SKKN Phát triển năng lực của học sinh THPT qua cuộc thi: Khám phá vũ trụ và bầu trời khoa học

SKKN Phát triển năng lực của học sinh THPT qua cuộc thi: Khám phá vũ trụ và bầu trời khoa học

Vũ trụ bao la vô tận. Những hiện tượng muôn hình muôn vẻ hàng ngày diễn ra trên bầu trời “kích thích” óc tò mò và “thách thức” trí tuệ của con người.

“Vũ trụ như thế nào” đã là câu hỏi được nêu ra từ buổi bình minh của nhân loại.

Xưa kia khi trí tuệ con người còn nông cạn, khoa học kĩ thuật chưa phát triển, mọi hiện tượng trong trời đất được thần thánh hóa, nhận thức mơ hồ về vũ trụ, con người dễ sa vào tệ nạn mê tín dị đoan.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, người ta đã mở rộng tầm nhìn và khám phá vũ trụ. Con người ngày nay có thể tính toán và dự báo trước một cách chính xác những gì trước đây được coi là bí ẩn của bầu trời, tạo ra các loại kính thiên văn, những phương tiện, thiết bị hiện đại săn tìm những thiên hà xa xôi, những nền văn minh ngoài Trái Đất.

 Thiên văn học giúp trả lời những vấn đề hết sức cơ bản trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều có những câu hỏi rất tự nhiên như “chúng ta sinh ra từ đâu?”, tất nhiên là cha mẹ sinh ra chúng ta, rồi ông bà tổ tiên sinh ra cha mẹ ta, nhưng từ khởi thuỷ thì sao? Khi lần lại lịch sử, chúng ta sẽ nhìn thấy vai trò của ngành vật lý thiên văn trong việc trả lời những câu hỏi hết sức cơ bản về nguồn gốc con người như vừa nêu ra. Mọi người sẽ thấy rất thú vị khi biết về mối liên hệ giữa con người, giữa đời sống của chúng ta với vũ trụ.

Trong dạy học vật lí, có thể nâng cao chất lượng học tập và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc tổ chức một buổi sinh hoạt khoa hoc, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những phương pháp dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học vật lý ở nhà trường phổ thông. Thông qua các buổi thảo luận khoa học vật lí, học sinh sẽ có được những kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp. Đặc biệt, tạo sự hứng thú cho học sinh về việc tìm tòi nghiên cứu khoa học, làm cho môn học trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn

 

doc 22 trang thuychi01 10473
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực của học sinh THPT qua cuộc thi: Khám phá vũ trụ và bầu trời khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu. 
1
1.1. Lí do chọn đề tài 
1
1.2. Đối tượng nghiên cứu
2
1.3. Phạm vi nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung của đề tài
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.1.1. Các phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông..
3
2.1.2. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông..................................................................................................
3
2.2. Thực trạng của đề tài...
5
2.2.1. Đặc điểm tình hình của nhà trường 
5
2.2.2. Thực trạng vấn đề tiếp thu kiến thức bài "Cấu tạo vũ trụ" - Vật lý 12 THPT
5
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề...................................................
6
2.3.1. Các kiến thức cơ bản về thiên văn học và vũ trụ. 
6
2.3.2. Cuộc thi “Khám phá vũ trụ và bầu trời khoa học”
13
2.4. Hiệu quả của SKKN
18
3. Kết luận, kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo.
21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1. Lý do khách quan
Vũ trụ bao la vô tận. Những hiện tượng muôn hình muôn vẻ hàng ngày diễn ra trên bầu trời “kích thích” óc tò mò và “thách thức” trí tuệ của con người.
“Vũ trụ như thế nào” đã là câu hỏi được nêu ra từ buổi bình minh của nhân loại.
Xưa kia khi trí tuệ con người còn nông cạn, khoa học kĩ thuật chưa phát triển, mọi hiện tượng trong trời đất được thần thánh hóa, nhận thức mơ hồ về vũ trụ, con người dễ sa vào tệ nạn mê tín dị đoan.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, người ta đã mở rộng tầm nhìn và khám phá vũ trụ. Con người ngày nay có thể tính toán và dự báo trước một cách chính xác những gì trước đây được coi là bí ẩn của bầu trời, tạo ra các loại kính thiên văn, những phương tiện, thiết bị hiện đại săn tìm những thiên hà xa xôi, những nền văn minh ngoài Trái Đất.
	Thiên văn học giúp trả lời những vấn đề hết sức cơ bản trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều có những câu hỏi rất tự nhiên như “chúng ta sinh ra từ đâu?”, tất nhiên là cha mẹ sinh ra chúng ta, rồi ông bà tổ tiên sinh ra cha mẹ ta, nhưng từ khởi thuỷ thì sao? Khi lần lại lịch sử, chúng ta sẽ nhìn thấy vai trò của ngành vật lý thiên văn trong việc trả lời những câu hỏi hết sức cơ bản về nguồn gốc con người như vừa nêu ra. Mọi người sẽ thấy rất thú vị khi biết về mối liên hệ giữa con người, giữa đời sống của chúng ta với vũ trụ. 
Trong dạy học vật lí, có thể nâng cao chất lượng học tập và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc tổ chức một buổi sinh hoạt khoa hoc, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những phương pháp dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học vật lý ở nhà trường phổ thông. Thông qua các buổi thảo luận khoa học vật lí, học sinh sẽ có được những kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp. Đặc biệt, tạo sự hứng thú cho học sinh về việc tìm tòi nghiên cứu khoa học, làm cho môn học trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn.
1.1.2. Lý do chủ quan
Trong chương trình vật lí 12, chương VIII “Từ vi mô đến vĩ mô” là phần kiến thức rất khó, vì đây là nội dung đề cập đến các vấn đề từ kích thước vô cùng bé của các hạt cơ bản đến kích thước vô cùng rộng lớn của vũ tụ mà trí tưởng tượng của chúng ta khó có thể hình dung nổi. Tuy nhiên đây là phần kiến thức vô cùng bổ ích vì nó có thể lí giải được mọi khởi nguyên về cuộc sống.
Trong bài “Cấu tạo của vũ trụ” vật lí 12 THPT, toàn bộ kiến thức là mô tả các hiện tượng, các khái niệm rất mơ hồ và trừu tượng. Tôi nhận thấy, nếu giáo viên chỉ dạy theo các phương pháp truyền thống như giảng giải – minh họa thì học sinh sẽ thấy nhàm chán và rất khó tiếp cận kiến thức. 
	Nhận thức được điều này, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm với đề tài:“Phát triển năng lực của học sinh THPT qua cuộc thi: Khám phá vũ trụ và bầu trời khoa học” .
	Tạo một sân chơi sinh hoạt khoa học (cuộc thi tìm hiểu) về thiên văn học. Nhằm xây dựng một kiến thức cơ bản về thiên văn, vũ trụ và bầu trời cho học sinh lớp 12 mà không làm các em nhàm chán, không bắt các em phải nhớ kiến thức một cách máy móc. Đồng thời thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức.
 	Đặc biệt giúp học sinh có thêm tình yêu và niềm tin về khoa học, có sự tôn trọng và biết ơn những người đã cống hiến trí tuệ và cuộc đời mình vì khoa học, đồng thời tạo ra cho các em tinh thần say mê, nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc .
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống kiến thức bài “Cấu tạo vũ trụ” vật lí 12 THPT.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh các lớp: 12C2; 12C3; 12C9 năm học 2017-2018 và học sinh các lớp 12A2; 12A3; 12A9 năm học 2018 - 2019 trường THTP Quảng Xương II- Huyện Quảng Xương – Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phân tích lí luận, thực nghiệm sư phạm kết hợp các phương pháp khác, như điều tra cơ bản bằng kiểm tra viết, quan sát, vấn đáp. 
	Mặt khác, dựa vào hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Đề tài đã nghiên cứu những cơ sở lí luận về phương pháp dạy học vật lí, nghiên cứu cách tạo ra các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. Đồng thời so sánh với phương pháp dạy học truyền thống đã sử dụng ở năm học trước, bước đầu đã thấy sự khác biệt rõ nét cả về kết quả tiếp nhận kiến thức lẫn sự hứng thú học tập mà bài học đã tạo ra.
2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông
 	 Các phương pháp dạy học hiểu theo nghĩa rộng là chung cho các môn học trong nhà trường phổ thông, chúng là đối tượng nghiên cứu của lí luận dạy học. Nhiệm vụ của lí luận dạy học hộ môn, trong số đó có lí luận dạy học vật lí là nghiên cứu áp dụng các phương pháp dạy học chung đã dược nghiên cứu trong lí luận dạy học vào thực tiễn của môn học, có tính đến các đặc điểm nội dung và phương pháp khoa học đặc trưng cho khoa học tương ứng.
 	 Hiện nay đã hình thành nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Trong đa số các trường hợp các phương pháp này có thể được nhóm lại theo ba dấu hiệu chung nhất: 1. Nguồn kiến thức. 2. Đặc trưng hoạt động của giáo viên. 3. Đặc trưng hoạt động của học sinh. 
a) Các phương pháp dạy học Vật Lí truyền thống 
	 Phương pháp dạy học truyền thống: Gồm các phương pháp tư duy logic: phương pháp quy nạp và diễn dịch; trừu tượng hóa và khái quát hóa; phân tích và tổng hợp; tương tự và mô hình hoá, các phương pháp logic trên được ứng dụng rộng rãi trong dạy học Vật Lí, đặc biệt trong việc phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh. 
b) Các phương pháp dạy học tích cực
	 Trong dạy học Vật Lí thường sử sụng các phương pháp: Dạy học hợp tác; dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Các phương pháp dạy học này phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường Việt Nam hiện nay, nó cũng là xu thế chung của các nhà trường trên thế giới. Để vận dụng thành công các phương pháp dạy học chúng ta cần nắm vững các mối quan hệ sau: 1. Quan hệ giữa dạy và học ; 2. Quan hệ giữa mặt bên ngoài và mặt bên trong của phương pháp dạy học ; 3. Quan hệ giữa phương pháp dạy học và các thành tố khác của quá trình dạy học. 
2.1.2. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông
	Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,... Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một số hình thức tổ chức của HĐTNST trong nhà trường phổ thông:
a) Hoạt động câu lạc bộ 
	Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,... dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác.
b) Tổ chức trò chơi
	Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "chơi mà học, học mà chơi".
c) Tổ chức diễn đàn
	Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. 
d) Sân khấu tương tác
	Sân khấu tương tác là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả.
e) Tham quan, dã ngoại
	Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức..., giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
f) Tổ chức sự kiện
	Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động. 
g) Hoạt động giao lưu
	Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. 
h) Hoạt động chiến dịch
	Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến học sinh mà tới cả các thành viên cộng đồng. Nhờ các hoạt động này, học sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức "mình vì mọi người, mọi người vì mình".
i) Hội thi, cuộc thi
	Hội thi, cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người (đội) thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTNST.
	Mục đích tổ chức hội thi, cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức.
	Hội thi, cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu,... có nội dung giáo dục về một chủ đề hay về một kiến thức nào đó.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Đặc điểm tình hình của nhà trường 
Trường THPT Quảng Xương II đã trải qua 51 năm xây dựng và trưởng thành. Nhà trường đóng trên địa bàn xã Quảng Ngọc, Quảng Xương, Thanh Hóa. Vùng tuyển sinh của nhà trường là vùng đồng bằng, với học sinh chủ yếu là con em thuần nông. Trường có đội ngũ giáo viên vững vàng tay nghề, nhiệt tình, tâm huyết với công tác giáo dục và giảng dạy, các em học sinh đa phần là ngoan, chịu khó, với khả năng tư duy ở mức khá.
2.2.2. Thực trạng của vấn đề tiếp thu kiến thức bài “Cấu tạo vũ trụ” - vật lí 12 THPT
- Về kiến thức: Đây là phần kiến thức về thiên văn vô cùng rộng và mơ hồ. Mặt khác, trong chương trình 12 năm học phổ thông, mãi tới cuối chương trình lớp 12 mới đưa kiến thức vũ trụ vĩ mô vào chương trình học. Hơn nữa sách tham khảo thiên văn và vũ trụ học dành cho học sinh phổ thông rất ít. Do vậy, việc tiếp nhận kiến thức hoàn toàn mới này, Nếu chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như diễn giải hay thuyết trình bài học thì học sinh sẽ chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động và máy móc, sẽ không tạo được một niềm đam mê đối với bài học. Vậy cải tiến giờ học bình thường thành một cuộc thi tìm hiểu chắc chắn sẽ gây được ấn tượng mạnh với học sinh, sẽ kích thích trí tò mò và óc sáng tạo cho các em, từ đó hình thành một một lối mòn trong não về kiến thức thiên văn học liên quan.
- Về kỹ năng: Thông qua cuộc thi, học sinh sẽ vận dụng tối đa khả năng phối hợp nhóm, khả năng tự tìm hiểu thông tin bài học không chỉ từ sách giáo khoa mà cón nhiều từ nhiều nguồn tư liệu khác; giáo viên sẽ cung cấp ngồn tài liệu hoặc hướng dẫn các em tìm thông tin cần thiết. Qua đó rèn luyện được tính độc lập, tự tin, khả năng tổng hợp kiến thức và khả năng trình bày một vấn đề khoa học.
- Mặt khác, trong một đơn vị lớp có nhiều đối tượng học sinh với các khả năng nhận thức, tư duy khác nhau. Nếu bài giảng tạo thành một cuộc thi tìm hiểu thì gần như học sinh nào cũng sẽ được giao nhiệm vụ. Không có em nào được lười biếng, tức là học sinh nào cũng phải tiếp nhận thông tin và bắt buộc phải có kiến thức.
- Bước đầu tạo cho học sinh một sân chơi tìm hiểu khoa học, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu tri thức khoa học của các em. 
- Thực tế, kết quả khảo sát chất lượng vật lí 12 của 3 lớp 12C2, 12C3, 12C9 của trường THPT Quảng Xương II, năm học 2017-2018 về chương VIII “Từ vi mô đến vĩ mô” khi dùng phương pháp dạy học truyền thống:
Lớp
Số bài kiểm tra
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C2
45
4
8,9
25
55,5
13
28,8
3
6,8
0
0
12C3
44
0
0
18
40,9
15
34,1
8
18,2
3
6,8
12C9
45
0
0
10
22,2
20
44,4
10
22,2
5
11,2
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Các kiến thức cơ bản về thiên văn học và vũ trụ.
a) Khái niệm về thiên văn học ; 
	Thiên văn học là việc nghiên cứu khoa học các thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ). Nó nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hoá học, khí tượng học, và chuyển động của các vật thể vũ trụ, cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ.
	Thiên văn học là một trong những ngành khoa học cổ nhất. Từ buổi bình minh của nhân loại, thiên văn học từng gồm cả các ngành đo sao, hoa tiêu thiên văn, quan sát thiên văn, làm lịch, và thậm chí cả chiêm tinh học. Từ thế kỷ XX, lĩnh vực thiên văn học chuyên nghiệp được chia thành hai nhánh là quan sát và và lí thuyết. Thiên văn học quan sát chú trọng tới việc thu thập và phân tích dữ liệu, sử dụng các nguyên tắc cơ bản của vật lý. Thiên văn học lí thuyết định hướng theo sự phát triển các mô hình máy tính hay mô hình phân tích để miêu tả các vật thể và hiện tượng thiên văn. Hai lĩnh vực bổ sung cho nhau, thiên văn học lý thuyết tìm cách giải thích các kết quả quan sát, và việc quan sát lại thường được dùng để xác nhận các kết quả lý thuyết
b) Lược sử tiến hóa từ khởi nguyên của vũ trụ đến Con Người. ;
	Mô hình Big Bang được chấp nhận rộng rãi cho rằng Vũ Trụ đã trải qua 13,77 tỉ năm tuổi kể từ sau “Vụ nổ lớn”. 
	Lúc khởi nguyên toàn bộ không gian, toàn bộ vật chất và toàn bộ năng lượng trong vũ trụ đã biết được chứa trong một thể tích cỡ nhỏ hơn cả cái đầu kim khâu. Tình trạng nhiệt độ vô cùng nóng, mật độ vật chất vô cùng đậm đặc. Sau đó vũ trụ nhỏ hơn cái đầu kim này dãn ra rất nhanh, ngày nay chúng ta gọi là Vụ nổ lớn. 
	+ “Thời kì Planck” của vũ trụ xa xưa. Đó là khoảng thời gian từ t = 0 đến t = 10 –43 giây (một phần mười triệu tỉ tỉ tỉ tỉ của một giây) sau khởi nguyên, và trước khi vũ trụ tăng trưởng đến kích cỡ 10‒35 mét (một phần trăm triệu tỉ tỉ tỉ của một mét). Lúc này chưa có định luật vật lí nào (đã biết) mô tả được chắc chắn trạng thái của vũ trụ trong khoảng thời gian đó.
	+ Khi vũ trụ quá 10‒35 giây tuổi, nó tiếp tục dãn ra, khuếch tán đồng đều toàn bộ năng lượng, lực thống nhất bị phân tách thành bốn lực: Lực hạt nhân yếu, lực hạt nhân mạnh, lực điện từ, và lực hấp dẫn.
	+ Một phần nghìn tỉ của một giây đã trôi qua kể từ lúc khởi nguyên: Vũ trụ là một món súp sôi sùng sục đun nấu gồm quark và các lepton. Ngay sau đó, vũ trụ tiếp tục dãn nở và nhiệt độ giảm nhanh xuống dưới một nghìn tỉ Kelvin.
	+ Một phần triệu của một giây đã trôi qua kể từ vụ nổ lớn: Các proton và neutron cùng với những hạt nặng khác được tạo ra từ các quark-lepton.
	+ Lúc này, một giây thời gian đã trôi qua: Vũ trụ lớn lên đến kích cỡ vài năm ánh sáng. nhiệt độ khoảng một tỉ độ, hạt nhân nguyên tử được hình thành, trong đó chín mươi phần trăm các hạt nhân này là hydro và còn lại là heli, 
	+ Hai phút trôi qua kể từ lúc khởi nguyên: Nhiệt độ của vũ trụ giảm xuống dưới 3000 K, toàn bộ electron tự do kết hợp hết với hạt nhân, hoàn tất việc hình thành các hạt và nguyên tử trong vũ trụ nguyên thủy.
	+ Trong những tỉ năm đầu tiên, vũ trụ tiếp tục dãn ra và nguội đi khi vật chất bị hút hấp dẫn thành những đám đồ sộ gọi là các thiên hà. Gần một trăm tỉ thiên hà đã ra đời, mỗi thiên hà chứa hàng trăm tỉ sao chịu phản ứng nhiệt hạch trong lõi của chúng. Các sao với hơn mười lần khối lượng Mặt Trời đạt tới áp suất và nhiệt độ đủ mức trong lõi của chúng để sản xuất nguyên tố nặng bao gồm các nguyên tố cấu thành nên các hành tinh và bất kì dạng sống nào có thể nảy sinh trên chúng. Thế nhưng các sao khối lượng cao ngẫu nhiên phát nổ, bồi tụ hóa chất và năng lượng của chúng trên khắp thiên hà. 
	+ Sau chín tỉ năm làm giàu như thế trong một thiên hà (Ngân Hà), trong một vùng tầm thường như bao vùng khác (Cánh tay Orion), một ngôi sao tầm thường (Mặt Trời) ra đời.
	+ Đám mây khí xung quanh Mặt Trời ra đời có chứa một lượng lớn nguyên tố nặng để kết tụ và sinh ra một kho phức hợp các vật thể quỹ đạo bao gồm một vài hành tinh đất đá và hành tinh khí, hàng trăm nghìn tiểu hành tinh, và hàng tỉ sao chổi. Trong vài trăm triệu năm đầu tiên, những lượng lớn mảnh vỡ còn sót lại trong các quỹ đạo phía trong sẽ kết tụ lên những vật thể lớn hơn .
	+ Sau này, lượng vật chất có thể bồi tụ trong hệ Mặt Trời cứ ít dần đi, các bề mặt hành tinh bắt đầu nguội. Một hành tinh chúng ta gọi là Trái Đất đã ra đời, nơi này các đại dương chủ yếu ở dạng lỏng. 
	+ Bên trong các đại dương lỏng rất giàu hóa chất, bằng một cơ chế cho đến nay chưa được khám phá, các phân tử hữu cơ đã chuyển hóa thành sự sống tự sao chép. Những sinh vật đơn bào, xa xưa này đã vô tình làm chuyển hóa bầu khí quyển giàu khí CO2 của Trái Đất thành một bầu khí quyển với đủ oxy cho phép các sinh vật háu khí xuất hiện và chiếm lĩnh các đại dương và đất liền. Những nguyên tử oxy giống nhau này, thường kết hợp thành cặp (O2), ngoài ra còn kết hợp bộ ba tạo thành ozone (O3) trên thượng tầng khí quyển, nó có tác dụng như một lá chắn bảo vệ bề mặt Trái Đất trước phần lớn các photon tử ngoại từ Mặt Trời đến.
	+ Trái Đất sở hữu đa dạng về sự sống. Thế nhưng sự sống thật mong manh. Thỉnh thoảng Trái Đất chạm trán các sao chổi và tiểu hành tinh lớn. Mới sáu mươi lăm triệu năm trước đây, một tiểu hành tinh mười nghìn tỉ tấn đã lao xuống cái ngày nay gọi là bán đảo Yucatan và đã quét sạch hơn bảy mươi phần trăm hệ thực vật và động vật của Trái Đất – bao gồm mọi họ khủng long. Sau thảm họa sinh thái này, đã cho phép tổ tiên loài thú của chúng ta chiếm lĩnh những hang động trống trải tươi đẹp. Một nhánh não to trong những loài thú này, chúng ta gọi tên là Linh Trưởng, đã tiến hóa một giống và loài với đủ trí thông minh để phát minh ra các phương pháp và công cụ khoa học – Loài Người, và để suy luận ra nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ.
	Từ các học thuyết, phương trình lượng tử không – thời gian, thuyết tương đối rộng, chúng ta đã chắc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_cua_hoc_sinh_thpt_qua_cuoc_thi_kham.doc