SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho học sinh lớp 7 trường THCS Lâm Xa thông qua dạy học tích hợp kết hợp ngoại khóa
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001 – 2002 của Đảng ta đã nêu rõ quan điểm giáo dục: “Phát triển con người toàn diện trên các mặt tình cảm, trí tuệ, tinh thần và thể chất là lý tưởng của sự phát triển xã hội mà chúng ta đang từng bước tiến tới.” [12] Với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, định hướng lấy người học làm trung tâm. Trên cơ sở đó GD nước ta những năm gần đây đã có rất nhiều đổi mới: Chương trình, SGK, phương pháp. Những định hướng đổi mới được đề cập tới gần đây nhiều đó là vấn đề dạy học tích hợp (DHTH) được phát động và triển khai một cách rầm rộ, hiệu quả đặc biệt từ năm 2013 năm trở lại đây. Tại trường THCS Lâm Xa, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn tận tình, hiệu quả của ban giám hiệu nhà trường, sự tâm huyết nhiệt tình của các đồng chí cán bộ giáo viên, từ năm 2013, việc dạy học theo chủ đề tích hợp được giáo viên trong trường vận dụng một cách vô cùng tích cực và hiệu quả, có rất nhiều bài thi của các đồng chí cán bộ, giáo viên tham dự thi đạt giải huyện, giải tỉnh và quốc gia như các đồng chí Oanh, Hồng, Giang, Dung, Bùi Hoa, Ngô Hoa, Huấn. Năm học 2013 – 2014 tôi đã xây dựng SKKN với chủ đề: “ Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho học sinh lớp 7 trường THCS Lâm Xa thông qua dạy học tích hợp kết hợp ngoại khóa”. SKKN của tôi năm học này đã được hội đồng khoa học của nhà trường và nghành đánh giá khá cao, đã đạt giải A trong kỳ thi SKKN cấp trường và giải C trong kỳ thi SKKN cấp huyện. Tuy nhiên SKKN của tôi được các đồng chí trong hội đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp góp ý chỉ nên lựa chọ một nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục mà không làm loãng vấn đề.
I. Mở đầu: 1.1. Lí do chọn đề tài : Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001 – 2002 của Đảng ta đã nêu rõ quan điểm giáo dục: “Phát triển con người toàn diện trên các mặt tình cảm, trí tuệ, tinh thần và thể chất là lý tưởng của sự phát triển xã hội mà chúng ta đang từng bước tiến tới.” [12] Với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, định hướng lấy người học làm trung tâm. Trên cơ sở đó GD nước ta những năm gần đây đã có rất nhiều đổi mới: Chương trình, SGK, phương pháp. Những định hướng đổi mới được đề cập tới gần đây nhiều đó là vấn đề dạy học tích hợp (DHTH) được phát động và triển khai một cách rầm rộ, hiệu quả đặc biệt từ năm 2013 năm trở lại đây. Tại trường THCS Lâm Xa, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn tận tình, hiệu quả của ban giám hiệu nhà trường, sự tâm huyết nhiệt tình của các đồng chí cán bộ giáo viên, từ năm 2013, việc dạy học theo chủ đề tích hợp được giáo viên trong trường vận dụng một cách vô cùng tích cực và hiệu quả, có rất nhiều bài thi của các đồng chí cán bộ, giáo viên tham dự thi đạt giải huyện, giải tỉnh và quốc gia như các đồng chí Oanh, Hồng, Giang, Dung, Bùi Hoa, Ngô Hoa, Huấn. Năm học 2013 – 2014 tôi đã xây dựng SKKN với chủ đề: “ Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho học sinh lớp 7 trường THCS Lâm Xa thông qua dạy học tích hợp kết hợp ngoại khóa”. SKKN của tôi năm học này đã được hội đồng khoa học của nhà trường và nghành đánh giá khá cao, đã đạt giải A trong kỳ thi SKKN cấp trường và giải C trong kỳ thi SKKN cấp huyện. Tuy nhiên SKKN của tôi được các đồng chí trong hội đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp góp ý chỉ nên lựa chọ một nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục mà không làm loãng vấn đề. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích lớn nhất của tôi khi nghiên cứu đề tài này đó là mong muốn học sinh chú tâm vào môn học mà mình giảng dạy. Đối với bản thân tôi là một người giáo viên luôn mong muốn việc dạy học của mình đạt được kết quả tốt và tốt hơn nữa. Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc cho công dân nói chung và đặc biệt học sinh THCS nói riêng. Trên cơ sở những quan điểm về phương pháp dạy học thì đó là một cách làm mới hy vọng nếu ai đó sử dụng cũng sẽ có những hiệu quả giống như mong đợi của tôi và của các đối tượng học tập nữa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Từ sự góp ý khoa học, chân thành của hội đồng khoa học và đồng nghiệp, tôi đã hết sức trăn trở, băn khoăn và những năm học tiếp theo tôi đã quyết định mạnh dạn tiếp tục phát triển sáng kiến của mình kết hợp với những ý kiến đóng góp ý của các đồng chí trong hội đồng khoa học của huyện, của đồng nghiệp gần xa, tôi tiếp tục vận dụng SKKN của mình đã xây dựng vào giảng dạy trong chương trình bộ môn GDCD tại đơn vị trường THCS Lâm Xa với chủ đề được phát triển, điều chỉnh như sau: “ Kinh nghiệm giáo dục ý thức thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc cho học sinh lớp 9 trường THCS Lâm Xa thông qua dạy học tích hợp”. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ của bạn bè đồng nghiệp cùng bộ môn, diều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và việc đánh giá kết quả của từng tiết dạy. - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo qua sách báo và các thông tin có tính thời sự. - Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. - Phương pháp thực hành thực nghiệm qua những tiết dạy học ở các lớp 6,7,8,9. Bản thận tôi đã thực nghiệm và rút ra kinh nghiệm. 1.5. Những điểm mới của SKKN: SKKN này của tôi được xây dựng dựa trên cơ sở sự sửa đổi, bổ sung, góp ý của các đồng chí trong hội đồng khoa học huyện, đồng thời kết hợp với sự trải nghiệm thực tiễn giảng dạy của bản thân sau một năm tiếp thu ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học huyện và đồng nghiệp từ SKKN của bản thân có tên: “ Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho học sinh lớp 7 trường THCS Lâm Xa thông qua dạy học tích hợp kết hợp ngoại khóa”. Năm học 2015 – 2016, 2016 - 2017 tôi tiếp tục vận dụng và phát triển SKKN nêu trên, nhưng có sự điều chỉnh bổ sung mới như sau: Thay vì lựa chon hai nội dung dạy học tích hợp kết hợp với ngoại khóa, trong SKKN này tôi chỉ lựa chọn một nội dung dạy học tích hợp; Đồng thời để mở rộng phạm vi của SKKN tôi lựa chọn nội dung bài là bài 17: “ Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc” thuộc chương trình lớp 9. II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Thế nào là dạy học tích hợp? “Dạy học tích hợp là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn” [10], trong đó: Đặc điểm của dạy học tích hợp: Lấy học sinh làm trung tâm; Định hướng, phân hóa năng lực người học; Dạy và học các năng lực thực tiễn. Dạy học tích hợp giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp cho phép rút ngắn được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin. Như vậy có thể thấy vấn đề DHTH vấn đề được GD đặc biệt chú ý. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.Tuy nhiên việc vận dụng DHTH như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất lại đang là vấn đề cần được cân nhắc, với bộ môn GDCD của tôi cũng không ngoại lệ. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 2.2.1.Thực trạng chung: Việc DHTH trong nhà trường những năm gần đây đã được GV nói chung và GV bộ môn GDCD quan tâm hơn. Tuy nhiên đó mới chỉ dừng lại ở sự chú trọng một cách đơn lẻ mà chưa thành một hệ thống. Chính bởi lẽ đó mà hiệu quả mang lại chưa thực sự cao như mong muốn. Trước hết về phía giáo viên chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp. Khi dạy học tích hợp GV còn gặp không ít khó khăn như: Thiếu sự thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian tổ chức các nội dung, chủ đề; chưa thực sự nắm rõ về cấu trúc chương trình, chưa cập nhật kịp thời những kiến thức mới và chưa được trang bị về “phương pháp sư phạm” đặc trưng của các môn học “liên quan”; việc lựa chọn phương pháp tổ chức đôi khi còn chưa phù hợp, thậm chí không mang lại hiệu quả. SGK, tài liệu cho GV và HS vô cùng hạn chế hay gần như không có gì.Khi GV tiến hành DHTH gặp không ít những khó khăn. Chủ yếu GV phải tự biên, tự diễn, tự sưu tầm tài liệu, học hỏi phương pháp, cách thức tổ chức có thể nói phải tốn rất nhiều công sức. Nên không ít GV có tư tưởng ngại làm, ngại tổ chức. Hoặc việc tổ chức không phải là cả một quá trình, môt hệ thống. Đặc biệt trong việc giảng dạy chủ đề nóng như: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc; Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó trong nhà trường hiện nay, các hoạt động DHTH phần lớn chưa thực sự được chú trọng, việc tổ chức các hoạt động này phần lớp còn chưa có kế hoạch cụ thể, cũng chưa được đánh giá rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Những năm qua từ thực tế giảng dạy các em học sinh ở trường THCS Lâm Xa tôi nhận thấy có thể do nhiều lí do khác nhau mà phần lớn các em học môn GDCD vẫn theo xu hướng học thụ động; các em chưa tích cực, chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học; không tích cực hợp tác cho việc chuẩn bị cho giờ học tích hợp; Nhận thức một cách sâu sắc về thực trạng DHTH như trên, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của một GV giảng dạy bộ môn GDCD tôi lựa chọn chủ đề này nhằm mục đích chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp về những kinh nghiệm mà bản thân đã tìm tòi, trải nghiệm và thu được hiệu quả nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đặc biệt chia sẻ với đồng nghiệp những khó khăn, thách thức trong việc DHTH trong bộ môn GDCD nói riêng và trong GD nói chung. 2.2.2.Thực trạng hiểu biết về vấn đề bảo vệ tổ quốc của học sinh trường THCS Lâm Xa: Khảo sát thực nghiệm: Trước khi tiến hành áp dụng đề tài này, tôi tiến hành khảo sát tình hình học sinh trong khối 9 trường THCS Lâm Xa năm học 2015 – 2016; 2016 - 2017 kết quả như sau: Lớp 9 TS học sinh HS có nhận thức đúng về bảo vệ tổ quốc HS có nhận thức sơ sài về bảo vệ tổ quốc HS chưa hiểu biết về bảo vệ tổ quốc Số lượng % Số lượng % Số lượng % Năm học 2015-2016 25 4 16,0 6 24,0 15 60,0 Năm học 2016-2017 28 4 14.3 6 21,4 18 64,3 Tổng 53 8 15,1 12 22,6 33 62,3 Nguyên nhân đưa đến thực trạng trên: Trường THCS Lâm Xa là một trường nằm trên đơn vị xã còn gặp nhiều khó khăn trong 61 tỉnh nghèo của cả nước. Đời sống, kinh tế, văn hóa của đồng bào nơi đây còn nhiều khó khăn. Học sinh của trường có tới hơn 90% là đồng bào người dân tộc thiểu số đã và đang sinh sống nhiều năm tại địa phương, với những tập quán sản xuất còn lạc hậu như: Đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật làm thức ăn. Chính những yếu tố đó tác động không nhỏ tới nếp sống, nếp nghĩ của các em. Đối với nhà trường diện tích quy hoạch sân chơi trong trường đã có, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy nên tác động giáo dục một cách sâu sắc đến học sinh chưa thực sự cao. Tư liệu để giáo viên, học sinh tham khảo, đồ dùng dạy học của các môn lồng ghép bảo vệ tổ quốc còn hết sức thiêu thốn. Phụ huynh HS phần lớn thường xuyên phải đi làm ăn xa chưa quan tâm đến con cái, HS chủ yếu ở nhà với ông bà già yếu . Bên cạnh đó phụ huynh học sinh một bộ phận không nhỏ còn chưa thực sự nhận thức một các đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục bảo vệ tổ quốc. Việc tuyên truyền còn mang tính hình thức, cho xong việc, nên phụ huynh và HS chưa ý thức được một cách đúng đắn về vấn đề bảo vệ tổ quốc; chưa thấy được tác hại của việc thiếu hiểu biết về bảo vệ tổ quốc. Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ tổ quốc, xem đây là chuyện của nhà nước, của nhà trường, của người khác. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc cho học sinh lớp 9 trường THCS Lâm Xa: Căn cứ vào tình hình khảo sát nhận thức của học sinh và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên để giúp học sinh có thêm nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về vấn đề nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, dựa trên điều kiện của học sinh và trường THCS Lâm Xa tôi tiến hành những giải pháp giáo dục nâng cao ý thức nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc cho học sinh khối lớp 9 trường THCS Lâm Xa như sau: Năm học 2015 – 2016; 2016 -2017 tôi tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp 9 với hai phương pháp tổ chức thực nghiệm khác nhau tôi đã thu được một kết quả hoàn toàn cách biệt. Cụ thể như sau: 2.3.1. Giải pháp 1 - Xác định nội dung chủ đề dạy học và hình dung các công việc nội dung kiến thức của chủ đề: Để học sinh nắm được kiến thức của bài 17: “ Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc” một cách tốt hơn và có thể vân dụng vào thực tiễn cuộc sống của các em, tôi đã tích hợp kiến thức của nhiều môn học khác trong chương trình bậc THCS. Cụ thể như: Lịch Sử, Địa lí, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngữ Văn để thiết kế bài dạy. Qua thực tế tôi thấy đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp cho nội dung bài học đầy đủ hơn, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về kiến thức có trong nội dung bài học, như: thế nào là bảo vệ tổ quốc; Vì sao phải bảo vệ tổ quốc; Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc thuộc về ai; Phải làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc.Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. Đồng thời để đáp ứng yêu cầu học tập được học sinh phải làm việc theo nhóm, theo cặp, độc lập và phải vận dụng những kiến thức nhiều môn học để giải quyết vấn đề mà giáo viên yêu cầu liên quan tới chủ đề liên môn. Ví dụ + Đội 1: Sưu tầm thơ, ca dao nói về bảo vệ tổ quốc. + Đội 2: Sưu tầm những tấm gương tiêu biểu về bảo vệ tổ quốc. + Đội 3: Sưu tầm những tấm gương thiếu niên, nhi đồng bảo vệ tổ quốc. Học sinh có thời gian chuẩn bị sau đó báo cáo kết quả. Thông qua hoạt động báo cáo của các nhóm ở các lớp khác nhau các em có thể tổng hợp lại các ý kiến để trở thành nội dung của bài học. Giáo viên chỉ là người tổ chức quản lý hướng dẫn các em hoạt động rồi bổ sung câu chữ chắt lọc các ý kiến hoàn chỉnh nên nội dung của bài học. 2.3.2. Giải pháp 2 - Xác định mục tiêu của tiết dạy: Xác định chính xác mục tiêu tiết dạy giúp giáo viên tập trung vào những kiến thức cơ bản đáp ứng chuẩn kiến thức kĩ năng, tránh sự dàn trải, hời hợt. Đồng thời học sinh tiếp thu kiến thức lôgic, sâu sắc, cụ thể hơn. Đối với 17: “ Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc” mục tiêu xác định như sau: + Kiến thức: - Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc . - Nêu được một số quy địnhtrong hiến pháp năm 1992 và luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. + Kỹ năng: - Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú. - Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. + Thái độ: - Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. 2.3.3. Giải pháp 3 - Chuẩn bị các phương tiện dạy học: Đây là bước hết sức quan trọng góp phần tạo nên thành công cho một tiết học. Ví dụ: Đối với giáo viên chuẩn bị các hình ảnh SGK trang 61,62; Video clip về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo; Bài hát “ Khát vọng tuổi trẻ ”. Học sinh nghiên cứu bài, chuẩn bị sưu tầm các câu hỏi tư liệu thuộc môn học được giáo viên phân công, bảng nhóm, phiếu học tập, bút dạ, giấy A4. [6] 2.3.4. Giải pháp 4 - Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học: Phần 1: Định hướng cho các học sinh hiểu được thế nào là bảo vệ tổ quốc: - Dùng kiến thức môn Địa lí lớp 8 giúp học sinh xác định được vị trí địa lí nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên bản đồ thế giới và khu vực. Xác định được biên giới quóc gia, hình dáng, diện tích đất liền, vùng biển, xác định được vi trí các quần đảo,hòn đảo của nước ta. - Dùng kiến thức lịch sử giúp học sinh tái hiện lại những tấm gương anh hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Phần 2: Định hướng cho học sinh tìm hiểu vì sao phải bảo vệ tổ quốc: - Dùng kiến thức môn Lịch sử giúp học sinh thấy được: + Tổ quốc Việt Nam chúng ta hôm nay là do sự hi sinh xương máu của cha ông ta bao đời gây dựng; + Những mối đe dọa của chủ nghĩa đế quốc, của các thế lực thù định trong và ngoài nước vẫn luôn tìm mọi cách chống phá, âm mưu lật đổ và xâm phạm độc lập chủ quyền của dân tộc ta. ( Ví dụ cụ thể như Trung Quốc) - Dùng kiến thức Ngữ Văn giúp học sinh thấy được tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm của cha ông ta trải qua mấy nghìn năm lịch sử, giúp học sinh tái hiện lại những tấm gương anh hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Phần 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm của thanh niên, học sinh: Vận dụng kiến thức Lịch sử địa phương và môn Mỹ thuật giúp học sinh tìm hiểu trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong việc bảo vệ tổ quốc. 2.3.5. Giải pháp 5 - Chuẩn bị phương án kiểm tra đánh giá học sinh sau bài học: ( Có hình ảnh minh chứng phiếu kiểm tra đính kèm) Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, nội dung của đề tập trung vào các nội dung đã được học trong bài. Để đạt kết quả kiểm tra đánh giá chính xác nhất tôi thực hiện kiểm tra sau mỗi giờ dạy. Tiêu chí đánh giá: + Trả lời đúng 75%–100% số câu hỏi hiểu bài ở mức độ tốt. + Trả lời đúng 50% – 74% số câu hỏi hiểu bài ở mức độ khá. + Trả lời đúng dưới 50% số câu hỏi chưa hiểu bài. [6] 2.3.6. Giải pháp 6 – Tổ chức dạy học thực nghiệm đối chứng: 2.3.6.1. Tổ chức dạy học theo truyền thống tại lớp 9 năm học 2015 -2016: Tại lớp 9 năm học 2015- 2016 tôi tổ chức giáo dục ý thức nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc cho các em thông qua việc dạy học theo phương pháp truyền thống bài 17“ Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc”. Hoạt động 1: Định hướng cho các học sinh hiểu được thế nào là bảo vệ tổ quốc: GV cho HS quan sát một số hình ảnh về: Bảo vệ tổ quốc... Yêu cầu học sinh mô tả hình ảnh. ? Em có suy nghĩ gì khi xem những bức ảnh trên ? - Các bức ảnh cho thấy bảo vệ Tổ quốc bao gồm cả bảo vệ vùng đất liền, vùng biển và vùng trời. - Giúp hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân trong chiến tranh cũng như trong thời bình. - Lứa tuổi học sinh củng có thể góp mình vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc bằng những việc làm vừa sức. ? Em hiểu thế nào là khái niệm tổ quốc? Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? - Tổ quốc là từ dùng để gọi đất nước mình một cách thiêng liêng, trìu mến nhất. - Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của mọi công dân . Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm thời gian 5 phút. Chia lớp thành bốn nhóm: 1. Theo em hiểu thế nào là bảo vệ tổ quốc? 2. Theo em bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì? - Bảo vệ Tổ Quốc là: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn ven lãnh thổ của Tổ Quốc , bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Bảo vệ Tổ quốc bao gồm: Xây dựng quốc phòng toàn dân; thực hiện nghĩa vụ quân sự; bảo vệ trật tự an ninh xã hội; thực hiện chính sách hậu phương quân đội. [3] Giáo viên khái quát kiến thức bằng sơ đồ sau: Giáo viên nêu câu hỏi: Vậy nhà nước ta quy định như thế nào về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân? Học sinh làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức và hiểu biết thực tế để trả lời. Giáo viên giới thiệu cho học sinh tham khảo một số quy định của Hiến Pháp và Pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vấn đề bảo vệ Tổ quốc. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc điều 44, điều 48 Hiến Pháp năm 1992 ( SGK); Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi bổ sung năm 2005( SGK): Hoạt động 2: Định hướng cho học sinh tìm hiểu vì sao phải bảo vệ tổ quốc: Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận theo cặp đôi thời gian thảo luận 3 phút: ? Theo em vì sao chúng ta phải bảo vệ tổ quốc? - Non sông đất nước Việt Nam được như ngày hôm nay là do cha ông chúng ta đã hàng ngàn năm xây đắp, gìn giữ. - Ngày nay, Tổ quốc chúng ta vẫn luôn luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hoại. ? Em hãy nêu một số ví dụ tiêu biểu về những âm mưu, hành động và việc làm xâm chiếm, phá hoại của các thế lực thù địch của Nhà nước ta trong thời gian qua mà em biết? Học sinh vận dụng kiến thức và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi của giáo viên. Giáo viên nhận xét, bổ sung đồng thời cho học sinh quan sát một số hình ảnh, tư liệu, ví dụ liên quan đến những hành động, âm mưu xâm lược, chống phá của các thế lực thù địch trong thời gian qua. - Vấn đề chiến tranh biên giới: - Âm mưu phản động, chống phá Nhà nước, chống phá cách mạng và âm mưu bạo động lật đổ của các thế lực thù địch. - Vấn đề Biển Đông: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhanh trong thời gian 5 phút: + Đội 1: Sưu tầm những tấm gương tiêu biểu về bảo vệ tổ quốc. + Đội 2: Sưu tầm những tấm gương thiếu niên, nhi đồng bảo vệ tổ quốc. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm của thanh niên, học sinh: Giáo viên chia lớp thành hai đội tổ chức cho học sinh chơi trò chơi " Tiếp sức": - Đội 1: Tìm những việc làm bảo vệ tổ quốc. - Đội 2: Tìm những việc làm trái với bảo vệ tổ quốc. Học sinh vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế tham gia trò chơi. Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh vi phạm quy định nhà nước ta về bảo vệ tổ quốc: ? Với những việc làm sai trái trong việc bảo vệ tổ quốc sẽ bị xử lí như thế nào? Giáo viên cho học sinh tham khảo: Điều 13: Hiến pháp 1992; Điều 44 Hiến pháp 2013; Điều 88. Bộ luật hình sự. Giáo viên cho học sinh quan sát hình Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh xử lí hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc: Giáo viên kết luận: Từ những ví dụ trên ta thấy được tính nghiêm minh của Pháp luật Nhà nước ta trong việc thực
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_bao_ve_moi_truong_va_tai_ngu.docx