SKKN Một số kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí 6 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trường THCS Đông Nam, huyện Đông Sơn

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí 6 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trường THCS Đông Nam, huyện Đông Sơn

Chúng ta đang sống trong một xã hội với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kĩ thuật, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào sự phát triển của khu vực và thế giới. Thực tế đó đòi hỏi cần có một nền giáo dục luôn cải tiến, đổi mới để theo kịp với sự thay đối của thời đại.

 Nền giáo dục nước ta những năm gần đây đã và đang có nhiều đổi mới tích cực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Đặc biệt đối với bậc trung học cơ sở (THCS), đổi mới trong phương pháp dạy học giữ vai trò quan trọng vì đối tượng của bậc học này mang tính phức tạp.

 

doc 24 trang thuychi01 11274
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí 6 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trường THCS Đông Nam, huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU	2
	1 - Lí do chọn đề tài	2
	2 - Mục đích nghiên cứu	3
	3 - Đối tượng nghiên cứu	3
	4 - Phương pháp nghiên cứu	.......3
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 1 - Cơ sở lí luận.................................................................................................4
 2 - Thực trang vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	5
 3 - Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề............................................6
 3.1/ Dạy học hợp tác theo nhóm......................................................................6
 3.2/ Sử dụng phương pháp trực quan	9
 3.3/ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề	10
 3.4/ Phấn đấu làm đầy đủ, có chất lượng các thí nghiệm chứng minh 
trên lớp.................................................................................................................13 
 3.5/ Xây dựng hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng	14
 3.6/ Tăng cường luyện tập độc lập cho học sinh trên lớp	15
 3.7/ Sử dụng “phiếu học tập” cho mỗi học sinh	15
	Một số ví dụ minh họa	16
 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................21
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	22 
 1. Kết luận.......................................................................................................23
 2. Kiến nghị.....................................................................................................23
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
Chúng ta đang sống trong một xã hội với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kĩ thuật, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào sự phát triển của khu vực và thế giới. Thực tế đó đòi hỏi cần có một nền giáo dục luôn cải tiến, đổi mới để theo kịp với sự thay đối của thời đại. 
 Nền giáo dục nước ta những năm gần đây đã và đang có nhiều đổi mới tích cực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Đặc biệt đối với bậc trung học cơ sở (THCS), đổi mới trong phương pháp dạy học giữ vai trò quan trọng vì đối tượng của bậc học này mang tính phức tạp. 
	Trong các môn học ở bậc THCS, môn Vật lí được xem là môn học gắn nhiều với thực tiễn, yêu cầu cao về kĩ năng thực hành ở học sinh. Việc đối mới phương pháp giảng dạy trong môn học lại càng quan trọng, nhất là ở lứa tuổi các em học sinh lớp 6. Các em vừa mới đặt chân vào môi trường học mới, còn nhiều bỡ ngỡ nên việc giáo viên định hướng phương pháp học có ý nghĩa quyết định trong tiếp thu bài của các em.
	 Thực tiễn giảng dạy ở một số trường phổ thông cho thấy, giáo viên thường “lạm dụng” một số phương pháp dạy học truyền thống để thực hiện bài giảng của mình. Trong quá trình sử dụng các phương pháp dạy học, giáo viên còn coi trọng chức năng truyền thụ tri thức của phương pháp dạy học, nên thường sử dụng phương pháp dạy học theo hướng thông báo, liệt kê, nghiêng hẳn về khía cạnh tái hiện kiến thức ... Trên lớp học sinh chủ yếu phải nghe giảng, chép bài liên tục, ghi nhớ máy móc mà không phát huy được tính tích cực trong quá trình học tập. Học sinh ít được lôi cuốn động viên khích lệ để hứng thú, tự giác học tập, gây nên tình trạng chán học, bỏ học ở một số bộ phận học lực yếu kém...
 Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lí nhiều năm, tôi rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học Vật lí bằng cách sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề xuất “Một số kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí 6 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trường THCS Đông Nam, huyện Đông Sơn” .
2. Mục đích nghiên cứu:
	- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh trong nhà trường.
	- Rèn luyện tính tư duy độc lập, sáng tạo và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
	- Rèn luyện cho học sinh thực hiện thí nghiệm chứng minh trên lớp, sử dụng hình ảnh trực quan, làm phiếu học tậptrong việc học tập môn Vật lí 6.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 	- Đối tượng nghiên cứu : Các phương pháp đổi mới dạy học môn Vật lí 6.
 	- Khách thể : Học sinh khối 6 trường THCS Đông Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí luận: Phân tích - tổng hợp - khái quát.
- Nghiên cứu thực tiễn: Chủ yếu rút ra từ thực tế kinh nghiệm của bản thân và các bạn đồng nghiệp qua quan sát, thực hành, kiểm tra, đối chiếu chất lượng.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	Luật giáo dục năm 2005 (điều 5) quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực học tập, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. 
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học.
 Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập...Từ đó học sinh dần hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Đó là điều kiện cần thiết cho bản thân học sinh và cho sự phát triển của xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung và môn Vật lý nói riêng ở trường THCS xuất phát từ các quan niệm sau:
- Mục tiêu của ngành giáo dục, trong đó hoạt động cơ bản là dạy học, là hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Dạy học không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh những tri thức và kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy được, mà phải góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo. Học sinh được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập thì phẩm chất và năng lực của cá nhân được sớm hình thành phát triển và hoàn thiện. Tính năng động, sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại, phải được hình thành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Trước đây, trong giảng dạy các môn học, người giáo viên chỉ chú trọng truyền đạt các tri thức khoa học của bộ môn mà coi nhẹ phương pháp học tập và nghiên cứu mang tính đặc thù của môn học đó (gọi là phương pháp bộ môn). Ngày nay, cùng với tri thức khoa học của môn học, giáo viên phải làm cho học sinh nắm vững và sử dụng các phương pháp bộ môn. Điều đó có ý nghĩa to lớn với nhiệm vụ học tập trước mắt và cả trong tương lai.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học phải góp phần thực hiện sự phân hóa trong dạy học. Năng lực của học sinh trong một lớp học không hoàn toàn giống nhau, việc phân hóa tiến tới cá nhân hóa trong dạy học là xu hướng tất yếu để đảm bảo sự phát triển tối ưu cho mỗi học sinh.
- Mỗi môn học có các đặc trưng riêng, Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm. Đổi mới phương pháp phải xuất phát từ đặc trưng quan trọng này của bộ môn.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Từ những năm cải cách giáo dục cho đến nay, chúng ta đã đa dạng hoá cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Cải cách giáo dục trên cả 3 mặt: hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Song phương pháp giáo dục vẫn chưa được quan tâm và phương pháp dạy học chưa được đổi mới tương xứng. Tình trạng phổ biến vẫn là: 
+ Các bài dạy chưa có đầy đủ các thí nghiệm, vẫn còn tình trạng dạy chay. Các bài thực hành thì không có nhiều bộ đồ dùng để học sinh tự làm mà chỉ có 1 đến 2 bộ thí nghiệm. 
+ Giáo viên thuyết trình kết hợp với đàm thoại chưa đưa học sinh vào tình huống có vấn đề. Giáo viên chỉ sợ học sinh không trả lời được do đó học sinh nhiều khi chỉ cần trả lời "có" hay "không". 
+ Học sinh được luyện tập ở mức tối thiểu và chủ yếu là vận dụng tri thức 
một cách máy móc đơn giản. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Trong quá trình giảng dạy, cùng với việc sử dụng đổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS, bộ môn Vật lí nói chung và Vật lí 6 nói riêng phải thực hiện kết hợp một số giải pháp sau đây:
3.1/ Dạy học hợp tác theo nhóm:
	 Dạy học hợp tác theo nhóm là một thuật ngữ để chỉ cách dạy học trong đó học sinh trong lớp được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp, được giao nhiệm vụ và được khuyến khích thảo luận, hướng dẫn hợp tác làm việc với nhau giữa các thành viên để cùng đạt được kết quả chung là hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm.
	 Hoạt động dạy học hợp tác theo nhóm thường bao gồm các bước:
Bước 1: Làm chung cho cả lớp
	 Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức; tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Bước 2: Hoạt động nhóm
	 Từng nhóm làm việc riêng trong không khí thi đua với các nhóm khác. Thành viên trong mỗi nhóm trao đổi ý kiến, phân công nhóm sau đó từng thành viên làm việc theo sự phân công đó và có thể bàn bạc, trao đổi với nhau khi cần thiết. Giáo viên giám sát sự hoạt động của nhóm và của từng cá nhân học sinh.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước cả lớp
	 Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, giáo viên tổ chức cho học sinh ở các nhóm khác nhận xét, đánh giá và giáo viên xác nhận lại khi cần thiết. Giáo viên tổng kết, chốt lại những điểm quan trọng sau khi các nhóm đã báo cáo xong. Cuối cùng giáo viên động viên, khen ngợi các nhóm cũng như các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, phê phán những cá nhân và nhóm chưa hoạt động tích cực.
	 Trong quá trình thực hiện dạy học hợp tác theo nhóm, giáo viên cần làm các công việc sau:
* Tổ chức nhóm:
+ Quy mô nhóm:
	Mỗi nhóm nên có từ 3 đến 6 học sinh. Nhóm 3 đến 4 học sinh là nhóm nhỏ, thích hợp với các hoạt động giải bài tập rèn luyện kĩ năng hay thực hành trong lớp. Với nhóm nhỏ, các em thảo luận, đề ra được quyết định nhanh hơn, giáo viên quản lí các thành viên trong nhóm dễ dàng hơn, nhưng việc bao quát các nhóm phức tạp hơn, việc theo dõi hoạt động và thời gian để các nhóm trình bày kết quả phải nhiều hơn vì có nhiều nhóm hơn.
	 Nhóm từ 5 đến 6 học sinh là nhóm lớn, chủ yếu thích hợp với những công cụ lớn, phức tạp như thực hành thí nghiệm. Các nhóm lớn dễ tạo cho học sinh cảm giác vui, hồ hởi và niềm tin vào sự thành công. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm là phức tạp hơn, khó đạt được sự đồng thuận hơn. Giáo viên khó khăn hơn trong việc quản lí các thành viên trong nhóm lớn nhưng dễ dàng bao quát chung các nhóm hơn và thời gian để các nhóm trình bày kết quả cũng ít hơn.
 	+ Phân công nhiệm vụ trong nhóm:
	Trong các nhóm thường có các thành phần: Trưởng nhóm, thư kí nhóm, báo cáo viên và các thành viên còn lại. Trưởng nhóm chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều khiển nhóm, thư kí có trách nhiệm ghi chép lại các kết quả công việc của nhóm. Các thành viên còn lại trong nhóm có trách nhiệm tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm theo sự phân công của nhóm trưởng.
	Sự phân công nhiệm vụ trong nhóm cần linh hoạt, không phải luôn cần có đầy đủ các thành phần như trên. Tuy nhiên một nhóm nhất thiết nên có trưởng nhóm để triển khai hoạt động của nhóm. Các thành phần trong một nhóm cũng cần thực hiện luân phiên, các em trong nhóm lần lượt trao đổi với nhau thực hiện các vai trò đó để đều có cơ hội rèn luyện về mọi mặt như nhau.
 * Các kiểu chia nhóm:
	 Chia nhóm theo trình độ học sinh. Khi đó, học sinh trong lớp được chia vào các nhóm thường theo một số kiểu sau: Nhóm nhiều trình độ (trong nhóm có cả học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu); nhóm cùng trình độ (các em học sinh trong một nhóm có khả năng học tập tương đối như nhau). Với nhóm nhiều trình độ các em học yếu có cơ hội học hỏi các em học khá, giỏi. Ngoài những cách chia nói trên, vẫn có thể có những cách chia nhóm dựa trên sự tương đồng với dụng cụ thực hành thí nghiệm, đảm bảo đầy đủ các dụng cụ cho các nhóm thực hành có hiệu quả.
 * Giao nhiệm vụ cho nhóm:
	 Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm thực hiện. Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, giáo viên cần kiểm tra xem từng nhóm, từng học sinh đã hiểu được nhiệm vụ của mình chưa. Có thể thực hiện điều này bằng cách hỏi một vài nhóm trưởng cũng như một vài em khác, yêu cầu các em đứng lên nói rõ nhiệm vụ của mình. Giáo viên cũng cần quy định rõ thời gian yêu cầu phải hoàn thành hoạt động nhóm, thường với mọi hoạt động, thời gian từ 5 đến 7 phút.
* Giáo viên quản lí hoạt động nhóm:
	Trong khi các nhóm hoạt động, giáo viên cần bao quát, chỉ đạo học sinh theo các chú ý sau:
	- Quan sát tất cả các nhóm, phát hiện và hỗ trợ các nhóm có khó khăn thông qua các câu hỏi dẫn dắt, các hướng dẫn thích hợp.
	- Phát hiện các nhóm làm việc chưa tích cực, mất trật tựđể nhắc nhở, uốn nắn. Các nhóm tích cực khuyến khích, động viên kịp thời. Dù là khuyến khích hay nhắc nhở học sinh, cử chỉ của giáo viên phải thể hiện thái độ thân mật, hợp tác, tạo niềm tin cho học sinh.
 * Tổ chức hoạt động thảo luận, tổng kết trước toàn lớp:
	 Khi các nhóm đã hoàn thành hoạt động, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước toàn lớp và nêu rõ quy định về cách trình bày như đứng tại chỗ hay lên bảng, chỉ diễn đạt bằng lời nói hay kết hợp với viết bảngSau khi giáo viên yêu cầu một vài nhóm lên trình bày, các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung. Sự nhận xét, bổ sung lẫn nhau giữa các nhóm là rất quan trọng, nó thể hiện sự tương tác giữa các nhóm và sự gắn kết của cả lớp trong mục tiêu chung của nhiệm vụ học tập. Sau khi mỗi nhóm đã trình bày và có sự nhận xét, bổ sung của các học sinh ngoài nhóm, giáo viên đưa ra ý kiến của mình, thể thức hóa kết quả của mỗi nhóm trước cả lớp.
	 Cuối cùng, sau khi các nhóm được chỉ định đều đã trình bày xong, giáo viên tổng kết, chốt lại những điểm quan trọng trong kết quả của tất cả các nhóm và nhận xét, động viên, khen ngợi các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ, phê phán những khiếm khuyết đã mắc phải của một số nhóm hay cá nhân trong quá trình thực hiện hoạt động nhóm. 
3.2/ Sử dụng phương pháp trực quan trong tiết học:
	 Phương pháp trực quan hay nói chính xác hơn là nhóm các phương pháp sử dụng các vật thực, mô hình, tranh vẽ để minh họa cho các bài học nhằm cụ thể hóa cái nhìn trừu tượng trong đối tượng và hiện tượng giúp học sinh khắc phục khó khăn ban đầu, tiếp thu và vận dụng được các kiến thức một cách hiệu quả, nhanh chóng.
	 Phương pháp trực quan thường được sử dụng trong việc dạy và học môn Vật lí. Nhất là đối với bậc trung học cơ sở, giáo viên cần sử dụng các vật thật, mô hình hay tranh vẽ để minh hoạ cho các bài học thêm sinh động. 
Ví dụ 1: Bài 5 “Khối lượng – Đo khối lượng” - SGK Vật lí 6
Để giúp học sinh hiểu thêm một số dụng cụ dùng để đo khối lượng thường dùng trong đời sống, giáo viên cần dùng một số tranh vẽ sau:
 Cân y tế Cân tạ Cân đòn Cân đồng hồ
Ví dụ 2: Bài 13: “Máy cơ đơn giản” - SGK Vật lí 6
 Giáo viên cần đưa một số tranh ảnh minh họa cho học sinh thấy được một số máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc.
3.3/ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:
	 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là cách thầy tổ chức tạo ra một tình huống hấp dẫn gợi sự tìm hiểu của học sinh, gợi ra những vướng mắc mà học sinh chưa giải đáp ngay được, nhưng có liên hệ với tri thức đã biết, khiến họ thấy có triển vọng tự giải đáp được nếu tích cực suy nghĩ.
	 Trong dạy học và giải quyết vấn đề, thầy giáo tạo ra những tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó mà kiến tạo tri thức mới, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục tiêu học tập khác.
	Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề thường có những đặc điểm sau đây:
	- Học sinh được đặt vào tình huống gợi vấn đề chứ không phải là được thông báo tri thức dưới dạng có sẵn.
	Học sinh hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động tri thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phải là nghe thầy giảng một cách thụ động.
	- Mục tiêu dạy học không chỉ là làm cho học sinh lĩnh hội kết quả của quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề, mà còn ở chỗ làm cho học sinh phát triển khả năng tiến hành khám phá và lĩnh hội tri thức mới.
	 Trong dạy học và phát hiện vấn đề là việc điều khiển học sinh tự thực hiện hoặc hòa nhập vào quá trình nghiên cứu vấn đề, quá trình này có thể chia làm các bước sau:
	Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề
	- Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề thường do thầy tạo ra. Học sinh có thể liên tưởng, dự đoán, suy nghĩ, tìm tòi tình huống gợi vấn đề.
	- Giải thích và chính xác hóa tình huống khi cần thiết để hiểu đúng vấn đề được đặt ra.
	- Phát hiện vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó.
	Bước 2: Tìm giải pháp
	- Học sinh tìm một cách giải quyết vấn đề, cần làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm. Trong Vật lí thường liên tưởng tới những khái niệm, đặc điểm hoặc tính chất thích hợp.
	- Tổ chức thu thập dữ liệu, học sinh tiến hành suy luận tìm ra hướng giải quyết vần đề một cách hiệu quả.
	Bước 3: Trình bày giải pháp
	 Khi giải quyết được vấn đề đặt ra, học sinh trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề cho tới giải pháp. Nếu vấn đề là một đề bài cho sẵn thì có thể không cần phát biểu lại vấn đề. Trong khi trình bày, học sinh phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, logic.
 Ví dụ: Biết 10dm3 có khối lượng 15kg
	a) Tính thể tích của 1 tấn cát.
	b) Tính trọng lượng của một đóng cát 3m3
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thực hiện lời giải
 Giáo viên đặt một số câu hỏi dẫn dắt học sinh làm bài tập theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề
 Giáo viên hướng dẫn câu a của bài toán
- Em hãy cho biết đề bài đã cho những đại lượng nào?
+ HS: Đề bài cho biết khối lượng và thể tích của cát.
- GV: Bài toán yêu cầu tính những đại lượng nào?
+HS: Bài toán yêu cầu tính thể tích và trọng lượng của cát
-GV yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài, giáo viên theo dõi
Bước 2: Tìm giải pháp
-GV: Bài toán cho biết thể tích và khối lượng của cát, ta tính được đại lượng liên quan nào?
+ HS: Ta tính được khối lượng riêng của cát
-GV: Em hãy cho biết công thức tính khối lượng riêng?
+HS: Khối lượng riêng được xác định theo công thức 
-GV: Sau khi tính được khối lượng riêng của cát, các em tính thể tích của cát dựa vào công thức biến đổi 
với m = 1tấn = 1000kg
Giáo viên hướng dẫn câu b của bài toán
-GV: Em hãy cho biết công thức tính trọng lượng của cát?
+HS: Công thức tính trọng lượng là P = 10m
-GV: Muốn tính được trọng lượng của một đóng cát có thể tích 3m3, trước hết ta phải tính được khối lượng của cát. Vậy khối lượng của cát được tính theo công thức nào?
+HS: Khối lượng của cát được tính theo công thức m = D.V
-GV: Sau khi các em tính được khối lượng của cát, ta áp dụng lại công thức P=10m sẽ tính được trọng lượng của cát.
Bước 3: Trình bày giải pháp
Bằng các gợi ý và hướng dẫn của giáo viên, học sinh trình bày bài toán một cách chi tiết, cụ thể.
-GV theo dõi, uốn nắn, sữa sai kịp thời.
Cho biết:
V = 10dm3 = 0,01m3
m = 15kg
V = ? Khi m = 1tấn = 1000kg
P = ? Khi V = 3m3
Khối lượng riêng của cát là
a) Thể tích của một tấn cát là:
 b)Trọ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_doi_moi_phuong_phap_day_h.doc