỏ nào trong loại câu hỏi chính đó. Bước này giúp chúng ta xác định 
được thông tin chính cần tìm trong câu hay đoạn văn bao gồm câu hỏi.
Bước 3: SCAN
 Đọc kỹ câu chứa câu hỏi và các câu liền kề (trước và sau) để tìm thông tin trả lời. Nên 
nhớ rằngchúng ta không cần phải đọc để hiểu hết tất cả thông tin mà chúng ta hãy đọc kỹ 
phần chứa những thông tin liên quan đến câu hỏi. Chúng ta có thể cần phải sử dụng đến kỹ 
thuật CHUNKING để nhóm những mẩu thông tin được cho ở các câu văn liên quan đến câu 
hỏi để tìm ra câu trả lời.
– Chú ý đến các từ ở hai bên chỗ trống, đó chính là manh mối cho chúng ta tìm ra đáp án 
đúng. Ví dụ như từ đứng trước là tính từ thì hầu hết đáp án sẽ là danh từ.
– Nếu không có đáp án chắc chắn, hãy dùng phương pháp loại trừ, loại bỏ dần các đáp án 
không phù hợp. Những đáp này là
+ Đáp án thiếu những thành phần thiết yếu để hoàn chỉnh câu.
+ Đáp án bao gồm những từ không cần thiết.
+ Đáp án sử dụng sai ngữ pháp so với ngữ pháp của câu.
 Trong một câu hỏi thường có 2 đáp án hoàn toàn sai, 1 đáp án gần đúng, 1 đáp án 
đúng. Các em cần loại bỏ thật nhanh 2 đáp án sai, cân nhắc 2 đáp án còn lại với các tiêu chí 
trên nếu cần thiết.
* Chunking là quá trình chúng ta nhóm các thông tin lại với nhau để tìm ra câu trả lời. Nó tùy 
thuộc vào loại thông tin nào chúng ta đang tìm kiếm trong đoạn văn, bài văn. Các em có thể 
nhóm 2 thông tin lại với nhau hay nhóm nhiều thông tin hoặc nhiều câu văn hay đoạn văn 
lại với nhau để tìm ra thông tin cần thiết cho câu trả lời. VD như khi chúng ta trả lời câu hỏi 
đầu của bài thì hiếm khi chúng ta cần phải nhóm nhiều thông tin, nhưng ở câu cuối thì lại 
thường phải nhóm nhiều thông tin của các đoạn văn hoặc cả bài để tìm ra câu trả lời.
Bước 4:READ
 Đọc cả bài. Nếu đã sử dụng hết các bước ở trên mà vẫn chưa tìm được câu trả lời thì 
chúng ta đọc kỹ cả bài để tìm ra thông tin cần thiết. Khuyến cáo là chỉ dùng bước nàyn ếu 
thấy thật sự cần thiết vì nó có thể ngốn thêm một khoảng thời gian của chúng ta trong khi 
còn khá nhiều câu hỏi đang chờ chúng ta giải quyết mà thời gian thì có hạn.
Bước 5: LỰACHỌN
 Với các câu hỏi dễ, nhìn là thấy ngay đáp án chắc chắn thì các em có thể trả lời 
luôn,không cần phải đi qua các bước ở trên. Nhưng cho dù thế nào thì các em cũng cần phải 
xem hết tất cả các đáp án nhé, vì các em nên nhớ là câu hỏi thường có 1 đáp án gần đúng và 
Báo cáo kết quả ngiên cứu, ứng dụng sáng kiến- Lê Thị Minh Huệ-THPT Bình Xuyên 5 Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh
 Ex: helpful, beautiful, useful, homeless, childless, friendly, yearly, daily, national, 
international, acceptable, impossible, active, passive, attractive, famous, serious, 
dangerous, childish, selfish, foolish, rainy, cloudy, snowy, sandy, foggy, healthy, sympathy, 
childlike, specific, scientific, interested, bored, tired, interesting, boring
3. Cấu tạo động từ
 - Động từ được cấu tạo bằng thêm một số phụ tố tố vào danh từ: en- (encourage); -
en (threaten)...
 - Động từ được cấu tạo bằng thêm một số phụ tố vào tính từ: en- (enlarge); -en 
(widen); -ise; -ize (modernize, industrialise), -fy (purify) ...
4. Cấu tạo trạng từ
 Trạng từ thường được thành lập bằng cách thêm đuôi "ly" vào tính từ
 Ex: beautifully, usefully, carefully, bly, badly Lưu ý: Một số trạng từ đặc biệt cần ghi 
nhớ (Adj – Adv): good – well late late/lately ill- ill fast – fast
5. Các tiền tố làm đảo ngược nghĩa của từ
 - Khi thêm một số tiền tố như un- (unhappy), in- (inactive), dis- (dislike), mis- 
(misspell, misunderstand), ir- (irresponsible), il- (illegal)... thì nghĩa của từ sẽ trái ngược hoàn 
toàn. Tuy nhiên mỗi từ lại chỉ có thể kết hợp với một loại phụ tố nhất định, ví dụ như mis- 
chỉ kết hợp được với understand, spell chứ không kết hợp được với happy hay active.
II. VỊ TRÍ CÁC TỪ LOẠI
1. Nouns: danh từ thường được đặt ở những vị trí sau:
 1.1.Chủ ngữ của câu (thường đứng đầu câu,sau trạng ngữ chỉ thời gian)
 1.2. Sau tính từ: my, your, our, their, his, her, its, good, beautiful....
 Ex: She is a good teacher.
 Adj N
 1.3. Làm tân ngữ, sau động từ
 Ex: I like English. We are students.
 1.4. Sau “enough”
 Ex: He didn’t have enough money to buy that car.
 1.5. Sau các mạo từ a, an, the hoặc các từ this, that, these, those, each, every, both, no, 
some, any, few, a few, little, a little,.....(Lưu ý cấu trúc a/an/the + adj + noun)
 Ex: This book is an interesting book.
 1.6. Sau giới từ: in, on, of, with, under, about, at......
 Ex: Thanh is good at literature.
2. Adjectives: Tính từ thường đứng ở các vị trí sau:
Báo cáo kết quả ngiên cứu, ứng dụng sáng kiến- Lê Thị Minh Huệ-THPT Bình Xuyên 7 Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh
 3.8. Trạng từ cũng thường đứng một mình ở đầu câu,hoặc giữa câu và cách các thành 
phần khác của câu bằng dấu phẩy(,)
 Ex: Last summer I came back my home country. / My parents had gone to bed when I 
got home.
 It’s raining hard. Tom, however, goes to school.
4. Verbs: Thường đứng sau chủ ngữ: (Nhớ cẩn thận với câu có nhiều mệnh đề).
 Ex: My family has five people.
 I believe her because she always tells the truth.
 Chú ý: Khi dùng động từ nhớ lưu ý thì của nó để chia cho đúng.
PHẦN 3. BÀI GIẢNG
NỘI DUNG 1: XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI CẦN ĐIỀN CHO CHỖ TRỐNG
I. Cấu tạo từ thuộc lĩnh vực từ loại
Bước 1: Xác định từ loại
 Đọc qua câu hỏi và quan sát thật kĩ vị trí của từ cần điền. Việc xác định từ loại của từ cần 
điền vào chỗ trống là điểm quan trọng nhất có tính quyết định đến độ chính xác của đáp án.
Ví dụ1: Some species of rare animals are in _____ of extinction. 
A. danger B. dangerous C. dangerously D. endanger
=> Nếu em nào không biết thành ngữ to be in danger (đang bị đe dọa, đang trong tầm nguy 
hiểm) thì hãy để ý rằng vị trí của từ cần điền không thể là một từ loại nào khác ngoài danh 
từ (giữa 2 giới từ).
Ví dụ2: Life here is very _____. 
A. peace B. peaceful C. peacefully D. peacefulness
=> Sau động từ to be (is) có 2 từ loại là tính từ và danh từ. Tuy nhiên do có trạng từ chỉ mức 
độ very nên từ loại cần điền phải là một tính từ.
Bước 2: Quan sát đáp án và chọn đáp án đúng
 Sau khi đã xác định được từ loại của từ cần điền các em quay lại quan sát 4 phương 
án đã cho, thấy từ nào phù hợp với từ loại đã được xác định thì đó chính là đáp án. Trong 
ví dụ 1 chỉ có danger là danh từ và cũng là đáp án của câu. (Dangerous là tính từ, 
dangerously là trạng từ, endanger là động từ). Trong ví dụ 2 peaceful là tính từ duy nhất 
trong các từ đã cho và cũng là đáp án của câu.
Lưu ý: Nếu 4 phương án là 4 từ loại khác nhau thì vấn đề thật đơn giản. Tuy nhiên cũng có 
những câu mà người ra đề đòi hỏi thí sinh kết hợp cả kiến thức ngữ pháp nữa. 
Xét ví dụ sau đây: There are small _____ between British and American English.
A. differences B. different C. difference D. differently
Báo cáo kết quả ngiên cứu, ứng dụng sáng kiến- Lê Thị Minh Huệ-THPT Bình Xuyên 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_lam_dang_bai_doc_va_dien_tu_trong_de_thi_tr.docx