SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học tích hợp Bài 43: Bảo quản Thịt, trứng, sữa và cá

Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Với tích hợp xuyên môn, học sinh có thể học và hình thành kiến thức, kĩ năng ở nhiều thời điểm và thời gian khác nhau, theo sự lựa chọn của người dạy hoặc người học.
Qua tích hợp xuyên môn, học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai phương pháp thường được sử dụng trong tích hợp xuyên môn là học theo dự án (project – based learning) và thương lượng chương trình học (negotiating the curriculum).
Học theo dự án là phương pháp học tập trong đó giáo viên giao một “dự án cho người học, người học cần hợp tác với nhau để cùng thiết kế một chương trình hoạt động, cùng hoạt động và cùng đánh giá kết quả hoạt động. Học theo dự án giúp người học làm chủ các hoạt động học tập của mình và phát triển kĩ năng lập chương trình, hiện thực hoá chương trình, tự nhận thức, thương lượng, giải quyết vấn để,...
Thương lượng chương trình học là phương pháp học tập trong đó có sự “thỏa thuận” giữa người dạy và người học, người học có quyền lựa chọn chương trình phù hợp với trình độ và sở thích của họ, thậm chí họ có quyển tham gia vào quá trình thiết kế chương trình học. Thương lượng chương trình học giúp người học tự tin và hứng thú hơn trong học tập, giúp người dạy chọn nội dung, học liệu và phương pháp giảng dạy phù hợp người học, giúp người quản lí thấy được chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN TÊN SÁNG KIẾN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP BÀI 43: BẢO QUẢN THỊT, TRỨNG, SỮA VÀ CÁ. Người thực hiện: Bùi Thị Nguyên Mã sáng kiến: 31.59.01 Vĩnh Phúc, năm 2018 1 MỤC LỤC Đề mục Nội dung Trang 1. Lời giới thiệu 4 2. Tên sáng kiến 5 3. Tác giả sáng kiến 5 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 6 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 6 6. Ngày sáng kiến được áp dụng 6 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 6-41 8. Những thông tin cần bảo mật 42 9. Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến 42 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 42 dụng sáng kiến 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử 43 hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 3 bảo quản thực phẩm, các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm bẩn (cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng, tai xanh), vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, An toàn vệ sinh thực phẩm, chiến thắng - thất bại trên thương trường, quản lý tài chínhTrong chương trình môn Công Nghệ ở trường THPT, học sinh có thể sử dụng kiến thức ở các môn học như môn: Sinh, Toán học, Hóa học, Địa lý, Văn học, Tin học, GDCD, để xây dựng chủ đề liên môn. Nhưng học sinh phổ thông nói chung và học sinh nói riêng rất lười học môn này, cho rằng đó là môn phụ không nằm trong kì thi THPT quốc gia. Vì vậy trong giờ học học sinh không tập trung, thường nói chuyện riêng, thậm chí còn lấy bài môn khác ra học. Học sinh học bộ môn công nhệ 10 như là sự bắt buộc, học thuộc lòng một cách máy móc, không biết giải thích hiện tượng thực tiễn liên quan đến các kiến thức học các môn khác( Sinh, hoá, lý, toán). Bản thân giáo viên đứng lớp gặp khó khăn trong việc tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học. Cần phải làm gì để thay đổi sự nhìn nhận về bộ môn công nghệ 10 trong học sinh cũng như trong giáo viên là một vấn đề mà tôi và các đồng nghiệp trong nhóm công nghệ của trường THPT đã đặt ra. Để góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, thông qua đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học nhằm giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề và có cơ hội tìm hiểu một số ngành nghề, phát hiện các năng khiếu nghề nghiệp tôi đã chọn đề tài: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và Sáng tạo của học sinh thông qua dạy học tích hợp Bài 43:Bảo quản Thịt, Trứng, Sữa và Cá. 2. Tên sáng kiến Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học tích hợp Bài 43:Bảo quản Thịt, Trứng, Sữa và Cá. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Bùi Thị Nguyên 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO, DẠY HỌC TÍCH HỢP I. Cơ sở lí luận 1. Phát triển năng lực trong dạy học. 1.1. Khái niệm năng lực Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động. Người học có năng lực hành động về một lĩnh vực hoạt động nào đó cần hội đủ các dấu hiệu cơ bản sau: - Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống, chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động đó. - Biết cách tiến hành hoạt động hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức, phương pháp thực hiện hành động, lựa chọn được các giải pháp phù hợp...và cả các điều kiện, phương tiện để đạt mục đích). - Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc. Từ đó, có thể đưa ra một định nghĩa về năng lực hành động là: khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí...để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ...phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. 1.2. Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh trung học phổ thông. 7 lực cần thiết của một người công dân trong tương lai. 2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo có thể được hiểu là khả năng của con người phát hiện ra vấn đề cần giải quyết và biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, sẵn sàng hành động để giải quyết tốt vấn đề đặt ra. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của vấn đề. Có thể nói năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo có cấu trúc chung là sự tổng hòa của các năng lực trên. 2.2. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là sự tổng hòa của các năng lực sau: - Năng lực nhận thức, học tập bộ môn giúp người học nắm vững các khái niệm, qui luật, các mối quan hệ và các kỹ năng bộ môn. - Năng lực tư duy độc lập giúp người học có được các phương pháp nhận thức chung và năng lực nhận thức chuyên biệt, biết phân tích, thu thập xử lí, đánh giá, trình bày thông tin. - Năng lực hợp tác làm việc nhóm, giúp người học biết phân tích đánh giá, lựa chọn và thực hiện các phương pháp học tập, giải pháp giải quyết vấn đề và sáng tạo, từ đó học được cách ứng xử, quan hệ xã hội và tích lũy kinh nghiệm giải quyết vấn đề và sáng tạo cho mình. - Năng lực tự học giúp người học có khả năng tự học, tự trải nghiệm, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch giải quyết vấn đề và sáng tạo, vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau. - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống giúp người học có khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức trong việc phát hiện vấn đề và vận dụng nó để giải quyết vấn đề và sáng tạo học tập có liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Như vậy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo có cấu trúc chung là sự tổng hòa của các năng lực trên, đồng thời nó còn là sự bổ trợ của một số kỹ năng thuộc các năng lực 9 Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Bản chất của phương pháp là tạo nên những "tình huống có vấn đề", điều khiển HS giải quyết những vấn đề học tập, lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học. Phương pháp này thường được áp dụng với những nội dung hoặc nhiệm vụ học tập phức hợp, đòi hỏi HS phải phân tích, giải thích, chứng minh, thực hiện nhiệm vụ. 3.2. Quy trình tổ chức dạy học giải quyết vấn đề và sáng tạo. Dạy học GQVĐ được thực hiện linh hoạt theo 4 bước chính và trong mỗi bước có các hoạt động cụ thể gồm: Bước 1. Nhận biết vấn đề - Đưa ra vấn đề. Bước 2. Nghiên cứu lập kế hoạch tìm các phương án giải quyết. Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. Bước 4: Kết luận. Trong dạy học, quá trình thực hiện dạy học GQVĐ cũng không nhất thiết phải tuân thủ theo trình tự các bước mà có thể vận dụng linh hoạt cho phù hợp. 3.3. Các mức độ của dạy học giải quyết vấn đề và sáng tạo. Tuỳ theo năng lực của học sinh, mức độ phức tạp của nhiệm vụ học tập, điều kiện học tập mà giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia vào các bước đặt vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, GQVĐ và kết luận quá trình của dạy học GQVĐ theo các mức độ khác nhau. Bảng 1.3. Các mức độ của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề Các Đặt Nêu Lập Giải quyết Kết mức độ vấn đề giả thuyết kế hoạch vấn đề luận 1 GV GV GV HS GV 2 GV GV HS HS HS + GV 3 GV + HS HS HS HS HS + GV 11 những mâu thuẫn nhận thức được tìm thấy. Tạo động cơ trong học tập. Phát triển năng lực giao tiếp xã hội, năng lực giải quyết vấn đề. Nhược điểm: mất nhiều thời gian trong quá trình giải quyết vấn đề. GV khó xây dựng được tình huống có vấn đề, phải thiết kế rất công phu và cần có nội dung phù hợp. Về phía HS cần có khả năng tự học và học tập tích cực thì mới đạt hiệu quả cao. Trong một số trường hợp cần có thiết bị dạy học cơ sở vật chất cần thiết thì việc GQVĐ mới thành công. Khó đánh giá sự tham gia của từng cá nhân. 4. Dạy học tích hợp 4.1: Khái quát về dạy học tích hợp: Dạy học tích hợp được hiểu là những hoạt động của học sinh, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, huy động đồng thời kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết. 4.2. Các hình thức dạy học tích hợp 4.2.1. Tích hợp trong nội bộ môn công nghệ. Trong môn học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí trong 1 tiết học hay trong một mảng kiến thức, kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có thể tích hợp theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. a) Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: Tích hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc mạch, phân môn này với mạch/ phân môn khác. b) Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới với những kiến thức, kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Cụ thể là: Kiến thức của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức, kĩ năng của lớp dưới, cấp học dưới. 4.2.2: Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration) Tích hợp liên môn là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đế nhất định xuyên suốt qua nhiểu cấp lớp. Ví dụ: 13
Tài liệu đính kèm:
skkn_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_va_sang_tao_cua_h.doc