SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn thể dục cho học sinh lớp 7 với trò chơi dân gian vận động

SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn thể dục cho học sinh lớp 7 với trò chơi dân gian vận động

Không thể phủ nhận rằng vai trò TDTT với đời sống con người là vô cùng quan trọng. Song, không phải bất kỳ ai trong mỗi chúng ta đều hiểu rõ những lợi ích, tác dụng của TDTT ( Như TDTT giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm stress, tốt cho tim mạch, xương khớp, tăng cường hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể, tạo sự phát triển cân đối để có hình thể đẹp, rèn luyện ý thức kỷ luật ). Đối với học sinh, sinh viên ngay cả khi hiểu rõ về lợi ích, tác dụng của TDTT thì không ít các em tham gia tiết học Thể dục với tâm lý bắt buộc phải hoàn thành nhiệm vụ học tập. Điều đó khác hoàn toàn khi các em tham gia tiết học với hứng thú và cảm xúc yêu thích môn học. Bởi vậy, tạo hứng thú học tập cho học sinh là mục tiêu mà những người giáo viên có tâm huyết luôn mong muốn và tìm tòi phương pháp để đạt được.

Giảng dạy môn Thể dục hay giáo dục thể chất trong trường học phổ thông là một quá trình sư phạm nhằm giáo dục, rèn luyện và đào tạo học sinh theo định hướng mục tiêu giáo dục: “Không ngừng hoàn thiện thể chất, nhân cách và tài năng thể thao cho học sinh, nâng cao khả năng làm việc cho các em”. Để đạt được mục tiêu trên, phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định. Cùng với các môn học khác, chương trình môn TD ở bậc THCS đã có sự đổi mới cơ bản cả về mục tiêu, nội dung và thời lượng đào tạo. Song, sự đổi mới mang tính cách mạng nhất, sâu rộng nhất chính là đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH). Hiện nay, ĐMPPDH không chỉ là phong trào mà còn trở thành nhu cầu tất yếu đối với mọi giáo viên.

 

doc 20 trang thuychi01 25917
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn thể dục cho học sinh lớp 7 với trò chơi dân gian vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tt
Nội dung
Trang 
1
1. Phần mở đầu
2
1.1 Lý do chọn đề tài
2
1.2 Mục đích nghiên cứu
3
1.3 Đối tượng nghiên cứu
4
1.4 Phương pháp nghiên cứu
4
2
2. Nội dung
4
2.1. Cơ sở chọn đề tài
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
5
2.2.1 Thuận lợi
5
2.2.2 Khó khăn
6
2.3 Giải pháp thực hiện
7
2.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
7
2.3.2 Giải pháp chủ yếu
7
2.4. Kết quả thực hiện đề tài
12
2.4.1 Ứng dụng 
14
3 
3. Kết luận và kiến nghị
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị 
18
4
Danh mục viết tắt
19
5
Tài liệu tham khảo
20
1. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Không thể phủ nhận rằng vai trò TDTT với đời sống con người là vô cùng quan trọng. Song, không phải bất kỳ ai trong mỗi chúng ta đều hiểu rõ những lợi ích, tác dụng của TDTT ( Như TDTT giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm stress, tốt cho tim mạch, xương khớp, tăng cường hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể, tạo sự phát triển cân đối để có hình thể đẹp, rèn luyện ý thức kỷ luật). Đối với học sinh, sinh viên ngay cả khi hiểu rõ về lợi ích, tác dụng của TDTT thì không ít các em tham gia tiết học Thể dục với tâm lý bắt buộc phải hoàn thành nhiệm vụ học tập. Điều đó khác hoàn toàn khi các em tham gia tiết học với hứng thú và cảm xúc yêu thích môn học. Bởi vậy, tạo hứng thú học tập cho học sinh là mục tiêu mà những người giáo viên có tâm huyết luôn mong muốn và tìm tòi phương pháp để đạt được. 
Giảng dạy môn Thể dục hay giáo dục thể chất trong trường học phổ thông là một quá trình sư phạm nhằm giáo dục, rèn luyện và đào tạo học sinh theo định hướng mục tiêu giáo dục: “Không ngừng hoàn thiện thể chất, nhân cách và tài năng thể thao cho học sinh, nâng cao khả năng làm việc cho các em”. Để đạt được mục tiêu trên, phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định. Cùng với các môn học khác, chương trình môn TD ở bậc THCS đã có sự đổi mới cơ bản cả về mục tiêu, nội dung và thời lượng đào tạo. Song, sự đổi mới mang tính cách mạng nhất, sâu rộng nhất chính là đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH). Hiện nay, ĐMPPDH không chỉ là phong trào mà còn trở thành nhu cầu tất yếu đối với mọi giáo viên.
Riêng với môn học TD, đây là môn học có những đặc trưng, khác biệt rõ rệt so với các môn học khác. Điều đó thể hiện ở quá trình rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các phẩm chất thể lực cho học sinh. Do đặc trưng cơ bản của môn TD là giảng dạy động tác, hiệu quả giờ TD phụ thuộc chủ yếu vào tính tự giác, tích cực tập luyện của học sinh. Bởi thế, khi nói đến ĐMPPDH môn TD, đổi mới như thế nào? Đổi mới đến đâu? đều phải hướng tới mục đích cuối cùng là khơi dậy và nâng cao tính tự giác, tích cực tập luyện ở học sinh. ĐMPPDH môn TD không có nghĩa là phải sáng tạo ra một phương pháp hoàn toàn mới hay cố ép sự đổi mới vào giờ học theo kiểu phong trào.
Qua nhiều năm thực hiện cho thấy: ĐMPPDH đã mang lại hiệu quả giáo dục cao, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh THCS. Bên cạnh đó, nội dung giảng dạy có phù hợp với năng lực vận động, có phát huy được tính tự giác, tích cực vận động của học sinh thì mới mang lại hiệu quả tốt cho quá trình dạy học. Nội dung môn TD cấp THCS do Bộ GD&ĐT đưa ra bao gồm nhiều nội dung xuyên suốt các lớp từ 6 đến 9 ( Chạy ngắn, chạy bền, nhảy cao, nhảy xa, đá cầu, bài TD phát triển chung, ĐHĐN, một số môn TT tự chọn). Song, không phải là sự lặp đi lặp lại một cách nhàm chán mà biểu hiện sự kế thừa và phát huy có hiệu quả những kỹ năng vận động đã hình thành ở lớp dưới lên lớp trên. Nhờ đó mới phát triển toàn diện các tố chất thể lực cho học sinh (Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, mềm dẻo). Giáo dục thể chất (GDTC) là môn học có đặc thù riêng với đặc trưng tiêu biểu là quá trình giảng dạy động tác. Bởi vậy phương tiện chuyên môn cơ bản nhất của GDTC là các bài tập thể chất. Bài tập thể chất là tổ hợp những động tác, trong đó mỗi động tác mang một nhiệm vụ khác nhau với cách thức giải quyết nhiệm vụ khác nhau tạo lên sự tác động toàn diện các tố chất thể lực, phẩm chất đạo đức cho người tập. Trò chơi vận động là một trong những bài tập thể chất được sử dụng thường xuyên, rộng rãi, hiệu quả trong GDTC do tính chất đơn giản, hấp dẫn, dễ tổ chức và có nhiều tác dụng tích cực. Trong chương trình môn TD hiện nay, việc sử dụng trò chơi vận động chưa mang tính bổ trợ cao điều này dẫn đến chưa có sự nhảy vọt về phát triển thành tích và định hình động tác, học sinh luyện tập thiếu tích cực, chưa gây hưng phấn rộng rãi trong học tập.
Mặt khác, việc đưa vào một số trò chơi chưa phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, điều kiện sân bãi, dẫn đến học sinh luyện tập quá sức, thiếu an toàn, dễ gây chấn thươngChúng ta đang sống trong một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc, công nghệ thông tin, thậm trí nhiều học sinh ngoài giờ học chỉ chơi với máy tính, điện thoại thông minh, hay trò chơi bạo lựcdần lãng quên những trò chơi dân gian của thiếu nhi thủa trước. Trò chơi dân gian rất phong phú, không những giáo dục cho học sinh về tình đoàn kết bạn bè, tình yêu quê hương đất nước, yêu trường, yêu lớp, kính mến thầy cô mà còn giúp các em phát triển khả năng tư duy, vận động, sáng tạo, khéo léoVì vậy việc đưa nhiều trò chơi dân gian, đặc biệt là trò chơi dân gian vận động vào giờ học TD sẽ kích thích sự ham thích tập luyện, tích cực tập luyện, định hình động tác nhanh và tốt hơn cho học sinh. Tất cả những điều đó sẽ tạo lên cho học sinh một hứng thú học tập đặc biệt, khiến các em mong chờ đến giờ TD để được học, được chơi chứ không chỉ đơn thuần là hoàn thành nhiệm vụ học tập của một buổi đến trường.
TD là môn học mang tính chất vận động. Vì vậy, việc luyện tập để phát triển các tố chất thể lực đòi hỏi người tập phải luyện tập nhiều và khối lượng vận động lớn, động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, trong khi độ tuổi học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 7 thì rất hiếu động (nhu cầu được chơi là hết sức cần thiết). Vì vậy, chúng ta không thể áp đặt cho học sinh hoạt động theo những động tác đơn lẻ, cứng nhắc, thiếu sinh động, hoặc tổ chức những trò chơi thiếu tính vận động phù hợp, điều này dẫn đến sự nhàm chán, không kích thích được nhu cầu vận động của lứa tuổi. Để khắc phục những tồn tại trên, việc đưa vào giờ học TD những trò chơi dân gian vận động sẽ làm biến mất sự nhàm chán, thụ động ở học sinh. Đồng thời, đã chuyển được một lượng vận động lớn của việc luyện tập động tác sang phương pháp tổ chức trò chơi dân gian, chắc chắn sẽ kích thích tính tích cực, sự hứng thú luyện tập của học sinh.
Bởi những lý do trên đây, tôi đã thực hiện nghiên cứu và đưa vào ứng dụng đề tài sang kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hứng thú học tập môn TD cho học sinh lớp 7 với trò chơi dân gian vận động”
Mục đích nghiên cứu:
Thực tế chương trình dạy học môn TD hiện nay đã có một số trò chơi vận động nhưng lặp đi lặp lại ở các tiết học. Bởi lẽ đó, với mong muốn nâng cao hứng thú học tập môn TD cho học sinh đồng thời góp phần bảo tồn, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các trò chơi dân gian. Tôi đã tìm tòi, lựa chọn, đưa vào một số trò chơi dân gian vận động để bổ sung và biên soạn chương trình 
giảng dạy môn TD cho học sinh lớp 7 nơi tôi đang công tác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về việc đưa các trò chơi dân gian vận động vào giờ học TD lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong phạm vi khối 7 - năm học 2017 – 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Qua thực tiễn giảng dạy môn TD ở trường THCS, tôi nhận thấy ở độ tuổi học sinh THCS rất cần thiết áp dụng đưa trò chơi dân gian vào giờ học TD nên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hứng thú học tập môn TD cho học sinh lớp 7 với trò chơi dân gian vận động” thông qua những phương pháp nghiên cứu sau:
Sưu tầm những trò chơi dân gian mang tính chất vận động.
Biên soạn lại chương trình môn TD lớp 7 có kết hợp tổ chức trò chơi dân gian vận động.
Phương pháp kiểm tra, phân loại đối tượng thể lực để vận dụng trò chơi phù hợp.
Phương pháp thống kê để đánh giá, so sánh kết quả trước và sau áp dụng đề tài.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Việc vận dụng trò chơi vào luyện tập môn TD không phải là những gì mới lạ, chỉ có điều lâu nay chúng ta chưa vận dụng hợp lý việc xử dụng trò chơi như một bài tập bổ trợ cho kỹ thuật động tác, đặc biệt là trò chơi dân gian. Vận dụng trò chơi dân gian vào giờ học TD sẽ kết hợp hài hòa giữa tính giáo dục cao và bổ trợ kỹ thuật động tác tốt; nó thúc đẩy được sự tự động hóa hoạt động của học sinh, hoạt động “Học và chơi” đồng thời giải quyết thỏa mãn tâm sinh lý lứa tuổi, mang lại hiệu quả giáo dục cao. Đây là điều mới mà lâu nay chúng ta chưa tích cực khai thác.
Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù được nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi dân gian vận động là những trò chơi dân gian có sự vận động, đua tranh về thể lực, căn cứ theo luật chơi và có sự phân định hơn/kém, thắng/thua, được/hỏng Từ góc độ GDTC, trò chơi dân gian vận động là một trong những phương tiện GDTC có hiệu quả nhằm phát triển toàn diện các tố chất thể lực cho học sinh, giúp các em có được những giây phút vui chơi sảng khoái mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nhắc tới trò chơi dân gian, có lẽ trẻ em là đối tượng được nói đến nhiều nhất bởi đối với các em cuộc sống không thể thiếu những trò chơi. Nhưng ở xã hội hiện tại, chúng ta không còn nhìn thấy hình ảnh bọn trẻ túm năm tụm ba dưới gốc cây đa, trong sân đình, đầu ngõ hay ngoài triền đê để chơi những trò chơi dân gian quen thuộc: trốn tìm, chơi bi, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, nhảy dây, nhảy ngựa, nhảy ôđôi khi chỉ vài viên sỏi, mấy que tre, một quả bưởi rụng, bông lau mà tạo lên những trò chơi vô cùng thú vị không kém phần hòi hộp, gay cấn, cuốn hút. Tuy trò chơi dân gian những năm gần đây đã được quan tâm trong trường học, xong để đưa vào giờ học TD với mục đích xử dụng 
như một bài tập bổ trợ thì còn nhiều mới lạ.
Trò chơi dân gian bao giờ cũng đi kèm với những bài đồng giao trong sáng, nhẹ nhàng mà hóm hỉnh, lại dễ nhớ, dễ thuộc, trẻ vừa chơi vừa hát theo câu ca càng làm cho không khí của trò chơi thêm sôi nổi, náo nhiệt. Đó là những câu ca trong trò “Rồng rắn lên mây”: bọn trẻ xếp hàng một, tay đứa sau nắm vạt áo đứa trước rồi tất cả lượn đi lượn lại như con rắn và hát: “Rồng rắn lên mây/ có cây xúc xắc/ có nhà khiển binh/ hỏi thăm thầy thuốc, có nhà hay không”. Còn trò mèo đuổi chuột thì một em đóng làm mèo, một em đóng làm chuột, tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay dơ cao quá đầu và hát: “mèo đuổi chuột/ mời bạn ra đây/ tay nắm chặt tay/ xếp thành vòng rộng/chuột luồn lỗ hổng/mèo chạy đằng sau/chốn đâu cho thoát/thế rồi chú chuột/lại đóng vai mèo/co cẳng chạy theo/bắt mèo hóa chuột”. Cứ như thế, trò chơi ngày càng cuốn hút, làm mọi người say mê bởi tính cộng đồng, yêu cầu xử lý tình huống nhanh nhạy, thông minh, vui nhộn mà lại rèn luyện sức khỏe.
Trò chơi dân gian không chỉ có những trò chơi mang tính chất vận động rèn luyện sức nhanh, sức mạnh, sức bền như: nhảy ô, nhảy bậc, nhảy lò cò, nhảy ngựa, nhảy dây, âm câmmà còn có những trò chơi đòi hỏi sự khéo léo như: chơi chuyền, rải ranh, bắn bi, thả diều hay dẻo dai như trò “Lộn cầu vồng”, thông minh tính nhanh như trò “Ô ăn quan”Mỗi trò chơi mang lại một sắc thái riêng, phù hợp với từng sở thích, tính cách khác nhau nên trẻ em chơi hoài cũng không chán.
Trò chơi dân gian ở nước ta có đặc điểm nổi bật là: dễ chơi, giàu tính trí tuệ và không tốn tiền. Trò chơi dân gian còn mang tính thể thao rèn luyện đầy đủ các tố chất thể lực (sức nhanh, mạnh, bền, sự khéo léo mềm dẻo): nhảy dây bay, nhảy dây quăng xề, đá cầu, nhảy ngựađều cần đến sức mạnh của cơ bắp, sức bật của chân, lại cần độ chính xác. Trò “Trồng nụ trồng hoa” chẳng cần dụng cụ gì mà hấp dẫn hết chỗ nói, đây chính là môn thể thao nhảy cao không cần xà, hay trò chơi nhảy bậc bổ trợ tuyệt vời cho kỹ thuật nhảy xa
Có thể nói, trò chơi dân gian Việt Nam thể hiện một nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, sự khéo léo, rèn luyện sức khỏe mà còn chứa đựng những bài học giá trị về lòng nhân ái, tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước.
Tiếc rằng, những trò chơi hồn nhiên và vô cùng hấp dẫn ấy đang ngày bị mai một. Không ít trường đã đưa trò chơi dân gian vào nhà trường nhưng vẫn theo phong trào, nặng về mục đích “Học” nhẹ về “Chơi”. Trong gia đình thì cha mẹ, anh chị quá bận rộn với công việc nên thiếu quan tâm, định hướng chơi cho con trẻ. Chưa nói đến việc lịch học dày đặc khiến trẻ ít còn giờ để chơi, hoặc nếu có thời gian trẻ lại vùi đầu vào những trò chơi điện tử với máy tính, ipat, điện thoại thông minhBởi vậy sẽ là rất thiếu nếu chúng ta không đưa trò chơi dân gian vào trường học, đặc biệt kết hợp trong các giờ TD.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thuận lợi:
Ngôi trường nơi tôi đang công tác có diện tích khá rộng, khuôn viên 
trường sạch đẹp với nhiều cây xanh tạo bóng mát, có sân tập bằng phẳng sạch
sẽ, an toàn nên rất thuận tiện để tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh. Đặc biệt với trò chơi dân gian, chỉ cần một khoảng sân nhỏ là các em có thể tha hồ tổ chức chơi hết trò này đến trò khác mà không cần chuẩn bị cầu kỳ với các dụng cụ tập luyện.
Mặt khác, Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể giáo viên, nhân viên đều rất tâm huyết với việc tạo môi trường học tập lành mạnh, vui khỏe, thân thiện cho các em học sinh nên khi xây dựng kế hoạch đưa trò chơi dân gian vào giờ học TD hay các hoạt động ngoại khóa tôi đều nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất từ phía nhà trường.
Một điều kiện vô cùng quan trọng là: trong PPCT môn TD có cho phép giáo viên tự lựa chọn bài tập và trò chơi bổ trợ. VD: Tiết 16 – TD7 nội dung phần chạy nhanh là: trò chơi, bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh (Do GV chọn). Từ đó, quá trình tìm tòi, nghiên cứu tôi đã có giải pháp và thực hiện việc bổ sung nhiều trò chơi dân gian vận động phù hợp với từng nhóm đối tượng thể lực khác nhau vào giờ học thể dục lớp 7. Vừa đổi mới hiệu quả mà lại đảm bảo đủ nội dung theo PPCT của Bộ GD&ĐT.
Khó khăn:
Ngoài những điều kiện thuận lợi nêu trên, Trường THCS Minh Châu nơi tôi công tác vẫn còn những khó khăn nhất định như là: 
Đời sống văn hóa, tinh thần và vật chất của dân nhân dân trên địa bàn còn thấp so với mặt bằng chung trong toàn huyện vì vậy phong trào rèn luyện TDTT trong địa bàn còn chưa mạnh. 
Trường còn chưa có phòng tập đa năng phục vụ cho môn thể dục vì đang còn trong qúa trình xây dựng trường chuẩn. 
 Bên cạnh đó, PPCT môn TD của Bộ GD&ĐT còn nhiều điểm chưa hợp lý. Có tiết lượng vận động nhẹ nhàng với hai nội dung cơ bản lại không có trò chơi như tiết 8, 12, 40 /TD7, lại có những tiết lượng vận động tương đối lớn, thêm hai trò chơi vận động như tiết 43/TD6, hay tiết 29,/TD7Thực tế cho thấy học sinh chưa hứng thú tập luyện, tiết dạy kém sinh động, định hình kỹ thuật động tác chậm. Mặt khác một số tiết học nhiều nội dung, lượng vận động lớn nếu tổ chức trò chơi thì không phân phối được thời gian. Đó là chưa nói đến trò chơi chưa phong phú, chưa phân loại để phù hợp với từng nhóm trình độ thể lực dẫn đến những học sinh thể lực kém thì ngại tham gia chơi trò chơi.
Từ những cơ sở trên đây, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hứng thú học tập môn TD cho học sinh lớp 7 với trò chơi dân gian vận động”.
Phạm vi nghiên cứu được thực hiện trong toàn bộ học sinh khối 7 năm học 2017 – 2018 của trường THCS tôi đang công tác.
Bảng 1: Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cuối năm học của học sinh khối 6 năm học 2016 – 2017 (Trước khi ứng dụng đề tài) .
Tổng số HS
Giỏi (%)
Khá (%)
Đạt (%)
Chưa đạt (%)
50
11
20
19
0
- Phát phiếu phỏng vấn cho 51 em học sinh khối 6 năm học 2016 – 2017.
 Câu hỏi : Nêu cảm nhận của em về những tiết học TD? (Đánh dấu x vào ô trả lời có hoặc không).
STT
Trả lời
Có
Không
1
Thích
2
Vui – khỏe
3
Hấp dẫn
4
Mong đến giờ học TD để được chơi trò chơi
5
Mệt mỏi, ảnh hưởng đến các môn học khác.
6
Ý kiến khác:......
 Kết quả điều tra:
STT
Trả lời
Có (%)
Không (%)
1
Thích
84
16
2
Vui – khỏe
71
29
3
Hấp dẫn
64
46
4
Mong đến giờ học TD để được chơi trò chơi
85
15
5
Mệt mỏi, ảnh hưởng đến các môn học khác.
11
89
Ngoài ra còn một số ý kiến khác như: “Em không thích việc tập luyện lặp đi lặp lại một số bài tập trong nhiều giờ TD”, “Em thích được chơi trò chơi nhiều hơn trong giờ TD”, “Em thích được chơi nhảy dây”
Giải pháp thực hiện.
2.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp:
- Dựa vào cơ sở sự so đo lực lượng để tranh dành thành tích cao hoặc ngôi thứ.
- Dựa vào yếu tố đối kháng, sự va chạm quyền lợi thể hiện mạnh mẽ hơn khi chơi trò chơi dân gian vận động.
- Không những thế trong trò chơi dân gian luôn nổi bật lên tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật thực hiện theo chiến thuật mà tổ nhóm đề ra để giành chiến thắng cuối cùng.
- Việc tìm tòi, phân loại nhiều trò chơi dân gian vận động cho nhiều nhóm đối tượng thể lực dẫn đến tất cả học sinh đều có thể tham gia trò chơi. Mặc dù được chơi vui khỏe nhưng cuối cùng vẫn đạt đến mục đích hình thành kỹ thuật động tác và phát triển kỹ năng, ý thức kỷ luật qua các trò chơi.
2.3.2 Các giải pháp chủ yếu:
Giải pháp thứ 1: sưu tầm được nhiều trò chơi dân gian vận động
Để có được hiệu quả cao và đặc biệt phù hợp với đặc tính lứa tuổi, giáo dục ý thức giữ gìn dân tộc, người giáo viên cần nghiên cứu, tìm tòi nhiều trò chơi dân gian khác nhau như: bật cóc, cướp cờ, phóng bước, chọi gà, nhảy dây, nhảy bậc, nhảy ô, nhảy ngựa, cộng trừ nhân chia, âm câm...Những trò chơi này phải được kết hợp hài hòa trong phương pháp tổ chức giờ học phù hợp mới khơi dậy tính tích cực hóa của người học và đem lại hiệu quả giáo dục thiết thực.
Giải pháp thứ 2: Phân loại trò chơi phù hợp với phát triển các tố chất thể lực.
 Nhóm trò chơi phát triển tố chất sức nhanh: “Mèo đuổi chuột”, “Cướp cờ”, “Cộng, trừ, nhân, chia”, “Thả đỉa baba”, “Rồng rắn lên mây”, “Đồ hoa quả”
Nhóm trò chơi phát triển tố chất sức mạnh: “Kéo co”, “Chọi gà”, “Nhảy bậc”, “Nhảy dây quăng xề”, “Nhảy dây bay”, “Nhảy ngựa”, “Chồng nụ chồng hoa”, “Nhảy lò cò”, “Nhảy ô”
Nhóm trò chơi phát triển sức bền: “Âm câm”, “Rồng rắn lên mây”, “Nhẩy dây đơn”, “Bóng ngựa”, “Bóng ma”
Nhóm trò chơi rèn luyện sự khéo léo, mềm dẻo, khả năng phán đoán chính xác: “Nhảy dây góc”, “Bóng ma”, “Bóng ngựa”, “sít”, “Vòng quanh sô cô la”
Giải pháp thứ 3: Kết hợp tổ chức nhiều trò chơi trong cùng một tiết học TD.
Với một giáo án TD thông thường chúng ta chỉ tổ chức một trò chơi trong khoảng thời gian 5 – 10 phút. Nhưng với giáo án tổ chức trò chơi dân gian tôi đã thực hiện đưa vào cùng lúc 4 trò chơi dân gian trong 5 -10 phút tổ chức trò chơi. Tại sao tôi nên làm như vậy? Bởi thứ nhất, không phải tất cả các em học sinh trong lớp cùng thích chơi một trò chơi dân gian; thứ hai với đặc tính của trò chơi dân gian chỉ 5 – 10 em là tổ chức được một nhóm chơi ( mấy chục em cùng chơi một trò thì lại khó tổ chức); thứ ba các em có thể tham gia chơi quay vòng nên trong khoảng thời gian nhất định một em có thể tham gia 2, 3 hoặc thậm trí cả 4 trò chơi, thứ tư với những học sinh thể lực yếu có thể lựa chọn trò chơi phù hợp với bản thân mà không thấy nhàm chán, mệt mỏi. Bởi vậy giáo viên chỉ cần chú ý việc phân phối thời gian hợp lý và lựa chọn trò hơi phù hợp với nội dung bài học để trò chơi vừa mang tính bổ trợ vừa mang tính thả lỏng, thư giãn.
VD: Tiết 21/TD 7: 
- Chạy nhanh: Luyện tập nâng cao kĩ năng chạy bước nhỏ, Chạy nâng cao đùi, Chạy đạp sau, trò chơi “Ai nhanh hơn” hoặc do GV chọn. 
- Tự chọn (Nhảy dây): thực hiện theo kế hoạch giảng dạy của giáo viên
- Chạy bền: luyện tập chạy trên địa hình tự nhiên.
Sau khi luyện tập nâng cao các bài tập bổ trợ (chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau), tôi chia lớp thành 4 nhóm (dựa theo sở thích, trình độ thể lực hoặc kỹ thuật động tác tốt và chưa tốt), tổ chức cho các nhóm tham gia chơi 4 trò chơi dân gian vừa bổ trợ cho chạy nhanh vừa thực hiện kỹ thuật bài tập tự chọn: 
+ “Nhảy dây quăng xề” (kỹ thuật bài tự chọn),
+ “Nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_mon_the_duc_cho_hoc_sinh_lop.doc
  • doc1. Bia.doc