SKKN Một số biện pháp và bài tập phát triển thành tích nhảy xa ưỡn thân cho học sinh lớp 12

SKKN Một số biện pháp và bài tập phát triển thành tích nhảy xa ưỡn thân cho học sinh lớp 12

Thể dục thể thao là bộ phận của một nền giáo dục, là một mặt của giáo dục toàn diện, nó có tác dụng rất lớn đối với các mặt giáo dục khác. TDTT còn là một bộ phận của nền văn hoá xã hội. Một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực, nhằm tăng cường thể chất con người. Nâng cao thành tích thể thao góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối hợp lí và toàn diện.

 TDTT đóng góp phần tích cực, nâng cao sức khỏe, trí tuệ, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang”. Thể dục là một môn học trong những năm gần đây đã được sự quan tâm của ngành giáo dục và toàn bộ xã hội. Môn học đem lại cho học sinh một sức khoẻ tốt, một cơ thể phát triển hài hoà để tạo tiền đề góp phần thúc đẩy học tốt các môn học văn hoá khác.

 

doc 22 trang thuychi01 9562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp và bài tập phát triển thành tích nhảy xa ưỡn thân cho học sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
1.3.Đối tượng và phạm vi áp dụng.
1.4. Phương pháp thực hiện.
1
2
3
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận. 
2.2. Thực trạng. 
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề:
 2.3.1. Chạy đà.
 2.3.2. Giậm nhảy.
 2.3.3. Giai đoạn trên không.
 2.3.4. Giai đoạn tiếp đất.
 2.3.5. Một số trò chơi để phát triển sức mạnh của chân, phát triển thể lực chung.
 2.3.6. Các bài tập thể lực bổ trợ môn nhảy xa.
2.4. Kết quả sau thực nghiệm.
4
5
5
6
7
9
11
12
14
15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
18
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
	1. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Thể dục thể thao là bộ phận của một nền giáo dục, là một mặt của giáo dục toàn diện, nó có tác dụng rất lớn đối với các mặt giáo dục khác. TDTT còn là một bộ phận của nền văn hoá xã hội. Một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực, nhằm tăng cường thể chất con người. Nâng cao thành tích thể thao góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối hợp lí và toàn diện.
 	 TDTT đóng góp phần tích cực, nâng cao sức khỏe, trí tuệ, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang”. Thể dục là một môn học trong những năm gần đây đã được sự quan tâm của ngành giáo dục và toàn bộ xã hội. Môn học đem lại cho học sinh một sức khoẻ tốt, một cơ thể phát triển hài hoà để tạo tiền đề góp phần thúc đẩy học tốt các môn học văn hoá khác.
	Hoạt động TDTT bao gồm rất nhiều môn. Trong đó điền kinh xem là thế mạnh của nước nhà, nó được xem là môn thể thao “Nữ Hoàng” đã đem về cho đất nước nhiều tấm huy chương trong các kì Á vận hội và Seagames.Điền kinh là môn thể thao có lịch sử lâu dài nhất được yêu thích và phổ biến trên toàn thế giới. 
	Trong điền kinh nhảy xa là môn có kỹ thuật tương đối khó, đòi hỏi sự phối hợp các giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất một cách nhuần nhuyễn, chính xác, đặc biệt là giai đoạn chạy đà và giậm nhảy. Có thể nói nhảy xa chính là hoạt động của con người dùng tốc độ chạy đà và sức bật của một chân để đưa cơ thể vượt qua một khoảng cách xa nhất. Thành tích được tính bằng (m) hay xăngtimét (cm). Do vậy ảnh hưởng chung đến kết quả học tập bởi lẽ các em không nắm vững được những yếu lĩnh kỹ thuật. Là người dạy môn thể dục nhất là môn nhảy xa ưỡn thân, tôi biết cần phải làm gì, thông qua cơ sở khoa học nào, các giai đoạn nào quyết định. Các bài tập bổ trợ để khắc phục những sai lầm trong việc nâng cao thành tích môn nhảy xa ưỡn thân. Với những trăn trở trên, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp và bài tập phát triển thành tích nhảy xa ưỡn thân cho học sinh lớp 12 ".
1.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
 1.2.1. Mục đích nghiên cứu.
 - Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc trong nhảy xa, với yêu cầu cụ thể nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong giảng dạy TDTT trong trường THPT hiện nay.
 - Lựa chọn những biện pháp giúp HS thực hiện được kĩ thuật một cách chính xác nhất và hứng thú trong tập luyện, đó là yếu tố chính quyết định thành tích của người tập.
 - Áp dụng có hiệu quả những biện pháp và bài tập đó một cách hiệu quả vào quá trình giảng dạy.
 1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Được chia làm 3 giai đoạn nghiên cứu như sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, tổng hợp, phân tích, lựa chọn các bài tập bổ trợ và các biện pháp hợp lý trong quá trình giảng dạy nhảy xa ưỡn thân cho học sinh THPT. 
Giai đoạn 2: Ứng dụng tính hiệu quả của các bài tập trên vào thực tế giảng dạy, tổng hợp số liệu phân tích, so sánh kết quả giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, nhận xét tính khả thi và điều chỉnh hợp lý.
Giai đoạn 3: Thống kê, kiểm tra đánh giá kết quả thực tế. Từ đó lựa chọn những bài tập, biện pháp phù hợp, viết sáng kiến và báo cáo. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu, thời gian thực nghiệm.
- 10 học sinh lớp 12D và 10 học sinh lớp 12H trường THPT Nga Sơn- Nga Sơn – Thanh Hóa.
- Thời gian thực nghiệm: 5 tuần 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan:Tôi đã sử dụng các tài liệu chuyên môn có hướng tới đề tài nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy nâng cao kỹ thuật. 
1.4.2 Phương pháp phỏng vấn và toạ đàm: Tiến hành phỏng vấn và hỏi ý kiến của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp nhiều năm công tác và có kinh nghiệm trong nhà trường phổ thông trong và ngoài huyện để tìm ra những bài tập hợp lý.
 1.4.3Phương pháp kiểm tra sư phạm: Trong sáng kiến này tôi sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để kiểm tra và đánh giá hiệu quả một số biện pháp và bài tập phát triển thành tích nhảy xa ưỡn thân cho học sinh lớp 12.
 1.4.4. Phương pháp thực nghiệm: Tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp và bài tập phát triển thành tích nhảy xa ưỡn thân cho học sinh lớp 12. Sau khi kiểm tra ban đầu, tôi phân thành 2 nhóm đối tượng:
 Nhóm thực nghiệm gồm 10 học sinh lớp 12D trường THPT Nga Sơn.
 Nhóm đối chứng gồm 10 học sinh lớp 12H trường THPT Nga Sơn.
Việc lấy nhóm thực nghiệm được tiến hành một cách ngẫu nhiên không qua quan sát và đánh giá, các học sinh này ban đầu đều có kết quả kiểm tra thành tích nhảy xa ưỡn thân ngang nhau.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận.
	Giáo dục và phát triển giáo dục trong Nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Đồng thời góp phần nâng cao thể lực giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng cho đất nước. Hiện nay, các trường THPT đều có xu hướng phát triển về quy mô và đa dạng hóa loại hình đào tạo. Sự phát triển mạnh mẽ về số học sinh đặt chất lượng giáo dục, trong đó có giáo dục thể chất là một thử thách to lớn.
 	Tại các trường học, đặc biệt là các trường trung học phổ thông trong tỉnh Thanh hóa công tác giáo dục thể chất có thể nói được các cấp lãnh đạo khá quan tâm, thể hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cao trang thiết bị cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả đội ngũ giáo viên; một số trường đã đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình thể dục thể thao mới to lớn và hiện đại, đã và đang phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa, phong trào hoạt động thể thao quần chúng và các giải thi đấu thể thao học sinh... Nhưng thực tế công tác giáo dục thể chất và thể thao học đường ở nhiều trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục đào tạo đã đề ra. Qua kinh nghiệm giảng dạy cũng như qua tham khảo ý kiến của các thầy cô, đồng nghiệp, tôi nhận thấy chất lượng học tập nói chung và kết quả học tập môn học giáo dục thể chất nói riêng phụ thuộc đáng kể vào thái độ của học sinh thông qua hệ thống bài tập và các biện pháp áp dụng trong giảng dạy.
 	Vì vậy, việc nghiên cứu một số biện pháp và các bài tập nhằm nâng cao hứng thú trong giờ học giáo dục thể chất chính khóa của học sinh sẽ là cơ sở khách quan cho việc tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất, góp phần đào tạo nhân cách phát triển toàn diện con người.
2.2.Thực trạng. 
	Qua nhiều năm thực tế giảng dạy điều mà chúng tôi trăn trở là làm thế nào để học sinh nắm bắt được kĩ thuật nhanh nhất, ít mắc sai lầm nhất. Đối với bộ môn thể dục các em học thực hành là chủ yếu chỉ cần mắc 1 số sai lầm nhỏ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả, kĩ thuật nhảy xa là một kĩ thuật tương đối khó, đòi hỏi người nhảy phải đưa cơ thể vượt qua một khoảng cách xa nhất. Đối với học sinh THPT để thực hiện tốt kĩ thuật và đạt thành tích là rầt khó do các em ít chú ý nên không nắm được những yếu lĩnh của kĩ thuật động tác. Ở kĩ thuật này học sinh thường mắc sai lầm khác nhau, do những nguyên nhân khác nhau gây lên. Bằng quan sát thực tế giảng dạy trong những năm qua tôi kết luận trong nhảy xa ưỡn thân các em thường mắc một số sai lầm cơ bản. Đó là những sai lầm sau.
	1. Chạy đà không chính xác, tốc độ chạy đà không cao. Nhịp điệu không ổn định của các bước chạy đà cuối dẫn tới việc đặt chân giậm không đúng ván giậm.
	2. Bước đưa đặt chân giậm nhảy quá ngắn, quá dài hoặc cục. Giậm nhảy yếu không có lực. Sự phối hợp giữa chân lăng và tay không đồng bộ.
	3. Không có thời kì bước bộ, thu chân giậm quá sớm. Không tạo được tư thế ngồi trên không.
	4. Gập duỗi chân ra trước không nhanh, không tích cực. Chạm cát xong người thả lỏng dẫn đến cơ thể đổ ra phía sau.
Đó là 4 sai lầm mà học sinh thường mắc. Sau khi cân nhắc, dựa vào cơ sở nêu trên. Tôi quyết định đưa ra một số bài tập sửa chữa sai lầm, không những giáo viên trực tiếp sủa chữa sai lầm cho học sinh mà còn giao công việc cụ thể cho các em tự sửa chữa sai lầm cho nhau để phát huy tính tự giác tích cực, chủ động, sáng tạo mà ít giáo viên chú trọng tới vấn đề này. 
2.3.Các biện pháp để giải quyết vấn đề. 
	Nhảy xa là một phân môn đòi hỏi học sinh phải có tốc độ chạy đà, sức bật tốt và biết kết hợp một cách hài hòa, khéo léo giữa hai yếu tố đó. Chạy đà nhằm tạo ra tốc độ tối đa theo phương nằm ngang, sức bật tốt để năng cơ thể lên độ cao thích hợp, sự kết hợp tốt hai yếu tố đó tạo cho người tập đạt được thành tích cao. Trong quá trình nhảy xa ưỡn thân bao gồm bốn giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất. 
2.3.1. Chạy đà.
Mục đích của chạy đà nhằm tạo ra tốc độ tối ưu theo phương nằm ngang trước lúc giậm nhảy. Như vậy Chạy đà - Giậm nhảy là một trong những giai đoạn quan trọng chủ yếu có ý nghĩa quyết định lần nhảy. Để hoàn thiện kỹ thuật chạy đà đòi hỏi người tập giải quyết hàng loạt vấn đề : Chiều dài đà, tốc độ chạy đà và trình độ thể lực tư thế chuẩn bị giữa các yếu tố có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Khoảng cách chạy đà dài hay ngắn tùy thuộc vào trình độ người tập nghĩa là phụ thuộc vào quãng đường cần thiết để người tập đạt được tốc độ lớn nhất tại điểm giậm nhảy. ( Nguồn: Sách giáo viên Thể dục 12)
 Hình 1: Động tác chạy đà trong nhảy xa ưỡn thân.
* Sai lầm 1: Chạy đà không chính xác, tốc độ chạy đà không cao.
 Cách sửa : Chạy đà nhiều lần chú ý nhịp điệu chạy đà và tăng tốc độ, hạ thấp trọng tâm để chuẩn bị giậm nhảy tốt. Sử dụng vạch báo hiệu để điều chỉnh đà. Chạy tốc độ cao nhiều trên đường chạy hướng vào hố nhảy.
 Bài tập 1 : Tập chạy đà tăng dần tốc độ theo nhịp vỗ tay hoặc lời hô của giáo viên.
Bài tập 2: Chạy tốc độ cao 15 – 30m ngoài đường chạy đà hoặc trên đường chạy đà băng qua hố nhảy.
Bài tập 3: Rèn luyện sức nhanh bền
 - Mục đích: Rèn luyện cho các em chạy trên đường thẳng có vạch vôi để chạy thẳng hướng
- Biện pháp: Trong các giờ dạy tôi cho các em chạy tăng tốc mỗi hàng cách nhau xa để quan sát.
* Sai lầm 2 : Nhịp điệu không ổn định của các bước chạy đà cuối dẫn tới việc đặt chân giậm không đúng ván giậm nhảy.
 Cách sửa : Áp dụng vạch đánh dấu ở các bước đà cuối. Cho chạy lặp lại nhiều lần trên các vạch đó.
Bài tập: Chạy toàn bộ đà nhiều lần nữ 16m, nam 20m. Tốc độ cao có đánh dấu các vạch bốn bước cuối cùng trước khi giậm nhảy.
2.3.2. Giậm nhảy.
Nhiệm vụ giậm nhảy là thay đổi phương chuyển động của cơ thể phù hợp với mục đích của từng môn nhảy. Sau khi đặt chân giậm nhảy do ảnh hưởng của quán tính và trọng lực chân giậm nhảy gập ở khớp gối, khớp hông và cả thân trên đều hơi ngã về phía trước,do sự duy chuyển về trước của cơ thể trọng tâm xích lại gần điểm chống tựa. Trong các cuộc nhảy tốc độ giữa cẳng chân và đùi khoảng 135 -1400 . Động tác giậm nhảy được thực hiện thông qua việc nhanh chóng duỗi các khớp. Lúc người nhảy vươn thẳng người lên thì áp lực ở điểm tựa lên, khi thân người vươn thẳng hoàn toàn thì áp lực của điểm tựa giảm xuống bằng 0 và tốc độ bay lên đạt mức độ tối đa.
 	Như vậy chứng tỏ động tác vươn thẳng đứng tạo ra tốc độ chạy ban đầu và là cơ sở để nâng cao thân người lên theo quán tính. Tốc độ bay ban đầu của người nhảy phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn của phản lực khi giậm nhảy. Sức mạnh tương đối càng lớn, năng lực giậm nhảy càng cao, động tác đá lăng chân và đá lăng tay cũng có tác dụng hỗ trợ cho động tác giảng dạy.
Trong quá trình tập luyện cho dù giáo viên thường xuyên phân tích, nhắc nhở, sửa sai nhưng hầu như góc độ bay của các em không tăng lên được, hoặc tăng không đáng kể. Có chăng chỉ được một vài em có tố chất bẩm sinh hoặc thực sự đam mê. Để khắc phục yếu điểm này chúng tôi tiền hành cho luện tập với dụng cụ “xà thấp”. Khi thực hành luyên tập có xà cao từ 35cm đến 50cm đặt cách ván giậm 80cm đến 100cm buộc các em phải nâng góc độ bay để qua được xà. Ngoài ra còn gây được hứng thú cho các em. Các em học sinh sẽ tự giác muốn luyện tập nhiều lần để nhảy qua đưởc mức xà cao hơn, xa hơn đây cũng là một vần đề rất cần thiết mà khi không có dụng cụ muốn động viên các em cũng rất khó.( Nguồn: Sách giáo viên Thể dục 12)
 Hình 2: Động tác đặt chân giậm nhảy vào ván giậm nhảy của nhảy xa ưỡn thân.
* Sai lầm thường mắc : Bước đưa đặt chân giậm nhảy quá ngắn, quá dài hoặc giật cục. Giậm nhảy yếu không có lực. Sự phối hợp giữa chân lăng và tay không đồng bộ
Cách sửa : GV làm mẫu sau đó cho HS đo và chỉnh lại đà, xác định lại điểm giậm nhảy. Tập cách đặt chân giậm nhảy vào ván giậm.
Bài tập 1: Mô phỏng cách đặt chân lên vị trí giậm nhảy.
 - Mục đích : Tập đặt chân giậm nhảy.
- Yêu cầu : Đặt chân giậm nhảy vào ván giậm.
- Cách tổ chức luyện tập : Cho học sinh xếp thành hai hàng ngang, các em hàng đầu để chân lăng phía trước, chân giậm phía sau, mũi chân chạm đất. Các em hàng sau giữ hai tay em hàng trước. Học sinh hàng trước giữ chân thẳng, gối chân trước hơi trùng xuống sâu đó đồng thời với việc đạp chân lăng, các em đưa nhanh chân giậm ra trước và đặt trên ván giậm bằng cả bàn chân.
Bài tập 2: Mô phỏng cách đặt chân trên vị trí giậm nhảy phối hợp với chân lăng và đánh tay.
 - Yêu cầu : Lúc đặt chân vào vị trí giậm nhảy, chân lăng bắt đầu chuyển đùi về trước – lên trên. Đồng thời với lăng chân, hai tay được nâng ra trước lên trên, tay bên chân giậm được nâng cao hơn để giữ thăng bằng.
- Biện pháp : GV vừa làm mẫu, vừa hướng dẫn cho học sinh tập
- Cách tổ chức tập luyện. : GV cho lần lượt các em thực hiện động tác đặt chân giậm nhảy. 2em/ 1lần. GV quan sát sửa sai.
Bài tập 3: Chạy đà chậm và tập trung phối hợp giữa giậm nhảy với chuyển động của chân lăng và hai tay.
 - Yêu cầu : Phối hợp chạy đà với giậm nhảy 1 cách liên tục để tạo chuyển động cho chân lăng va hai tay thực hiện tốt hơn.
- Biện pháp : Giáo viên làm mẫu, vừa hướng dẫn cho học sinh tập.
 - Cách tổ chức tập luyện: Giáo viên lần lượt cho các em thực hiện động tác chạy đà kết hợp với giậm nhảy.
2.3.3. Giai đoạn trên không.
 Bắt đầu khi chân giậm rời khỏi ván giậm nhảy. Người bay lên cao – ra trước. Chân giậm nhảy duổi thẳng chếch dưới phía sau, chân giậm nhảy co phía trước, thực hiện tư thế bước bộ trên không. Chân giậm nhảy co dần lại và đá ra trước nâng cao gối. Hai tay đánh xốc lên, kết hợp với thân ngả nhiều về trước và với 2 chân để chuẩn bị tiếp đất.( Nguồn: Sách giáo viên Thể dục 12)
 Hình 3: Động tác trên không của nhảy xa ưỡn thân.
* Sai lầm thường mắc 
 Sai lầm 1: Không có thời kì bước bộ, thu chân giậm quá sớm.
* Cách sửa : Xây dựng khái niệm đúng : Tại chỗ tập mô phỏng động tác bước bộ sau đó thu chân giậm. 
Bài tập 1: Giới thiệu đặc điểm của giai đoạn trên không.
- Mục đích : Hiểu và vận dụng trong tập luyện và thi đấu
- Cách tổ chức tập luyện : Cho lớp tập trung làm 4 hàng ngang xem làm mẫu và nghe phân tích kĩ thuật.
Bài tập 2 : Đà 3 – 5 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ trên không.
- Mục đích : Hiểu và vận dụng trong tập luyện và thi đấu.
- Cách tổ chức tập luyện : Cho lớp tập trung làm 4 hàng ngang xem làm mẫu và nghe phân tích kĩ thuật. GV cho lần lượt các em thực hiện động tác bước bộ trên không. 2em/ 1lần
- Yêu cầu kĩ thuật : Chân giậm nhảy duỗi thẳng ở phía sau, chân lăng nâng đùi lên cao, cẳng chân thả lỏng, hai tay đánh phối hợp.
Sai lầm 2: Không tạo được tư thế ngồi hoặc ưỡn thân trên không.
* Cách sửa : GV làm mẫu chỉ ra chỗ sai và hướng dẫn học sinh làm lại động tác.
 Bài tập 3: Tại chỗ bật xa thu chân sát đùi thành ngồi xổm.
- Mục đích : Tạo tư thế ngồi xổm trên không.
- Cách tổ chức luyện tập : GV cho lần lượt các em thực hiện động tác đặt chân giậm nhảy. 2em/ 1lần.
Bài tập 4 Đà 3 – 5 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ trên không.
- Yêu cầu kĩ thuật : Chân giậm nhảy duỗi thẳng ở phía sau, chân lăng nâng đùi lên cao, cẳng chân thả lỏng, hai tay đánh phối hợp.
- Cách tổ chức tập luyện : GV cho lần lượt các em thực hiện động tác bước bộ trên không. 2em/ 1lần.
Sai lầm 2: Không tạo được tư thế ngồi hoặc ưỡn thân trên không.
* Cách sửa : GV làm mẫu chỉ ra chỗ sai và hướng dẫn học sinh làm lại động tác.
2.3.4. Giai đoạn tiếp đất.
	 Để đạt được độ xa của lần nhảy, việc thực hiện tốt kỹ thuật rơi xuống cát có ý nghĩa rất lớn. Không ít vận động viên do kỹ thuật này kém nên đã không đạt được thành tích tốt nhất của mình. Trong tất cả các kiểu nhảy, việc thu chân chuẩn bị rơi xuống cát được bắt đầu khi tổng trọng tâm cơ thể cách mặt cát ngang với mức khi kết thúc giậm nhảy. Để chuẩn bị cho việc rơi xuống cát, đầu tiên cần nâng đùi, đưa hai đầu gối lên sát ngực và gập thân nhiều về trước. Cẳng chân lúc này được hạ xuống dưới, hai tay chuyển từ trên cao ra phía trước. Tiếp đó là nâng cẳng chân để gót chân chỉ cao hơn mông một chút. Thân trên gập về trước vừa phải để có thể nâng cao chân. Thông thường các em rất khó thực hiện điều này vì không chịu đưa chân ra trước, một phần cũng do tâm lý sợ ngã về phía sau. Việc đặt một xà thấp trên đoạn đường gần tiếp đất đã khắc phục được vấn đề này. Người tập buộc phải nâng cao chân và đưa hai chân về trước để qua xà.
Như vậy sử dụng dụng cụ xà thấp một cách hợp lý có thể giúp người tập luyện tập tốt tất cả các giai đoạn trong nhảy xa để nâng cao thành tích, và tạo tính tự giác luyện tập cho người tập trong các giờ tập trên lớp, ngoài ra cần chú ý đến các sai lầm thường mắc và cách sửa chữa như sau .( Nguồn: tulieu.violet.vn )
 Hình 4: Động tác tiếp đát của nhảy xa ưỡn thân. 
* Sai lầm thường mắc : Gập duỗi chân ra trước không nhanh, không tích cực. Chạm cát xong người thả lỏng dẫn đến cơ thể đổ ra phía sau.
* Cách sửa: Tập tiếp đất bằng hai chân qua một số bài tập sau.
Bài tập 1: Tập rơi từ trên bục cao 30 – 40cm xuống cát. Có yêu cầu gập thân về trước.
 -  Mục đích:. Hoàn chỉnh kĩ thuật tiếp đất bằng hai chân.
 - Yêu cầu : Khi tiếp đất phải trùng gối để tránh chấn thương.
 Bài tập 2: Chạy đà từ 3 – 5 bước giậm nhảy thực hiện bước bộ sâu đó thu chân về trước dướn ra xa hơn cùng lúc với gập thân và tay.
 -  Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật bước bộ sau đó thu chân về trước dướn ra xa hơn.
 - Yêu cầu : Bật cao đẻ thực hiện động tác bước bộ sau đó mới thực hiện được động tác của chân và tay.
Bài tập 3: Nhảy qua dây chun tư thế ở giai đoạn bay sau đó thực hiện chạm cát.
-  Mục đích: Tập kết hợp giữa bay trên không thực hiện động tác ưỡn thân kết hợp với tiếp cát.
2.3.5. Một số trò chơi để phát triển sức mạnh của chân và phát triển thể lực chung. 
Trò chơi 1: “Nhảy ô tiếp sức”
 - Mục đích: Phát triển sức mạnh của chân, khả năng phối hợp nhanh nhẹn, khéo léo.
 - Chuẩn bị :Kẻ vạch XP . Cách vạch xuất phát 0,8 - 1,5m của mối hàng kẻ 10 ô chữ nhật, mỗi ô có cạnh 0,4m, cạnh kia 1 - 1,5m. Tập hợp lớp thành 4 hàng dọc
- Cách chơi: Lần lượt từng em của mỗi hàng bật nhảy bằng 2 chân từ vạch XP vào ô số 1, sau đó nhảy tách 2 chân vào ô số 2 và 3, tiếp tục như vậy cho đến ô cuối. Sau đó bật quay 1800, rồi nhảy lần lượt qua các ô về vạch XP, đưa tay chạm bạn số 2. Số 2 bật nhảy như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết.
Hàng nào nhảy xong trươc ít phạm quy hàng đó thắng
GV chia lớp làm 4 đội chơi , số lượng nam, nữ bằng nhau. Đứng sau vạch xuất phát. 
Các trường hợp phạm quy.
+ XP trước hiệu lệnh.
+ Để chân vào ô không đúng quy định.
+ Chân giẫm lên hoặc ra ngoài vạch vôi.
 - Yêu cầu : Chơi đúng luật, tích cực và tự giác trong quá trình chơi.
Trò chơi 2: “ Lò cò tiếp sức” .
- Mục đích :Phát triển sức 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_va_bai_tap_phat_trien_thanh_tich_nhay.doc
  • docBia.doc