SKKN Những yêu cầu cần thiết để rèn luyện năng lực dạy học cho giáo viên vật lý

SKKN Những yêu cầu cần thiết để rèn luyện năng lực dạy học cho giáo viên vật lý

Nhiều năm về đây, thông qua các buổi tập huấn, các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên đã được tiếp thu và vận dụng có hiệu quả qua các bài giảng. Tuy nhiên, thực tế đang còn nhiều giáo viên đang còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thiết kế bài giảng, cũng như mắc nhiều lỗi trong việc tổ chức hoạt động học cho học sinh. Những yếu kém đó là do năng lực dạy học của bản thân giáo viên không được rèn luyện để có thể tiếp cận được với phương pháp dạy học mới hiện nay.

Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, hỗ trợ trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt động dạy học giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi, tranh luận của học sinh với nhau. Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết & khắc phục.

Là một giáo viên giảng dạy môn Vật lý của Trường THPT Nguyễn Thị Lợi, với nhiều năm kinh nghiệm tôi xin đưa ra sáng kiến của mình về vấn đề

“ Những yêu cầu cần thiết để rèn luyện năng lực dạy học cho giáo viên vật lý”

 

doc 15 trang thuychi01 6583
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Những yêu cầu cần thiết để rèn luyện năng lực dạy học cho giáo viên vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ RÈN LUYỆN
NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN VẬT LÝ
Người thực hiện: Trần Mạnh Dương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Thị Lợi
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật Lý
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU	 
1. Lí do chọn đề tài	 Trang 2
2. Mục đích nghiên cứu 	 Trang 2
3. Đối tượng nghiên cứu 	 Trang 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 	 Trang 3 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	 
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	 Trang 3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.	 Trang 4
3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.	 Trang 5
3.1. Năng lực nhận thức vật lý	 Trang 5
3.2. Năng lực thông hiểu đối tượng học sinh trong dạy- học.	 Trang 6
3.3. Năng lực thông hiểu nội dung tài liệu giáo khoa, 
chuyển tài liệu giáo khoa thành tài liệu giảng dạy.	 Trang 7
3.4. Năng lực tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học. Trang 7
3.5. Năng lực sử dụng thiết bị đồ dùng dạy - học.	 Trang 8
3.6. Năng lực sử dụng ngôn ngữ.	 Trang 9
3.7. Ví dụ về việc hướng dẫn cách xác định cấu trúc lôgic 
nội dung kiến thức cần dạy.	 Trang 9
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động 
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 	 Trang 11
IV. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận	 Trang 12
2..Kiến nghị.	 Trang 12
Tài liệu tham khảo	 Trang 12
Danh mục các đề tài SKKN	 Trang 13I. MỞ ĐẦU	 
1. Lí do chọn đề tài
Nhiều năm về đây, thông qua các buổi tập huấn, các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên đã được tiếp thu và vận dụng có hiệu quả qua các bài giảng. Tuy nhiên, thực tế đang còn nhiều giáo viên đang còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thiết kế bài giảng, cũng như mắc nhiều lỗi trong việc tổ chức hoạt động học cho học sinh. Những yếu kém đó là do năng lực dạy học của bản thân giáo viên không được rèn luyện để có thể tiếp cận được với phương pháp dạy học mới hiện nay. 
Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, hỗ trợ trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt động dạy học giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi, tranh luận của học sinh với nhau.	Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết & khắc phục.
Là một giáo viên giảng dạy môn Vật lý của Trường THPT Nguyễn Thị Lợi, với nhiều năm kinh nghiệm tôi xin đưa ra sáng kiến của mình về vấn đề
“ Những yêu cầu cần thiết để rèn luyện năng lực dạy học cho giáo viên vật lý”
2. Mục đích nghiên cứu 
	Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học. Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. 
“ Những yêu cầu cần thiết để rèn luyện năng lực dạy học cho giáo viên” là vấn đề cấp thiết nhằm giúp giáo viên tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn. 
3. Đối tượng nghiên cứu 
 Đề tài này nghiên & tổng hợp về vấn đề rèn luyện năng lực dạy học cho giáo viên vật lý.
4. Phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp nghiên cứu dựa trên xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. Hoạt động dạy học.
 Theo Đavưđốp: Các hoạt động dạy học là các hoạt động cùng nhau của thầy và trò. Vì vậy muốn làm cho dạy học đạt kết quả cao thầy phải làm cho trò thực sự trở thành chủ thể hoạt động, tạo được phương tiện và môi trường cho trò hoạt động có kết quả. Thực ra hoạt động dạy và học không thể tách rời nhau nhưng vì trong hoạt động đó cả thầy và trò đều là chủ thể hoạt động nên ta hãy xét các đặc điểm nổi bật của mỗi hoạt động đó như sau.
 b. Hoạt động dạy. 
Trong dạy học hiện đại giáo viên là người tổ chức hướng dẫn học trò tái tạo lại tri thức mà loài người đã sáng tạo ra nhờ đó mà họ phát triển tâm lý và nhân cách của chính mình. Như vậy là trong hoạt động dạy:
- Chủ thế tổ chức hoạt động là thầy
- Mục đích hoạt động là làm cho học sinh tự tại tạo trí thức kỹ năng phát triển tâm lý và nhân cách.
- Phương thức hoạt động: Thầy giáo sử dụng tri thức của loài người đã sáng tạo ra như là phương tiện, vật liệu để tổ chức, điều khiển người học tái tạo lại tri thức đó (Tất nhiên có thể có những tri thức mà người học sáng tạo ra trong quá trình học)
 c. Hoạt động học.
- Mục đích của việc học: Hướng tới chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng kỹ xảo của xã hội và phát triển nhân cách, trí tuệ thông qua sự hoạt động của cá nhân người học.
- Chủ thế hoạt động là học trò.
- Kết quả của hoạt động học: Người học tiếp thu được tri thức (kể cả tri thức về phương pháp học), kỹ năng, kỹ xảo một cách có ý thức nhờ đó mà thay đổi (phát triển) tâm lý, nhân cách của chính mình.
- Phương thức hoạt động: Xuất phát từ động cơ động (động cơ hoàn thiện trí thức, động cơ quan hệ xã hội) mà học trò hành động theo những biểu tượng đầu tiên về mục đích rồi chính qua hành động mà dần dần người học chiếm lĩnh được đối tượng (tri thức, kỹ năng) và mục đích cuối cùng được hình thành.
c. Năng lực dạy- học vật lý. 
 Nếu dựa vào chức năng đặc trưng của người thầy giáo là dạy học và giáo dục thì một cách tương ứng năng lực cần có của người giáo viên có thể chia làm hai nhóm:
- Năng lực dạy - học
- Năng lực giáo dục
 Trong bài viết này chỉ đề cập tới năng lực dạy học và cụ thể hơn là năng lực dạy học vật lý ở mức độ cần rèn luyện cho giáo viên.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Nhiều năm về đây, thông qua các buổi tập huấn, các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên đã được tiếp thu và vận dụng có hiệu quả qua các bài giảng. Tuy nhiên, thực tế đang còn nhiều giáo viên đang còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thiết kế bài giảng, cũng như mắc nhiều lỗi trong việc tổ chức hoạt động học cho học sinh. Những yếu kém đó là do năng lực dạy học của bản thân giáo viên không được rèn luyện để có thể tiếp cận được với phương pháp dạy học mới hiện nay. 
	Là một giáo viên giảng dạy môn Vật lý của Trường THPT Nguyễn Thị Lợi, với nhiều năm kinh nghiệm tôi xin đưa ra sáng kiến của mình về vấn đề: 
“ Những yêu cầu cần thiết để rèn luyện năng lực dạy học cho giáo viên vật lý”
3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
 Trong bài viết này chỉ đề cập tới năng lực dạy học và cụ thể hơn là năng lực dạy học vật lý ở mức độ cần rèn luyện cho giáo viên vật lý.
Rèn luyện nănglực dạy học vật lý bao gồm:
- Năng lực nhận thức vật lý.
- Năng lực thông hiểu đối tượng học sinh trong dạy học.
- Năng lực thông hiểu nội dung tài liệu SGK, chuyển tài liệu SGK thành tài liệu giảng dạy.
- Năng lực tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học. 
- Năng lực sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
3.1. Năng lực nhận thức vật lý
	Chức năng của thầy giáo trong dạy học là tổ chức, điều khiển để học trò hoạt động nhận thức. Vì vậy, trước hết đòi hỏi thầy giáo phải có năng lực nhận thức môn khoa học mà mình nhìn cứu và giảng dạy.
Con đường nhận thức đối với mỗi môn khoa học có thể có những đặc điểm riêng, quy định bởi đối tượng nghiên cứu của chúng. Với người nghiên cứu và giảng dạy vật lý đòi hỏi phải có những năng lực biểu hiện ở hai mặt chủ yếu sau:
a. Năng lực sử dụng các phương pháp nhận thức vật lý.
	Để tìm ra bản chất vật lý, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên phỏng theo con đường mà các nhà vật lý đã trải (qua con đường thực nghiệm, con đường mô hình hoá, con đường tương tự ...) trong dạy học thầy giáo có thể thể hiện việc sử dụng các phương pháp nhận thức đó ở các công đoạn sau:
- Biết lựa chọn phương pháp nhận thức thích hợp cho từng loại kiến thức trong tài liệu giáo khoa, phù hợp với từng loại đối tượng và hoàn cảnh dạy học cụ thể.
- Biết tổ chức tài liệu giáo khoa theo các giai đoạn của phương pháp nhận thức đã chọn.
- Xác định được các hành động (hành động vật thể, hành động trí tuệ) mà học sinh phải thực hiện trong các giai đoạn của tiến trình nhận thức.
b. Năng lực thực nghiệm vật lý.
	Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm. Nhiều vấn đề nghiên cứu của vật lý (đặc biệt ở chương trình vật lý phổ thông trung học) bắt đầu từ thực nghiệm hoặc nếu được bắt đầu từ các lý thuyết tổng quát thì cũng phải được kiểm tra bằng thực nghiệm. Vì vậy năng lực thực nghiệm không thể thiếu được đối với người nghiên cứu vật lý, đặc biệt là người dạy vật lý.
 Năng lực thực nghiệm vật lý biểu hiện ở các mặt sau:
- Biết chuyển tương ứng một kiến thức lý thuyết sang một phép đo lường một đại lượng hay một tính chất cụ thể.
- Biết thiết kế những phương án khác nhau để đo lường khi dựa vào những thiết bị đã có (hoặc sáng tạo ra thiết bị mới).
- Thực hiện thành công những thí nghiệm theo một tiến trình nhất định.
- Biết thu thập, xử lý thông tin, đánh giá kết quả đo lường.
3.2. Năng lực thông hiểu đối tượng học sinh trong dạy- học.
	Trong dạy học đòi hỏi thầy giáo phải hiểu học trò về tâm sinh lý, về khả năng nhận thức, về trình độ kĩ năng, kỹ xảo mà học trò đã có thể lựa chọn được nội dung và phương pháp dạy học thích hợp. Mặt khác cần hiểu biết học trò để có được mối liên hệ ngược từ phía họ, nhờ đó có thể điều chỉnh quá trình dạy - học.
	Những yêu cầu về năng lực hiểu học trò.
- Biết quan sát để nhận ra được những biểu hiện tâm lý của học trò gắn với những biểu hiện bề ngoài của họ trong dạy học. 
Ví dụ: học trò bình tĩnh khi thuộc bài, lo sợ khi không thuộc bài, băn khoăn khi 
không hiểu bài
- Hiểu được trình độ xuất phát của học trò để xác định được mức độ và khối lượng kiến thức sẽ dạy.
- Biết căn cứ vào các dấu hiệu quan sát (được biểu hiện bên ngoài của học trò) dự đoán được những khó khăn thuận lợi về mặt nhận thức mà học trò có thể gặp để điều chỉnh khối lượng, nội dung và phương pháp dạy học.
3.3. Năng lực thông hiểu nội dung tài liệu giáo khoa, chuyển tài liệu giáo khoa thành tài liệu giảng dạy.
	Trong quá trình dạy học thầy giáo không phải là người làm mẫu để tái tạo lại tri thức của loài người trước học sinh, cũng không phải là người thông báo lại các tri thức đó. Nội dung những tri thức mà học sinh cần tái tạo đã được tổng kết trong các tài liệu giáo khoa. Vì vậy khi dạy học thầy giáo phải biết kết hợp logic của tài liệu giáo khoa với logic của quá trình nhận thức của học sinh để soạn thảo nội dung và lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp.
	Những yêu cầu về năng lực hiểu biết nội dung tài liệu giáo khoa, chuyển tài liệu giáo khoa thành tài liệu dạng vậy là:
- Xác định được mục tiêu dạy học.
- Xác định được cấu trúc logic nội dung kiến thức được trình bày trong tài liệu giáo khoa.
- Hiểu biết trình độ xuất phát của học sinh để tìm được cách đặt vấn đề và đường lối giải quyết vấn đề thích hợp.
- Xác định được phương pháp dạy học thích hợp trong từng phần của bài giảng.
- Thể hiện được tiến trình dạy học cụ thể trên giáo án.
3.4. Năng lực tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học.
Những yêu cầu của năng lực này là:
- Xác định được những hoạt động của thầy và trò trong tiến trình dạy học một tri thức cụ thể.
- Xác định được vấn đề cần hướng dẫn (khó khăn về mặt nhận thức đối với học sinh).
- Dự kiến được phương án giải quyết vấn đề nghiên cứu.
- Soạn thảo được hệ thống câu hỏi, lời hướng dẫn.
- Biết động viên, uốn nắn, điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh.
- Biết tổng kết vấn đề.
 Năng lực này đòi hỏi sự hiểu biết của người dạy cả về nội dung trí thức sẽ dạy và con đường hình thành trí thức đó. Vì vậy năng lực này cần được rèn luyện thường xuyên trong suốt quá trình học các môn phương pháp giảng dạy (trong các giờ phân tích chương trình, lý luận dạy học, thí nghiệm phương pháp dạy học vật lý, trong đợt tập giảng, trong thực tập sư phạm) 
3.5. Năng lực sử dụng thiết bị đồ dùng dạy - học.
	Trong dạy học đặc biệt là dạy học vật lý các phương tiện dạy học thường dùng là: bảng đen, các thiết bị, đồ dùng dạy học (tranh ảnh, mô hình thí nghiệm...)
	Những yêu cầu về năng lực sử dụng bảng đen trong dạy học:
- Biết phân chia bảng hợp lý.
- Lựa chọn nội dung viết, vẽ thích hợp.
- Viết đúng, thẳng hàng. Vẽ rõ ràng, đúng kỹ thuật mô tả được nguyên lý của dụng cụ, máy móc.
	Những yêu cầu về năng lực sử dụng phương tiện trực quan, thí nghiệm trong dạy học:
+ Nêu được mục đích sử dụng thí nghiệm một cách rõ ràng.
+ Biết sắp xếp dụng cụ thí nghiệm hợp lý.
+ Nêu được nguyên tắc hoạt động của các dụng cụ và các nguyên tắc đo lường.
+ Biết hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, thu thập số liệu, nêu được kết luận của thí nghiệm.
+ Thao tác đúng, chính xác, đảm bảo thí nghiệm thành công và mọi học sinh đều quan sát được.
+ Biết xử lý kết quả thí nghiệm hợp lý và nêu được kết luận của thí nghiệm.
3.6. Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
	Yêu cầu về năng lực sử dụng ngôn ngữ cần rèn luyện
- Diễn đọc đúng về mặt ngữ pháp, ý nghĩa khoa học rõ ràng, mạch lạc vấn đề định nói.
- Phát âm đúng.
- Biết điều chỉnh cường độ nhịp điệu lời nói cho phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy học cụ thể.
- Biết lựa chọn những nội dung cần thiết của bài giảng để viết bảng. Viết đúng ngữ pháp, đúng nội dung khoa học của vấn đề cần diễn đạt. 
3.7. Ví dụ về việc hướng dẫn cách xác định cấu trúc lôgic nội dung kiến thức cần dạy.
Các công việc chuẩn bị
Xác định các yếu tố cơ bản của nội dung kiến thức.
Kiến thức về định nghĩa thuật ngữ.
Kiến thức về sự kiện, thuộc tính, mối quan hệ, quy luật, định nguyên lý.
Kiến thức về phương pháp.
b. Xác định các câu hỏi tương ứng với các yếu tố nội dung kiến thức.
c. Sắp xếp các yếu tố nội dung kiến thức và các câu hỏi tương ứng theo trình tự hợp logic của đường lối giải quyết vấn đề của toàn bài (dưới hình thức một số đồ).
d. Xác định các hoạt động chủ yếu của thầy và trò trong từng giai đoạn của quá trình giải quyết vấn đề.
Lập sơ đồ cấu trúc logic nội dung kiến thức (mục 1) bài 32 “Định luật ôm cho toàn mạch” (sách vật lý 11.)
a. Các yếu tố nội dung kiến thức.
Định nghĩa mạch kín
Định nghĩa công của dòng điện 
Định luật Jun-Lenxơ về sự tỏa nhiệt (trên toàn mạch). 
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng A=Q
b. Các câu hỏi tương ứng.
Có mối quan hệ nào giữa: , R, r, I trong mạch kín?
Công của nguồn điện sản ra bằng bao nhiêu?
Dòng điện gây ra tác dụng gì trên các điện trở ? Nhiệt lượng tỏa ra bằng bao nhiêu?
So sánh năng lượng tiêu thụ trên toàn mạnh với năng lượng do nguồn điện cung cấp?
c. Sơ đồ logic nội dung
Mối quan hệ giữa
 ξ, r
R
Công 
Nhiệt lượng 
A = Q
d. Phương pháp dạy học chủ yếu: nêu vấn đề.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 
Vấn đề đặt ra là rèn luyện những năng lực gì? 
Và rèn luyện bằng hình thức nào? Cụ thể ra sao?.
Năm học 2017-2018 với cương vị là nhóm trưởng nhóm Vật lý và cũng là tổ phó chuyên môn Lý-Hóa-CN, tôi đã chỉ đạo và tổ chức một số buổi thảo luận về vấn đề “ Những yêu cầu cần thiết để rèn luyện năng lực dạy học cho giáo viên ”
 Buổi thảo luận đó đã mang lại hiệu quả cao & rất thiết thực đối với mỗi giáo viên. giáo viên trong tổ nhận thức được rằng: Việc tự rèn luyện năng lực dạy học là cấp thiết. Nội dung thảo luận đã chỉ được những năng lực cần rèn luyện, thời gian và hình thức rèn luyện thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các giờ dạy thực nghiệm, các cuộc thi chuyên môn do nhà trường tổ chức.
	Với việc giáo viên trong tổ, nhóm xác định được các năng lực cần rèn luyện đã tạo được phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Giáo viên thi đua tìm hiểu trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sư phạm, qua đó giao viên đã tự tin hơn, phấn đấu trở thành giáo viên giỏi của trường & hướng tới giáo viên giỏi cấp tỉnh. 
Phong trào học tập của học sinh cũng đã thay đổi nhờ những bài giảng hiệu quả của các thầy cô, các em yêu môn học & yêu khoa học nhiều hơn. Như các cuộc thi khoa học kỹ thuật tại nhà trường, cuộc thi làm đồ dùng thí nghiệm, các buổi sinh hoạt nghiên cứu đề tài
	Bản thân tôi cũng tự rèn luyện rất tốt các năng lực giảng dạy & vận dụng những năng lực đó vào các bài giảng có chất lượng và hiệu quả cao. Liên tục đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường. Đã vận dụng năng lực của mình để tham gia viết đề tài về kiến thức liên môn (đạt giải 3 cấp tỉnh). Hướng dẫn học sinh viết bài về cuộc thi “ vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống” – (đạt giải nhất cấp tỉnh, giải ba cấp quốc gia). Năm học 2017-2018 tôi đã dự thi & đạt danh hiệu “giáo viên giỏi cấp tỉnh”. 
IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
Kết luận
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm“ Những yêu cầu cần thiết để rèn luyện năng lực dạy học cho giáo viên vật lý” đang được nhiều giáo viên trong trường nghiên cứu và vận dụng vì nó rất thiết thực và thực sự cần thiết cho bản thân mỗi giáo viên đứng lớp. Bởi lẽ rèn luyện năng lực là căn nguyên để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực sao cho hiệu quả nhất.
Trong quá trình vận dụng đã không ít gặp những khó khăn, trở ngại vì nhiều giáo viên không chịu vận động, vận dụng, khả năng và năng lực mòn dần theo năm tháng. Cần những cuộc phát động thi đua trong tổ nhóm để được học hỏi chuyên sâu & ý thức của mỗi giáo viên trong việc rèn luyện năng lực dạy học.
Kiến nghị.
	Kiến nghị với nhà trường, với sở GD&DT Thanh Hóa mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] – Lê Văn Hồng, Tâm lý học sư phạm, NXBGD 1996
[2] – Phương pháp giảng dạy vật lý , tập 1 NXBGD 1983
[3] – Những phẩm chất của người giáo viên NXBGD 1976
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Mạnh Dương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Lợi
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại
(A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Bài toán thuận nghịch
Cấp tỉnh
C
2006-2007
Mô hình tên lửa bằng phản lực
Cấp tỉnh
B
2008-2009
Sản phẩm đúc bằng công nghệ chế tạo phôi nến
Cấp tỉnh
C
2009-2010
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh
Cấp tỉnh
B
2011-2012
Nâng cao chất lượng giờ thực hành vật lý cho học sinh
Cấp tỉnh
C
2015-2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI
	PHỤ LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ RÈN LUYỆN
NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN VẬT LÝ
Người thực hiện: Trần Mạnh Dương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Thị Lợi
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật Lý
THANH HOÁ NĂM 2018

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nhung_yeu_cau_can_thiet_de_ren_luyen_nang_luc_day_hoc_c.doc