SKKN Một số giải pháp tổ chức giảng dạy bài thực hành Công nghệ 7 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh

SKKN Một số giải pháp tổ chức giảng dạy bài thực hành Công nghệ 7 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh

Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực phẩm để thoã mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và xuất khẩu. Trong khi đó nước ta lại là một nước có truyền thống làm nông nghiệp. Vì vậy việc trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng cơ bản về nông nghiệp là rất cần thiết.

 Với mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đặc biệt là học sinh biết gắn kết lý thuyết với thực hành, biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống ở gia đình và địa phương, hình thành những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp là nhiệm vụ chung của các môn học trong cấp đào tạo THCS và là đặc thù của môn Công nghệ. Để thực hiện được mục tiêu đó thì phải kể đến vai trò quan trọng của các tiết thực hành. Trong khi đó thực tế giảng dạy cho thấy các tiết thực hành thường bị xem nhẹ, ít được coi trọng chưa phát huy hết được vai trò của nó.

 

doc 24 trang thuychi01 39749
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tổ chức giảng dạy bài thực hành Công nghệ 7 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC GIẢNG DẠY BÀI THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ 7 NHẰM NÂNG CAO CHẤT
 LƯỢNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH
Người thực hiện: Hoàng Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nam Giang-Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh mực môn: Công nghệ
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tr 2
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tr.3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tr.3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Tr.3
Phần thứ hai: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tr.4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Tr.4
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Tr.6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Tr.20
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Tr.21
3.2. Kiến nghị.
Tr.21
1. MỞ ĐẦU.
1.1 Lí do chọn đề tài
	Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực phẩm để thoã mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và xuất khẩu. Trong khi đó nước ta lại là một nước có truyền thống làm nông nghiệp. Vì vậy việc trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng cơ bản về nông nghiệp là rất cần thiết.	
	Với mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đặc biệt là học sinh biết gắn kết lý thuyết với thực hành, biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống ở gia đình và địa phương, hình thành những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp là nhiệm vụ chung của các môn học trong cấp đào tạo THCS và là đặc thù của môn Công nghệ. Để thực hiện được mục tiêu đó thì phải kể đến vai trò quan trọng của các tiết thực hành. Trong khi đó thực tế giảng dạy cho thấy các tiết thực hành thường bị xem nhẹ, ít được coi trọng chưa phát huy hết được vai trò của nó. 	
	Môn Công nghệ là môn khoa học ứng dụng gần gũi với cuộc sống, cung cấp những kiến thức cơ bản về nông ,lâm, ngư nghiệp. Nên trong quá trình dạy học đặc biệt là các tiết thực hành cần trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị cần thiết. Xong thực tế các thiết bị được cấp còn thiếu và hư hỏng rất nhiều, học sinh thì coi đây chỉ là môn "phụ" nên chưa hứng thú, tích cực học tập . Do đó việc tổ chức dạy và học các bài thực hành còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng dạy - học bộ môn chưa cao. Từ đó trong tôi nảy sinh rất nhiều câu hỏi: Mình phải làm gì để khắc phục tình trạng này đây? Phải làm gì để các em coi tiết thực hành như là một cơ hội để các em nghiên cứu, tìm tòi? Phải làm gì để nâng cao chất lượng của một tiết thực hành? Chính vì lẽ đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều để tìm ra phương pháp dạy bài thực hành tối ưu nhất. 
	Trong nhiều năm được giảng dạy môn Công nghệ 7, qua rất nhiều tiết thực hành trên lớp cũng nhiều lần được đi tiếp thu các chuyên đề cấp huyện và tỉnh về đổi mới các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh để nâng cao hiệu quả giờ học, tôi đã tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm và đã áp dụng thành công một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học thực hành môn Công nghệ 7. Với sự cố gắng của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp và thực tế giảng dạy học sinh khối 7 tại trường đã giúp tôi đúc rút kinh nghiệm “ Một số giải pháp tổ chức giảng dạy bài thực hành công nghệ 7 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh” để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến để cùng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp để tổ chức giảng dạy bài thực hành môn công nghệ 7 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong tiết thực hành. Đó chính là lí do chủ yếu để tôi nghiên cứu đề tài này. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Vì đây là một đề tài rộng nên trong nội dung của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu được: Nội dung các bài thực hành trong chương trình công nghệ 7. Sách hướng dẫn giáo viên, sách thiết kế bài dạy môn công nghệ 7, sách các phương pháp dạy học môn Công nghệ THCS. Thực trạng học môn công nghệ đặc biệt là các bài thực hành môn công nghệ 7 của học sinh khối 7 để tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học bài thực hành môn Công nghệ 7 áp dụng cho năm học 2017-2018 .và cho các năm sau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm đọc và nghiên cứu kỹ các bài thực hành trong chương trình công nghệ 7. Sách hướng dẫn giáo viên, sách thiết kế bài dạy môn công nghệ 7, sách các phương pháp dạy học môn Công nghệ THCS để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:.
	+ Khảo sát cơ sở vật chất nhà trường thông qua quan sát thực tế, qua kiểm tra ở phòng thiết bị đồ dùng.
 +Khảo sát thực tế học sinh: Qua bài kiểm tra, qua quá trình giảng dạy.
 +Trực tiếp dự giờ và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp về các giải pháp dạy bài thực hành. Trực tiếp chấm chữa bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì, quan sát tinh thần, thái độ học tập của các em khi học tiết thực hành .
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Từ kết quả khảo sát, tiến hành thống kê, so sánh, phân tích và xử lí thông tin, thu thập ý kiến phản hồi của học sinh và đồng nghiệp để tìm ra giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng giờ thực hành.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	Công nghệ là một trong những môn khoa học thực nghiệm. Việc dạy học kĩ thuật ở trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng mà còn phải coi trọng việc phát triển năng lực hoạt động của học sinh trong thực tiễn cuộc sống. Do vậy việc tổ chức cho học sinh được thực hành là vô cùng quan trọng, cần thiết trong quá trình dạy và học.
 - Trước hết, thực hành góp phần hình thành và phát triển các khái niệm. Trong khi học sinh tiến hành thực hành, các em sẽ làm được một số khâu kỹ thuật trong nông nghiệp như nhận biết và phân biệt được các loại đất, cách xử lí hạt giống, thuốc hoá học phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, các loại gia súc, gia cầm, các loại thức ăn của động vật thuỷ sản... Sự phát hiện đó có ý nghĩa củng cố những dấu hiệu của khái niệm đã được nghiên cứu trong phần lý thuyết, có khi là những dấu hiệu mới chưa đề cập đến.
- Thực hành là cơ hội để rèn luyện các kỹ năng của bộ môn, góp phần hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học. Qua thực hành, học sinh được rèn luyện để sử dụng thành thạo các phương tiện thí nghiệm, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất tại gia đình và địa phương.
- Thực hành còn có ý nghĩ phát huy vai trò chủ động trong học tập, rèn luyện trí thông minh, bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh. Trong khi thực hành, học sinh được tự mình nghiên cứu khảo sát đất đai, thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, các loại thức ăn của động vật thuỷ sản,... tự lực tổ chức và quan sát kết quả thí nghiệm, vì vậy có ý nghĩ tăng cường tính tự lực cho học sinh. Mặt khác, học sinh phải rèn luyện các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp... nên có tác dụng bồi dưỡng trí thông minh.
- Rèn luyện kỹ năng làm tường trình, thu hoạch từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức và kiểm nghiệm kiến thức qua thực tế.
- Thực hành còn có ý nghĩa gây hứng thú học tập bộ môn, tạo sự ham muốn 
nghiên cứu khoa học. Ngoài ra nhiều sản phẩm thực hành sẽ được bổ sung cho phòng thí nghiệm góp phần làm phong phú thêm đồ dùng dạy học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Nhà trường : Ngày 12,13/8/2017 được sự phân công của BGH tôi đã kiểm tra thiết bị đồ dùng bộ môn Công nghệ của nhà trường. Kết quả kiểm tra tôi thấy có nhiều đồ dùng còn thiếu. Đặc biệt là vật liệu và dụng cụ cần thiết cho tiết thực hành của môn Công nghệ nông nghiệp ở trường tôi thật sự là thiếu rất nhiều, còn một số thì trong tình trạng hư hỏng nặng không sử dụng được.
	Hàng năm, nhà trường đều dành một khoản kinh phí khá lớn đầu tư cho trang bị thiết bị dạy học, đồ dùng – thiết bị cho các phòng chức năng, thực hành, bộ môn; tuy nhiên vì có nhiều mục cần đầu tư nên thực tế việc tu sửa, mua sắm đồ dùng – thiết bị cho thực hành của nhiều bộ môn còn hạn chế, đặc biệt là môn kỹ thuật nông nghiệp.
*Giáo viên: Ở hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện thì giáo viên giảng dạy chuyên sâu về môn Công Nghệ là rất ít, đặc biệt là môn Công Nghệ 7 - Nông Nghiệp thì gần như là không có giáo viên chuyên nghành Kỹ thuật Nông Nghiệp , mà phần đa giáo viên giảng dạy theo phân ban thậm chí dạy trái ban (do thiếu giáo viên). 
	Công nghệ lại là môn học không tổ chức thi học sinh giỏi, không thi lên cấp 3, cũng không thi tốt nghiệp nên giáo viên cũng coi đây chỉ là môn phụ. Do đó hầu hết giáo viên chưa có sự đầu tư nhiều cho bài giảng, đặc biệt là tiết thực hành. 
	 Giáo viên chưa bám sát các vấn đề của thực tiễn, nội dung kiến thức còn mang tính lí thuyết, xa rời thực tiễn chưa phát huy được khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế, chưa phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh.
	Chưa khai thác triệt để công nghệ thông tin vào dạy học đặc biệt là các bài thực hành để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh để nâng cao hiệu quả giờ học.
	 Mặt khác qua tìm hiểu đồng nghiệp nhiều giáo viên rất ngại dạy bài thực hành, đặc biệt là các tiết dạy thao giảng. Vậy lí do vì sao mà giáo viên lại không muốn thao giảng vào tiết thực hành, điều đó chỉ có thể giải thích là do dạy thực hành là "khó" về nhiều mặt đối với cả giáo viên và học sinh. Vì vậy tôi đã rất boăn khoăn, trăn trở, muốn tìm tòi ra những giải pháp để làm "dễ" và "mới" hơn những tiết thực hành lâu nay cho cả giáo viên và học sinh. 
* Học sinh: Trong nhiều năm được nhà trường phân công dạy môn Công nghệ 7, theo dõi tình hình học sinh khối 7 tôi thấy:
	Đây là trường học ở nông thôn nên phần lớn các em được sinh ra và lớn lên trong môi trường nông nghiệp, các em thường xuyên được tiếp xúc với công việc chăn nuôi và trồng trọt ở gia đình và nhà xung quanh, nhiều khi các em còn trực tiếp tham gia công việc trồng trọt và chăn nuôi nhờ đó mà kinh nghiệm sống của các em ngày càng phong phú, tạo nhiều thuận lợi cho các em trong quá trình hoc tập bộ môn này, đặc biệt là kỹ năng thực hành trong các tiết thực hành.
	Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình giảng dạy tôi cũng thấy còn những khó khăn sau:
	Theo quan niệm của phần lớn phụ huynh và cả học sinh nữa thì môn công nghệ là môn phụ, không phải là môn chính. Đây là môn không thi học sinh giỏi, không thi vào lớp 10 cũng như không thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lõng, thả trôi trong ý thức học tập của các em, nên đa số học sinh không có hứng thú học tập môn này, học sinh khám phá kiến thức thì còn gượng ép và hình thức, chưa phát huy được năng lực sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế, nên tiết học chưa thật sự hiệu quả. Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao, số học sinh khá giỏi ít, học sinh trung bình nhiều, yếu vẫn còn so với các môn học khác.
	Với thực trạng của việc dạy học như trên chưa đáp ứng được các tiêu chí của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chưa nâng cao đựơc hiệu quả giờ học.
 * KÕt qu¶ cña thùc tr¹ng:	
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học môn công nghệ của học sinh khối 7 năm học 2017 – 2018:
Khối 
Số HS
Giỏi
Khá
T. bình
Yếu, Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
 78
4
5.1
12
15.4
52
66.7
10
12.8
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	
2.3.1. Các giải pháp:
	Xuất phát từ thực trạng trên, trong phạm vi đề tài này tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể mà tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng thành công để nâng cao hiệu quả giờ học thực hành môn công nghệ 7. 
- Giải pháp 1: Lên kế hoạch sử dụng đồ dùng từ đầu năm học.
- Giải pháp 2: Xác định rõ mục tiêu bài học và đặt vấn đề vào bài hấp dẫn.
- Giải pháp 3: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu đầy đủ, chu đáo.
- Giải pháp 4: Gắn nội dung học tập với các vấn đề của thực tiễn.
- Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh làm đồ dùng thực hành. 
- Giải pháp 6: Sử dụng và khai thác triệt để công nghệ thông tin.
- Giải pháp 7: Xây dựng Mẫu đánh giá kết quả thực hành của các nhóm.
	2.3.2. Tổ chức thực hiện các giải pháp trên:
 Giải pháp 1 : Lên kế hoach sử dụng đồ dùng từ đầu năm học.
	Trong tiết học thực hành thì dụng cụ và vật liệu thực hành quyết định đến sự thành công của tiết học. Vì vậy, để có đầy đủ các dụng cụ và vật liệu cho các tiết thực hành trong năm học thì giáo viên cần xây dựng kế hoạch sử dụng các đồ dùng thực hành của từng bài ngay từ đầu năm học để nắm thế chủ động trong tiết thực hành.
	Không chỉ có kế hoạch sử dụng đồ dùng cho cả năm học mà cứ đến cuối tuần tôi lại lên kế hoạch sử dụng đồ dùng cho tuần sau để tránh tình trạng "nước đến chân mới chạy". Vì có những dụng cụ, vật liệu ta không thể chuẩn bị ngay trong một hai hôm được mà cần phải có thời gian để hoàn thành, do đó việc lên kế hoạch sử dụng đồ dùng sớm sẽ giúp chúng ta có quỹ thời gian để nghiên cứu và hoàn thành hoặc thay thế các dụng cụ, vật liệu khác.
	Bản thân tôi đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng môn công nghệ 7 như sau:
KÕ ho¹ch sö dông ®å dïng THỰC HÀNH m«n c«ng nghÖ 7	
TiÕt
Tên bµi
§å dïng cÇn cã
TiÕt 4
- Bài 4: Thực hành: Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản. (vê tay).
+ Mỗi bạn 3 mẫu đất khác nhau, mỗi mẫu một lượng bằng quả trứng gà, Mẫu đất phải khô hoặc hơi ẩm, sạch cỏ, rác, gạch, đá... Mẫu đất được đựng trong túi nilông hoặc dùng giấy sạch gói lại , bên ngoài có ghi: Mẫu đất số...: Ngày lấy mẫu...: Nơi lấy mẫu...; người lấy mẫu...
+ Lọ nhỏ đựng nước và một ống hút lấy nước.
+ Thước đo.
TiÕt 5 
- Bài 5: Thực hành: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
+ Mỗi bạn 2 mẫu đất khác nhau, mỗi mẫu một lượng bằng quả trứng gà, Mẫu đất phải khô hoặc hơi ẩm, sạch cỏ, rác, gạch, đá... Mẫu đất được đựng trong túi nilông hoặc dùng giấy sạch gói lại , bên ngoài có ghi: Mẫu đất số...: Ngày lấy mẫu...: Nơi lấy mẫu...; người lấy mẫu...
+ Thang màu pH chuẩn, chất chỉ thị màu tổng hợp. 
+ Thìa nhỏ bằng nhựa hoặc sứ trắng
TiÕt 13 
- Bài 14: Thực hành: Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại
+ Một số nhãn hiệu thuốc của 3 nhóm độc.
TiÕt 16 
- Bài 17: Thực hành: Xử lí hạt giống bằng nước ấm
+ Mẫu hạt lúa, ngô.
+Nhiệt kế.
+ Phích nước nóng.
+Chậu, thùng đựng nước lã. Rổ.
TiÕt 24 
- Bài 51: Thực hành: Xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản.
+NhiÖt kÕ thñy ng©n, ®Üa xªchxi, bé thang mµu ®o pH, thïng ®ùng n­íc, giấy đo pH.
TiÕt 26 
- Bài 53: Thực hành: Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thuỷ sản
+ C¸m, bét ng«, bét ®Ëu t­¬ng, .....®éng vËt th©n mÒm...
+ KÝnh hiÓn vi, Lam kính, la men
TiÕt 38 
- Bài 35,36: Thực hành: Nhận biết và chọn lọc một số giống lợn và giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.
+ Ảnh, tranh vẽ, mô hình, vật nhồi, vật nuôi thật một số giống lợn, gà.
+Thước dây.
TiÕt 43 
- Bài 42: Thực hành: Chế biến thức ăn giàu gluxít bằng men.
+ Bét ng« hoÆc c¸m g¹o.
+ Ræ, gi¸, n­íc, chËu, chµy , cèi,v¶i ni l«ng.
+Cân
TiÕt 44 
- Bài 43: Thực hành: Đánh giá chất lượng thức ăn chế biến bằng phương pháp vi sinh vật
+ MÉu thøc ¨n. Thøc ¨n tinh ñ men r­îu sau 24 giê
+ B¸t sø lín ; panh g¾p; nhiÖt kÕ; giÊy ®o pH.
TiÕt 49 
- Bài 48: Thực hành: Nhận biết một số loại vac xin phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng vac xin phòng bệnh cho gà
+ B¬m tiªm, kim tiªm, panh kÑp, khay men, b«ng thÊm n­íc, n­íc cÊt, cån 70o theo nhãm thùc hµnh. 
+Vac xin các loại.
+ Khúc thân cây chuối.
+ Gà con, gà lớn.
Giải pháp 2 . Xác định rõ mục tiêu bài học và đặt vấn đề vào bài hấp dẫn.
Mục tiêu bài học là đích của bài học, học sinh cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đạt trong và sau khi học bài. Việc xác định rõ mục tiêu bài học là rất quan trọng vì có xác định đúng mục tiêu bài học và cụ thể hoá các mục tiêu bài học thành nhiệm vụ học tập thì giáo viên mới có thể hướng dẫn học sinh hoạt động để đạt được mục tiêu đó. Để xác định chính xác được mục tiêu bài học phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu thái độ cần được hình thành trong chương trình giáo dục bộ môn.
Sau khi đã xác định được mục tiêu bài học, giáo viên cần suy nghĩ xem: đâu là mối quan tâm hàng đầu của học sinh? Từ đó đặt vấn đề vào bài một cách ngắn gọn, hấp dẫn thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa những điều học sinh đã biết( qua bài cũ, qua thực tế) với những điều chưa biết( mục tiêu bài mới) nhằm kích thích trí tò mò, khát khao tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ sắp mở ra trước mắt. Với khát vọng hiểu biết đó, học sinh đã chuyển từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức. Vì vậy các em không thụ động, chờ đợi mà chủ động, tự lực, tích cực tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức để tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Học sinh học tập như thế mới là học tập tích cực thực sự.
Ngoài ra khi đặt vấn đề vào bài cần chú ý thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Tạo được không khí giờ học nhẹ nhàng, thân thiện ngay từ đầu là hết sức quan trọng, nó sẽ tạo ra không khí cởi mở giữa giáo viên và học sinh. Có sự tôn trọng lẫn nhau, học sinh mới ý thức được vai trò của mình, từ đó tham gia vào bài học mới một cách tự tin, phấn khởi. 	Trong một giờ học, phần đặt vấn đề chỉ chiếm vài phút ngắn ngủi nhưng nếu thực hiện tốt sẽ đem lại cho học sinh hứng thú, lòng say mê học tập và hiệu quả học tập sẽ được nâng cao. 
 	 Ví dụ: Đặt vấn đề vào bài: Tiết 4: Bài 4. Thực hành xác định thành phần cơ giới đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay). Để vào bài GV có thể hỏi HS kiến thức có liên quan giữa bài cũ và bài mới:
	Hỏi: Dựa vào thành phần cơ giới của đất chia đất thành mấy loại chính? (HS sẽ trả lời được (kiến thức bài cũ) là đất cát, đất thịt, đất sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình,...). Khi quan sát, nghiên cứu đất ở ngoài đồng ruộng muốn xác định nhanh chóng đất đó thuộc loại gì người ta thường dùng phương pháp nào để xác định mà không cần đến trang thiết bị máy móc?( Tạo tình huống có vấn đề) Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem đó là phương pháp gì? Cách tiến hành như thế nào nhé ?
Giải pháp 3 : Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu đầy đủ, chu đáo.
	Sự chuẩn bị dụng cụ và vật liệu của giáo viên và học sinh rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công của tiết dạy. Giáo viên phải xác định rõ mục đích thí nghiệm để lựa chọn các dụng cụ, vật liệu thí nghiệm cần thiết cho phù hợp. Các dụng cụ thí nghiệm phải đơn giản dễ làm và chất lượng tốt đảm bảo độ chính xác cao trong quá trình thí nghiệm.
* Sự chuẩn bị của học sinh.
	Môn công nghệ 7 là công nghệ Nông nghiệp nên tất cả các bài thực hành đều liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Trong khi đó đây là một xã thuần nông nên hầu hết gia đình các em đều tham gia vào sản xuất nông nghiệp, vì vậy mà việc chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho các bài thực hành của các em là tương đối thuận lợi. Tôi thấy rằng phần lớn cac em khi được giao nhiệm vụ rất hào hứng khi tham gia.
- Chuẩn bị vật liệu: Tất cả các bài thực hành trong chương trình Công nghệ 7 tôi đều yêu cầu HS chuẩn bị vật liệu cần thiết cho tiết thực hành. Tuỳ theo từng bài thực hành mà giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị vật liệu theo nhóm hoặc cá nhân. Nếu phân theo nhóm thì phải cử một em làm nhóm trưởng để đôn đốc và phân công công việc cụ thể cho các thành viên nhóm. Giáo viên phải nêu cụ thể số lượng, qui cách vật liệu cho học sinh. Vật liệu phải đơn giản, dễ làm ngay tại nhà, phù hợp với trình độ của học sinh lớp 7 đồng thời giáo 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_to_chuc_giang_day_bai_thuc_hanh_cong_n.doc