SKKN Phương pháp giải bài tập tương tác gen

SKKN Phương pháp giải bài tập tương tác gen

 Sinh học là môn khoa học tự nhiên gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn để giải thích các hiện tượng thực tế trong thiên nhiên và trong thực tế đời sống sản xuất. Kiến thức lý thuyết môn sinh học rất trừu tượng nên khi tiếp cận học sinh gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến việc giải thích các hiện tượng không đúng hoặc chưa sâu sắc. Để nắm vững và khắc sâu lý thuyết thì học sinh phải biết kết hợp tốt giữa lý thuyết và vận dụng để giải các bài tập có liên quan.

 Trong các dạng bài tập sinh học thì phần bài tập liên quan đến tương tác gen, đặc biệt là bài tập tương tác gen kết hợp với các hiện tượng di truyền khác luôn là phần bài tập mà học sinh gặp rất nhiều khó khăn . Để học sinh có thể hiểu và vận dụng lý thuyết để giải bài tập tương tác gen trước hết giáo viên phải giúp các em hiểu được những vấn đề lý thuyết căn bản, biết các bước chung nhất, sau đó vận dụng để giải các dạng bài tập cơ bản. Để học sinh có thể giải được các dạng bài tập cơ bản thì giáo viên phải hướng dẫn các em cách thực hiện các bước, đây là cơ sở để học sinh có thể nắm vững và hiểu sâu hơn lý thuyết và bài tập.

 Hiện nay trong kì thi THPT Quốc Gia Bộ giáo dục đã chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm khách quan, đối với những câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài tập tương tác gen, thường là câu hỏi có nhiều yêu cầu hoặc để tìm ra đáp án thì học sinh phải giải qua nhiều bước để tìm ra đáp án đúng, bài thi trắc nghiệm gồm 40 câu, thời gian 50 phút thì trung bình mỗi câu học sinh phải mất 1,25 phút, nếu học sinh không giải được thì bài làm không thể đạt được điểm số cao, hoặc bị lúng túng, không xác định được phương hướng giải thì sẽ mất nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết các câu hỏi khác.

 

doc 15 trang thuychi01 12182
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giải bài tập tương tác gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Nội dung
Trang
1. Mở đầu. 
1.1. Lý do chọn đề tài.	
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Giải pháp.
3. Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
2
2
3
3
3
3
3
4
4 ... 13
14
14, 15
1. Mở đầu. 
1.1. Lý do chọn đề tài.	
 Sinh học là môn khoa học tự nhiên gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn để giải thích các hiện tượng thực tế trong thiên nhiên và trong thực tế đời sống sản xuất. Kiến thức lý thuyết môn sinh học rất trừu tượng nên khi tiếp cận học sinh gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến việc giải thích các hiện tượng không đúng hoặc chưa sâu sắc. Để nắm vững và khắc sâu lý thuyết thì học sinh phải biết kết hợp tốt giữa lý thuyết và vận dụng để giải các bài tập có liên quan.
 Trong các dạng bài tập sinh học thì phần bài tập liên quan đến tương tác gen, đặc biệt là bài tập tương tác gen kết hợp với các hiện tượng di truyền khác luôn là phần bài tập mà học sinh gặp rất nhiều khó khăn . Để học sinh có thể hiểu và vận dụng lý thuyết để giải bài tập tương tác gen trước hết giáo viên phải giúp các em hiểu được những vấn đề lý thuyết căn bản, biết các bước chung nhất, sau đó vận dụng để giải các dạng bài tập cơ bản. Để học sinh có thể giải được các dạng bài tập cơ bản thì giáo viên phải hướng dẫn các em cách thực hiện các bước, đây là cơ sở để học sinh có thể nắm vững và hiểu sâu hơn lý thuyết và bài tập.
 Hiện nay trong kì thi THPT Quốc Gia Bộ giáo dục đã chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm khách quan, đối với những câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài tập tương tác gen, thường là câu hỏi có nhiều yêu cầu hoặc để tìm ra đáp án thì học sinh phải giải qua nhiều bước để tìm ra đáp án đúng, bài thi trắc nghiệm gồm 40 câu, thời gian 50 phút thì trung bình mỗi câu học sinh phải mất 1,25 phút, nếu học sinh không giải được thì bài làm không thể đạt được điểm số cao, hoặc bị lúng túng, không xác định được phương hướng giải thì sẽ mất nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết các câu hỏi khác.
	Xuất phát từ thực tế sau nhiều năm giảng dạy và áp dụng, khi dạy phương pháp này thì học sinh rất hứng thú đón nhận, kết quả làm bài của các em cao hơn.
 Xuất phát từ nhu cầu thực tế và sự hứng thú đón nhận của học sinh tôi đề xuất đề tài “Phương pháp giải bài tập tương tác gen ”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Vận dụng lí luận và phương pháp dạy học vào phân tích nội dung bài 13 SGK nâng cao. Phân tích sâu và nâng cao lí thuyết để vận dụng giải bài tập
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh các lớp 12A1, 12A3, 12A7 trường THPT Lê Lợi, một số học sinh ôn thi lại.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Đọc các tài liệu làm cơ sở xây dựng lí thuyết của chuyên đề: tài liệu lý luận dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, sách giáo khoa sinh học lớp 12 và sách giáo viên, các tài liệu về tế bào học...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm: 
 + Bồi dưỡng phương pháp tự học
 + Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải bài tập.
 + Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. 
Vấn đề phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhằm tạo ra những con người lao động, sáng tạo. Từ những năm 1960, ngành giáo dục đã có khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” 
- Năm 1995 có cuộc hội thảo lớn về “Phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học”
- Tích tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đi học. Tính tích cực của học sinh có sự tương đồng với tính tích cực nhận thức vì học tập là một trường hợp đặc biệt của nhận thức, nên nói đến tích cực học tập là nói đến tích cực nhận thức : “TÝnh tÝch cùc nhËn thøc lµ tr¹ng th¸i ho¹t ®éng cña häc sinh, ®Æc tr­ng ë kh¸t väng häc tËp vµ sù cè g¾ng vÒ trÝ tuÖ, nghÞ lùc cao trong qu¸ tr×nh n¾m v÷ng tri thøc”( GS. TrÇn B¸ Hoµnh)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Số lượng học sinh thi khối B ít, đa số học sinh chỉ học những kiến thức cơ bản, biết làm những bài tập cơ bản theo phương pháp tự luận. Do số học sinh theo học khối B không nhiều nên việc dạy nâng cao và cung cấp những kiến thức thi đại học cho các em rất hạn chế, không thể lồng ghép trong tiết dạy chính khóa được.
 Khi làm bài tập tương tác gen các em chỉ làm xong hết được những câu lý thuyết và những bài tập dễ còn những, còn những bài tập khó, liên quan đến tính đến tương tác gen thì học sinh thường không làm được nên điểm thi đạt được không cao, rất ít học sinh đạt được điểm tối đa.
 Để đạt được điểm cao trong kì thi học sinh giỏi (thi tự luận) và thi trắc nghiệm, ngoài việc học sinh phải chuẩn bị tốt về kiến thức thì các em cũng phải cần có thêm kĩ năng làm bài, đặc biệt là các em hiểu sâu và rộng để áp dụng giải nhanh để tìm ra kết quả một cách chính xác của các câu hỏi về bài tương tác gen, khả năng này đang còn rất hạn chế ở đa số học sinh trường THPT Lê Lợi, kể cả những học theo học khối B
2.3. Giải pháp.
 Dạng 1. Tương tác gen và phân li độc lập.
a. Phương pháp giải:
* Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng, xác định được một tính trạng di truyền tương tác, tính trạng kia do một gen quy định.
* Bước 2: Xét chung cả 2 cặp tính trạng. 
 Tích tỉ lệ chung bằng tích tỉ lệ riêng của các nhóm tính trạng → Ba cặp gen quy định hai cặp tính trạng phân li độc lập.
* Bước 3: Tìm kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.
b. Vận dụng.
Ví dụ 1. Lai giữa cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng với cây thân thấp, hoa trắng thuần chủng, thu được F1 đều thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ các loại kiểu hình: 270 thân cao, hoa đỏ : 211 thân thấp, hoa đỏ : 90 thân cao, hoa trắng : 72 thấp, trắng. Biện luận tìm kiểu gen của bố mẹ (P)? 
 Biết màu hoa được chi phối bởi một cặp gen.
Giải
* Bước 1.  Xét riêng tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2.
+ Xét sự di truyền tính trạng kích thước thân: thân cao : thân thấp ~ 9: 7
→ tính trạng kích thước thân di truyền theo quy luật tác động bổ sung kiểu 9:7
   Quy ước:    A-B-: thân cao,        A-bb; aaB-; aabb: thân thấp
→ F1:  AaBb (thân cao)    x    AaBb (thân cao)
+ Xét sự di truyền tính trạng màu hoa:    hoa đỏ : hoa trắng ~ 3: 1
→ Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật phân li
   Quy ước: D: hoa đỏ;  d: hoa trắng.
→ F1: Dd (hoa đỏ)       x      Dd (hoa đỏ) 
* Bước 2. Xét sự di truyền chung của 2 tính trạng.
(9: 7)(3: 1) = 27: 21: 9: 7 (phù hợp tỉ lệ phân li của 2 tính trạng trong đề bài)
→ 3 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau (phân li độc lập).
* Bước 3. Tìm kiểu gen của P và viết sơ đồ lai:
     Kiểu gen của F1: AaBbDd  -> kiểu gen của P:
     P: AABBDD (thân cao, hoa đỏ)    x  aabbdd (thân thấp, hoa trắng)
Dạng 2. Tương tác gen và liên kết gen.
a. Phương pháp nhận biết chung.
 Xét trường hợp 1 tính trạng do 2 cặp gen không alen tương tác, 1 tính trạng do 1 cặp gen quy định liên kết với 1 trong 2 gen quy định tính trạng do tương tác.
* Đề bài xét đến 2 tính trạng.
* Tỉ lệ kiểu hình chung cho cả hai tính trạng không bằng tích của hai nhóm tỉ lệ khi xét riêng và thấy giảm xuất hiện biến dị tổ hợp.
* Có 2 trường hợp:
 - Nếu tỉ lệ chung cả hai tính trạng giống tỉ lệ tương tác đơn thuần như 9: 3: 3:1; 
9: 6: 1; 9: 7; 12: 3: 1; 13: 3; 9: 3: 4... thì chắc chắn các gen liên kết đồng.
- Nếu tỉ lệ chung của 2 tính trạng khác tỉ lệ đơn thuần như 9 : 3 : 2 : 1 : 1; 6 : 6 : 3: 1; 8 : 5 : 2: 1; 6 : 5 : 3 :1 :1; 10 : 3 : 2 : 1; 8: 4 : 3 : 1.. thì chắc chắn các gen liên kết đối.
- Chú ý: Ngoại lệ, đối với tương tác át chế 13 : 3, tỉ lệ chung về cả hai tính trạng  là 9 : 3 : 4 sẽ phù hợp cả liên kết đồng và liên kết đối.
b. Phương pháp giải.
* Bước 1: Tách riêng từng cặp tính trạng.
 Xác định được một tính trạng di truyền tương tác, 1 tính trạng do 1 cặp gen quy định.
 * Bước 2: Nhận dạng quy luật di truyền chung cho cả 3 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng.
Xét chung : Tỉ lệ kiểu hình chung cho cả hai tính trạng không bằng tích của hai nhóm tỉ lệ khi xét riêng và thấy giảm xuất hiện biến dị tổ hợp → gen quy định tính trạng di truyền theo quy luật của Menđen đã liên kết hoàn toàn với 1 trong 2 gen quy định tính trạng do tương tác.
* Bước 3: Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.
Xác định các gen liên kết đồng hay đối dựa vào sự xuất hiện hay không xuất hiện loại kiểu hình có kiểu gen duy nhất (vd: đời sau xuất hiện kiểu hình có kiểu gen aa→ P đều có giao tử abd → liên kết đồng
Xác định gen nào liên kết, gen nào phân li độc lập.(chú ý nếu là kiểu tương tác có một cách quy ước gen, vai trò A = B ( 9: 6: 1; 9: 7; 15: 1) ta chọn cả 2 trường hợp.
c. Vận dụng
Ví dụ 1: Người ta cho lai giữa 2 cơ thể ngựa thu được F1 có tỉ lệ 12 lông trắng, dài : 3 lông đen, ngắn : 1 xám ngắn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, kích thước lông do 1 gen quy định, không có hiện tượng trao đổi chéo giữa các NST tương đồng.
Giải
* Bước 1: Tách riêng từng tính trạng.
+ Xét sự di truyền của tính trạng màu sắc lông:
            F1 có tỉ lệ 12 trắng : 3 đen : 1 xám
→ F1 có 16 tổ hợp = 4 x 4 → P mỗi bên cho ra 4 loại giao tử → F1 dị hợp về 2 cặp gen quy định 1 tính trạng → tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác.
→ đây là tỉ lệ của tương tác gen kiểu át chế trội.
Quy ước: A-B-, A-bb: trắng; aaB- : đen; aabb: xám.
→ P: AaBb (trắng)       x      AaBb (trắng)
 + Xét sự di truyền tính trạng kích thước lông:
 F1 có sự di truyền 3 dài : 1 ngắn, mà mỗi gen quy định một tính trạng → dài là tính trạng trội, ngắn là tính trạng lặn.
Quy ước: D : dài, d : ngắn
→ P: Dd      x     Dd
* Bước 2: Nhận dạng quy luật di truyền chung cho cả 3 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng.
 P dị hợp về 3 cặp gen mà F1 có tỉ lệ 12 : 3 : 1 → số tổ hợp giao tử = 16 khác với 64 tổ hợp trong phân li độc lập → xảy ra hiện tượng liên kết gen.
* Bước 3: Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.
 Nhận thấy, tính trạng màu lông trắng luôn dài, lông xám luôn ngắn  → A liên kết với D, a liên kết với d.
Sơ đồ lai:     P :  ADad Bb (trắng, dài)          x         ADadBb (trắng, dài)
                    GP : ADB: ADb: abD : abd                 ADB: ADb: abD : abd    
                        F1: 9 AD--B- : 3 AD--bb : 3 adadBb : 1 adad bb
                              12 lông trắng, dài : 3 lông đen, ngắn : 1 xám ngắn
Ví dụ 2:  Cho F1 dị hợp về 3 cặp gen tự thụ phấn, thu được F2 phân li theo tỉ lệ: 175 thân thấp, quả bầu ; 568 thân cao, quả bầu; 370 thân thấp, quả tròn; 1940 thân cao, quả tròn. Biện luận, viết sơ đồ lai?
Giải
- Bước 1: Xét riêng từng tính trạng
+ Xét sự di truyền tính trạng kích thước thân:
F2 phân li tỉ lệ cao: thấp = 13 : 3 → tính trạng kích thước thân di truyền theo quy luật tương tác át chế.
Quy ước: A-B-; A-bb; aabb : cây thân cao ;  aaB- : cây thân thấp
F1: AaBb (thân cao)   x AaBb (thân cao).
+ Xét sự di truyền tính trạng hình dạng quả:
F2 phân li quả tròn : quả bầu  = 3 : 1 → tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật phân li.
Quy ước: D : quả tròn, d : quả bầu
F1 : Dd (quả tròn)  x Dd (quả tròn)
- Bước 2: Xét quy luật di truyền chung
( 13 : 3)( 3 : 1) = 39 : 13 : 9 : 3 (khác với đề ra)
F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình ~ 10 : 3 : 2 : 1 → số tổ hợp giao tử = 16 = 4.4 → F1 dị hợp về 3 cặp gen cho ra 4 loại giao tử → gen quy định hình dạng quả liên kết hoàn toàn với một trong 2 gen quy định kích thước thân.
* Bước 3: Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.
+ F2 xuất hiện cả loại kiểu hình thân thấp, quả tròn (aaB-D-) và thân thấp, quả bầu (aaB-dd) → cặp alen Aa của F1 phân li độc lập với 2 cặp gen kia, đời F2 xuất hiện tổ hợp các gen liên kết là BD-- và Bd-d → các gen đã liên kết theo vị trí đối.
+ Kiểu gen của F1 :  AaBdbD 
F1 x F1:      Aa BdbD  (thân cao, quả tròn)   x       Aa BdbD (thân cao, quả tròn)
G:      1 ABd: 1aBd: 1AbD: 1abD                    1 ABd: 1aBd: 1AbD: 1abD
F2:     6 A- BD-- + 3 A- bD-- + 1 aa  bDbD : 10 thân cao, quả tròn
            3 A-  Bd-d  : 3 thân cao, quả bầu
            2 aa BD--  : 2 thân thấp, quả tròn
            1 aa BdBd : 1 thân thấp, quả bầu
Ví dụ 3: (ĐH 2010): Ở một loài thực vật, nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên? 
A. × . 	 	B. × . 	 
C. × . 	D. × . 
Giải
- Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng.
+ Xét sự di truyền tính trạng kích thước thân.
F1 phân li tỉ lệ cao: thấp = 9 : 7 → tính trạng kích thước thân di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước: A-B-: cao; A-bb, aaB-, aabb: thấp
P: AaBb (thân cao)  x AaBb (thân cao).
+ Xét sự di truyền tính trạng màu hoa.
F1 phân li hoa đỏ : hoa trắng  = 3 : 1 → tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật phân li.
Quy ước: D : hoa đỏ, d : hoa trắng
F1 : Dd (hoa đỏ)  x Dd (hoa trắng)
- Bước 2: Xét quy luật di truyền chung.
( 9 : 7)( 3 : 1) = 27 : 9 : 21 : 7 (khác với đề ra) → Các gen không phân li độc lập.
Đề cho không xảy ra hoán vị nên các gen liên kết hoàn toàn.
* Bước 3: Xác định kiểu gen của P.
- Vì các gen liên kết hoàn toàn, ở F1 có 9 +3+4 = 16 tổ hợp, ở đáp án B và D (đời con F1 có 4 tổ hợp) nên loại.
- F1 có tỉ lệ kiểu hình chung của 2 cặp tính trạng 9:3:4 (dạng chuẩn) nên kiểu gen của P là liên kết đồng (dị hợp đều) hoặc ở F1 không có kiểu hình cao, trắng nêu đáp án C loại. Vậy đáp án đúng là: A
Ví dụ 4: (ĐH 2011). Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt. hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?
 	A. . 	 	B. .	C. .	D. .
Giải
- Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng.
+ Xét sự di truyền tính trạng dạng quả.
F1 phân li tỉ lệ dẹt : tròn : dài = 9 : 6 : 1 → tính trạng dạng quả di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước: A-B-: dẹt; A-bb, aaB-: tròn; aabb: dài
P: AaBb (quả dẹt)   x AaBb (quả dẹt).
+ Xét sự di truyền tính trạng màu hoa.
F1 phân li hoa đỏ : hoa trắng  = 3 : 1 → tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật phân li.
Quy ước: D : hoa đỏ, d : hoa trắng
F1 : Dd (hoa đỏ)  x Dd (hoa trắng)
- Bước 2: Xét quy luật di truyền chung.
F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: 6 : 5 : 3 : 1 : 1 → số tổ hợp giao tử = 16 = 4.4 → F1 dị hợp về 3 cặp gen cho ra 4 loại giao tử → gen quy định hình dạng quả liên kết hoàn toàn với một trong 2 gen quy định màu hoa.
* Bước 3: Xác định kiểu gen của P.
- Vì P phải dị hợp về 3 cặp gen hoặc ở F1 có 16 tổ hợp nên đáp án C (đời con F1 có 4 tổ hợp) loại.
- F1 có tỉ lệ kiểu hình chung của 2 cặp tính trạng 6 : 5 : 3 : 1 : 1 (khác dạng chuẩn) nên kiểu gen của P là liên kết đối (dị hợp chéo) hoặc ở F1 phải không có kiểu hình dài, trắng nêu đáp án B và D loại. Vậy đáp án đúng là: A
Ví dụ 5: (ĐH 2014): Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về ba cặp gen trên thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 
A. 3 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng. 
B. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 2 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. 
C. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng : 2 cây thân thấp, hoa trắng. 
D. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng : 1 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng. 
Giải
- Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng.
+ Xét sự di truyền tính trạng màu sắc hoa.
F1 có hoa đỏ : hoa trắng = 9 :7 → tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước: A-B-: hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng
P: AaBb (hoa đỏ)  x AaBb (hoa trắng).
+ Xét sự di truyền tính trạng kích thước thân.
F1 có thân cao : thân thấp  = 3 : 1 → tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật phân li.
Quy ước: D : thân cao, d : thân thấp.
F1 : Dd (thân cao) x Dd (thân cao)
- Bước 2: Xét quy luật di truyền chung.
F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: 37,5% : 37,5% : 18,75% : 6,25% = 6 : 6 : 3 : 1 → số tổ hợp giao tử = 16 = 4.4 → P dị hợp về 3 cặp gen cho ra 4 loại giao tử → gen quy định kích thước liên kết hoàn toàn với một trong 2 gen quy định màu hoa.
* Bước 3: Xác định kiểu gen của P.
- Vì P dị hợp về 3 cặp gen, có liên kết hoàn toàn, F1 có tỉ lệ kiểu hình chung của 2 cặp tính trạng 6 : 6 : 3 : 1 (khác dạng chuẩn) nên kiểu gen của P là liên kết đối (dị hợp chéo). Kiểu gen của bố mẹ (P) là: Aa BdbD hoặc AdaDBb.
* Bước 4. Cho cây (P) giao phấn với cây đồng hợp lặn (lai phân tích).
Pa: Aa BdbD (thân cao, hoa đỏ) x aa bdbdthân thấp, hoa trắng 
Fa: (1Aa: 1aa)(1Bdbd :1bDbd) = 1 AaBdbd : 1AabDbd : 1 aaBdbd : 1aabDbd
Tỉ lệ KH ở Fa: 1 thân thấp, hoa đỏ : 2 thân cao, hoa trắng : 1 thân thấp, hoa trắng.
Vậy đáp án đúng là: B
Dạng 3. Tương tác gen và hoán vị gen.
a. Phương pháp nhận biết chung.
- Đề bài xét sự di truyền của 2 tính trạng.
- Tỉ lệ phân li kiểu hình chung của 2 tính trạng khác tỉ lệ của trường hợp tương tác- liên kết; xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
b. Phương pháp giải:
- Bước 1: Xác định quy luật chi phối.
Tách riêng từng tính trạng để xét: có 1 tính trạng di truyền tương tác, 1 tính trạng do 1 cặp gen quy định.
Xét chung : Tỉ lệ kiểu hình chung cho cả hai tính trạng không bằng tích của hai nhóm tỉ lệ khi xét riêng và thấy tăng xuất hiện biến dị tổ hợp → gen quy định tính trạng di truyền theo quy luật của Menđen đã liên kết không hoàn toàn với 1 trong 2 gen quy định tính trạng do tương tác.
- Bước 2: Xác định kiểu gen:
+ Xác định gen liên kết đồng hay đối: dựa vào sự xuất hiện tỉ lệ lớn hay bé của loại kiểu hình có kiểu gen duy nhất. VD: đời sau xuất hiện kiểu hình có kiểu gen
aa bdbd lớn hơn aa bDbD  → đời trước tạo giao tử abd lớn hơn loại giao tử abD → liên kết đồng.
+ Xác định gen nào liên kết: nếu là kiểu tương tác vai trò của 2 gen A, B không như nhau ta phải dựa vào thế hệ sau loại kiểu hình có tổ hợp gen (aaB-dd) có tỉ lệ lớn hay nhỏ để suy ra gen nào liên kết.
+ Tính tần số hoán vị: dựa vào kiểu hình có kiểu gen duy nhất hoặc kiểu hình có ít kiểu gen nhất ở thế hệ sau để lập phương trình, giải chọn nghiệm.
- Bước 3: Viết sơ đồ lai.
c. Vận dụng.
Ví dụ 1:  Ở một loài thực vật, người ta cho cây P thụ phấn nhận được F1 phân li kiểu hình: 38,25% cây quả dẹt, vị ngọt : 6,75% cây quả tròn, vị ngọt : 6% cây quả dài, vị ngọt : 18% cây quả dẹt, vị chua : 30,75% cây quả tròn, vị chua; 0,25% cây quả dài, vị chua.
Biết vị quả ở một cặp gen quy định. Biện luận và xác định tỉ lệ các loại giao tử tạo ra của P.
Giải
- Bước 1:  Xét riêng từng cặp tính trạng.
+ Tính trạng hình dạng quả phân li theo tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài → đây là tương tác bổ trợ.
Quy ước:      A-B-: quả dẹt;   aabb : quả dài ;     A-bb; aaB- : quả tròn
F1: AaBb (quả dẹt)   x AaBb (quả dẹt).
+ Xét sự di truyền tính trạng vị quả:

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_bai_tap_tuong_tac_gen.doc