SKKN Một số phương pháp dạy học kĩ thuật nông nghiệp - Môn Công nghệ 7
Từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khoa học”, đó là câu nói của một triết gia nổi tiếng, nó như một ánh đuốc soi đường để tri thức nhân loại đạt được những thành tựu rực rỡ như hôm nay. Nhưng vấn đề tôi muốn đề cập trong bài này là chúng ta đã vận dụng câu nói đó như thế nào vào quá trình giảng dạy, nhất là nên giáo dục nước ta đang đứng trước cơ hội và thử thách.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn đề cập đến “ Một số phương pháp dạy học kĩ thuật nông nghiệp - môn Công nghệ 7”. Phần nông nghiệp sao cho đạt kết quả cao nhất, đây là vấn đề không mới nhưng làm thế nào để những giờ học công nghệ không còn khô khan, nhàm chán, học sinh có lòng say mê hứng thú, tích cực chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả cao nhất, mà giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhiệm vụ của dạy học môn Công nghệ chính là làm sao để các em thích, có hứng thú với môn học, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, tạo ra các sản phẩm của riêng mình, phụ giúp gia đình, giải quyết những tình huống đơn giản trong thực tế,.
- Giúp học sinh vận dụng tốt nội dung yêu cầu của bài học vào trong các công việc thường ngày của gia đình. Có tâm lý vững vàng khi làm việc, yêu thích lao động và tự giác áp dụng vào cuộc sống. Vì khi học sinh được học tập, rèn luyện tốt thì các em có kĩ năng thuần thục hơn, có tính tiết kiệm, có ý thức đoàn kết trong lao động tập thể,
- Việc nghiên cứu áp dụng các phương pháp này nhằm giúp việc dạy và học môn Công nghệ trở nên hứng thú và đạt hiệu quả hơn. Góp phần thực hiện phong trào thi đua “Hai Tốt” và “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” của ngành Giáo dục.
MỤC LỤC Trang 1 1. Mở đầu Lí do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu. 2 Đối tượng nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 7 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận 14 3.2. Kiến nghị 15 MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khoa học”, đó là câu nói của một triết gia nổi tiếng, nó như một ánh đuốc soi đường để tri thức nhân loại đạt được những thành tựu rực rỡ như hôm nay. Nhưng vấn đề tôi muốn đề cập trong bài này là chúng ta đã vận dụng câu nói đó như thế nào vào quá trình giảng dạy, nhất là nên giáo dục nước ta đang đứng trước cơ hội và thử thách. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn đề cập đến “ Một số phương pháp dạy học kĩ thuật nông nghiệp - môn Công nghệ 7”. Phần nông nghiệp sao cho đạt kết quả cao nhất, đây là vấn đề không mới nhưng làm thế nào để những giờ học công nghệ không còn khô khan, nhàm chán, học sinh có lòng say mê hứng thú, tích cực chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả cao nhất, mà giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nhiệm vụ của dạy học môn Công nghệ chính là làm sao để các em thích, có hứng thú với môn học, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, tạo ra các sản phẩm của riêng mình, phụ giúp gia đình, giải quyết những tình huống đơn giản trong thực tế,... - Giúp học sinh vận dụng tốt nội dung yêu cầu của bài học vào trong các công việc thường ngày của gia đình. Có tâm lý vững vàng khi làm việc, yêu thích lao động và tự giác áp dụng vào cuộc sống. Vì khi học sinh được học tập, rèn luyện tốt thì các em có kĩ năng thuần thục hơn, có tính tiết kiệm, có ý thức đoàn kết trong lao động tập thể, - Việc nghiên cứu áp dụng các phương pháp này nhằm giúp việc dạy và học môn Công nghệ trở nên hứng thú và đạt hiệu quả hơn. Góp phần thực hiện phong trào thi đua “Hai Tốt” và “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” của ngành Giáo dục. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Các em học sinh miền núi đa phần đều là con em gia đình làm nghề nông nghiệp hoặc lâm nghiệp. Việc hướng các em yêu thích bộ môn mang tính ứng dụng cao trong thực tế là điều rất quan trọng và cân thiết. - Sáng kiến này được tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh khối 7 của trường PTDT BT - THCS Tam Chung (Tam Chung – Mường Lát) từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2016 - 2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí thuyết: + Phân tích nội dung SGK phần kiến thức của các bài; + Nghiên cứu các tài liệu tham khảo liên quan đến kiến thức đó; + Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đến việc thiết kế các phiếu học tập + Nghiên cứu các tài liệu đổi mới phương pháp giảng daỵ môn Công nghệ. - Tìm hiểu tài liệu. - Toạ đàm trao đổi với giáo viên trong tổ. - Dự giờ giáo viên khá, giỏi học tập, rút kinh nghiệm - Tổng hợp và lựa chọn viết. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: - Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập ở trong mỗi tiết học. - Chương trình công nghệ 7 nghiên cứu về phần trồng trọt, phần lâm nghiệp, phần chăn nuôi. Môn học gần gũi với thiên nhiên và con người, do đó các em dễ tìm, dễ quan sát và tiến hành thử nghiệm. Đó là một thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh trong đổi mới cách dạy học và đổi mới cách học. - Khi xem xét xong cơ sở để tiến hành đổi mới một số phương pháp dạy học bằng các phương pháp tích cực, tôi tiến hành tìm hiểu và xác định: a. Đối với giáo viên và học sinh - Đối với giáo viên: Lúc này giáo viên không còn là người chỉ truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức môn Công nghệ. Muốn đạt được như vậy bài soạn không chỉ thiết kế công việc của thầy mà chủ yếu thiết kế hoạt động học tập của trò ( như làm thí nghiệm, quan sát mẫu vật, thu thập và xử lí số liệu, vẽ hình, làm bài tập ... ). Khi lên lớp người thầy phải là huấn luyện viên, giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiên các hoạt động học tập. Lúc này người thầy chỉ uốn nắn khi học sinh thực sự gặp khó khăn và đóng vai trò làm trọng tài cho cuộc tranh luận của các em. - Đối với học sinh: Để học sinh chủ động và tích cực tự lực chiếm lĩnh tri thức sinh học các em cần phải đạt được:[8] + Tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các hiện tượng trong thiên nhiên . + Tự lực tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên hướng dẫn. + Có điều kiện để bộc lộ khả năng tự nhận thức, tự bảo vệ ý thức của mình khi tranh luận. + Khuyến khích nêu thắc mắc nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải quyết. b. Đối với nội dung. - Nội dung mỗi tiết học cần được lựa chọn kĩ, tránh tham lam để có đủ thời gian cho học sinh thực hiện hoạt động học tập. Với sách giáo khoa ngày nay dòi hỏi giáo viên cần biết chọn lọc kiến thức để có thể hướng dẫn học sinh cách học, tránh tham lam hoặc thông báo tri thức một cách đơn thuần. - Ngoài vở ghi tôi yêu cầu học sinh tham khảo mua các sách bài tập và có vở bài tập công nghệ 7 nhằm tăng cường hoạt động tự lực học tập của học sinh. c. Đối với đồ dùng học tập. - Trong dạy học sinh học, đồ dùng học tập có vai trò quan trọng, nó vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện giúp học sinh tìm tòi tri thức mới. Do đó việc tạo ra cách học tập thích hợp cho các tiết học là nhiệm vụ quan trọng của người thầy. Xác định rõ như vậy nên tôi đã lựa chọn đồ dùng học tập là những đồ dùng dễ kiếm, dễ sử dụng, dễ làm để từ đó có thể nhân nhanh ra số lượng lớn hoặc hướng dẫn học sinh tự làm được. - Trong quá trình giảng dạy tôi thấy một trong những phương pháp dạy học được chú ý trong quá trình cải tiến để tìm lại kết quả cao trong dạy môn kỹ thuật nông nghiệp là quan sát tìm tòi với các hình thức:[1] + Một là hình thức học tập cá nhân: Mỗi cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ do tôi giao cho ghi trên phiếu học tập, hoăc trên phần bảng phụ và phải tạo ra được các sản phẩm cụ thể. + Hai là hình thức học tập theo nhóm: Tôi chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm số người bằng nhau. Cụ thể chia nhóm theo tổ học tập (giờ thực hành) hoặc theo từng bàn, hay hai bàn ghép với nhau (giờ học lý thuyết) mỗi nhóm thực hiện một loại nhiệm vụ hoặc cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện báo cáo và bảo vệ kết quả đã đạt được của nhóm mình trước lớp. Hình thức này buộc các thành viên trong nhóm cùng hoạt động, cùng làm việc trao đổi thảo luận với nhau. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Hiện nay, bộ môn công nghệ ở trường trung học cơ sở vẫn còn xem là môn phụ, cho nên học sinh không có lòng đam mê, hứng thú với môn học vì nó quá khô khan không hấp dẫn, ít có sự ràng buộc như các môn khác như môn Toán, Văn, Lý,....... - Nhưng thực tế, bộ môn công nghệ mang tính thực tế cao, kiến thức gần gũi với cuộc sống, học sinh có thể vận dụng ngay vào cuộc sống sau khi đã được học. Do đó, là giáo viên giảng dạy môn công nghệ, tôi nhận thấy phải khai thác tối đa môn học này, phải làm cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách sinh động hơn. 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Soạn bài học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. a. Xác định kiến thức cơ bản của mỗi bài, lựa chọn những kiến thức cơ bản để có thể vận dụng các phương pháp dạy học, nhằm tích cực hoạt động của học sinh. [1] - Theo tôi muốn tổ chức cho học sinh họt động học tập tích cực để có thể tự mình tìm tòi, khám phá tri thức cần có thời gian, nếu tham kiến thức thì cuối cùng lại sa vào lối truyền thụ theo kiểu “áp đặt” buộc học sinh thụ động tiếp thu. Vì vậy việc đầu tiên khi soạn bài tôi thấp phải xác định kiến thức trọng tâm có thể hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, những kiến thức khác có thể học sinh tự học theo SGK hoặc sử dụng phương pháp giảng giải ngắn gọn. Đối với những đơn vị kiến thức lớn, phức tạp có thể chia nhỏ chúng thành nhiều vụ nhận thức rồi phân công các nhóm học sinh khác cùng nhau thực hiện trong cùng một thời gian. Làm như vậy vừa bảo đảm nội dung của bài, vừa bảo đảm yêu cầu dạy học sinh cách học trong hoàn cảnh hiện nay. b. Xác định con đường thích hợp giúp học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức theo lôgíc của quá trình hình thành các kiến thức đó. Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy mỗi loại kiến thức cần có một cách tiếp cận phù hợp. - Kiến thức về đặc điểm hình thái và cấu tạo bên ngoài của các cơ quan và hệ cơ quan. Muốn giúp cho học sinh có thể tìm tòi phát hiện ra các kiến thức này cần phải tạo điều kiện cho các em được tự quan sát nhiều đối tượng mẫu vật, tiêu bản tranh ảnh.... Từ đó vận dụng các thao tác so sánh, phân tích tự tìm ra đặc điểm chung và riêng, các dấu hiệu bản chất và phân biệt giữa các đối tượng... - Kiến thức về giải phẫu: Học sinh phải được tự tay mổ xẻ để xác định vị trí, thành phần cấu tạo của nó. Học sinh phải thể hiện được kết quả quan sát bằng hình vẽ, lời mô tả, hoặc ghi chú vào sơ đồ câm tên những bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng, từ đó tìm ra những kiến thức cần thiết về đối tượng cần nghiên cứu. - Thiết kế một hệ thống các hoạt động học tập và xác định các hình thức tổ chức học tập để hướng dẫn học sinh tìm ra tri thức mới của bài học. c. Lập kế hoạch chuẩn bị đồ dùng cho tiết học. - Giáo viên cần có kế hoạch chuẩn bị chu đáo đồ dùng học tập căn cứ vào dự kiến các hoạt động học tập và đôn đốc kiểm tra phát hiện kịp thời những khó khăn để có biện pháp khắc phục tránh tình trạng bị động. - Các phương tiện khác: + Phiếu học tập: Gồm các bài tập giúp các em ghi lại kết quả quan sát các kiến thức đã tìm tòi phát hiện trong tiết học. + Phiếu kiểm tra đánh giá tiết học do tôi chuẩn bị sẵn phát cho các nhóm thường là dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm, thông thường có 4 loại sau: Một là câu hỏi có nhiều lựa chọn gồm 2 phần “phần gốc” và phần “phần lựa chọn” Phần gốc là một câu hỏi hay một câu hỏi bỏ lửng giúp học sinh làm bài có thể rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp. Phần lựa chọn gồm nhiều lời giải đáp đó là lời giải đáp được dự định cho là đúng nhất, những lời giải còn lại là những “mồi nhử”. Điều quan trọng là làm sao cho những “mồi nhử” ấy đều hấp dẫn ngang nhau. Hai là câu hỏi ghép đôi (câu trắc nghiệm nhiều cặp từ) ở dạng này học sinh làm bài phải lựa chọn câu nào, từ nào cho phù hợp nhất với câu hỏi trắc nghiệm đã cho. Ba là câu hỏi đúng sai (loại câu hỏi trắc nghiệm đúng sai) cách lựa chọn được trình bày dưới dạng một câu phát biểu. Học sinh phải lựa chọn bằng cách chọn đúng (Đ) hay sai (S). Ví dụ: Hãy đánh dấu (Đ) vào đầu trả lời mà em cho là đúng. Những biểu hiện khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại là. Màu sắc trên lá, quả biến dạng. Hình thái lá quả biến dạng. Cây bị héo rũ. Cả a, b, c, Chỉ có c và b. Bốn là câu hỏi điền khuyết dạng câu điền vào chỗ trống có thể sử dụng trong một số trường hợp sau: khi trả lời câu hỏi rất ngắn và tiêu chuẩn đúng sai là không rõ rệt, hay ta không tìm đủ số câu nhiều (mồi nhử) tối thiểu cần thiết cho loại câu nhiều lựa chọn. Bản thân tôi cũng phải chuẩn bị đầy đủ những phương tiện giúp học sinh thực hiện các hoạt động học tập để kịp thời bổ sung nếu học sinh chuẩn bị thiếu và tôi cũng thực hiện các thí nghiệm để đối chiếu với kết quả của học sinh. 2.3.2. Xây dựng hệ thống bài tập. a. Các dạng bài tập. Một trong các dạng bài tập tôi thường sử dụng là: Bài tập quan sát hình thái Bài tập sưu tầm thống kê Trong các dạng bài tập chú ý phối hớp vận dụng các thao tác tư duy của học sinh như: Đối chiếu, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá. b. Phiếu học tập: Các dạng bài tập công nghệ là nội dung chủ yếu của phiếu học tập công nghệ. Bài tập cần soạn thật cô đọng và nên trình bày dưới dạng của bảng thống kê, so sánh: Các kiểu bài làm trắc nghiệm ..... bài so sánh, phân loại với các khoảng trống dành cho việc ghi nhận xét, đánh giá.... Phiếu học tập giúp ít nhiều cho việc thực hiện các yêu cầu đòi hỏi học sinh suy nghĩ nhiều hơn. Đồng thời nó cho phép tôi kiểm tra được kết quả và khối lượng công việc của học sinh. Để làm được công việc này tôi cũng cần phải chuẩn bị trước nội dung của phiếu rồi nhân bản để phát đến học sinh. c. Sử dụng các dạng bài tập. Khi soạn bài tôi thấy cần lựa chọn bài tập phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh, sắp xếp theo lôgíc nhận thức. Để khi giải học sinh sẽ tiếp cận với tri thức mới. 2.3.3. Quá trính thực hiện một tiết lên lớp và một số thủ thuật sư phạm. - Tiết lên lớp là sự thực hiện kế hoạch đã được vạch ra trong bài soạn kết hợp với sự điều chỉnh cho phù hợp vói những đối tượng học sinh ở các lớp cụ thể: - Mỗi loại bài có những bước đi chung nhất, có tính chất quy trình mà theo tôi các giáo viên cần lưu ý khi thực hiện một tiết dạy. Kiểm tra việc thực hiện một tiết học của học sinh. [2] - Việc thực hiện, kiểm tra sẽ giúp giáo viên có thể chủ động thực hiện bài soạn, kịp thời bổ sung phần học sinh chuẩn bị thiếu, hoặc điều chỉnh hình thức hoạt động dạy học sao cho phù hợp với trình độ học sinh để đạt kết quả cao nhất. - Cần động viên những ưu điểm và nghiêm khắc nhắc nhở những thiếu sót để tạo cho HS có thói quen chuẩn bị đầy đủ dễ dàng học tập cho tiết học. Nêu vấn đề vào bài. - Nếu nêu vấn đề hấp dẫn sẽ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của HS tạo ra cho các em nhu cầu muốn tìm tòi phát hiện tri thức, từ đó HS sẽ tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động học tâp. Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập để tìm tòi tri thức mới. - Bằng lời giải thích ngắn ngọn người thầy cần nêu rõ: - Thứ tự các loại hoạt động mà học sinh phải thực hiện. - Mục đích của hoạt động và yêu cầu sản phẩm cần đạt. - Hình thức tổ chức để thực hiện các hoạt động. - Cách bố trí chỗ ngồi và thời gian thực hiện các hoạt động. Yêu cầu cần đạt của người theo dõi bảo đảm cho học sinh được tự lực, chủ động, hoạt động tự bộc lộ khả năng nhận thức dù có sai sót. Tôi chỉ gợi ý trong trường hợp HS thực sự tỏ ra lúng túng hoặc đã làm lạc hướng. - Trong tiết dạy tôi thấy cần bao quát lớp để nắm được trình độ nhận thức của HS qua hoạt động học tập. Sớm phát hiện những thắc mắc và những tình huống mới nảy sinh để có thể chủ động khi tổng kết hoạt động. Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận kết quả học tập (về những nhận xét kết luận đã rút ra). Trong quá trình hướng dẫn cần chú ý thực hiện: - Tạo điều kiện để HS phát biểu hết các loại ý kiến khác nhau. - Cần hướng dẫn HS vào việc trao đổi kỹ những khía cạnh còn sai hoặc thiếu. - Những ý kiến đúng của HS và những ý kiến sáng tạo cần được cho điểm đánh giá ngay. Dành đủ thời gian cho kết luận của bài, hướng dẫn bài tập về nhà và đánh giá cuối tiết học. [2] - Phần kiểm tra đánh giá cuối tiết học sẽ giúp cho HS tự đánh giá được trình độ nhận thức của mình. Đồng thời giáo viên phát hiện những thiếu sót để có thể tiếp tục giúp các em bổ sung trong tiết học sau hoặc những điểm giáo viên cần tự khắc phục. - Trong phần hướng dẫn về nhà tôi thấy không thể thiếu được phần chuẩn bị cho tiết học sau. Mà muốn cho tiết học sau đạt kết quả cao thì phần chuẩn bị phải thật chu đáo. - Làm được những điều trên thì chúng ta mới hoàn chủ động và có thể điều chỉnh kịp thời những tình huống cụ thể xảy ra và có thể yên tâm thực hiện được kế hoạch và phương pháp dạy kỹ thuật nông nghiệp nói riêng và các đơn vị kiến thức của môn công nghệ nói chung. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường a. Kiểm nghiệm: ÁP DỤNG VÀO BÀI DẠY CỤ THỂ CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT Tiết 14 – Bài 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Biết được mục đích của việc làm đất trong sản xuất trồng trọt nói chung và công việc làm đất cụ thể. - Biết được quy trình và yêu cầu kỹ thuật của việc làm đất, mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng - Vận dụng được kiến thức để tham gia lao động cùng với gia đình, chủ yếu là trong vườn nhà mình. - Ý thức bảo vệ môi trường II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh vẽ: Các công việc làm đất - HS: Tìm hiểu các công việc làm đất ở địa phương III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện 3. Bài mới 3.1. Đặt vấn đề: Làm đất, bón phân lót là khâu đầu tiên của quy trình sản xuất cây trồng, làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt ngay từ khi mới gieo hạt 3.2. Triển khai bài: Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1. Làm đất nhằm mục đích gì? GV: Đưa ra ví dụ có 2 thửa ruộng , 1 thửa được cày bừa, 1 thửa chưa được cày bừa để học sinh nhận xét tình trạng đất cứng – mềm HS: Nhận xét GV: Làm đất nhằm mục đích gì? Hoạt động 2. Các công việc làm đất. GV: Bao gồm công việc cày bừa, đập đất, lên luống. GV: Cày đất có tác dụng gì? GV: Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của cày máy và cày trâu? GV: Cho học sinh nêu tác dụng của bừa và đập đất. GV: Lên luống có tác dụng gì? GV: Gợi ý để học sinh nhớ lại mục đích của bón lót nêu các loại phân để sử dụng bón lót. HS: Trả lời GV: Giải thích ý nghĩa các bước tiến hành bón lót I. Làm đất nhằm mục đích gì? - Mục đích làm đất: + Làm cho đất tơi xốp tăng khả năng giữ nước chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh ẩn nấp trong đất. II. Các công việc làm đất a. Cày đất: - Xáo trộn lớp đất mặt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại. b. Bừa và đập đất. - Làm cho đất nhỏ và san phẳng. c. Lên luống. - Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng phát triển. - Các loại cây trồng lên luống, Ngô, khoai, rau, đậu, đỗ d. Bón phân lót. - Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân theo quy trình. - Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc. - Cày, bừa, lấp đất để vùi phân xuống dưới. 4. Củng cố. - GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - Tổng kết lại ý chính của bài học - Đánh giá giờ học - Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết sgk. - Trả lời câu hỏi: Ghép các câu ở 2 cột sao cho phù hợp 1. Mục đích làm đất a. Xáo trộn lớp đất mặt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại. 2. Cày đất b. Làm cho đất tơi xốp tăng khả năng giữ nước chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh ẩn nấp trong đất. 3. Bừa và đập đất c. Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng phát triển. 4. Lên luống d. Làm đất nhỏ, thu gom cả dại. San phẳng ruộng. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về các mô hình nông nghiệp, các công việc làm đất, đất trồng, một số loại phân bón. Mô hình ruộng bậc thang Cày sâu dần Mô hình trồng lúa và cây ăn quả Mô hình nông lâm kết hợp Những thay đổi ác liệt và đất mặn Đất mặn Cấy trồng trên đất mặn Cây trồng trên đất phèn Kết hợp canh tác trên đất phèn Sản xuất phân bón Sông bị ô nhiễm do sản xuất và sử dụng phân bón Chế phẩm hữu cơ hòa tan Phân bón lá hữu cơ Phân hữu cơ khoáng MASTER HUM HUMATE 4K CA HUMATE Một số cây phân xanh Sử dụng chất thải hầm cầu làm phân hữu cơ Tái sử dụng rác thải làm phân bón Vi sinh vật cố định đạm Hình ảnh một số loại phân bón 5. Dặn dò:- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài, đọc trước bài 16. b. Kết quả và bài học kinh nghiệm - Trước đây khi chưa được học phương pháp này, các em còn chậm tiến bộ trong học tập, kết quả đạt được chưa cao, cụ thể như sau: Lớp Số học sinh Giỏi Khá Trung bình Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 7A 33 0 0% 04 12,12% 27 87,88% 7B 32 0 0% 03 9,4% 29 90,6% 7C 30 0 0% 05 16,67% 25 83,33% - Sau khi được học phương pháp mới này, tôi thấy các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong cả nhận thức cũng như việc nắm kiến thức. Chính vì thế các em yêu thích môn học hơn nắm kiến thức sâu hơn. Chất lượng học tập bộ môn công nghệ được nâng cao hơn. Điều
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_ki_thuat_nong_nghiep_mon_con.doc