SKKN Phương pháp giải bài toán liên quan đến thí nghiệm thực hành luyện thi trung học phổ thông quốc gia

SKKN Phương pháp giải bài toán liên quan đến thí nghiệm thực hành luyện thi trung học phổ thông quốc gia

Vật lí là một khoa học thực nghiệm việc thực hiện các thí nghiệm vật lí sẽ giúp chúng ta hiểu bài nhanh hơn, đồng thời nhớ kiến thức lâu hơn. Có thể nói, vật lí là môn khoa học tự nhiên tương đối khô khan và thường không được nhiều người yêu thích. Thí nghiệm Vật lí trong trường THPT giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức, kĩ năng thu được từ thực tiễn và các bài giảng lí thuyết, gắn lí thuyết với thực hành, học đi đôi với hành, giúp học sinh tin tưởng vào các chân lí khoa học. Khi chúng ta tự mình thực hiện những thí nghiệm khoa học sẽ khiến mọi thứ trở nên đơn giản. Không cần thiết phải tiến hành trong những phòng thí nghiệm với đầy đủ thiết bị, ta có thể áp dụng ở bất cứ nơi đâu với những vật dụng vô cùng đơn giản.

 Hơn nữa, trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy và thi tuyển. Cụ thể là trong kì thi THPT Quốc gia bộ môn vật lí là một trong các môn học được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Điểm đáng lưu ý là nội dung kiến thức kiểm tra tương đối rộng, thời gian dành cho mỗi câu hỏi và bài tập là rất ngắn để giải quyết tốt đề thi đòi hỏi mỗi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản các công thức tổng quát và các công thức hệ quả của mỗi dạng bài tập để tìm ra kết quả nhanh nhất và đặc biệt để bài đạt điểm cao thì học sinh phải có khả năng tư duy vật lý và năng lực sáng tạo. Với hình thức thi trắc nghiệm đối với môn vật lí những năm sau trong đề thi thường xuất hiện những câu khó hơn năm trước đặc biệt xuất hiện nhiều hơn những câu kiểm tra năng lực học sinh. Từ năm 2013 trở về trước, đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng gần như không có bài tập thí nghiệm thực sự, mặc dù đôi khi vẫn thấy câu hỏi có dạng: “Một học sinh tiến hành thí nghiệm ”. Tuy nhiên, “thí nghiệm” trong các câu này chỉ là cái cớ, vì cuối cùng, đề cũng yêu cầu tính toán những đại lượng chẳng liên quan đến những yêu cầu thực sự của một bài toán thí nghiệm. Đến năm 2014 trong đề thi ĐH – CĐ và bây giờ là đề thi THPT Quốc gia bắt đầu xuất hiện dạng bài tập thí nghiệm thực hành thực thụ. Đây là một vấn đề không quá khó, tuy nhiên học sinh THPT nói chung, đặc biệt là học sinh trường THPT Ngọc lặc nói riêng không mấy thiện cảm với dạng bài tập này, vì vậy các em rất ngại học phần này. Chính vì vậy, nhằm từng bước hình thành kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến thực nghiệm, thực hành trong các kỳ thi THPT Quốc gia, tôi chọn đề tài :” PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH LUYỆN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA” để dạy học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc lặc ôn thi THPT Quốc gia, giúp học sinh có cơ sở kiến thức tốt để giải quyết các bài toán liên quan đến thí nghiệm thực hành.

 

doc 24 trang thuychi01 15085
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải bài toán liên quan đến thí nghiệm thực hành luyện thi trung học phổ thông quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài: 
Vật lí là một khoa học thực nghiệm việc thực hiện các thí nghiệm vật lí sẽ giúp chúng ta hiểu bài nhanh hơn, đồng thời nhớ kiến thức lâu hơn. Có thể nói, vật lí là môn khoa học tự nhiên tương đối khô khan và thường không được nhiều người yêu thích. Thí nghiệm Vật lí trong trường THPT giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức, kĩ năng thu được từ thực tiễn và các bài giảng lí thuyết, gắn lí thuyết với thực hành, học đi đôi với hành, giúp học sinh tin tưởng vào các chân lí khoa học. Khi chúng ta tự mình thực hiện những thí nghiệm khoa học sẽ khiến mọi thứ trở nên đơn giản. Không cần thiết phải tiến hành trong những phòng thí nghiệm với đầy đủ thiết bị, ta có thể áp dụng ở bất cứ nơi đâu với những vật dụng vô cùng đơn giản. 
	Hơn nữa, trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy và thi tuyển. Cụ thể là trong kì thi THPT Quốc gia bộ môn vật lí là một trong các môn học được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Điểm đáng lưu ý là nội dung kiến thức kiểm tra tương đối rộng, thời gian dành cho mỗi câu hỏi và bài tập là rất ngắn để giải quyết tốt đề thi đòi hỏi mỗi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản các công thức tổng quát và các công thức hệ quả của mỗi dạng bài tập để tìm ra kết quả nhanh nhất và đặc biệt để bài đạt điểm cao thì học sinh phải có khả năng tư duy vật lý và năng lực sáng tạo. Với hình thức thi trắc nghiệm đối với môn vật lí những năm sau trong đề thi thường xuất hiện những câu khó hơn năm trước đặc biệt xuất hiện nhiều hơn những câu kiểm tra năng lực học sinh. Từ năm 2013 trở về trước, đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng gần như không có bài tập thí nghiệm thực sự, mặc dù đôi khi vẫn thấy câu hỏi có dạng: “Một học sinh tiến hành thí nghiệm”. Tuy nhiên, “thí nghiệm” trong các câu này chỉ là cái cớ, vì cuối cùng, đề cũng yêu cầu tính toán những đại lượng chẳng liên quan đến những yêu cầu thực sự của một bài toán thí nghiệm. Đến năm 2014 trong đề thi ĐH – CĐ và bây giờ là đề thi THPT Quốc gia bắt đầu xuất hiện dạng bài tập thí nghiệm thực hành thực thụ. Đây là một vấn đề không quá khó, tuy nhiên học sinh THPT nói chung, đặc biệt là học sinh trường THPT Ngọc lặc nói riêng không mấy thiện cảm với dạng bài tập này, vì vậy các em rất ngại học phần này. Chính vì vậy, nhằm từng bước hình thành kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến thực nghiệm, thực hành trong các kỳ thi THPT Quốc gia, tôi chọn đề tài :” PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH LUYỆN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA” để dạy học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc lặc ôn thi THPT Quốc gia, giúp học sinh có cơ sở kiến thức tốt để giải quyết các bài toán liên quan đến thí nghiệm thực hành.
II. Mục đích nghiên cứu:
	Hệ thống kiến thức, phân loại và phương pháp giải các bài toán liên quan đến thí nghiệm thực hành. Đồng thời góp phần giúp học sinh giải quyết tốt các tình huống thực tiễn liên quan đến các thí nghiệm vật lý 12. 
III. Đối tượng nghiên cứu:
	- Kiến thức và bài tập về thí nghiệm thực hành.
- Đề tài được áp dụng với học sinh khối 12 Trường THPT Ngọc lặc.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
 	- Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về thực hành thí nghiệm, tài liệu hướng dẫn giáo viên giảng dạy các bài thực hành trong chương trình vật lý THPT.
- Nghiên cứu các câu hỏi về thí nghiệm thực hành, vận dụng thực tiễn trong các đề thi THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đề thi thử THPT Quốc gia.
- Tổng hợp kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm ôn thi đại học - cao đẳng của bản thân trong các năm học.
- Từ học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong các đợt tập huấn, hội thảo sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.
- Tổng hợp kết quả bài thi đại học các năm môn Vật lí các lớp của học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc lặc. 
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LÍ LUẬN
1. SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ.
a. Phép đo các đại lượng vật lí.
 Phép đo một đại lượng vật lí là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được qui ước làm đơn vị.
 	 + Công cụ để so sánh gọi là dụng cụ đo.
 	 + Đo trực tiếp : So sánh trực tiếp qua dụng cụ.
	 + Đo gián tiếp : Đo một số đại lượng trực tiếp rồi suy ra đại lượng cần đo thông qua công thức.
b. Đơn vị đo. Hệ đơn vị đo thông dụng hiện nay là hệ SI.
 	c. Sai số của phép đo.
⁕ Sai số hệ thống: Là sự sai lệch do phần lẻ không đọc được chính xác trên dụng cụ (gọi là sai số dụng cụ DA’) hoặc điểm 0 ban đầu bị lệch.
 Sai số dụng cụ DA’ thường lấy bằng nữa hoặc một độ chia trên dụng cụ.
⁕ Sai số ngẫu nhiên: Là sự sai lệch do hạn chế về khả năng giác quan của con người do chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài.
⁕ Giá trị trung bình.
Thực hiện n lần đo với kết quả: 	A1, A1,  An
Giá trị trung bình : 	
⁕ Cách xác định sai số của phép đo.
 - Sai số tuyệt đối của mỗi lần đo :;  
 - Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo : 
 - Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số tuyệt đối trung bình và sai số dụng cụ : 
⁕ Sai số tỉ đối. 
⁕ Cách viết kết quả đo: hoặc 
⁕ Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp.
 - Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.
 - Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số.
 - Nếu trong công thức vật lí xác định các đại lượng đo gián tiếp có chứa các hằng số thì hằng số phải lấy đến phần thập phân lẻ nhỏ hơn tổng các sai số có mặt trong cùng công thức tính. [1]
2. Xử lí số liệu và biểu diễn kết quả bằng đồ thị
	Trong nhiều trường hợp kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị là rất thuận lợi, vì đồ thị có thể cho thấy sự phụ thuộc của một đại lượng y vào đại lượng x nào đó. Phương pháp đồ thị thuận tiện để lấy trung bình các kết quả đo.
	Giả sử bằng các phép đo trực tiếp, ta xác định được các cặp giá trị của x và y như sau: 
 Muốn biểu diễn hàm bằng đồ thị, ta làm như sau:
 a. Trên giấy kẻ ô, ta dựng hệ tọa độ decac vuông góc. Trên trục hoành đặt các giá trị x, trên trục tung đặt các giá trị y tương ứng. Chọn tỉ lệ xích hợp lí để đồ thị choán đủ trang giấy.
x
xi
y
yi
2Dxi
2Dyi
 b. Dựng các dấu chữ thập hoặc các hình chữ nhật có tâm là các điểm , và có các cạnh tương ứng là . 
Dựng đường bao sai số chứa các hình chữ nhật hoặc các dấu chữ thập.
 c. Đường biểu diễn là một đường cong trơn trong đường bao sai số được vẽ sao cho nó đi qua hầu hết các hình chữ nhật và các điểm nằm trên hoặc phân bố về hai phía của đường cong (hình vẽ).
 d. Nếu có điểm nào tách xa khỏi đường cong thì phải kiểm tra lại giá trị đó bằng thực nghiệm. Nếu vẫn nhận được giá trị cũ thì phải đo thêm các điểm lân cận để phát hiện ra điểm kì dị 
 e. Dự đoán phương trình đường cong có thể là tuân theo phương trình nào đó:
 - Phương trình đường thẳng y = ax + b
 - Phương trình đường bậc 2 
 - Phương trình của một đa thức
 - Dạng y = eax, y = abx
 - Dạng y = a/xn 
 - Dạng y = lnx.
 	Việc thiết lập phương trình đường cong được thực hiện bằng cách xác định các hệ số a, b, n. Các hệ số này sẽ được tính khi làm khớp các phương trình này với đường cong thực nghiệm
 	Các phương trình này có thể chuyển thành phương trình đường thẳng bằng cách đổi biến thích hợp (tuyến tính hóa)
Chú ý: Ngoài hệ trục có tỉ lệ xích chia đều, người ta còn dùng hệ trục có một trục chia đều, một trục khác có thang chia theo logarit để biểu diễn các hàm mũ, hàm logarit (y = lnx; ).	[3]
3. CÁC THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 12.
a. Các bài thí ngiệm thực hành.
⁕ Thực hành : Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn.
“SGK Vật lí 12 CB”
⁕ Thực hành : Xác định tốc độ truyền âm. “SGK Vật lí 12 NC”
⁕ Thực hành : Khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. “SGK Vật lí 12 CB”
⁕ Thực hành : Đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa. “SGK Vật lí 12 CB”
b. Các thí nghiệm biểu diễn.
- Thí nghiệm về con lắc lò xo, con lắc đơn.
- Thí nghiệm tạo sóng mặt nước trong hộp bằng kính.
- Thí nghiệm tạo sóng dừng trên dây.
- Thí nghiệm tạo giao thoa sóng mặt nước.
- Thí nghiệm cộng hưởng âm.
- Mô hình máy phát điện xoay chiều 1 pha, 3 pha, động cơ không đồng bộ 3 pha, máy biến áp.
- Thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng trắng, tổng hợp ánh sáng trắng.
- Thí nghiệm về hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng.
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI.
1. Thực trạng giải bài tập vật lí chủ đề: “BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH” LUYỆN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 
Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Ngọc Lặc và qua trao đổi với các giáo viên giảng dạy vật lí ở các trường bạn trong địa bàn. Tôi nhận thấy đối với học sinh các trường THPT miền núi nói chung và trường THPT Ngọc Lặc nói riêng thì:
- Số học sinh thích, ham học và chọn môn vật lí trong các kì thi THPT Quốc gia, học sinh giỏi là rất ít.
- Đa số học sinh khi gặp các bài toán liên quan đến thí nghiệm thực hành thường chỉ giải được các bài toán cơ bản thông thường, không giải được hoặc giải được thì mất thời gian dài đối với những bài toán cần phải hiểu bản chất, hiện tượng vật lí hoặc phải áp dụng các kiến thức đã học ở lớp dưới.
2. Nguyên nhân.
* Về phía nhà trường:
Cơ sở vật chất thiếu thốn, đặc biệt chưa có phòng thí nghiệm, chưa có phụ tá thí nghiệm nên việc học các bài thí nghiệm thực hành rất khó khăn.
* Về phía giáo viên: 
	- Do điều kiện nhà trường, nên việc giảng dạy của giáo viên đối với các bài thực hành vật lí, các thí nghiệm biễu diễn còn sơ sài, chưa được đầu tư đúng mức. Hầu như giáo viên chỉ giới thiệu sơ qua nên đối với các vấn đề về thí nghiệm thực hành, chưa gây được hứng thú cho học sinh vì vậy các em rất ngại học và thường lúng túng thiếu tự tin khi gặp các bài tập có liên quan đến thí nghiệm thực hành. 
- Trong giảng dạy đôi lúc chưa hướng dẫn các em tìm hiểu đề bài một cách lôgic để phát huy năng lực cho học sinh, xem nhẹ hoặc dành quá ít thời gian cho phần bài tập này.
* Về phía học sinh:
- Do học sinh chưa xem trọng phần kiến thức liên quan đến thí nghiệm thực hành.
- Do tư duy của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lý, các hệ quả . 
- Do các em chưa đọc, nghiên cứu kĩ đề bài ,chưa tập trung suy nghĩ về những gì thuộc về bản chất ,thuộc điểm nút của vấn đề,các em chưa phát hiện được mối liên hệ giữa các dữ kiện của bài toán với các kiến thức đã học.	
- Do các em chưa có định hướng chung về phương pháp học, nắm chưa chắc kiến thức,chưa liên hệ được với các bài tập vật lí có liên quan.
Để khắc phục tình trạng trên tôi đã nghiên cứu SGK, các tài tiệu tham khảo và đề xuất về “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH LUYỆN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA” giúp học sinh có cơ sở kiến thức, phương pháp để giải quyết tốt bài tập phần này góp phần giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
	Thông qua việc nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, mạng Internet và bằng kinh nghiệm của mình tôi đã phân loại và đưa ra “phương pháp giải các bài toán liên quan đến thí nghiệm thực hành” như sau:
Dạng 1 : CÁC BÀI TẬP VỀ DỤNG CỤ ĐO, SỐ CHỮ SỐ CÓ NGHĨA. 
PHƯƠNG PHÁP GIẢI: 
	Đây là dạng bài tập dơn giản, học sinh chỉ cần nắm kiến thức cơ bản là có thể giải quyết được.
1. DỤNG CỤ ĐO
Cần phải nắm được một số loại dụng cụ đo trực tiếp một số thông số thường gặp. `
Bảng 1. Một số dụng cụ đo trực tiếp một số thông số thường gặp.
TT
Dụng cụ
Thông số đo trực tiếp
Cái đại lượng thường gặp
1
Đồng hồ
Thời gian
Chu kỳ
2
Thước
Đo chiều dài
Biên độ, độ giãn lò xo; chiều dài con lắc đơn, bước sóng trong sóng cơ, khoảng vân, khoảng cách hai khe đến màn.
3
Cân
Khối lượng
Khối lượng vật trong CLLX
4
Lực kế
Lực
Lực đàn hồi, lực kéo về của lò xo
5
Vôn kế
Hiệu điện thế
U của một đoạn mạch bất kỳ
6
Ampe kế
Cường độ dòng
I trong mạch nối tiếp
 	Thường thì chỉ gặp câu hỏi chọn dụng cụ hoặc bộ dụng cụ để đo gián tiếp một thông số nào đó. Tức là, để đo thông số A cần phải đo thông số x, y, z rồi căn cứ vào công thức liên hệ giữa A và x,y,z để tính ra A. 
Để trả lời loại câu hỏi này cần phải biết:
- Dụng cụ đo các thông số x, y, z 
- Công thức liên hệ giữa A và x,y,z
Bảng 2. Một số thông số đo gián tiếp thường gặp.
TT
Bộ dụng cụ đo
Thông số đo gián tiếp
Công thức liên hệ
1
Đồng hồ, thước
Gia tốc trọng trường
2
Đồng hồ, cân
Hoặc: Lực kế và thước
Hoặc: Thước và đồng hồ
Đo độ cứng lò xo
3
Thước và máy phát tần số
Tốc độ truyền sóng trên sợi dây
4
Thước 
Bước sóng ánh sáng đơn sắc
5
Vôn kế, Ampe kế( Vạn năng kế)
Công suất
2. SỐ CHỮ SỐ CÓ NGHĨA.
Trong một con số, thường gắn liền sai số tuyệt đối hoặc tương đối của một phép đo, có những chữ số có nghĩa, những chữ số không có nghĩa.
Tất cả các chữ số tính từ trái sang phải, kể từ chữ số khác không đầu tiên đều là chữ số có nghĩa. 
Ví dụ: Giả sử sai số tuyệt đối hoặc tương đối của một đại lượng A nào đó nhận một trong các giá trị sau: 
+ 0,97 ® có 2 chữ số có nghĩa.
+ 0,0097 ® có 2 chữ số có nghĩa.
+ 2,015 ® có 4 chữ số có nghĩa.
+ 0,0669 ® có 3 chữ số có nghĩa.
+ 9,0609 ® có 5 chữ số có nghĩa.
Quy tắc xác định số có nghĩa: [3]
- Tất cả chữ số không là số “0” trong các phép đo đều là số có nghĩa.
Ví dụ: Các số: 12,3; 0,123; 314; 100 đều có 3 chữ số có nghĩa.
- Những số “0” ở giữa những số không là số “0” là những số có nghĩa.
Ví dụ: Các số: 2017; 10,53; 1,503 	đều có 4 chữ số có nghĩa.
- Những số “0” ở trước những số không là số “0” là những số không có nghĩa.
Ví dụ: Các số: 0,035; 0,23; 0,00057 	đều có 2 chữ số có nghĩa.
- Những số “0” cuối mỗi số và ở bên phải dấu phẩy thập phân là những số có nghĩa.
Ví dụ: Các số: 10,00; 1,101; 1,000 	đều có 4 chữ số có nghĩa.
- Những số lũy thừa thập phân thì các số ở phần nguyên được tính vào số có nghĩa.
	Ví dụ: số 1055 = 1,055.103 có 4 chữ số có nghĩa.
	Chú ý: Số liệu 2,5 g có 2 chữ số có nghĩa và nếu đổi ra mg thì phải viết là 2,5.103 mg hoặc đổi ra kg thì viết là 2,5.10-3 kg thì đều có 2 chữ số có nghĩa.
BÀI TẬP MẪU:
Câu 1. Để đo chu kỳ dao động của một con lắc lò xo ta chỉ cần dùng dụng cụ
A. Thước	B. Đồng hồ bấm giây
C. Lực kế	D. Cân
HD Giải: 
Câu hỏi dùng từ “chỉ cần” nên dụng cụ này phải đo trực tiếp được chu kỳ và dĩ nhiên ai cũng biết được đó là Đồng hồ. 	Chọn đáp án B.
Câu 2. Cho một cuộn dây có điện trở trong r và độ tự cảm L. Để xác định giá trị điện trở trong r của cuộn dây người ta sử dụng bộ dụng cụ nào dưới đây?
	A. Nguồn điện xoay chiều  và 1 vôn kế nhiệt
	B. Nguồn điện không đổi 12 V và một Ampe kế khung quay
	C. Nguồn điện xoay chiều , một vôn kế nhiệt và một Ampe kế khung quay
	D. Nguồn điện không đổi 12 V và một Vôn kế nhiệt.
HD Giải: 
Ta dùng một nguồn điện không đổi 12 V và một ampe kế khung quay
+ Mắc nối tiếp cuộn dây với ampe kế
+ Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên nguồn điện không đổi 12 V
Cảm kháng của cuộn dây không có tác dụng đối với dòng không đổi do vậy
r = E/IA	Chọn đáp án B.
Câu 3. Cho con lắc lò xo đặt tại nơi có gia tốc trọng trường đã biết. Bộ dụng cụ không thể dùng để đo độ cứng của lò xo là
A. thước và cân	B. lực kế và thước	
C. đồng hồ và cân	D. lực kế và cân
HD Giải: 	Chọn đáp án D.
Câu 4. Với các dụng cụ sau: nguồn phát laze, khe I-âng, thước cuộn, thước kẹp, màn hứng, giá, thước đo góc. Dụng cụ không dùng trong thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng laser này bằng phương pháp giao thoa là
A. nguồn phát laze	B. thước cuộn
C. thước kẹp	D. thước đo góc
HD Giải: 	Chọn đáp án D.
Câu 5. (CĐ – 2014) Theo quy ước, số 12,10 có bao nhiêu chữ số có nghĩa?
	A. 1. 	B. 2.	C. 3.	D. 4. 
HD Giải: 	Chọn đáp án D.
Câu 6. Theo quy ước, số 100 có bao nhiêu chữ số có nghĩa?
	A. 1. 	B. 2.	C. 3.	D. 4. 
HD Giải: 	Chọn đáp án C.
Câu 7. Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,01073. Số chữ số có nghĩa là
A. 1	B. 2	C. 4	D. 3
HD Giải: 	Chọn đáp án C.
BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ:
Câu 1: Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là
A. Thước mét	B. Lực kế 	C. Đồng hồ 	D. Cân
Câu 2: Để đo bước sóng của bức xạ đơn sắc trong thí nghiệm giao thoa khe Iâng, ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là
A. thước 	B. cân	C. nhiệt kế	D. đồng hồ
Câu 3: Để đo công suất tiêu thụ trung bình trên đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, ta cần dùng dụng cụ đo là
A. chỉ Ampe kế 	B. chỉ Vôn kế	
C. Ampe kế và Vôn kế	D. Áp kế
Câu 4: Để đo gia tốc trọng trường dựa vào dao động của con lắc đơn, ta cần dùng dụng cụ đo là
A. chỉ đồng hồ	B. đồng hồ và thước	
C. cân và thước	D. chỉ thước
Câu 5: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0407. Số chữ số có nghĩa là
A. 1	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 6: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,2001. Số chữ số có nghĩa là
A. 1	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 7: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 5,02. Số chữ số có nghĩa là
A. 3	B. 2	C. 4	D. 1
ĐÁP ÁN: 1B; 2A; 3C; 4B; 5D; 6C; 7A
Dạng 2. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
Đây là các bài toán cơ bản chỉ cần nhớ:
Trình tự một thí nghiệm thường tuân theo các bước cơ bản sau:
- Bố trí thí nghiệm
- Đo các đại lượng trực tiếp ( thường iến hành tối thiểu 5 lần đo cho 1 đại lượng)
- Tính giá trị trung bình và sai số.
- Biễu diễn kết quả.
Khi thực hiện phép đo liên quan đến dụng cụ đo điện tử trình tự theo các bước cơ bản sau:
	B1: Điều chỉnh dụng cụ đo đến thang đo phù hợp.
	B2: Lắp dây liên kết với dụng cụ đo.
	B3: Ấn nút ON OFF để bật nguồn cho dụng cụ hoạt động.
	B4: Lắp dây liên kết đã nối với đối với đối tượng cần đo.
	B5: Chờ cho ổn định, đọc số chỉ trên dụng cụ đo.
B6. Kết thúc các thao tác do, ấn nút ON OFF để tắt nguồn dụng cụ đo.
II. BÀI TẬP MẪU:
Câu 1. Để đo gia tốc trọng trường trung bình tại một vị trí (không yêu cầu xác định sai số), người ta dùng bộ dụng cụ gồm con lắc đơn; giá treo; thước đo chiều dài; đồng hồ bấm giây. Người ta phải thực hiện các bước:
Treo con lắc lên giá tại nơi cần xác định gia tốc trọng trường g
Dùng đồng hồ bấm dây để đo thời gian của một dao động toàn phần để tính được chu kỳ T, lặp lại phép đo 5 lần 
Kích thích cho vật dao động nhỏ
Dùng thước đo 5 lần chiều dài ℓ của dây treo từ điểm treo tới tâm vật
Sử dụng công thức để tính gia tốc trọng trường trung bình tại một vị trí đó
Tính giá trị trung bình và 
Sắp xếp theo thứ tự đúng các bước trên
A. a, b, c, d, e, f	B. a, d, c, b, f, e	C. a, c, b, d, e, f	D. a, c, d, b, f, e
HD Giải: 	
- Bố trí thí nghiệm: a
- Đo các đại lượng trực tiếp: d, c, b.
- Tính giá trị trung bình và sai số: f, e
Chọn đáp án: B.
Câu 2. Dụng cụ thí nghiệm gồm: Máy phát tần số; nguồn điện; sợi dây đàn hồi; thước dài. Để đo tốc độ sóng truyền trên sợi dây người ta tiến hành các bước như sau: [3]
	a. Đo khoảng cách giữa hai nút liên tiếp 5 lần.
	b. Nối một đầu dây với máy phát tần số, cố định đầu còn lại.
	c. Bật nguồn nối với máy phát tần số và chọn tần số 100 Hz.
	d. Tính giá trị trung bình và sai số của tốc độ truyền sóng.
	e. Tính giá trị trung bình và sai số của bước sóng.
Trình tự thí nghiệm dúng là:
	A. a, b ,c ,d ,e.	B. b, c, a ,d, e.	C. b, c, a, e, d.	D. e, d, c, b, a. 
HD Giải: 	
- Bố trí thí nghiệm: b, c
- Đo các đại lượng trực tiếp: a
- Tính giá trị trung bình và sai số: e và d
 Chọn đáp án: C
 Câu 3. (TRÍCH ĐỀ ĐH-2014) Các thao tác cơ bản khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số (hình vẽ) để đo điện áp xoay chiều cỡ 120 V gồm:	[5]
	a. Nhấn nút ON OFF để bật nguồn của đồng hồ.
	b. Cho hai đầu đo của hai dây đo tiếp xúc với hai
 đầu đoạn mạch cần đo điện áp.
	c. Vặn đầu đánh dấu của núm xoay tới chấm có ghi
 200, trong vùng ACV.
	d. Cắm hai đầu nối của hai dây đo vào hai ổ COM 
và VW.
	e. Chờ cho các chữ số ổn định, đọc trị số của điện áp.
	g. Kết thúc các thao tác đo, nhấn nút ON OFF để tắt nguồn của đồng hồ.
Thứ tự đúng các thao tác là
	A. a, b, d, c, e, g.	B. c, d, a, b, e, g.	C. d, a, b, c, e, g.	D. d, b, a, c, e, g.
HD Giải: 	
B1: Vặn đầu đánh dấu của núm xoay tới chấm có ghi 200, trong vùng ACV.
B2: Cắm hai đầu nối của hai dây đo vào hai ổ COM và VW.
B3: Nhấn nút ON OFF để bật nguồn của đồng hồ.
B4: Cho hai đầu đo của hai dây đo tiếp xúc với hai đầu đoạn mạch cần đo điện áp.
B5: Chờ cho các ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_bai_toan_lien_quan_den_thi_nghiem_thuc.doc