SKKN Một số phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh áp dụng cho học sinh Khối 12 trường THPT Trần Hưng Đạo

SKKN Một số phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh áp dụng cho học sinh Khối 12 trường THPT Trần Hưng Đạo

Định nghĩa về đọc hiểu

Theo wikipedia, đọc hiểu được định nghĩa như là mức độ về sự hiểu biết của một văn bản hay một thông tin. Sự hiểu biết được xuất phát từ sự kết hợp giữa ngôn ngữ được viết trong bài và cách chúng kích hoạt kiến thức bên ngoài văn bản.

Theo tác giả Smith (1985) định nghĩa “ reading is understanding the author’s thought” (đọc là hiểu suy nghĩ của tác giả). Swam (1992) cho rằng “ a student is good at comprehension we mean that he can read accurately and efficiently, so as to get the maximum information a text with the minimum of understanding. ( một học sinh giỏi đọc hiểu có nghĩa là anh ta có thể đọc chính xác và có hiểu quả để có thể hiểu hết thông tin trong bài đọc.)

Theo hai tác giả Mc Donough và Shaw trích khái niệm của Williams (1986) cho rằng: đọc hiểu là quá trình tìm kiểm thông tin tổng quát từ một văn bản, tìm kiếm thông tin cụ thể từ một văn bản, hay đọc để tìm kiếm sự lý thú.

Theo Nunan (1991) lại cho rằng đọc hiểu là quá trình mà người đọc kết hợp thông tin từ một văn bản với kiến thức nền của mình để hiểu biết một vấn đề.

Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về “đọc hiểu” nhưng nhìn chung có thể khái quát được rằng: đọc hiểu là quá trình tìm kiếm thông tin được đưa ra trong văn bản và vận dụng kiến thức nền của mình để hiểu một vấn đề.

 

doc 65 trang cucnguyen11 216811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh áp dụng cho học sinh Khối 12 trường THPT Trần Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh áp dụng cho học sinh khối 12 trường THPT Trần Hưng Đạo” 
Tác giả sáng kiến: Dương Thị Ngọc Tú
Mã sáng kiến:09 61 02
Tam Dương, tháng 02 năm 2020
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Lí do chọn đề tài.
 Tầm quan trọng của tiếng Anh không thể phủ nhận và bỏ qua trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay vì nó được dùng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Cùng với sự phát triển của công nghệ, Y học, Kỹ thuật và Giáo dục đó là những nơi mà tiếng Anh đóng vai trò quan trọng nhất.
 Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Đó cũng là lý do tại sao việc dạy và học ngoại ngữ đang được quan tâm rất nhiều. Đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2015-2020" đã và đang đưa vào áp dụng trên toàn quốc. Chính vì vậy việc dạy và học ngoại ngữ càng yêu cầu cao hơn. Nếu như trước đây chỉ chú trọng về dạy ngữ pháp, không chú trọng kĩ năng thì bây giờ ngược lại. Kĩ năng giao tiếp được chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi học sinh cao hơn. Đối với học sinh ở thành phố các em có nhiều cơ hội học tập, được tiếp cận với tiếng Anh nhiều hơn, có nhiều phương tiện hỗ trợ học tập hơn. Còn đối với học sinh vùng nông thôn khó khăn việc học tiếng anh với các em không phải là dễ.
 Kỹ năng đọc hiểu là một kỹ năng quan trọng không chỉ vì nó chiếm nhiều điểm trong cấu trúc bài thi trung học phổ thông quốc gia mà nó còn là một kỹ năng thực tế mà đối với bất kỳ một người học tiếng anh nà cũng cần nên làm chủ nó. Kỹ năng đọc nói chung giúp chúng ta thu thập thông tin và kỹ năng đọc trong tiếng Anh nói riêng không những giúp chúng ta tiếp cận thông tin mà còn giúp chúng ta biết thêm nhiều từ mới và cấu trúc để phục vụ cho các kỹ năng khác như kỹ năng viết và nói. Đối với học sinh THPT, làm tốt kỹ năng đọc hiểu thì có thể nói là bài thi đã thành công được trên 50%, vì làm tốt kỹ năng đọc hiểu đồng nghĩa với việc bạn sẽ học được một lượng từ mới đáng kể đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công của các dạng bài tập khác. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài liên quan đến kiến thức đọc hiểu để giúp học sinh làm tốt hơn bài thi THPT.
1.2 Mục đích của đề tài:
Với cấu trúc đề thi môn tiếng Anh Bộ giáo dục và đào tạo gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với thời lượng làm bài là 60 phút trong đó bao gồm 13 câu hỏi đọc hiểu còn lại là các dạng bài tập khác thì phần đọc hiểu chiếm một vị trí khá quan trọng trong cấu trúc của đề thi này. Hiểu được vai trò của nó trong mức độ thành công của một bài thi, hơn ai hết giáo viên phải là người hướng dẫn và định hướng để các em có thể làm bài thi hiệu quả hơn. Nhận thấy rõ được một mảng kiến thức hay là một kỹ năng quan trọng trong đề thi đại học, tôi đã rất băn khoăn làm sao có thể tìm ra một phương pháp giúp các em có thể luyện tập kỹ năng này một cách hiệu quả chính vì thế tôi đã chọn chuyên đề “Một số phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh áp dụng cho học sinh khối 12 trường THPT Trần Hưng Đạo.” Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung phân tích cấu trúc của bài đọc hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia và hướng dẫn cụ thể các mẹo và các kỹ năng làm dạng bài tập này, hy vọng chuyên đề sẽ giúp các em tiếp cận bài đọc hiểu bớt khó khăn hơn và mang lại hiệu quả trong các bài thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc Gia.
Tên sáng kiến: 
Một số phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh áp dụng cho học sinh khối 12 trường THPT Trần Hưng Đạo
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Dương Thị Ngọc Tú
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo
- Số điện thoại:0984 589 366 
E_mail: duongngoctu.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thị Ngọc Tú
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
- Đề tài này, tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số phương pháp để giúp học sinh lớp 12 làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh.
- Về phía học sinh, tôi lựa chọn học sinh các lớp 12A1 và 12A5 trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc, do tôi trực tiếp giảng dạy học kỳ I năm học 2019 – 2020.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 1/9/ 2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Các phương pháp sử dụng:
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn lý thuyết đọc hiểu và phương pháp đọc hiểu.
+ Thực hiện dạy thực nghiệm áp dụng những phương pháp để giúp học sinh làm tốt bài đọc hiểu
Khách thể nghiên cứu: 
Tôi lựa chọn đối tượng là: học sinh lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo. Đây là đối tượng quan trọng để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc Gia.
* Giáo viên:
Người dạy thực nghiệm: Cô Dương Thị Ngọc Tú - là giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh tại lớp 12A1 và 12A5 (Năm học 2019-2020).
* Học sinh:
 Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau. 
Bảng: Sĩ số và giới tính của học sinh 2 lớp 12 - Trường THPT Trần Hưng Đạo
Lớp
Sĩ số
Nam
Nữ
Lớp 12A1
30
10
20
Lớp 12A5
30
11
19
 Tôi chọn 2 lớp (một lớp dạy thực nghiệm, một lớp dạy đối chứng) hai lớp được chọn dạy có điều kiện và tính chất tương đương (sĩ số, chất lượng học sinh.) để kết quả thực nghiệm đảm bảo tính khách quan.
Lớp 12A1
Lớp: Thực nghiệm
Lớp 12A5
Lớp: Đối chứng
+ Kiểm tra và đối chứng kết quả sau khi thực hiện đề tài
PHẦN I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận
1.1. Định nghĩa về đọc hiểu
Theo wikipedia, đọc hiểu được định nghĩa như là mức độ về sự hiểu biết của một văn bản hay một thông tin. Sự hiểu biết được xuất phát từ sự kết hợp giữa ngôn ngữ được viết trong bài và cách chúng kích hoạt kiến thức bên ngoài văn bản.
Theo tác giả Smith (1985) định nghĩa “ reading is understanding the author’s thought” (đọc là hiểu suy nghĩ của tác giả). Swam (1992) cho rằng “ a student is good at comprehension we mean that he can read accurately and efficiently, so as to get the maximum information a text with the minimum of understanding. ( một học sinh giỏi đọc hiểu có nghĩa là anh ta có thể đọc chính xác và có hiểu quả để có thể hiểu hết thông tin trong bài đọc.)
Theo hai tác giả Mc Donough và Shaw trích khái niệm của Williams (1986) cho rằng: đọc hiểu là quá trình tìm kiểm thông tin tổng quát từ một văn bản, tìm kiếm thông tin cụ thể từ một văn bản, hay đọc để tìm kiếm sự lý thú.
Theo Nunan (1991) lại cho rằng đọc hiểu là quá trình mà người đọc kết hợp thông tin từ một văn bản với kiến thức nền của mình để hiểu biết một vấn đề.
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về “đọc hiểu” nhưng nhìn chung có thể khái quát được rằng: đọc hiểu là quá trình tìm kiếm thông tin được đưa ra trong văn bản và vận dụng kiến thức nền của mình để hiểu một vấn đề.
1.2. Các kỹ năng đọc cơ bản.
Theo như Nuttall (1996) cho rằng “skimming means glancing rapidly through a text to determine its gist and scanning means glancing rapidly through a text to search for a specific piece of information.” Có thể được hiểu cụ thể là:
Skimming : là dùng mắt đọc lướt qua toàn bộ bài khóa để lấy ý chính và nội dung bao quát của bài. Chúng ta sử dụng kỹ năng này khi muốn xác định thông tin quan trọng, từ khóa chính. Sau khi skimming bạn sẽ xác định được xem bạn có cần đọc kỹ đoạn này sau đó nữa không.
Các bước skimming:
- Đọc chủ đề của bài- đây là phần tóm tắt ngắn gọn nhất
- Đọc đoạn giới thiệu hoặc khái quát.
- Đọc trọn đoạn đầu của bài khóa.
- Đọc các câu phụ đề nếu có và tìm mối liên quan giữa chúng.
- Đọc câu đầu tiên của các đoạn còn lại vì ý chính của mỗi đoạn thường nằm ở câu đầu tiên
Scanning: là dùng mắt đọc lướt nhanh để tìm một từ hay một ý chính xác trong bài. Kỹ năng này được sử dụng khi họ biết chắc thông tin mà họ cần tìm là gì. Đối với đối tượng học sinh thì nên dùng kỹ năng này khi đã đọc yêu cầu của câu hỏi.
Các bước scanning:
- Đọc tiêu đề của bài
- Nhìn từ đầu trang cho đến cuối trang để tìm ra những từ hoặc cụm từ đặc biệt mà đang cần.
- Nên chú ý đặc biệt đến các định nghĩa, công thức, sơ đồ, biểu đồ.
Cơ sở thực tiễn: 
 Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của bài thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc Gia là sự phân chia thời gian cho hợp lý. Trong thời lượng 60 phút với 13 câu trắc nghiệm, đặc biệt vất vả hơn đối với 2 bài đọc hiểu mỗi bài dài 400- 500 từ như vậy nếu học sinh không có phương pháp làm nó một cách hiệu quả thì phải khẳng định rằng các em sẽ bị thiếu thời gian. Có thể xảy ra tình trạng hết thời gian làm bài mà nhiều phần học sinh chưa đọc hết. 
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh bản thân tôi luôn trăn trở vấn đề này và không ngừng đặt ra câu hỏi " Làm sao để học sinh có thể làm bài đọc hiểu tốt" điều đó không dễ một chút nào. Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo thường làm sai các bài đọc, số làm các câu đúng đều rất ít. Khi thực hiện khảo sát các em, đa phần các em đều trả lời là chọn đáp án theo cảm tính mà không hiểu bài đọc về cái gì. Điều này dẫn đến các em trả lời các bài đọc có nhiều câu sai, dẫn đến kết quả bài thi Tiếng Anh đạt điểm thấp. Chính vì vậy tôi có đề xuất đưa ra một số phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt bài đọc hiểu trong bài thi môn Tiếng Anh dành cho đối tượng học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc Gia.
II. Một số phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt bài đọc hiểu
Các dạng câu hỏi cơ bản trong bài tập đọc hiểu
Trước tiên các em phải hiểu các dạng câu hỏi trong bài tập đọc hiểu, điều này giúp các em có định dạng câu hỏi khi làm bài.
Câu hỏi 1: Tìm ý chính của bài đọc ( main idea)
Câu hỏi 2: Xác định mục đích của bài ( Purpose)
Câu hỏi 3: Nhận diện cách tổ chức ý tưởng hoặc bố cục chung hoặc thái độ (general organization or attitude)
Câu hỏi 4: Suy luận, tìm hàm ý ( Inference)
Câu hỏi 5: Xác định thông tin được nêu trong bài ( Stated detail)
Câu hỏi 6: Xác định thông tin không được nêu trong bài (Unstated details)
Câu hỏi 7: Tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa ( Vocabulary)
Câu hỏi 8: Tìm từ hoặc cụm từ được nói đến hoặc được quy chiếu đến ( Reference)
Câu 9: Xác định thông tin này được đề cập ở đâu trong bài (Where questions)
Các bước làm cụ thể trong bài đọc hiểu
 Trong 9 câu hỏi này câu hỏi 1,2 và 3 là nhóm câu hỏi tổng quát nên để làm sau, các câu hỏi còn lại là nhóm câu hỏi thông tin cụ thể nên có thể xem xét làm trước tùy vào mức độ khó dễ của từng câu. Các câu hỏi này được chia ra các dạng sau đây.
DẠNG 1: MAIN IDEA QUESTIONS ( câu hỏi 1, 2 và 3)
Câu hỏi 1 và 2: Tìm ý chính của bài đọc (main idea) và xác định mục đích của bài ( purpose)
Hầu hết các bài đọc đều có ít nhất 1 câu hỏi dạng này , dạng này có thể được hỏi đưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy lại sẽ yêu cầu học sinh xác định “ topic” “tiltle” “ subject” “primary idea” hay “ main idea”. Với dạng bài tập cơ bản thì nội dung chính của đoạn văn thường nằm ở câu chủ đề hoặc câu đầu tiên ở mỗi đoạn văn (đôi khi lại là câu cuối cùng) nên học sinh chỉ cần đọc lướt nhanh những câu đầu tiên hoặc những câu cuối cùng để tìm ra nội dung chính. Đối với dạng bài tập nâng cao, nội dung chính của bài nó sẽ không nằm trong một câu cụ thể nào cả mà là ý chung của toàn bài nên học sinh cần để lại những câu hỏi dạng này lại làm sau cùng, sau khi đã dành thời gian đọc để tìm thông tin chi tiết của các câu hỏi khác học sinh sẽ nắm được nội dung chính của toàn bài.
Main ideas questions
Các câu hỏi thường gặp 
What is the topic of the passage? 
What is the subject of the passage? 
What is the main idea of the passage? 
What is the author’s main point in the passage? 
With what is the author primary concerned? 
Which of the following would be the best title? 
What is the author’s main purpose in the passage?
Câu trả lời
Thường nằm ở đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn. Nếu ý chính không nằm cụ thể ở đầu hoặc cuối đoạn văn ta sẽ để lại làm cuối cùng sau khi đã danh thời gian trả lời các câu hỏi chi tiết.
Cách làm
- Đọc các dòng đầu tiên của mỗi đoạn văn
- Tìm ý chung nhất trong dòng đầu tiên và tìm mối liên hệ giữa chúng
- Trong quá trình đọc chú ý đến những từ khóa được lặp đi lặp lại
- Thường làm câu hỏi này cuối cùng sau khi đã trả lời các câu hỏi chi tiết trước để đỡ mất thời gian.
- Đọc lướt nhanh toàn bài để kiểm tra xem đã tìm đúng nội dung chính
- Loại các phương án chắc chắn sai,thông thường main idea ( too general), ( too specific) or ( not mentioned)
- Chọn phương án đúng nhất trong các phương án còn lại
Example: 
The passage
Basketball was invented in 1891 by a physical education instructor in Springfield, Massachusetts, by the name of James Naismith. Because of terrible weather in winter, his physical education students were indoors rather than outdoors. They really did not like the idea of boring, repetitive exercises and preferred the excitement and challenge of a game. Naismith figured out a team sport that could be played indoors on a gymnasium floor, that involved a lot of running, that kept all team members involved, and that did not allow the tackling and physical contact of American style football.
The question
What is the topic of this passage?
A. The life of James Naismith
B. The history of sports
C. Physical education and exercise
D. The origin of basketball
 Câu đầu tiên của đoạn văn đề cập đến “ basketball was invented” ( Môn bóng rổ ra đời) , vậy ý chính của đoạn văn có thể có liên quan đến môn bóng rổ. Chúng ta tiếp tục đọc qua các dòng còn lại, và thấy rất nhiều từ liên quan đến thể thao ví dụ “ game, physical contact, running”. 
Để có thể chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta không thể không điểm qua các phương án trả lời.
A. The life of James Naismith : cuộc đời của James Naismith
B. The history of sports : lịch sử các môn thể thao 
C. Physical education and exercise : giáo dục thể chất và thể dục 
D. The origin of basketball: Nguồn gốc môn bóng rổ
Chúng ta dễ dàng loại A ( thông tin quá hẹp) vì James Naismith chỉ được nhắc đến như người phát minh ra bộ môn thể thao bóng rổ, chứ không có thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của ông. 
B (loại vì thông tin quá rộng) chỉ có duy nhất môn bóng rổ được nhắc đến trong đoạn văn, không có thông tin về các môn thể thao khác nên không thể là ‘ history of sports’
C loại vì thông tin về Physical education chỉ được nhắc đến một lần trong đoạn văn và không có thông tin hỗ trợ thêm. 
Vậy đáp án chính xác phải là D: nguồn gốc môn bóng rổ. 
Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin hỗ trợ đáp án trên: người sáng lập ra bộ môn bóng rổ, thời điểm ra đời, nguyên nhân, đặc điểm riêng. 
Câu hỏi 3: Nhận diện cách tổ chức ý tưởng hoặc bố cục chung hoặc thái độ (general organization or attitude)
Dạng câu hỏi này thường bắt học sinh xác định bố cục của đoạn văn hoặc thái độ của tác giả trong đoạn văn. Đối với dạng câu hỏi bố cục học sinh nên chú ý đến từ nối giữa các đoạn văn. Đối với câu hỏi về thái độ của tác giả, học sinh nên chú ý đến các tính từ biểu đạt hoặc phán đoán dựa vào nội dung chính sau khi đã đọc lướt toàn bài. Học sinh cần phải dùng phương pháp loại trừ đối với các phương án hoàn toàn sai.
Organization question
dấu hiệu
Time order ( trình tự thời gian)
Firstly, secondly, finally, next, then
Cause and effect ( nguyên nhân và hệ quả)
Because, since, as, lead to, due to, as a result, consequently
Definition – example (định nghĩa – ví dụ)
Define, mean, indicate, show
Comparison and contrast ( so sánh)
On the one hand, on the other hand
More, less, least, most
Problem – solution ( vấn đề và giải pháp)
Cause, result in, deal with, solution, 
Example: 
Since the world became industrialized, the number of animal species that have either become extinct or have neared extinction has increased. Bengal tigers, for instance, which once roamed the jungles in vast numbers, now number only about 2,300. By the year 2025, it is estimated that they will become extinct.
What is alarming about the case of the Bengal tiger is that this extinction will have been caused almost entirely by poachers who, according to some sources, are not always interested in material gain but in personal gratification. This is an example of the callousness that is contributing to the problem of extinction. Animals such as the Bengal tiger, as well as other endangered species, are valuable parts of the world’s ecosystem. International laws protecting these animals must be enacted to ensure their survival – and the survival of our planet.
Countries around the world have begun to deal with the problem in various ways. Some countries, in an effort to circumvent the problem, have allocated large amounts of land to animals reserves.They then charge admission prices to help defray the costs of maintaining the parks, and they often must also depend on world organizations for support. This money enables them to invest in equipment and patrols to protect the animals. Another response to the increase in animal extinction is an international boycott of products made from endangered species. This has had some effect, but by itself it will not prevent animals from being hunted and killed.
Question 1:
The previous passage is divided into two paragraphs in order to contrast:
A. A comparison and a contrast	B. A problem and a solution
C. Specific and general information	D. A statement and an illustration
Như ta thấy hai đoạn trong bài phát triển theo hai hướng khác nhau
Đoạn 1: “alarming about the case of the Bengal tiger is that this extinction will have been caused almost entirely by poachers” cảnh báo về tình trạng hổ Belgan bị tuyệt chủng do săn bắn.
Đoạn 2: “Countries around the world have begun to deal with the problem in various ways” các quốc gia đang khắc phục vấn đề theo những cách khác nhau. Dấu hiệu nhận biết ở đây là “ deal with the problem”
Như vậy đáp án sẽ là B vì hai đoạn này nói về vấn đề tuyệt chủng của các loài độc vật quý hiếm là do săn bắt và các nước đang đưa ra giải pháp cho nó
Question 2:
Which of the following best describes the author’s attitude?
A. indifferent
B. surprised
C. concerned
D. forgive
- Với dạng câu hỏi này ta nên làm sau khi đọc lướt toàn bài để hiểu nội dung chính của bài như thế nào ta sẽ tìm ra thái độ của tác giả được thể hiện trong bài.
- Trong bài tập này, tác giả đã nêu vấn đề và giải pháp của các nước đối với việc các loài động vật quý hiếm vậy thì chắc chắn ta sẽ loại được phương án A ( indifferent: thờ ơ). Dường như phương án B và D không được đề cập. Nên đáp án chính xác sẽ là C: concerned ( quan tâm) vì tác giả đã nêu cảnh báo về sự tuyệt chủng của các loài động vật quý hiếm và cách để khắc phục vấn đề này là gì.
- Thông thường đối với dạng bài tập này các em thường gặp khó khăn vì gặp nhiều từ mới trong câu hỏi này. Và từ ngữ thể hiện thái độ thường là các tính từ cho nên sau mỗi bài đọc hiểu giáo viên nên nhặt ra một số từ ngữ hay gặp trong dạng này để giúp các em chú ý và bổ sung từ mới.
DẠNG 2: IMPLIED DETAIL QUESTIONS ( câu hỏi 4)
Câu hỏi 4 : Suy luận, tìm hàm ý ( Inference) 
Dạng câu hỏi này thường yêu cầu học sinh rút ra kết luận hoặc suy diễn về các chi tiết được nêu trong đoạn văn. Dạng câu hỏi này thường bao gồm các từ “ implied (hàm ý), inferred (suy ra), hoặc probably ( có thể ) là những dấu hiệu cho bạn nhận ra những câu hỏi dạng này. Với câu hỏi này thì đáp án không trực tiếp được đưa ra trong bài mà học sinh cần phải dựa vào những thông tin đã có sẵn trong bài để suy diễn và đưa ra kết luận.
Implied detail questions
Các câu hỏi thường gặp
It is implied in the passage that ..
It can be inferred from the passage that..
It is most likely that.
What probably happened.?
Câu trả lời
Câu trả lời cho câu hỏi này thường dựa vào ý hiểu của mình đối với bài, tuy nhiên học sinh có thể tìm theo trình tự của bài đọc. 
Cách làm
- Tìm từ chính ( key words), then chốt của mỗi câu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_nham_giup_hoc_sinh_lam_tot_ky_nang_d.doc