SKKN Một số giải pháp giúp học sinh có năng lực trung bình, yếu nâng cao điểm số môn Vật lí trong kì thi trung học phổ thông quốc gia
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Đặc biệt là Nghị quyết TW số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục.
Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học cũng dần được đổi mới từ nội dung cho đến hình thức:
Bắt đầu từ năm học 2006 – 2007 hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan đã được bộ giáo dục đưa vào dùng để xét kết quả tốt nghiệp và thi tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng và TH chuyên nghiệp áp dụng cho các môn KHTN: vật lí, hóa học, sinh học và ngoại ngữ.
Năm học 2014 – 2015 thực hiện dồn hai kì thi làm một thành kì thi THPT Quốc gia đề thi các môn học lại tiếp tục được đổi mới cho phù hợp với việc vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng.
Năm nay, theo Thông tư số: 03/2019/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi THPT QG và xét công nhận tốt nghiệp THPT trong đó đối với xét công nhận tốt nghiệp THPT điểm thi chiếm 70%, điểm học (Điểm TB lớp 12) chiếm 30%.
Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại, và phù hợp hình thức kiểm tra, đánh giá mới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH CÓ NĂNG LỰC TRUNG BÌNH, YẾU NÂNG CAO ĐIỂM SỐ MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Người thực hiện: Nguyễn Việt Hùng Chức vụ: Giáo viên SKKN môn: Vật lí THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC Số TT Nội dung Trang 1 Mục lục 2 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN - 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 3 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 3 2.3.1. Phân tích cấu trúc đề thi môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia 4 2.3.2. Phân tích sự phân bổ số lượng câu cho từng chuyên đề trong bộ môn Vật lí 5 2.3.3. Hướng dẫn học sinh lớp 12 có năng lực học trung bình và yếu cách học để nâng cao điểm số trong kì thi THPT Quốc gia 6 2.3.4. Hướng dẫn học sinh tiến trình làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia. 11 2.3.5. Khắc phục một số sai lầm thường gặp trong quá trình làm bài. 12 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 12 4 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận 14 3.2. Kiến nghị 14 5 Tài liệu tham khảo 15 1. Mở đầu Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Đặc biệt là Nghị quyết TW số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học cũng dần được đổi mới từ nội dung cho đến hình thức: Bắt đầu từ năm học 2006 – 2007 hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan đã được bộ giáo dục đưa vào dùng để xét kết quả tốt nghiệp và thi tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng và TH chuyên nghiệp áp dụng cho các môn KHTN: vật lí, hóa học, sinh học và ngoại ngữ. Năm học 2014 – 2015 thực hiện dồn hai kì thi làm một thành kì thi THPT Quốc gia đề thi các môn học lại tiếp tục được đổi mới cho phù hợp với việc vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng. Năm nay, theo Thông tư số: 03/2019/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi THPT QG và xét công nhận tốt nghiệp THPT trong đó đối với xét công nhận tốt nghiệp THPT điểm thi chiếm 70%, điểm học (Điểm TB lớp 12) chiếm 30%. Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại, và phù hợp hình thức kiểm tra, đánh giá mới. Lí do chọn đề tài Nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo môn Vật lí ở trường THPT, cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện. Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng vận dụng kiến thức toán học linh hoạt vào việc giải quyết bài toán vật lí. Cho học sinh thấy và hiểu cấu trúc của một đề thi trắc nghiệm khách quan. Từ đó định hướng cho học sinh học những gì? Học như thế nào? Định hướng cho học sinh chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm khách quan. Hiện nay học sinh tham gia các kì thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan tôi thấy hầu hết các em khi thi đều gặp rất nhiếu khó khăn làm làm bài như: kiến thức chưa nắm vững, vội vàng, ngộ nhận, không biết nên làm gì trước...Học tập còn tràn lan chưa trọng tâm, chưa đúng với năng lực, mục tiêu mình cần đạt... Vật lí là một môn học khó đòi hỏi kĩ năng về toán học, về tư duy...Do đó đa số các em luôn sợ theo học môn học nayd đặc biệt là nhưng em học sinh có năng học ở mức trung bình và yếu. Tuy nhiên đây lại là môn học có rất nhiều lợi thế cho các em sau này tham gia tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề. Qua nhiều năm giảng dạy, ôn luyện cho học sinh dưới hình thức thi trắc nghiệm khách quan tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm giúp các em học sinh lớp 12 đặc biệt là các em học sinh có năng lực học ở mức trung bình và yếu cách học, cách làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí để nâng cao điểm số trong kì thi THPT Quốc gia. Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn cung cấp cho học sinh 12 có năng lực học ở mức trung bình và yếu một số kĩ năng cơ bản trong cách học, cách làm bài thi trắc nghiệm khách quan. 1.2. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh 12 có năng lực học ở mức trung bình và yếu một số kĩ năng cơ bản trong cách học, cách làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí để nâng cao điểm số trong kì thi THPT Quốc gia. 1.3. Đối tượng nghiên cứu và áp dụng Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc đề thi trắc nghiệm khách quan. Phân tích đề thi môn vật lí trong thi THPT Quốc gia. Phân tích tiến trình làm bài trắc nghiệm khách quan. Học sinh lớp 12B2, 12B6 năm học 2018 – 2019 trường THPT Yên Định 3. (Đây là những lớp không chuyên các em chủ yếu chỉ thi xết tốt nghiệp THPT) Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 12 và thí sinh tham gia kì thi THPT Quốc gia. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phân tích tâm lí học sinh lớp 12 khi lựa chọn tham gia thi môn Vật lí trong kì thi THPT QG Phân tích Cấu trúc đề thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong thi THPT Quốc gia. Phân tích tiến trình làm bài trắc nghiệm khách quan của học sinh những khó khăn, vướng mắc mà học sinh gặp phải, đặc biệt là học sinh có học lực trung bình và yếu, từ đó, đưa ra phương pháp giải quyết phù hợp với từng đối tượng học sinh, và kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương pháp đó. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Để đạt được kết quả cao trong quá trình giải một đề thi trắc nghiệm khách quan, người học cần phải có được những yếu tố sau: - Nắm vững được cấu trúc của đề thi trắc nghiệm khách quan - Biết phân loại các mức độ câu hỏi trong đề thi: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. - Nội dung kiến thức phần được kiểm tra đánh giá. - Cách học như thế nào để phù hợp với mục tiêu và năng lực của bản thân. - Cách bố trí thời gian làm bài sao cho hợp lí. - Tránh được một số sai lầm thường gặp trong quá trình giải đề. Để học sinh đạt được các yêu tố trên yêu cầu người dạy phải từng bước hướng dẫn, phân tích làm rõ từng vấn đề một. Đây là công việc đóng vai trò hết sức quan trọng, và gặp khá nhiều khó khăn vì theo mỗi năm yêu cầu, mục tiêu kiểm tra đánh giá học sinh lại có sự thay đổi. Ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên vật lí trong việc hướng dẫn các hoạt động của học sinh, vì thế đòi hỏi giáo viên và cả học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể được đề ra, học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.... để giải quyết vấn đề, từ đó sẽ giúp giải quyết, giúp phát triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ. Vận dụng tốt cho quá trình làm bài thi 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Là giáo viên dạy môn học Vật lí, sau nhiều năm dạy học, luyện cho học sinh thi tốt nghiệp, vào các trường Đại học, cao đẳng nay là kì thi Trung học phổ thông Quốc gia và qua trao đổi với đồng nghiệp cũng như tìm hiểu thực tế học sinh qua các kì thi, tôi nhận thấy, trong quá trình giải đề thi, nói chung đối với tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh có học lực trung bình và yếu thì quá trình làm bài thi trắc nghiệm khách quan hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Sự nắm bắt, hiểu về cấu trúc đề thi chưa tốt, quá trình làm bài còn chưa ưu tiên cho các câu dễ trước, Quá trình học tập chưa đi vào trọng tâm, phù hợp với năng lực của bản thân. Trong quá trình làm bài còn mắc nhiều lỗi thông thường như: Vội, nhầm, thiếu tự tin, hoang mang.... Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Để nâng cao năng lực làm bài thi trắc nghiệm khách quan đặc biệt với bộ môn Vật lí tôi đưa ra giải pháp: + Nắm bắt tâm sinh lí học sinh khi tham gia thi môn Vật lí, phân tích cho các em thấy được vai trò của bộ môn trong việc định hướng nghề nghiệp, tạo cho các em một niềm tin, sự hứng thú khi tham gia học thi môn Vật lí. + Phân tích cho học sinh hiểu về cấu trúc của đề thi: Số lượng câu hỏi, số lượng câu nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vị trí của chúng trong đề thi THPT Quốc gia. + Phân tích sự phân bổ số lượng câu cho từng chuyên đề trong bộ môn Vật lí. + Với đối tượng là học sinh có năng lực học ở mức trung bình và yếu thì hướng dẫn học sinh học theo từng phần của từng chuyên đề cần thiết chủ yếu tập trung ở các phần nhận biết và thông hiểu. + Hướng dẫn tiến trình làm bài. + Hướng dẫn cách bố trí thời gian khi làm bài. + Kiểm tra, đánh giá thông qua các bài kiểm tra. Rút kinh nghiệm. Sau đây là tiến trình hướng dẫn cho học sinh 2.3.1. Phân tích cấu trúc đề thi môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia - Từ năm học 2016 – 2017. Đề thi môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia có số câu hỏi là: 40 Thời gian làm bài là: 50 phút. - Để đảm bảo vừa xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng thì đề thi yêu cầu phải có 4 mức độ: - Do đối tượng học sinh là có năng lực học trung bình và yếu nên chúng ta chỉ chú trọng ở hai mức độ đầu là nhận biết và thông hiểu Nhận biết: Yêu cầu học sinh nhắc lại, mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học hay nói cách khác. Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu trong chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng. Thời gian làm loại này không quá 30 giây. Loại này chỉ cần một thao tác tư duy. Ví dụ: Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi đi qua lăng kính thuỷ tinh thì A. không bị lệch và không đổi màu. B. chỉ đổi màu mà không bị lệch. C. chỉ bị lệch mà không đổi màu. D. vừa bị lệch, vừa đổi màu. Thông hiểu: Yêu cầu học sinh phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đă học bằng ngôn ngữ riêng của mình, có thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập hay là: Hiểu các khái niệm cơ bản có thể vận dụng chúng, được thể hiện tương tự như bài giảng của GV hoặc sách giáo khoa hoặc nhận ra mối liên hệ, giải thích , minh họa nhận ra các mối liên hệ giữa các hiện tượng sự vật trong chương trình SGK. Thời gian làm loại này không quá 1 phút. Loại này chỉ cần thực hiện 2 -3 thao tác tư duy. Ví dụ: CLLX nằm ngang dao động điều hòa, tại li độ 4cm lực kéo về có giá trị độ lớn 2N. Độ cứng của lò xò là A. 50N/m. B. – 50 N/m. C. 0,08 N/m. D. – 0,08 N/m. - Sự phân bổ số lượng câu ở các mức độ trong đề thi trắc nghiệm khách quan: + Mức độ nhận biết và thông hiểu chủ yếu dùng cho xét tốt nghiệp THPT nên nó chiếm 60% với 24 câu và được sắp xếp từ câu 1 đến câu 24. - Sự phân bổ phương án đúng trong đề thi Để đảm bảo tính thống nhất và tránh tình trạng chọn một phương án mà đạt điểm số cao thì một đề thi trắc nghiệm khách quan phải có phương án đúng được chia đều cho 4 lựa chọn A, B, C, D. Điều này được thấy rõ trong từng kì thi vào các trường Đại hoc, Cao đẳng và THPT Quốc gia năm 2016 như sau: A B C D Năm 2010 12 14 12 12 Năm 2011 13 12 13 12 Năm 2012 13 13 12 12 Năm 2013 12 12 13 13 Năm 2014 12 12 14 12 Năm 2015 12 14 12 12 Năm 2016 12 12 14 12 Bảng thống kê trên chỉ đúng cho một mã đề. Tuy nhiên qua đó chúng ta thấy các phương án đúng được chia đều tỷ lệ gần như là 25% 2.3.2. Phân tích sự phân bổ số lượng câu cho từng chuyên đề trong bộ môn Vật lí. Nội dung đề thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019 theo Thông tư số: 03/2019/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi THPT QG và xét công nhận tốt nghiệp THPT thi nội dung chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12. Qua phân tích đề thi các năm trước năm trước và các đề thi THPT QG minh họa năm 2019 thì chúng ta có thể thấy đối với bộ môn Vật lí số lượng câu được phân bổ theo các chuyên đề là như sau: TT Chuyên đề Số lượng câu 1 Dao động cơ học 7 – 8 2 Sóng cơ học 4 – 5 3 Điện xoay chiều 7 – 8 4 Sóng điện từ 4 – 5 5 Sóng ánh sáng 5 – 6 6 Lượng tử ánh sáng 4 – 5 7 Vật lí hạt nhân 5 – 6 8 Lớp 11 4 - 5 Trong đó ở mỗi chuyên đề các câu được phân bổ theo các mức độ như sau: Qua phân tích đề thi các năm trước năm trước và các đề thi THPT QG minh họa năm 2019 thì chúng ta có thể thấy đối với bộ môn Vật lí số lượng câu có thể đưa ra thông kê tương đối như sau: TT Chuyên đề Nhận biết, thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Dao động cơ học 4 2 1 2 Sóng cơ học 3 1 1 3 Điện xoay chiều 4 2 2 4 Sóng điện từ 2 1 0 5 Sóng ánh sáng 3 1 0 6 Lượng tử ánh sáng 3 1 0 7 Vật lí hạt nhân 3 1 0 8 Lớp 11 2 2 0 2.3.3. Hướng dẫn học sinh lớp 12 có năng lực học trung bình và yếu cách học để nâng cao điểm số trong kì thi THPT Quốc gia. Qua phân tích cấu trúc đề thi và sự phân bổ số lượng câu hỏi cho các chuyên đề trong bộ môn Vật lí cho thấy để đạt được hiệu quả cao trong kì thi THPT Quốc gia học sinh cần phải: - Nắm vững toàn bộ kiến thức cơ bản chương trình môn Vật lí lớp 12. - Chuyên đề nào dễ học trước. Qua phân tích ở trên cho thấy các chuyên đề 4,5,6,7 dễ lấy điểm hơn nên ưu tiên học trước - Vì trong mỗi chuyên đề đều có số lượng câu dễ khá nhiều nên trong mỗi một chuyên đề giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh các mức độ: Nhận biết, thông hiêu. Và chỉ tập trung ở phần thuộc mức độ Nhận biết và thông hiểu. - Do trong đề thi có tới từ 15 -17 câu thuộc phần lí thuyết nên bắt buộc kiến thức cơ bản trong SGK lớp 12 là phải hiểu và phân tích, giải thích được các hiện tượng. Cụ thể những nội dung cần dạy cho từng chuyên đề: TT Nội dung chuyên đề Nội dung cần hướng đẫ cho học sinh 1 Dao động cơ học - Dao động điều hòa, phương trình dao động điều hòa, các đai lượng đặc trưng của dao động điều hòa. - Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa - Lực kéo về. - Năng lượng trong dao động điều hòa. - Con lắc lò xo, con lắc đơn. - Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, công hưởng. - Tổng hợp dao động điều hòa 2 Sóng cơ học - Sóng cơ, đặc điểm, tính chất của sóng - Phương trình sóng. - Lí thuyết về giao thoa. - Sóng dừng. - Sóng âm, đắc trưng vật lí, sinh lí của âm. 3 Dòng điện xoay chiều - Khái niệm dòng điện xoay chiều, giá trị hiệu dụng. - Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, chỉ có cuộn cảm, chỉ có tụ điện. - Các công thức của mạch RLC nốit tiếp, điều kiện cộng hưởng. - Máy phát điện, máy biến thế, truyền tải điện năng đi xa. 4 Dao động điện từ - Dao động điện từ. Chu kì, tần số. - Sóng điện từ, đặc điểm của sóng điện từ. - Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. - Công thức tính bước sóng điện từ. 5 Sóng ánh sáng - Tán sắc ánh sáng, ánh sáng đơn sắc. - Các công thức tính khoảng vân, vị trí vân sáng, vân tối trong giao thoa ánh sáng. - Tia hông ngoại, tia tử ngoại, tia X. 6 Lượng tử ánh sáng - Hiện tượng quang điện. - Định luật quang điện, công thức tính bước sóng giới hạn quang điện. - Hiện tượng quang điện trong. - Hiện tượng quang – phát quang. - Mẫu nguyên tử Bo. Bán kính quỹ đạo của electron trong nguyên tử Hidro. - Sơ lược về Laze. 7 Hạt nhân nguyên tử - Tính chất và cấu tạo hạt nhân. - Năng lượng liên kết của hạt nhân. - Phản ứng hạt nhân. - Phóng xạ, Định luật phóng xạ. - Phản ứng phân hạch, nhiệt hạch. - Khi ôn tập tổng hợp: Do đây là phần kiến thức cơ bản của sách giáo khoa và qua đề thi của các năm học trước cho thấy phần kiến thức thay đổi không nhiều do đó khi ôn tập tổng hợp chủ yếu cho các em học sinh làm đi làm lại các đề của những năm học trước. Chú ý chỉ cần cho các em học sinh làm từ các câu 1 đến 24 thôi vì phần này phù hợp năng lực của các em. Minh họa đề thi thử ôn tập tổng hợp ( được chọn từ các đề thi THPT QG của những năm trước) ĐỀ ÔN TẬP TỔNG HỢP Câu 1: Lực hạt nhân còn được gọi là A. lực tương tác điện từ. B. lực hấp dẫn. C. lực tĩnh điện. D. lực tương tác mạnh. Câu 2: Hiện tượng cầu vồng sau mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện tượng nào? A. tán sắc ánh sáng B. giao thoa ánh sáng. C. nhiễu xạ ánh sáng D. quang – phát quang. Câu 3: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được cấu thành bởi các hạt A. proton. B. electron. C. photon. D. notron. Câu 4: Con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng lên vật nhỏ của con lắc có độ lớn tỉ lệ thuận với A. độ lớn vận tốc của vật. B. độ lớn li độ của vật. C. biên độ dao động của con lắc. D. chiều dài lò xo của con lắc. Câu 5: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cảm kháng của cuộn dây này bằng A. B. C. D. Câu 6: Một dòng điện chạy trong một đoạn mạch có cường độ . Đại lượng f gọi là A. tần số của dòng điện. B. tần số góc của dòng điện. C. chu kì của dòng điện. D. pha ban đầu của dòng điện. Câu 7: Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng A. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian B. biên độ nhưng khác tần số C. pha ban đầu nhưng khác tần số D. biên độ và hiệu số pha thay đổi theo thời gian Câu 8: Một người đang dùng điện thoại di động có thể thực hiện được cuộc gọi. Lúc này điện thoại phát ra A. tia tử ngoại. B. bức xạ gamma. C. tia Rơn – ghen. D. sóng vô tuyến. Câu 9: Cơ thể người có thân nhiệt 370C là một nguồn phát ra A. tia Rơn – ghen. B. tia gamma. C. tia tử ngoại. D. tia hồng ngoại Câu 10: Số nucleon trong hạt nhân là: A. 14 B. 20 C. 8 D. 6 Câu 11: Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là A. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường. B. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường. C. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng. D. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng. Câu 12: Biết cường độ âm chuẩn là W/m2. Khi cường độ âm tại một điểm là W/m2 thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng A. 50 dB B. 60 dB C. 70 dB D. 80 dB Câu 13: Xét nguyên tử Hidro theo mẫu nguyên tử Bo. Gọi r0 là bán kính Bo. Bán kính quỹ đạo dừng L có giá trị A. 9r0. B. 2r0. C. 3r0. D. 4r0. Câu 14: Thanh sắt là thanh niken tách rời nhau khi được nung nóng đến cùng nhiệt độ 12000C thì phát ra A. hai quang phổ liên tục không giống nhau B. hai quang phổ vạch giống nhau C. hai quang phổ vạch không giống nhau D. hai quang phổ liên tục giống nhau Câu 15: Một sóng điện từ có tần sô 90 MHz, truyền trong không khí với tốc độ m/s thì có bước sóng là A. 3,333 m B. 3,333 km C. 33,33 m D. 33,33 km Câu 16: Hạt nhân có năng lượng liên kết 1784 MeV. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này là A. 12,48 MeV/nucleon B. 5,46 MeV/nucleon C. 7,59 MeV/nucleon D. 19,39 MeV/nucleon Câu 17. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số góc ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Điều kiện để cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch đạt giá trị cực đại là A. B. ω2LC = 1 . C.. D.. Câu 18. Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng A. điện - phát quang. B. hóa - phát quang. C. nhiệt - phát quang. D. quang - phát quang. Câu 19. Hạt nhân được tạo thành bởi các hạt A. êlectron và nuclôn. B. prôtôn và nơtron. C. nơtron và êlectron. D. prôtôn và êlectron. Câu 20. Tách ra một chùm hẹp ánh sáng Mặt Trời cho rọi xuống mặt nước của một bể bơi. Chùm sáng này đi vào trong nước tạo ra ở đáy bể một dải sáng có màu từ đỏ đến tím. Đây là hiện tượng A. giao thoa ánh sáng. B. nhiễu xạ ánh sáng C. tán sắc ánh sáng. D. phản xạ ánh sáng. Câu 21. Trong nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, biến điệu sóng điện từ là A. biến đổi sóng điện từ thành sóng cơ. B. trộn sóng điện từ tần
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_co_nang_luc_trung_binh_y.doc