SKKN Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học Phần II: Tạo lập doanh nghiệp – SGK Công Nghệ 10

SKKN Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học Phần II: Tạo lập doanh nghiệp – SGK Công Nghệ 10

Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kĩ thuật, hội nhập kinh tế ngày càng được mở rộng, đòi hỏi nền giáo dục cũng phải không ngừng đổi mới, cải tiến để bắt kịp sự phát triển của giáo dục trên thế giới và các nước trong khu vực.

 Trước thực tế trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một trong mười ba định hướng phát triển lớn để hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" và "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[8], trong đó phải kể đến việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học(PPDH). Chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới có thể tạo ra được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo ra lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng đến nền kinh tế tri thức[2].

 

docx 20 trang thuychi01 8236
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học Phần II: Tạo lập doanh nghiệp – SGK Công Nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TRONG DẠY HỌC
 PHẦN II: TẠO LẬP DOANH NGHIỆP – SGK CÔNG NGHỆ 10
 Người thực hiện: Lê Thị Huế
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công nghệ nông nghiệp
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài	
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1.1. Phương pháp dạy học chủ động
2
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2.1. Thực trạng dạy học môn Công Nghệ 10 trong trường THPT
4
2.2.2. Thực trạng giáo viên
4
2.2.3. Thực trạng học sinh
4
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 
5
2.3.1. Cách xây dựng trường hợp và yêu cầu đối với trường hợp
5
2.3.2. Tiến trình thực hiện
5
2.3.3. Vận dụng PP NCTHĐH vào dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp – SGK Công nghệ 10
6
2.3.3.1. Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
6
2.3.3.2. Phần xác định ý tưởng kinh doanh
7
2.3.3.3. Phần nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
11
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12
3.1. Kết luận
13
3.2. Kiến nghị
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kĩ thuật, hội nhập kinh tế ngày càng được mở rộng, đòi hỏi nền giáo dục cũng phải không ngừng đổi mới, cải tiến để bắt kịp sự phát triển của giáo dục trên thế giới và các nước trong khu vực.
 Trước thực tế trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một trong mười ba định hướng phát triển lớn để hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" và "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[8], trong đó phải kể đến việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học(PPDH). Chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới có thể tạo ra được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo ra lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng đến nền kinh tế tri thức[2].
Ở nước ta việc đổi mới tư duy dạy học và PPDHđã diễn ra, nhất là những năm gần đây, song vẫn còn tình trạng dạy học theo lối thầy đọc, trò chép... người giáo viên(GV) ít chú trọng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh(HS), ít khi đặt ra các vấn đề mang tính chất tìm tòi, khám phá để học sinh phát huy năng lực tự học, tự khám phá và nghiên cứu. Thực trạng dạy học trong trường THPT nói chung, Công nghệ 10 nói riêng phần lớn diễn ra theo chiều hướng như vậy. Do đó, đổi mới PPDH để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh là một việc làm cấp bách và cần thiết. Tuy nhiên, môn Công nghệ 10 từ trước tới nay trong nhận thức của phụ huynh HS cũng như của HS đây là môn học có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường. Việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan, nặng nề, ít gây hứng thú cho HS, do đó hiệu quả giáo dục còn gặp nhiều hạn chế chưa đem lại những kết quả như mong đợi của các nhà quản lý giáo dục cũng như các GV giảng dạy bộ môn. Là một GV môn Công nghệ 10, tôi luôn ý thức nhiệm vụ của mình là phải đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học đồng thời phát huy tính tích cực của HS. Trong suốt một năm học qua, tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (PP NCTHĐH) vào trong quá trình giảng dạy của mình. Tôi nhận thấy, hiệu quả và chất lượng dạy học tăng lên rất nhiều. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học Phần II: Tạo lập doanh nghiệp – SGK Công Nghệ 10”, góp phần thực hiện việc đổi mới tư duy và PPDH phát huy tích cực của HS trong trường THPT hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Thiết kế và xây dựng kịch bản cho quá trình dạy học diễn ra theo đúng chủ đích.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Nghiên cứu việc vận dụng PP NCTHĐH trong dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp – SGK Công nghệ 10
	- HS khối 10, trường THPT Triệu Sơn 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu và cấu trúc liên quan đến các PP NCTHĐH.
	- Nghiên cứu nội dung, hệ thống kiến thức chương trình Công Nghệ 10 nhất là nội dung phần Tạo lập doanh nghiệp.
	- Nghiên cứu các cơ sở lý luận, biện pháp thiết kế và kịch bản cho các nội dung bài học có sử dụng PP NCTHĐH trong phần Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh.
1.4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi với các đồng nghiệp để tham khảo và rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thực hiện đề tài.
1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm.
Tiến hành dạy học theo nội dung đề tài ở các lớp 10 của trường THPT Triệu Sơn 4.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc tính toán kết quả của quá trình thực hiện.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Phương pháp dạy học chủ động
Phương pháp dạy học chủ động(Active Teaching), là một thuật ngữ rút gọn, được dùng để chỉ phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Dạy học chủ động hướng tới việc hoạt động hóa, chủ động hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung phát huy tính tích cực chủ động của học sinh chứ không phải phát huy tính chủ động của giáo viên. Do đó đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực rất nhiều so với phương pháp dạy học truyền thống.
Theo một số nghiên cứu của Bigas(2003), cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các hoạt động của người học với hiệu quả học tập. Tỷ lệ tiếp thu kiến thức của người học tăng cao khi được vận dụng đa giác quan vào hoạt động học tập, được trải nghiệm và tự mình khám phá kiến thức, đặc biệt là khi truyền đạt lại cho người khác[4]
10%
 đọc
50% nghe và nhìn
30% nhìn
20% nghe
70% trao đổi với người khác
80% sử dụng trong thực tế
90% truyền đạt cho người khác
Hình 1: Tháp học tập
 thể hiện tỷ lệ phần trăm khả năng tiếp thu kiến thức tương ứng với các hoạt động học tập của học sinh (theo hội thảo CPIO – 2010 – ĐHQG TPHCM)
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết[7]. PP NCTHĐH là PP điển hình của dạy học theo tình huống và phát huy tính chủ động của học sinh.
Ưu điểm: 
- Việc sử dụng PP NCTHĐH tạo điều kiện cho việc thiết lập các tình huống gắn lí thuyết với thực tiễn.
- Gây chú ý, quan tâm, hứng thú cho học sinh.
- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực đạo đức, chính trị - xã hội.
Hạn chế:
- Mất nhiều thời gian, thích hợp cho việc vận dụng nhưng chưa thích hợp cho việc truyền thụ kiến thức có hệ thống.
- Đòi hỏi cao với giáo viên và đối với người học: giáo viên cần biết làm việc với tư cách là người điều phối và tổ chức quá trình học tập. Còn với học sinh các em cần phải tự lực để vận dụng tri thức[2].
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng dạy học môn Công Nghệ 10 trong trường THPT
Dạy học Công nghệ 10 trong trường THPT hiện nay nói chung, và trong trường Triệu Sơn 4 nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập. Là một bộ môn thực nghiệm nhưng Công Nghệ không kéo dài suốt 3 năm học như những bộ môn khác mà lại phân thành hai nhóm: Nông nghiệp(dạy lớp 10) và Công nghiệp(lớp 11 và 12)hoàn toàn khác nhau về mặt bản chất. Do đó việc tạo ra niềm say mê và yêu thích bộ môn này cho học sinh là điều vô cùng khó khăn. Hơn nữa với bộ môn như Công Nghệ 10, thường chỉ cần có một giáo viên để giảng dạy, nên việc trao đổi chuyên môn trong tổ, nhóm cũng như sự đóng góp của bộ môn này trong thành tích chung của nhà trường hầu như là không đáng kể.
2.2.2. Thực trạng giáo viên
Trước đây ở hầu hết các trường THPT trong cả nước việc quan tâm đến chất lượng giảng dạy và sự đầu tư của giáo viên cho bộ môn này còn rất hạn chế, bởi các giáo viên tham gia giảng dạy không phải là giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành mà là giáo viên của các bộ môn khác tham gia giảng dạy.
 Trong những năm gần đây, cùng với sự đòi hỏi về việc nâng cao chất lượng giáo dục sách giáo khoa Công nghệ 10 đã được đổi mới để cho phù hợp. Song song với việc đó chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng đã được quan tâm hơn rất nhiều. Hiện nay ở các trường THPT đều đã có GV dạy Công nghệ tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành nên việc dạy học theo phương pháp đổi mới đã có nhiều thuận lợi. Là một giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Nông nghiệp, đã tham gia trực tiếp giảng dạy Công nghệ trong 10 năm qua, tôi nhận thấy rằng việc dạy bộ môn này trong nhà trường vẫn còn nhiều điều đáng quan tâm, đặc biệt làm thế nào để đem lại hứng thú cho học sinh, bản thân tôi cũng phải tìm tòi để đổi mới PPDH, đổi mới cách truyền đạt để mỗi giờ Công Nghệ không còn là sự nhàm chán, là sự bắt buộc học đối với học sinh.
2.2.3. Thực trạng học sinh
Học sinh với bộ môn Công nghệ nói chung đều ít có hứng thú, bởi xuất phát từ thực tế cho thấy rằng đây không phải là bộ môn thi tốt nghiệp, cũng không phải là môn đòi hỏi thi học sinh giỏi, lại cũng không là môn thi đại học cho nên tâm lý của học sinh đều xem Công nghệ là môn học cũng được, không học cũng được, học với thái độ thờ ơ, không quan tâm. Do đó giáo viên cần phải nắm rõ đặc điểm của học sinh, cũng như đặc trưng của môn học để dạy học một cách chủ động, để mỗi giờ lên lớp không còn là gánh nặng với học sinh và với cả bản thân mình. Trong 10 năm qua cùng với những trải nghiệm thực tế ở các lớp về các phương pháp giảng dạy của mình tôi đã gom cho mình một số kinh nghiệm và mạnh dạn phát triển nó thành đề tài, với hi vọng sẽ góp một phần nào đó để các đồng nghiệp dạy cùng môn với tôi có thể tham khảo để đưa giờ học Công nghệ trở thành giờ học được học sinh chờ đợi trong từng tuần.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Cách xây dựng trường hợp và yêu cầu đối với trường hợp
Trường hợp được lựa chọn từ những tình huống thực tiễn, hoặc những tình huống có thể xảy ra. Khi xây dựng trường hợp cần bao gồm các nội dung sau:
- Phần mô tả trường hợp: các trường hợp cần được mô tả rõ ràng và cần thực hiện các chức năng lý luận dạy học sau:
+ Trường hợp cần chứa đựng vấn đề và có xung đột.
+ Trường hợp cần có nhiều cách giải quyết
+ Trường hợp cần tạo điều kiện cho người học có thể trình bày theo cách nhìn của mình
+Trường hợp cần vừa sức, phù hợp với điều kiện thời gian và người học có thể giải quyết được dựa trên cơ sở kiến thức và kĩ năng của họ.
- Phần nhiệm vụ: xác định những nhiệm vụ học sinh cần giải quyết khi nghiên cứu trường hợp. Các nhiệm vụ cần xác định rõ ràng, vừa sức với học sinh và nhằm đạt mục tiêu dạy học.
- Phần yêu cầu về kết quả: phần này đưa ra những yêu cầu cần thực hiện được trong khi nghiên cứu trường hợp. Việc đưa ra những yêu cầu nhằm định hướng cho việc nghiên cứu trường hợp[2].
2.3.2. Tiến trình thực hiện
	Tiến trình các giai đoạn được trình bày sau đây là tiến trình lí tưởng của PP NCTHĐH. Trong thực tiễn vận dụng có thể linh hoạt, chẳng hạn có những giai đoạn được rút gọn, kéo dài hơn hoặc bỏ qua tùy theo trường hợp cụ thể.
	Các bước tiến hành PP NCTHĐH: 
1. Nhận biết trường hợp: Làm quen với trường hợp nhằm mục đích nắm được vấn đề và các tình huống cần xác định. 
	2. Thu thập thông tin:
- HS học cách tự lực tìm kiếm thông tin, hệ thống hóa và đánh giá thông tin
- Thu thập về các trường hợp từ các tài liệu sẵn có
3. Nghiên cứu và tìm ra các phương án giải quyết.
- Phát triển tư duy, sáng tạo theo nhiều hướng, làm việc theo nhóm
- Tìm các phương án giải quyết và thảo luận các ý kiến khác nhau.
4. Quyết định:
Đối chiếu và đánh giá các phương án giải quyết trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá và quyết định.
5. Bảo vệ:
	Bảo vệ các quyết định với những luận cứ, bằng chứng thuyết phục.
	6. So sánh:
	So sánh các phương án giải quyết của nhóm với các quyết định trong thực tế, việc quyết định luôn liên quan đến các tình huống, điều kiện, thời gian cụ thể[2].
2.3.3. Vận dụng PP NCTHĐH vào dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp – SGK Công nghệ 10
2.3.3.1. Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
	Để dạy phần Doanh nghiệp nhỏ, GV cho HS xem đoạn phim phóng sự về Cá kho Bá Kiến của kỹ sư Nguyễn Bá Toàn, sinh năm 1982 tại Ninh Giang – Hải Dương(chương trình Sinh ra từ làng phát sóng lúc 18h30, thứ 4, ngày 25/1/2017 trên VTV6)[5].
	Câu hỏi thảo luận:
- Em có nhận xét gì về việc lựa chọn mở công ty sản xuất cá kho của kỹ sư Toàn với xuất phát điểm về nguồn vốn, về nguồn lao động?
- Tại sao công ty này mỗi năm có thể thuê lao động tới con số 300 người? Nếu thuê hơn có được không? Vì sao?
- Khi đi vào hoạt động công ty đã có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn gì?
	Yêu cầu: HS thảo luận trong thời gian quy định, HS thấy được sự lựa chọn mở công ty chuyên cung cấp cá kho làng Vũ Đại, một đặc sản tiến vua một thời là một việc làm cần thiết, đáng để học hỏi và hoan nghênh. Hàng năm, công ty đã đem lại công ăn việc làm cho nhiều lao động trong khu vực, đặc biệt trong những ngày giáp tết, con số có thể lên tới hàng trăm người. Tuy nhiên, đây là một hình hình Doanh nghiệp nhỏ, nên số lao động trong năm không vượt quá con số 300 người.
	GV nhận xét: Công ty đã biết khai thác và tận dụng nguồn vốn ban đầu ít để lựa chọn một loại hình kinh doanh phù hợp. Ở các quốc gia khác nhau, định nghĩa pháp lý về doanh nghiệp nhỏ là khác nhau: ví dụ ở Mỹ, số lượng nhân viên không quá 500 người, còn ở Liên minh Châu Âu là 50 người. Ở Việt Nam, chính phủ đã ban hành Nghị định NĐ 90/2001/NĐ – CP, trong đó qui định tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam[3].
- Vốn đăng kí kinh doanh không quá 10 tỷ đồng.
- Lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
	Nội dung bài học: Sau khi tìm hiểu nội dung phóng sự, GV dẫn dắt vào nội dung bài học:
Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ:
- Doanh thu không lớn
- Số lượng lao động không nhiều.
- Vốn kinh doanh ít
Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
Thuận lợi: 
- Tổ chức hoạt động kinh doanh một cách linh hoạt, đẽ thay đổi phù hợp với môi trường kinh doanh.
- Dễ quản lí chặt chẽ và có hiệu quả.
- Dễ đổi mới công nghệ kinh doanh
Ví dụ: Vì lao động hàng năm không vượt qua con số 300 người, chủ doanh nghiệp quản lí trực tiếp các nhân viên của mình nên hiệu quả đem lại sẽ cao, cùng với bộ máy gọn gàng, tinh nhẹ nên hoạt động của công ty có thể thay đổi để thích ứng nhanh với nhu cầu thị trường.
Khó khăn:
- Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ.
- Thường thiếu thông tin về thị trường.
- Trình độ lao động thấp
- Trình độ quản lí thiếu chuyên nghiệp.
* Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ cũng như các loại hình kinh doanh khác sẽ đều có những khó khăn riêng, nhưng điều quan trọng là người chủ doanh nghiệp làm thế nào để lèo lái con thuyền một cách an toàn và có hiệu quả, có như vậy mới có thể duy trì hoạt động của doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người dân.
2.3.3.2. Phần xác định ý tưởng kinh doanh (Bài 54: Thành lập doanh nghiệp)
	Đối với phần này, GV cho HS xem một đoạn phóng sự ngắn về chàng cử nhân trẻ Nguyễn Duy Thiên Ân (sinh năm 1990 tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), khoa Công nghệ sinh học của Đại học Văn Lang – TPHCM, người đã từ chối suốt học bổng toàn phần đi du học Pháp, để ở lại quê hương nuôi gà - Chương trình Sinh ra từ làng, trên kênh VTV6, phát sóng vào thứ 4, ngày 26 tháng 9 năm 2013, lúc 20h15).[5]
GV cho HS theo dõi đoạn phóng sự và nêu câu hỏi thảo luận
Câu hỏi thảo luận:
- Em có suy nghĩ gì về việc chàng cử nhân từ chối cơ hội mà rất nhiều bạn trẻ mơ ước để ở lại nuôi gà?
- Việc làm của chàng trai có được xem là một ý tưởng kinh doanh hay không? Vì sao?
- Đối tượng mà chàng trai phục vụ là ai? Đó có phải là khách hàng?
- Sản phẩm mà công ty sản xuất có những điều gì đặc biệt?
- Hãy liên hệ thực tế ở địa phương em về một gương điển hình kinh doanh mà em biết.
	Yêu cầu: HS thảo luận theo nhóm nhỏ, đưa ra được quan điểm, thái độ của bản thân về cách mà chàng trai đã lựa chọn. Khẳng định được việc làm trên là một ý tưởng kinh doanh hết sức sáng tạo, ngoài việc làm giàu cho quê hương đất nước, còn chứng tỏ được năng lực tuyệt vời của bản thân chàng trai. Cần đưa ra được đối tượng mà công ty phục vụ thuộc đối tượng khách hàng hiện tại, hay khách hàng tiềm năng, và những điểm đặc biệt trong sản phẩm đã giúp cho chàng trai có thu nhập 20 triệu đồng/ 1 ngày.
HS thảo luận và trình bày nội dung
GV nhận xét: Chương trình sinh ra từ làng đã giới thiệu rất nhiều những tấm gương trẻ tiêu biểu trong cả nước về sự sáng tạo và nghi lực thay đổi vận mệnh, làm giàu cho quê hương. Nguyễn Duy Thiên Ân là một chàng trai như vậy, sau khi chương trình được phát sóng đã tạo nên sự lan tỏa trong cộng đồng một cách sâu rộng về sự ngưỡng mộ cũng như sức sáng tạo, ý tưởng kinh doanh tuyệt vời của Thiên Ân. Sản phẩm mà Thiên Ân cung cấp là loại trứng gà giàu Omega 3, rất tốt cho trí não, tim mạch, giảm mỡ máu, làm đẹp. nên rất thích hợp cho nhiều đối tượng khách hàng, kể cả trẻ nhỏ và người già. Bằng chính sự nỗ lực tuyệt vời của bản thân, cùng với sự nhiệt huyết, đam mê của tuổi trẻ đã mang lại thành công rất lớn cho không chỉ bản thân mà còn làm rạng danh quê hương của mình.
	Nội dung bài học: 
	Qua việc phân tích đoạn phim trên, GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung:
	Ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ nhiều lí do khác nhau:
- Nhu cầu làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội.
- Muốn kiếm sống và khẳng định bản thân.
- Muốn thử sức trên thương trường.
- Muốn tận dụng các nguồn lực của bản thân, gia đình và xã hội
	Thị trường của doanh nghiệp là bao gồm các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiêp
- Khách hàng hiện tại: là khách hàng thường xuyên trao đổi hàng hóa với doanh nghiệp
- Khách hàng tiềm năng: là đối tượng mà doanh nghiệp sẽ hướng tới.
2.3.3.3. Phần nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp (Bài 54: Thành lập doanh nghiệp)
	GV cho HS tìm hiểu câu chuyện kinh doanh của hai ông lớn ngành giải khát là Cocacola và Pepsicola[6]
Coca – Pepsi: Cuộc chiến chưa có hồi kết 
	Sự cạnh tranh giữa Coca cola và Pepsi cola đã diễn ra từ hơn một trăm năm về trước trên toàn thế giới. Khi vào đến Việt Nam, “hai ông lớn” này vẫn tranh giành thị trường cực kì khốc liệt: Nếu như những năm đầu của thập niên 90 của thế kỉ trước thì Pepsi cola chiếm lĩnh phần thị trường nước gải khát ở Miền Nam, còn Coca cola lại hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường Miền Bắc. Nhưng hiện tại chúng ta thấy ở khắp nơi trên đất nước đều đã có mặt các sản phẩm của cả hai công ty, Coca cola và Pepsi cola đã mất vị trí độc tôn của mình tại mỗi khu vực. Và cuộc chiến này chắc chắn sẽ còn tiếp diễn và dai dẳng cho tới khi người tiêu dùng không còn hứng thú với nước giải khát nói chung, với sản phẩm của Coca và Pepsi nói riêng, song điều đó là không tưởng. Đây được xem là cuộc đại chiến thế kỉ không tiếng súng khốc liệt nhất, nhưng cũng sôi nổi và náo nhiệt vô cùng.
	Câu hỏi thảo luận:
- Theo em vì sao Pepsi cola ra đời sau nhưng lại chọn Coca cola làm đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình?
- Khi mới vào thị t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_huy_tinh_chu_dong_sang_tao_cua_hoc_sinh_thong_qua.docx