SKKN Phát huy tính chủ động tích cực, tự giác của học sinh khi học bài thể dục phát triển chung Lớp 6

SKKN Phát huy tính chủ động tích cực, tự giác của học sinh khi học bài thể dục phát triển chung Lớp 6

Ngay khi mới thành lập Nhà nư¬ớc Việt nam Dân chủ Cộng hoà, nay là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong bài “Sức khoẻ và thể dục” (đăng trên báo Cứu quốc số 199, ngày 27/03/1946), Người viết : “Giữ gìn dân chủ, xây dựng n¬ước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một ng¬ời dân yếu ớt, tức là cả nư¬ớc yếu ớt, mỗi một ngư¬ời dân khoẻ mạnh tức là cả n¬ước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi ng¬ười dân yêu n¬ước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như¬ vậy là sức khoẻ. Dân c¬ường thì n¬ước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.

Để thực hiện lời kêu gọi của Bác, Đảng và Nhà nước ta đó thấy được tầm quan trọng của TDTT trong chiến lược phát triển con người nên đó đưa vào kế hoạch phát triển giáo dục trong các trường học : “Công tác giáo dục thể chất trong các trường học các cấp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đối với giáo dục thể chất ở bậc THCS thì đây là nhiệm vụ vô cùng to lớn và nặng nề. Bởi vì đây chính là bậc học gắn liền với sự thay đổi về tâm sinh lí, về tính cách, về sức khoẻ, là sự chuyển giao giữa hai thời kì, hai lứa tuổi khác nhau và nó quyết định tới xu hư¬ớng hình thành các phẩm chất nhân cách của con ngư¬ời sau này. Sự phát triển không đúng h¬ướng hay một sự xáo trộn trong biến đổi sinh lý do tập luyện sẽ đem lại những hậu quả không nhỏ.

Hiện nay toàn ngành giáo dục đang đổi mới phương pháp dạy học, cùng với các môn khoa học khác giáo dục thể chất cũng được quan tâm đổi mới. Với chương trình đổi mới đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp giáo dục: Giảm lý thuyết tăng thực hành, phát huy khả năng và ý thức tự đánh giá nhận xét của các em. Bản thân các em chưa biết lựa chọn nội dung thể dục nào để rèn luyện sức khoẻ lại không tốn nhiều thời gian, phù hợp với mọi điều kiện.

 

doc 15 trang thuychi01 13824
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính chủ động tích cực, tự giác của học sinh khi học bài thể dục phát triển chung Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
1. Mở đầu:..1
1.1 Lí do chọn đề tài: ....2
1.2 Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................ 3
1. 3. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu: ..3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: .........................................................................6
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: ...........................6
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề: ......................................................7 
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: ........................................................... ....8
3. Kết luận, kiến nghị: ............................................................................................12
3.1 Kết luận: ...........................................................................................................12
3.2. Kiến nghị: ........................................................................................................13
1.1. Lí do chọn đề tài. 
Ngay khi mới thành lập Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà, nay là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong bài “Sức khoẻ và thể dục” (đăng trên báo Cứu quốc số 199, ngày 27/03/1946), Người viết : “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một ngời dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ mạnh tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.
Để thực hiện lời kêu gọi của Bác, Đảng và Nhà nước ta đó thấy được tầm quan trọng của TDTT trong chiến lược phát triển con người nên đó đưa vào kế hoạch phát triển giáo dục trong các trường học : “Công tác giáo dục thể chất trong các trường học các cấp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Đối với giáo dục thể chất ở bậc THCS thì đây là nhiệm vụ vô cùng to lớn và nặng nề. Bởi vì đây chính là bậc học gắn liền với sự thay đổi về tâm sinh lí, về tính cách, về sức khoẻ, là sự chuyển giao giữa hai thời kì, hai lứa tuổi khác nhau và nó quyết định tới xu hướng hình thành các phẩm chất nhân cách của con người sau này. Sự phát triển không đúng hướng hay một sự xáo trộn trong biến đổi sinh lý do tập luyện sẽ đem lại những hậu quả không nhỏ.
Hiện nay toàn ngành giáo dục đang đổi mới phương pháp dạy học, cùng với các môn khoa học khác giáo dục thể chất cũng được quan tâm đổi mới. Với chương trình đổi mới đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp giáo dục: Giảm lý thuyết tăng thực hành, phát huy khả năng và ý thức tự đánh giá nhận xét của các em. Bản thân các em chưa biết lựa chọn nội dung thể dục nào để rèn luyện sức khoẻ lại không tốn nhiều thời gian, phù hợp với mọi điều kiện.
Với đặc trưng bộ môn thông qua tập luyện các bài tập vận động để hình thành kĩ năng, kỹ xảo nâng cao thành tích cho người tập, góp phần nâng cao sức khỏe hình thành nhân cách học sinh từ đó giúp các em phát huy tính chủ động tích cực, tự giác, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của Bộ giáo dục và đào tạo. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục chúng ta phải cố gắng trau dồi kinh nghiệm để có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phù hợp với phong trào đổi mới phương pháp dạy học, dù dạy nội dung nào chúng ta cũng hướng cho học sinh tính chủ động tích cực, tự giải quyết vấn đề.
	Xuất phát từ thực tế giảng dạy thể dục ở trường trung học cơ sở tôi nhận thấy có nhiều đối tượng khác nhau: Có em sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, bên cạnh còn có những em bị bệnh bẩm sinh vvCó những em chăm chỉ luyện tập đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn còn một số em chưa thực sự tự giác, tích cực luyện tập coi nhẹ việc rèn luyện sức khoẻ. Một câu hỏi luôn đặt ra khiến tôi băn khoăn phải làm thế nào để tất cả học sinh đều chủ động tích cực, tự giác luyện tập kể cả đối với những em kém may mắn không phải đứng nhìn các bạn thèm muốn buồn tủi mà sẽ biết lựa chọn cho mình một bài tập hợp lý để rèn luyện sức khoẻ. Để làm được điều đó tôi quyết tâm đi tìm xem có phương pháp nào hợp lý tác động đến học sinh khuyến khích được các em tự giác luyện tập nâng cao sức khoẻ phục vụ tốt cho việc học tập. Qua quá trình giảng dạy và học tập nghiên cứu tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính chủ động tích cực, tự giác của học sinh khi học bài thể dục phát triển chung Lớp 6” và áp dụng vào giảng dạy tại trường. 
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh tích cực tự giác khi học bài thể dục phát triển chung, chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng.
- Tăng lượng vận động của học sinh, đáp ứng được yêu cầu, học sinh chủ động học bài.
- Phát huy vai trò của đội ngũ cán sự lớp được hiệu quả hơn.
- Giáo viên làm việc ít nhưng hiệu quả cao.
- Kết hợp với môn học Âm nhạc tăng sự hưng phấn, nhàm chán trong tập luyện của học sinh.
- Có thể đồng diễn trong các ngày lễ hội của nhà trường.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu. 
Học sinh khối lớp 6 THCS đây, là một trong những nội dung của thể dục cơ bản, động tác đơn giản dễ tập có tác dụng đến toàn bộ cơ thể song tính chủ động tích cực tự giác luyện tập của học sinh vẫn chưa cao. Điều đó khiến tôi suy nghĩ tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết làm sao để trong giờ học phải phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Nếu làm được điều này sẽ rất phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học hiện nay “tích cực hoá người học” không chỉ là thách thức với học sinh mà cả với giáo viên. Để tiết học thành công giáo viên phải có kế hoạch, tổ chức hướng dẫn học sinh phù hợp biết phát huy nội lực từ phía học sinh, hỗ trợ về kiến thức học sinh tự giác giải quyết. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp trực quan (làm mẫu)
- Phương pháp giảng giải (phân tích động tác)
- Phương pháp tập luyện: (Phương pháp tổ chức tập luyện đồng loạt, chia nhóm tổ)
	- Phương pháp hoàn chỉnh.
	- Phương pháp sửa chữa động tác sai.
 - Kết hợp với Âm nhạc.
 * Trước tiên tôi tiến hành khảo sát thực trạng giảng dạy, đánh giá kết quả học tập tại lớp 6 năm học 2015 - 2016 với nội dung bài thể dục tay không theo phương pháp cũ.
 * Tiết học đầu tiên của bài thể dục phát triển chung tôi trang bị cho học sinh biết lợi ích, tác dụng của bài thể dục phát triển đối với cơ thể làm cho các em hiểu tại sao phải tập? tập như vậy có tác dụng gì? và áp dụng tập vào lúc nào (thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ hay bài khởi động trước khi học tập môn học Thể dục ở nhà trường phổ thông) Cụ thể tập bài thể dục phát triển chung - giúp các em phát triển cân đối, có cả tác dụng phòng và chữa bệnh. Nội dung bài tập gồm các động tác đơn giản nhưng tác động toàn diện đến cơ thể như: Hệ cơ xương khớp, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, đều tham gia hoạt động có tác dụng tăng cường sự lưu thông của hệ tuần hoàn tinh thần thoải mái. Thông qua bài thể dục giáo dục cho học sinh được nhiều phẩm chất đạo đức tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn
Bắt đầù tiết 2 Bài thể dục được lồng ghép với các nội dung khác, khi dạy nội dung bài thể dục tôi sử dụng nhóm phương pháp: 
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp tập luyện: (Phương pháp tổ chức tập luyện đồng loạt)
 - Phương pháp giảng dạy cuốn chiếu.
 Cụ thể dạy theo các bước sau: (chỉ với nội dung bài thể dục tay không) 
Bước 1: - Giới thiệu tên động tác.
 - Giáo viên làm mẫu động tác.
 - Phân tích chậm chi tiết động tác, nhấn mạnh yêu cầu cụ thể các nhịp. 
 - Cho học sinh tập kĩ thuật động tác, giáo viên quan sát sửa sai. 
Bước 2: Sau khi học sinh nắm được kĩ thuật động tác tiến hành cho học sinh tiếp tục luyện tập do cán sự hoặc lớp trưởng chỉ huy.
 	Tôi sử dụng đội hình tập luyện như sau:
 	 Đội hình học bài mới : 
 € € € € € € € €
 € € € € € € € €
 € € € € € € € €
 € € € € € € € €
 m(GV)
Đội hình học sinh luyện tập do cán sự hoặc lớp trưởng chỉ huy:
 €€€€€€€€
 €€€€€€€€
 €€€€€€€€
 m GV 
 € 
 € € € € € € € €
Qua từng tiết học tôi tiến hành kiểm tra bài cũ vẫn gặp một số học sinh chưa 
thuộc. Sau thời gian 6 tiết học mới ôn cũ, 6 tiết ôn hoàn thiện 9 động tác bài thể dục phát triển chung. Kết quả thu được ở tiết 13 kiểm tra như sau: 
Lớp 6 năm học 2015 - 2016 có 42 học sinh (23 Nữ, 19 Nam):
 Điểm 9 - 10: 7 học sinh. (Đạt 17 %)
 Điểm 7 - 8: 18 học sinh. (Đạt 43 %)
 Điểm 5 - 6: 15 học sinh. (Đạt 35,7 %) 
 Điểm 4: 2 học sinh. ( Chưa đạt 4,3%)
 	Từ kết quả đánh giá trên khiến tôi băn khoăn suy nghĩ đây là nội dung dễ, bài tập đơn giản, dễ tập mà tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi ít, điểm 5- 6 cũng cao, vẫn còn học sinh đạt điểm 4. Để trả lời câu hỏi tại sao? Tôi tiến hành phát phiếu điều tra thực trạng ban đầu về mức độ hứng thú tập luyện bài thể dục phát triển chung đối với học sinh lớp 6 năm học 2015 - 2016. 
 * Nội dung phiếu:
- Phiếu 1: Em có hiểu tác dụng của bài thể dục phát triển chung không ?
- Phiếu 2: Em có hứng thú tập bài thể dục thể dục phát triển chung ?
- Phiếu 3: Em có thường xuyên tập bài thể dục phát triển chung ở nhà ?
*Kết quả điều tra thu được như sau:
STT
NỘI DUNG
PHIẾU ĐIỀU TRA
TỔNG SỐ PHIẾU
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Số Phiếu
Có
Tỷ lệ %
Số Phiếu
Không
Tỷ lệ %
1
Em có hiểu tác dụng của bài thể dục phát triển chung không?
42
22
52,3
20
47,7
2
Em có hứng thú tập bài thể dục phát triển chung không?
42
23
54,7
19
45,3
3
Em có thường xuyên tập bài thể dục phát triển chung ở nhà?
42
24
57,1
18
42,9
Tổng số
3
126
69
54,8
57
45,2
Từ bảng trên cho thấy ba lần phát phiếu: 
- Mức độ hiểu bài: 52,3%
- Học sinh hứng thú học tập: 54,7%
- Học sinh thường xuyên tập ở nhà: 57,1%
Tôi tiến hành kiểm tra lại toàn bộ quá trình hoạt động của thầy và trò xem đã hợp lí chưa, phù hợp chưa. Tôi nhận ra rằng với phương pháp cũ hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa phát huy được sự chủ động, sáng tạo, tính tích cực, tự giác của học sinh. 
Đối với giải pháp cũ có ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm: 
- Học sinh được nghỉ ngơi và được quan sát tập luyện nhiều lần. 
- Giáo viên: Chuẩn bị cho bài dạy đơn giản, không mất nhiều thời gian chuẩn bị
* Nhược điểm: 
- Các em học sinh không chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng.
- Không phát huy được tính tích cực, tự giác trong học tập, tập luyện của học sinh.
- Lượng vận động của học sinh còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu.
- Vai trò của cán sự lớp không được phát huy, kém hiệu quả.
- Giáo viên trong giờ dạy làm việc nhiều, hiệu quả thấp.
Tồn tại cụ thể là:
 * Đối với học sinh: Chưa thực sự phát huy tính chủ động tích cực, tự giác luyện tập khi ở lớp cũng như ở nhà. Ở lớp một số học sinh tập qua loa cho song về nhà hầu như không tự giác ôn lại nên dễ quên, khi học chưa thực sự say mê hứng thú tập trung để tiếp thu động tác, tập không chính xác về biên độ, kĩ thuật động tác, yếu lĩnh cơ bản ví dụ: nhịp nào hít vào, nhịp nào thở ra
 * Đối với giáo viên: Cần thay đổi phương pháp khi luyện tập nên tăng lượng vận động và tính tích cực trong hoạt động nhóm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận :
a- Cơ sở sinh lý :
- Ở giai đoạn này, cơ thể các em đang có sự phát triển mạnh về các hệ cơ quan: hệ thần kinh, hệ hô hấp..., đặc biệt là hệ vận động. Sự phát triển cơ thể không đồng nhịp làm cho các em thường lóng ngóng trong việc thực hiện động tác kĩ thuật. Do vậy các bài tập vừa sức, có sự tăng tiến kết hợp với sự nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp cho hệ xương và cơ của các em phát triển một cách cân đối, phù hợp với các quá trình biến đổi sinh lý khác, từ đó giúp các em có thể thực hiện tốt hơn các bài tập kĩ thuật ở lớp trên.
b- Cơ sở tâm lý :
- Ở lứa tuổi 12- 13, tâm lý các em đang ở giai đoạn thiếu niên, các tính cách trẻ con chưa mất hẳn đan xen với tính cách “người lớn” đang hình thành. Do đó các em vừa hiếu động nhưng cũng rất dễ chán nản. Vì vậy các bài tập hợp lý sẽ giúp các em thích thú, hăng say trong tập luyện đồng thời góp phần ổn định tâm lý cho các em.
Mặt khác lứa tuổi này quá trình lan toả hưng phấn mạnh hơn ức chế. Hoạt động của hệ thần kinh rất linh hoạt, học sinh dễ tiếp thu kiến thức, động tác, bài tập mới, dễ hình thành các phản xạ có điều kiện. Điều đó rất thuận lợi cho học tập và tiếp thu các động tác kĩ thuật các môn thể dục thể thao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Qua thực tế giảng dạy, dự giờ thăm lớp, trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy.
- Giáo viên.
+ Sử dụng các hình thức dạy học còn đơn điệu chưa thực sự lôi cuốn học sinh, việc sử dụng các phương pháp tập luyện của giáo viên đôi khi chưa linh hoạt, làm cho học sinh dễ nhàm chán.
+ Do giáo viên chưa nhận thức hết được vai trò của bài tập phát triển chung.
+ Giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh mà mới quan tâm đến việc học sinh ghi nhớ, nắm được kỹ thuật động tác.
+ Chưa mạnh dạn trong việc kết hợp với môn Âm nhạc (ghép nhạc cho học sinh tập theo, tăng sự hưng phấn trong tập luyện của các em)
- Học sinh.
+ Một bộ phận học sinh vẫn còn coi môn Thể dục là môn phụ nên tham gia tập luyện hời hợt và không có sự cố gắng trong tập luyện.
+ Một số nữa thì thiếu tự tin rụt rè, nhút nhát ít có điều kiện để thể hiện mình và hoà nhập vào tập thể, các hoạt động học tập còn thụ động đây cũng là một thiệt thòi lớn đối với các em.
	* Kết quả - hiệu quả thực trạng trên.
	+ Các tiết dạy thể dục còn nặng nề, hiệu quả mang lại chưa cao, học sinh chưa hứng thú tập luyện, giáo viên chưa khai thác hết được khả năng của từng học sinh.
	+ Không tạo được không khí vui tươi trong học tập.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Bản thân tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng cần phải có sự thay đổi, trên 
cơ sở kế thừa phương pháp cũ cộng với đổi mới phương pháp tổ chức cho học sinh 
tập luyện có hiệu quả cao.
	- Trong khi làm mẫu phân tích kỹ thuật cho học sinh, giáo viên cần phải làm mẫu động tác chính xác, phân tích động tác phải ngắn gọn dể hiểu, chú ý cho học sinh nắm được những nét cơ bản và nhấn mạnh được những yếu lĩnh của động tác (ví dụ động tác bụng thì nhịp 2 phải gập sâu chân thẳng)
	- Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác, buộc học sinh hành động theo . Ví dụ khi hô động tác “tay” giáo viên dùng khẩu lệnh điều hành. Động tác Tay... sau đó hô nhịp cho học sinh tập. Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm, rõ ràng chính xác.
	- Trong các tiết dạy phân chia học sinh thành các nhóm nhỏ để luyện tập sao cho hợp lý.
	- Cán sự là người điều hành các nhóm luyện tập.
	- Tại các nhóm lần lượt từng học sinh sẽ phải lên chỉ huy cho nhóm tập, quan sát sửa sai cho nhóm. 
	- Giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức, quán xuyến và sửa sai cho học sinh.
 	Thực hiện như vậy học sinh sẽ phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn, trước kia nếu chỉ có một cán sự chỉ huy cho tập thì sẽ tạo ra ở học sinh khác tính ỉ lại, không mạnh dạn và không tích cực. 
Để không nhàm chán tại nhóm lồng ghép nội dung thi đấu cá nhân từng học sinh lên tập để nhóm quan sát sửa sai xem hô to, rõ ràng chưa, tập đúng chưa. Bên cạnh đó giáo viên bao quát lớp phải chặt chẽ để khuyến khích động viên kịp thời, đề ra hình thức: Thi đua giữa các nhóm nếu nhóm nào có học sinh không thực hiện được coi như cả nhóm không hoàn thành. 
 Để tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi học sinh tự tin, làm chủ kiến thức, kỹ năng phát huy hết khả năng sáng tạo, say mê tập luyện, tôi tiến hành ghép nhạc cho bài tập khi học đến phần ôn tập và hoàn thiện.
Tôi nhận ra nguyên nhân và đề ra biện pháp cần thay đổi trên. Năm học 2016-2017 tôi áp dụng vào dạy bài thể dục phát triển chung tại lớp 6. Các bước tiến hành giảng dạy với đội hình luyện tập phân nhóm như sau: 
 €€€€€€€€ €€€€€€€€
 € (cán sự) € (cán sự) 
 Gv đi lại quan
 sát sửa sai
 €€€€€€€€ €€€€€€€€
 € (cán sự) € (cán sự) 
Tại các nhóm: 
- Lần lượt từng học học sinh lên làm cán sự điều hành cho nhóm tập, sửa sai cho nhóm.
 	- Cán sự cùng tập theo nhóm.
	- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh tập, tổ chức và bao quát lớp, sửa sai cho học sinh.
	- Cuối nội dung tập cho các nhóm thi trình diễn nội dung bài học.
 * Đến những tiết hoàn thiện và ôn lại 9 động tác, tôi tiến hành ghép nhạc vào để cho học sinh có hứng thú tập luyện hơn không bị nhàm chán và mệt mỏi so với học sinh tự hô. Tôi chọn những bài nhạc chậm có nhịp 2 - 4, cụ thể là bài (Hành Khúc Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh) sáng tác của Phong Nhã. Sau khi chọn được những bài nhạc thật ưng ý tối tiến hành ghép nhạc cho bài tập, lúc đầu tuy học sinh còn bỡ ngỡ nhưng sau một vài lần tập khi học sinh đã tập đúng nhịp thì các em rất hứng thú tập luyện, tuỳ theo nhạc dài hay ngắn mà giáo viên sử dụng làm sao cho tập được hết bài, mỗi động tác tập 2 lần x 4 nhịp. Với nội dung này tôi phải chuẩn bị 1 cái loa di động có cắm được USB. Và với việc ghép nhạc cho bài tập tôi đã thành công trong việc kết hợp giữa Âm nhạc và Thể dục tạo hứng thú vui tươi trong học tập đạt được kết quả cao. Sau khi thành công có thể đồng diễn vào dịp 20/11...
Với nội dung này tôi cho học sinh tập cả lớp khi đã thuộc bài ghép nhạc tôi cho các em thi đua giữa các nhóm, đánh giá thi đua theo nhóm trước khi tiến hành kiểm tra cá nhân. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Đến tiết 13 tiến hành kiểm tra kết quả thu được như sau: 
Lớp 6 năm 2016-2017: 43 học sinh (21 nữ, 22 nam)
 Điểm 9 - 10: 10 học sinh. (Đạt 23%)
 Điểm 7 - 8: 25 học sinh. (Đạt 59%)
 Điểm 5 - 6: 8 học sinh. (Đạt 18% )
So sánh kết quả năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017. Tôi thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên rõ rệt, các em thuộc bài, hô to rõ ràng và các em mạnh dạn hơn, có nhiều học sinh xung phong thực hiện trong các giờ. Để hoàn thiện hơn sáng kiến của mình tôi tiến hành phát phiếu điều tra sự hứng thú, tự giác tập luyện bài thể dục phát triển chung ở nhà của học sinh lớp 6 năm học 2016 - 2017 (có 43 học sinh).
* Nội dung phiếu:
- Phiếu 1: Em có hiểu tác dụng của bài thể dục phát triển chung không?
- Phiếu 2: Em có hứng thú tập bài thể dục thể dục phát triển chung?
- Phiếu 3: Em có thường xuyên tập bài thể dục phát triển chung ở nhà?
- Phiếu 4: Em có hứng thú với việc ghép nhạc cho bài tập không ?
*Kết quả điều tra thu được như sau:
STT
NỘI DUNG
PHIẾU ĐIỀU TRA
TỔNG SỐ PHIẾU
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Số Phiếu
Có
Tỷ lệ %
Số Phiếu
Không
Tỷ lệ %
1
Em có hiểu tác dụng của bài thể dục phát triển chung không?
43
28
65,1
15
34,9
2
Em có hứng thú tập bài thể dục phát triển chung không?
43
31
72,1
12
27,9
3
Em có thường xuyên tập bài thể dục phát triển chung ở nhà?
43
33
76,7
10
23,3
4
Em có hứng thú với việc ghép nhạc cho bài tập không ?
43
40
93.0
3
7
Tổng số
4
172
132
76.7
40
23.3
So sánh kết quả điều tra giữa khảo sát năm học 2015 - 2016 và sau thực nghiệm năm học 2016 - 2017:
STT
NỘI DUNG
PHIẾU ĐIỀU TRA
Năm học
2015- 2016
2016 - 2017
1
Em có hiểu tác dụng của bài thể dục phát triển chung không?
52,3
65,1
2
Em có hứng thú tập bài thể dục phát triển chung không?
54,7
72,1
3
Em có thường xuyên tập bài thể dục phát triển chung ở nhà?
57,1
76,7
Tổng số
3
54,7
71,3
Như vậy mức độ hứng thú của năm sau cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ về nhà các em tích cực, tự giác luyện tập hơn, đó cũng là yếu tố tác động tích cực để có kết quả cao khi đánh giá bằng điểm.
Từ n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_chu_dong_tich_cuc_tu_giac_cua_hoc_sinh_kh.doc