SKKN Một số kinh nghiệm khi biên soạn đề kiểm tra một tiết môn Giáo dục công dân lớp 7 bằng hình thức trắc nghiệm khách quan góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tại trường THCS Nguyễn Du, Quảng Xương
Hiện nay việc đổi mới mục tiêu nội dung và phương pháp đang được các thầy cô giáo đứng lớp, các nhà giáo dục quan tâm mạnh mẽ, nên không thể không đổi mới phương pháp KTĐG. Đặc biệt việc đổi mới KTĐG có ý nghĩa thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. KTĐG có tác động cách tân trong nền giáo dục của một quốc gia. Đúng như G.K.Miller đã khẳng định: Thay đổi một chương trình hoặc những kỹ thuật giảng dạy mà không thay đổi hệ thống đánh giá chắc chắn là chẳng đi tới đâu! Thay đổi hệ thống đánh giá mà không thay đổi chương trình giảng dạy có thể có một tiếng vang đến chất lượng học tập hơn là một sự sửa đổi chương trình mà không hề sờ đến kiểm tra, đánh giá, thi cử [3;56]. Những cách kiểm tra – đánh giá của giáo viên bộ môn từ trước đến nay thiên về tự luận, nên việc đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá theo hướng trắc nghiêm khác quan (4 đáp án và chọn 1 đáp án đúng) lần này là một tất yếu.
Xu hướng sử dụng phương pháp trắc nghiệm đang được nhiều môn học như: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa áp dụng thì môn GDCD cũng phải đổi mới để phù hợp với xu thế và qua đó có thể củng cố được kiến thức, đánh giá được khả năng nắm bắt kiến thức của học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp và có hiệu quả.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 BẰNG HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU, QUẢNG XƯƠNG Người thực hiện: TRỊNH THỊ HÀ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS NGUYỄN DU SKKN thuộc lĩnh vực ( môn): GIÁO DỤC CÔNG DÂN THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 3.1. Kết luận. 3.2. Kiến nghị: TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN 3 3 3 3 4 4 4 4 4 6 17 18 18 19 21 22 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Hiện nay việc đổi mới mục tiêu nội dung và phương pháp đang được các thầy cô giáo đứng lớp, các nhà giáo dục quan tâm mạnh mẽ, nên không thể không đổi mới phương pháp KTĐG. Đặc biệt việc đổi mới KTĐG có ý nghĩa thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. KTĐG có tác động cách tân trong nền giáo dục của một quốc gia. Đúng như G.K.Miller đã khẳng định: Thay đổi một chương trình hoặc những kỹ thuật giảng dạy mà không thay đổi hệ thống đánh giá chắc chắn là chẳng đi tới đâu! Thay đổi hệ thống đánh giá mà không thay đổi chương trình giảng dạy có thể có một tiếng vang đến chất lượng học tập hơn là một sự sửa đổi chương trình mà không hề sờ đến kiểm tra, đánh giá, thi cử [3;56]. Những cách kiểm tra – đánh giá của giáo viên bộ môn từ trước đến nay thiên về tự luận, nên việc đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá theo hướng trắc nghiêm khác quan (4 đáp án và chọn 1 đáp án đúng) lần này là một tất yếu. Xu hướng sử dụng phương pháp trắc nghiệm đang được nhiều môn học như: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa áp dụng thì môn GDCD cũng phải đổi mới để phù hợp với xu thế và qua đó có thể củng cố được kiến thức, đánh giá được khả năng nắm bắt kiến thức của học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp và có hiệu quả. Mục đích cuối cùng của thầy và trò vẫn là góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục. Muốn thực hiện được mục tiêu trên, thì công việc tạo ra một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan không thể là tùy tiện và thiếu cơ sở. Vì hình thức – nội dung của một đề kiểm tra đánh giá có vai trò quyết định đến kết quả học tập của học sinh, nó là cơ sở để phản ánh lại kết quả giảng dạy của giáo viên và học của học sinh. Nhưng, để soạn một đề kiểm tra luôn phù hợp với nội dung giảng dạy, đặc thù bộ môn, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, đảm bảo kiến thức được dàn trải đều ở các nội dung và hạn chế được tiêu cực trong thi cử. Và để đáp ứng được những vấn đề đặt ra tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm khi thiết kế đề kiểm tra một tiết môn GDCD lớp 7 bằng hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tại trường THCS Nguyễn Du – Quảng Xương” 1.2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài này hướng đến mục đích thiết kế các bài kiểm tra môn GDCD lớp 7 (Kiểm tra một tiết giữa học kì II) theo hướng đổi mới đảm bảo tính khoa học, tính khách quan, thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả của đánh giá trong dạy học môn GDCD lớp 7 nói riêng và trong dạy học nói chung. 1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Việc kiểm tra theo lối truyền thống (Tự luận, Tự luận kết hợp trắc nghiệm trong đó trắc nghiệm bằng những hình thức: Ghép đôi, điền khuyết, đúng sai...) môn GDCD lớp 7 từ trước đến nay. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của đề tài này là các bài kiểm tra một tiết nằm trong chương trình GDCD lớp 7 THCS hiện hành. - Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu lí luận về thiết kế các bài kiểm tra, chỉ ra thực trạng và tạo cơ cở cho việc thiết kế các bài kiểm tra cụ thể môn GDCD lớp 7 theo hướng đổi mới. - Địa bàn kiểm chứng: Trường THCS Nguyễn Du - Quảng Xương. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh, rèn luyện với hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan với bốn sự lựa chọn theo định hướng của Bộ GDĐT năm 2018. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Sử dụng phương pháp này để phục vụ quá trình thu thập thông tin, tài liệu liên quan, xây dựng hệ thống tư liệu để phục vụ đề tài nghiên cứu. - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Nhằm kiểm tra chất lượng, đối chiếu trong quá trình thực nghiệm tính khả thi của đề tài. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài này tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Nêu được cơ sở lí luận chung về bài kiểm tra môn GDCD - Thực trạng cũng như một số khó khăn trong việc làm quen hình thức kiểm tra theo hướng trắc nghiệm khách quan của giáo viên và học sinh. - Kỹ thuật xây dựng ma trận, đề kiểm tra. - Thiết kế một ma trận, đề bài kiểm tra GDCD lớp 7 theo hướng đổi mới. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận: 2.1.1 Kiểm tra, đánh giá là gì ? Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình dạy học, song cũng có thể xem là bước khởi đầu cho chu trình tiếp theo với chất lượng mới hơn của cả một quá trình dạy và học. Từ một phương diện khác, có thể xem kiểm tra, đánh giá là hoạt động nhằm rút ra những phán đoán về giá trị đạt được và những quyết định cần thiết trên cơ sở thông tin và số liệu thu thập được. Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động mà thực chất là quá trình "đo lường", cho nên việc xác định trình độ kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng mà học sinh đạt được không tiến hành theo phép đo mà bằng thang điểm hay bậc thang xếp hạng. Kiểm tra, đánh giá là hai mặt của một quá trình, kiểm tra là thu thập thông tin, số liệu, bằng chứng về kết quả đạt được, đánh giá là so sánh đối chiếu với mục tiêu dạy học đưa ra những phán đoán kết luận về thực trạng và nguyên nhân của kết quả đó. Đánh giá gắn liền với kiểm tra, nằm trong chu trình kín của quá trình dạy học. 2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm khi dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi học sinh phải lựa chọn một câu để trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ. Loại này còn gọi là câu hỏi đóng, được xem là trắc nghiệm khách quan vì chúng đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm, dựa trên đáp án, biểu điểm cụ thể, rõ ràng và chính xác. Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm rõ rệt. Các nội dung của bài trắc nghiệm khách quan bao phủ được toàn bộ một phần, một chương, cả môn học mà ta cần kiểm tra. Nhanh chóng, tốn ít thời gian. Bài thi trắc nghiệm khách quan cũng đảm bảo được tính khách quan trong việc đánh giá. Điều này khắc phục được hạn chế trong chấm bài tự luận. Sử dụng trắc nghiệm khách quan thì những yếu tố chủ quan, cảm tính khi chấm bài của giáo viên được thu lại đến mức tối thiểu. Trắc nghiệm khách quan cũng có những nhược điểm là giáo viên phải mất thời gian công sức cho việc biên soạn đề kiểm tra. Mặt khác, trắc nghiệm khách quan không đánh giá được khả năng diễn đạt, tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Trắc nghiệm khách quan và tự luận đều là những phương pháp tốt để đo lường kết quả học tập của học sinh. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và nhược điểm, vì vậy trong đổi mới kiểm tra, đánh giá cần có sự kết hợp hài hoà giữa hai hình thức này, không nên tuyệt đối hoá vai trò của hình thức này mà xem nhẹ ưu điểm của hình thức kia, dẫn đến khuynh hướng lệch lạc trong kiểm tra, đánh giá. Việc lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp phải căn cứ vào đặc thù tri thức của môn học, cũng như những mục đích, yêu cầu thực tế của môn học đó. - Yêu cầu soạn thảo:` + Trong phần lựa chọn, số câu lựa chọn không nên ít hơn 3 câu và nhiều hơn 5 câu, nên dùng 4 câu là vừa đủ. Trong trường hợp không tìm đủ số câu “mồi nhử” hấp dẫn, không nên tìm cách đặt bừa cho đủ số lượng, vì như thế ta sẽ có những câu “mồi nhử” vô nghĩa. + Khi soạn những câu lựa chọn, cần nhớ rằng những câu ấy đặt ra là để phân biệt học sinh giỏi với học sinh kém, học sinh hiểu bài với học sinh không hiểu bài, chứ không phải là những cái bẫy để rình những học sinh vô ý. + Tránh để cho ở một câu hỏi nào đó có thể có 2 câu trả lời lựa chọn đều là đúng nhất. Tránh sắp xếp câu trả lời đúng nhất nằm ở vị trí tương ứng như nhau ở bất kì các câu hỏi. - Ví dụ: Di sản văn hóa nào sau đây là di sản văn hóa vật thể? A. Thành nhà Hồ. C. Vịnh Hạ Long. B. Hát bài chòi; D. Hội chọi trâu Đồ Sơn. Đáp án: Cả A và C đều đúng. 2.2. Thực trạng vấn đề khi biên soạn đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan Xác định chủ đề, nội dung trong chương trình GDCD học kì 2 lớp 7. Học sinh lớp 7 từ trước đến đầu năm học 2018 - 2019 đa phần quan niệm môn GDCD là môn phụ, hình thức học chủ yếu là đối phó để qua môn, và đặc biệt là hình thức kiểm tra chủ yếu các em được tiếp cận đối với môn học này là hình thức tự luận. Tôi đã tiến hành điều tra hình thức kiểm tra của giáo viên bằng câu hỏi (Phụ lục 1) về việc vận dụng hình thức TNKQ dạy học môn GDCD tại một số trường trên địa bàn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa thu được kết quả như sau: Bảng 1. Kết quả khảo sát giáo viên GDCD từ trước đến đầu năm học 2018– 2019 về hình thức kiểm tra. Giáo viên GDCD giảng dạy 12 GV tham gia khảo sát Đã thành thạo Bước đầu làm quen Chưa thành thạo SL SL % SL % SL % THCS Quảng Ninh 1 0 0 1 100 0 0 THCS Lưu Vệ 1 0 0 0 0 1 100 THCS Quảng Phong 1 0 0 1 100 0 0 Tổng 3 0 0 2 67 1 33 Qua kết quả điều tra trên thấy rõ: việc kiểm tra đánh giá theo hình thức TNKQ của giáo viên từ trước đến trước năm học 2018 - 2019 rất ít áp dụng nên năm học 2018 – 2019 lần đầu tiên môn GDCD đưa vào kiểm tra học kì, một tiết, 15 phút các giáo viên đã tìm tòi, phát huy tính tự học và biên soạn câu hỏi TNKQ nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa thành thạo trong khâu ra đề. Từ đó đặt ra cho năm học này 2018 – 2019 nhiều đòi hỏi cho mỗi giáo viên đứng lớp đảm trách bộ môn GDCD. 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3.1 Các bước cơ bản thiết lập đề kiểm tra: Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra: Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ nhằm mục đích đánh giá thực trạng nhằm định hướng, điều chỉnh hoạt động dạy của thầy, mà cả hoạt động học của trò. Muốn vậy, việc kiểm tra đánh giá phải đạt được những yêu cầu như: Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình; phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học, giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy. Giúp giáo viên và học sinh có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, có biện pháp điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả việc dạy và học. Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra: Đề kiểm tra TNKQ. Bước 3. Liệt kê tên, chủ đề cần kiểm tra. LỚP: 7: Học kỳ II : 18 tuần - 18 tiết Tiết Tên bài Tiết 19 – 20 Bài 12. Sống và làm việc có kế hoạch Tiết 21 – 22 Bài 13. Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam Tiết 23 – 24 Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Cập nhật số liệu mới vào phần Thông tin, sự kiện Tiết 25 – 26 Bài 15. Bảo vệ di sản văn hóa - Không yêu cầu học sinh trả lời: Câu hỏi e phần Quan sát ảnh. - Không yêu cầu học sinh làm bài tập a phần bài tập Tiết 27 Kiểm tra viết Tiết 28 – 29 Bài 16. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. - Cập nhật số liệu mới phần Thông tin, sự kiện - Không yêu cầu học sinh trả lời: Câu hỏi gợi ý b, d, đ phần Thông tin, sự kiện. Tiết 30 – 31 Bài 17. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Đọc thêm: + Thông tin 2 phần Thông tin, sự kiện; Sơ đồ phân công Bộ máy Nhà nước.- Không yêu cầu học sinh trả lời: + Câu hỏi gợi ý b, c, d, đ phần Sơ đồ phân cấp Bộ máy Nhà nước; + Câu hỏi gợi ý b sau Sơ đồ Phân công Bộ máy Nhà nước Tiết 32 Bài 18. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Tiết 33 – 34 Ôn tập HKII. Tiết 35 Thực hành, ngoại khóa các vấn đề địa phương và các nội dung đã học Tiết 36 Kiểm tra HKII. Bước 4: Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Giáo viên sau khi thiết lập ma trận xong cần kiểm tra lại thông tin, độ chính xác và tính khoa học của ma trận do mình thiết kế. Ma trận thết kế xong nên đưa ra thảo luận trước nhóm bộ môn để có sự cân đối, điều chỉnh phù hợp với năng lực của từng lớp do giáo viên trong nhóm phụ trách và tránh tình trạng mang tính chủ quan của từng cá nhân. Bảng 3. Khung ma trận đề kiểm tra theo hình thức TNKQ Tên Chủ đề (Nội dung, bài) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn Cộng Chủ đề 1 Bài 1 Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% Chủ đề 1 Bài 2 Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Chuẩn KT, KNcần kiểm tra Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% ............. Chủ đề n Bài n Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm Tỉ lệ % Bước 5: Biên soạn câu hỏi theo ma trận, các cấp độ: Cấp độ 1 nhận biết: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt ở mức độ bắt chước làm được một việc đã học, có thái độ tiếp nhận. HS học xếp loại lực yếu dễ dàng đạt được điểm tối đa trong phần này. Nội dung thể hiện ở việc quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được thời gian, địa điểm và sự kiện, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề nội dung. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 1 có thể quy về nhóm động từ: nhận biết được, nêu được, phát biểu được, viết được, liệt kê được, thuật lại được, nhận dạng được, chỉ ra được, ... Cấp độ 2 thông hiểu: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt được ở mức độ làm được chính xác một việc đã học, có thái độ đúng mực. HS xếp loại học lực trung bình dễ dàng đạt được điểm tối đa trong phần này. Nội dung thể hiện ở việc thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo nhóm, suy diễn các nguyên nhân, dự đoán các hệ quả. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 2 có thể quy về nhóm động từ: hiểu được, trình bày được, mô tả được, diễn giải được,... Cấp độ 3 vận dụng: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng cơ bản, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp, có thái độ tin tưởng. HS xếp loại học lực khá dễ dàng đạt được điểm tối đa trong phần này. Nội dung thể hiện ở việc sử dụng thông tin, vận dụng các phương pháp, khái niệm và lý kiến thuyết đã học trong những tình huống khác, giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng hoặc thức đã học. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 3 có thể quy về nhóm động từ: vận dụng được, giải thích được, giải được bài tập, làm được... Cấp độ 4 vận dụng cao hơn: Đó là những câu hỏi về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng nâng cao, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học và vốn hiểu biết của bản thân HS đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp và có dấu hiệu của sự sáng tạo, có thái độ tin tưởng. HS xếp loại học lực giỏi dễ dàng đạt được điểm tối đa trong phần này. Nội dung thể hiện ở việc phân tích nhận ra các xu hướng, cấu trúc, những ẩn ý, các bộ phận cấu thành, thể hiện ở việc sử dụng những gì đã học để tạo ra nhữg cái mới, khái quát hóa từ các dữ kiện đã biết, liên hệ những điều đã học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết luận, thể hiện ở việc so sánh và phân biệt các kiến thức đã học, đánh giá giá trị của các học thuyết, các luận điểm, đưa ra quan điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng cứ, nhận ra tính chủ quan, có dấu hiệu của sự sáng tạo. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 4 có thể quy về nhóm động từ: phân tích được, so sánh được, giải thích được, giải được bài tập, suy luận được, thiết kế được... Sự phân loại các cấp độ là tương đối, phụ thuộc vào đặc trưng của từng môn học và đối tượng HS. Đó là các mức độ yêu cầu về kiến thưc, kỹ năng cần đạt của chương trình GDPT. Xác định cấp độ tư duy dựa trên các cơ sở sau: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông: - Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì thường xác định ở cấp độ “biết”; - Kiến thức nào trong chuẩn ghi là hiểu được thì thường xác định ở cấp độ “hiểu”; - Kiến thức nào trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng thì xác định là cấp độ “vận dụng”. Tuy nhiên: - Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” nhưng chỉ ở mức độ nhận biết các kiến thức trong SGK thì vẫn xác định ở cấp độ “biết”; - Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần “biết được” và phần “kĩ năng” thì được xác định ở cấp độ “vận dụng”. - Sự kết hợp, tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng là vận dụng ở mức cao hơn. Bước 6: Xây dựng đáp án và thang điểm: Cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nội dung: khoa học và chính xác; - Cách trình bày cụ thể, chi tiết ngắn gọn, dễ hiểu. - Phù hợp với ma trận đề kiểm tra. - Tổng số điểm của bài kiểm tra, thi; Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm. Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: , trong đó + X là số điểm đạt được của HS; + Xmax là tổng số điểm của đề. Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một người học làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: điểm. Bước 7: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra - Phát hiện những sai sót trong từng câu hỏi, đáp án và thang điểm về nội dung cũng như cách trình bày. - Đối chiếu câu hỏi với ma trận để kiểm tra về sự phù hợp giữa chúng. - Đối chiếu nội dung câu hỏi với chuẩn kiến thức kĩ năng, với nội dung chương trình và trình độ của học sinh. 2.3.2 Mô tả thực hiện các giải pháp của đề tài I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên, kể được các yếu tố của môi trường và TNTN, nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nêu được vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người. Kể được những qui định cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Nêu được những biện phap cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Hiểu được thế nào là di sản văn hóa, kể tên được các loại di sản văn hóa ở nước ta. - Hiểu được.ý nghĩa của di sản văn hóa. - Kể được.những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và TNTN; biết báo cho người có trách nhiệm biết để xử lí. - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa. Biết đấu tranh, ng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_khi_bien_soan_de_kiem_tra_mot_tiet_m.doc