SKKN Một số phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh THPT

- Hệ vận động:
Hệ xương: Ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển một cách mạnh mẽ về chiều dài, bề dày, hàm lượng các chất hữu cơ giảm do hàm lượng Mg, P, Ca trong xương tăng quá trình cốt hóa xương ở các bộ phận chưa hoàn tất chỉ xuất hiện cốt hóa ở bộ phận như mặt. Các tổ chức sụn được thay thế bằng mô xương nên cùng với sự phát triển chiều dài của xương cột sống. Không giảm mà trái lại tăng lên có xu hướng cong vẹo. Vì vậy, mà trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập luyện với dụng cụ có trọng lượng quá nặng và các hoạt động chấn thương quá mạnh.
Hệ cơ: Ở lứa tuổi các em có sự phát triển với tốc độ mạnh để đi đến hoàn thiện, nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệ xương. Cơ to phát triển hơn cơ nhỏ, cơ co phát triển hơn cơ duỗi, khối lượng tăng lên rất nhanh, đàn hồi cơ không đều chủ yếu là nhỏ và dài. Do vậy, khi hoạt động cơ chóng mệt mỏi cho nên khi tập luyện giáo viên giảng dạy, cần chú ý phát triển cơ bắp cho học sinh.
- Hệ thần kinh:
Ở lứa tuổi này hệ thần kinh tiếp tục được phát triển để đi đến hoàn thiện, hoạt động phân tích trên võ não có định hướng sâu sắc hơn. Kích thước của não và hành tủy đạt tới mức của người trưởng thành. Khả năng tư duy, phân tích tổng hợp của não tăng lên, tư duy trừu tượng được phát triển tạo điều kiện cho việc hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện. Khả năng nhận hiểu cấu trúc động tác và tái hiện chính xác các hoạt động được nâng cao. Ngay từ buổi thiếu niên đã diễn ra quá trình hoàn tiện cơ quan phân tích và những chức năng vận động quan trọng, nhất là cảm giác bản thể trong điều kiện thực hiện động tác. Ở lứa tuổi này học sinh không chỉ học các động tác vận động đơn lẻ như trước mà chủ yếu hoàn thiện ghép những phần đã học trước thành các liên hợp động tác tương đối hoàn chỉnh ở điều kiện khác nhau, phù hợp với các đặc điểm của từng học sinh.
Mặt khác do các hoạt động của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Đặc biệt là đối tượng học sinh THPT tính nhịp điệu giảm nhanh, khả năng vận động yếu. Vì vậy, khi giảng dạy cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện, vận dụng các hình thức trò chơi để hoàn thành tốt các bài tập được giao.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY CỰ LY NGẮN CHO HỌC SINH THPT Tác giả sáng kiến: Nguyễn Văn Hòa Mã sáng kiến: 12.60.01 Tháng 12 năm 2019 1 1.Lời giới thiệu Trong công cuộc đổi mới của giáo dục và đào tạo chúng ta hiện nay, thì mục điêu của ngành Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người mới để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập và phát triển. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi con người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì con người không thể làm được việc gì”. Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc THPT, thể dục chiếm một vai trò và vị trí hết sức quan trọng, nhưng do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này là lứa tuổi dậy thì, có sự biến đổi nhiều, đôi lúc đột ngột về tâm sinh lý của các em nên đã hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn này phải hiểu và chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa ổn định được tâm lý vừa phát triển được thể lực một cách toàn diện, để các em có đủ sức khỏe học tập lĩnh hội các kiến thức một cách tốt nhất. Đổi mới trong phương pháp giáo dục thể chất là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Sử dụng các phương pháp, các bài tập phù hợp sẽ giúp người học phát triển tối đa về mặt thể chất. Có nhiều môn thể thao đã góp phần to lớn vào sự nghiệp pháp triển và tiến bộ của nước nhà, môn đầu tiên kể đến đó là “Điền kinh”. Bởi vì, điền kinh là một hoạt động thể dục thể thao phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội (môn nữ hoàng). Xuất hiện mọi lúc, mọi nơi với nhiều nội dung và hình thức tập luyện đa dạng phong phú. Được vận dụng tập luyện nhằm phát triển nâng cao thể lực cho con người. Trong bộ môn điền kinh thì chạy ngắn là một nội dung được lựa chọn sử dụng rộng rãi trong chương trình giáo dục thể chất, ở các trường học từ phổ thông đến cao đẳng – đại học nhằm rèn luyện nâng cao sức khỏe và thể lực, phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực, niềm tin cho thế hệ trẻ. Thực tế ở các trường THPT trên toàn quốc nói chung và trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc nói riêng, qua khảo sát chúng tôi thấy hiệu quả giảng dạy môn điền kinh, nội dung chạy ngắn kết quả chưa cao, thành tích của các em trong tập luyện và thi đấu còn khá khiêm tốn. Trong quá trình giảng dạy nội dung chạy ngắn giáo viên chưa thật sự chú ý đến việc phát triển yếu tố thể lực, đặc biệt là thể lực chuyên môn: “Sức mạnh tốc độ”để nâng cao thành tích cho học sinh. Vì vậy, việc áp dụng các bài tập giáo dục thể chất nói chung, bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nói riêng vào tập luyện một cách linh hoạt sáng tạo phù hợp và khoa học là một việc làm có ý nghĩa to lớn. Lựa chọn các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn cho học sinh là việc làm cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, qua nghiên cứu phân tích tài liệu chúng tôi đề xuất và nghiên cứu đề tài: “Một số phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh Trung học phổ thông”. 2. Tên sáng kiến 3 của một VĐV ưu tú chỉ chiếm 22,1% thời gian của một bước chạy, còn thời gian lắc người và các động tác khác chiếm tới 77,9% tỷ lệ của nó là 1 : 3,5. Vì vậy kỹ thuật chạy ngắn hiện đại rất chú trọng kỹ thuật lắc người. Khi huấn luyện phải nghiên cứu kỹ càng những động tác này, đặc biệt là những đặc tính về sinh cơ, lực học và quy luật của nó (lắc người – động tác xoay người theo trục dọc, giúp tăng độ dài bước). Rút ngắn thời gian nâng đùi và thời gian bay trên không. Gia tăng hoặc giảm bớt tốc độ ban đầu khi nâng cao trọng tâm cơ thể có ý nghĩa quan trọng đối với kỹ thuật gia tăng tốc độ chạy ngắn. Góc bay người và tốc độ ban đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức và tốc độ bước chạy. 7.1.3. Kéo dài thời gian và khoảng cách duy trì sự tăng tốc Nghiên cứu kỹ thuật của VĐV chạy ngắn thấy: Thời gian và khoảng cách duy trì sự tăng tốc của các VĐV chuyên nghiệp đều được gia tăng. Ở cự ly 100m giải “Điền kinh quốc tế Toki” năm 1991, khoảng cách tăng tốc của các VĐV lên đến 80m, thời gian duy trì của nó lên đến khoảng từ 8,12s đến 8,32s. Vậy để nâng cao hiệu quả huấn luyện và giảng dạy chạy cự ly ngắn cần chú ý: - Nguồn năng lượng cung cấp cho cơ hoạt động, khi chạy các cự ly từ 50 – 100m chủ yếu là sử dụng nguồn năng lượng alaktat (còn từ 150m – 200m nguồn laktat). Khi VĐV tập chạy lắp lại dù ở cự ly nào, thì nguồn năng lượng được huy động không chỉ phụ thuộc vào độ dài của cự ly mà còn phụ thuộc vào cả số lần lặp lại và thời gian nghỉ giữa quãng giữa các lần chạy. - VĐV chạy cự ly ngắn cũng như các VĐV chạy cự ly ngắn khác cần được huấn luyện để chạy nửa sau của cự ly nhanh hơn so với nửa đầu. 7.2. Cơ sở lý luận và sinh lý của huấn luyện sức mạnh tốc độ cho học sinh THPT 7.2.1. Cơ sơ sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT Lứa tuổi học sinh trung THPT là lứa tuổi đầu thanh niên là thời kì đạt được trưởng thành về mặt thể lực nhưng cơ thể còn kém so với sự phát triển của người lớn. Có nghĩa là ở lứa tuổi này cơ thể các em đang phát triển mạnh, khả năng hoạt động của các cơ quan và các bộ phận được nâng cao cụ thể là: • Hệ vận động: Hệ xương: Ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển một cách mạnh mẽ về chiều dài, bề dày, hàm lượng các chất hữu cơ giảm do hàm lượng Mg, P, Ca trong xương tăng quá trình cốt hóa xương ở các bộ phận chưa hoàn tất chỉ xuất hiện cốt hóa ở bộ phận như mặt. Các tổ chức sụn được thay thế bằng mô xương nên cùng với sự phát triển chiều dài của xương cột sống. Không giảm mà trái lại tăng lên có xu hướng cong vẹo. Vì vậy, mà trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập luyện với dụng cụ có trọng lượng quá nặng và các hoạt động chấn thương quá mạnh. 5 7.2.2. Cơ sở tâm lý của lứa tuổi THPT Cảm giác và tri giác của học sinh THPT đã đạt đến mức hoàn thiện do các cơ quan phân tích đã phát triển đầy đủ. Thị giác đã có khả năng phản ánh rất tinh vi với các màu sắc và âm thanh. Các em dễ phân biệt giữa cái chính và cái phụ, cái bản chất và không bản chất. Tính quan sát của các em chịu sự chi phối của hệ thống tín hiệu thứ 2 gắn liền với tư duy trừu tượng. Trí nhớ có ý nghĩa chiếm ưu thế rõ rệt, các em đã có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, xây dựng động cơ đứng đắn, hướng tới nghề nghiệp sau này khi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên đôi khi vẫn bị các sự vật cụ thể trực quan lôi quấn hấp dẫn. Ngoài ra, các em còn có hướng chuộng hình thức bề ngoài, ưa thích cái đẹp. Từ những đặc điểm tâm lý đó mà ta lựa chọn một số bài tập căn bản có khối lượng sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT. Đặc biệt, khi áp dụng các bài tập phải căn cứ vào thể lực, tâm lý, tình hình tiếp thu của học sinh để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời nâng cao kết quả học tập, lôi cuốn các em hăng say tập luyện và thi đấu ở trường phổ thông. 7.2.3. Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh tốc độ Nhìn chung năng lực sức mạnh tốc độ của con người mang tính chất chuyên biệt khá rõ rệt. Việc chuyển hóa trực tiếp của sức mạnh tốc độ có thể chuyển hóa ở giai đoạn đầu của người mới tập. Còn những người tập luyện lâu năm hầu như việc chuyển hóa sức mạnh tốc độ không diễn ra. Do vậy, việc phát triển sức mạnh tốc độ không đồng loạt mà mà rất cụ thể đối với từng năng lực của từng người. Sức mạnh tốc độ là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người quy định trực tiếp chủ yếu về tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động, đó là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất. Nó bao gồm 2 loại: - Sức mạnh tốc độ đơn giản. - Sức mạnh tốc độ phức tạp. * Những hình thức đơn gian thể hiện ở chỗ: + Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động . + Tốc độ động tác đơn (với đối kháng nhỏ). + Tần số động tác. Các hình thức đơn giản của sức mạnh tốc độ tương đối độc lập nhau. Đặc biệt là các chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc động tác và biểu hiện ở các lực khác nhau. Mặt khác: Sức mạnh tốc độ là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất. Yếu tố quyết định đến đó là tính linh hoạt của quá trình thần kinh và 7 độc lập với nhau như: Thời gian phản ứng, thời gian của động tác đơn lẻ và tần số hoạt động. * Yếu tố quyết định tốc độ của các dạng sức mạnh tốc độ đó là: - Độ linh hoạt của quá trình thần kinh: Tần số động tác phụ thuộc vào tính chất hoạt động của thần kinh tức là phụ thuộc vào tốc độ chuyển trạng thái hưng phấn và ức chế của trung khu vận động. Ngoài ra độ linh hoạt động của thần kinh còn bao gồm cả tốc độ dẫn truyền xung động trong các dây thần kinh ngoại vi. Tốc độ hưng phấn của tế bào thần kinh còn ảnh hưởng đến thần kinh tiềm tàng và cùng với tốc độ dẫn truyền xung động trong các dây thần kinh ngoại vi mà chúng quyết định đến thời gian phản ứng. + Tốc độ co cơ phụ thuộc trước vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm trong bó cơ ngoài ra còn chịu ảnh hưởng rất lớn của hàm lượng các chất cao năng chứa trong cơ như : ATP và CP hoạt động tốc độ với thời gian ngắn chủ yếu là sử dụng nguồn năng lượng trong cơ thì khả năng cơ nhanh cũng tăng lên. Tập luyện sức mạnh tốc độ làm cho hàm lượng ATP và CP trong các sợi cơ nhất là nhóm cơ II A và II B tăng lên. Theo một số tác giả, hàm lượng ATP và CP có thể tăng thêm 10 – 30% (Kox – Im ), theo Iacophep N.N tốc độ co cơ còn phụ thuộc vào hoạt tính của men phân giải và tổng hợp ATP và CP. Tập luyện sức nhanh tốc độ có thể làm tăng các loại các cơ này. Trong chạy cự ly ngắn hai yếu tố tốc độ và sức mạnh có liên quan mật thiết với nhau. Mức độ phát triển sức mạnh tốc độ ảnh hưởng đến tốc độ. Cả hai yếu tố đó dù biến đổi đến tác dụng nào của tập luyện nhưng không đáng kể. Bởi vì chúng là những yếu tố quyết định đến tính di truyền. Do đó trong quá trình tập luyện sức mạnh tốc độ biến đổi chậm hơn sức bền. - Cơ sở sinh lý để phát triển sức mạnh tốc độ. + Tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn truyền của hưng phấn ở trung ương thần kinh và bộ máy vận động. + Tăng cường phối hợp giữa các sợi cơ và các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng. Bởi vậy, để phát triển sức mạnh tốc độ cần phải áp dụng các bài tập có trọng lượng nhỏ, tốc độ, tần số cao, thời gian ngắn. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp lặp lại và biến đổi thì sẽ cải thiện được tốc độ của người tập. 7.2.5. Đặc điểm sinh lý của môn chạy cự ly ngắn Đặc điểm về kĩ thuật chạy ngắn là tốc độ cao nhất, cường độ lớn nhất, thời gian ngắn nhất thành tích toàn cự li phụ thuộc vào các nhân tố: Tốc độ phản xạ, sự tăng tốc, năng lượng duy trì cao nhất và chất lượng kĩ thuật. Vì vậy, môn chạy cự ly ngắn có những đặc tính sinh lý sau: - Đặc điểm hệ thần kinh Quá trình thần kinh có tính linh hoạt cao hơn do hoạt động thay nhau giữa cơ đối kháng và cơ co rút, cần sự thay đổi giữa quá trình hưng phấn và ức chế ở trung khu vận động ở vỏ nãocho nên quá trình hưng phấn chiếm ưu thế. Bởi 9
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_phuong_phap_huan_luyen_nham_nang_cao_thanh_tich.doc