SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 theo chương trình tiểu học mới VNEN

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 theo chương trình tiểu học mới VNEN

Tiếng Việt là một môn học quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiếng Việt vì nó đảm nhận việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông .

 Dạy phân môn Tập đọc trong các trường Tiểu học đang là một vấn đề được các trường, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hàng ngày trong xã hội. Thông qua việc đọc các tác phẩm văn chương, con người không những được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như có những kỹ năng mà các em sẽ sử dụng suốt đời.

 

doc 20 trang thuychi01 20625
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 theo chương trình tiểu học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : MỞ ĐẦU 
I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 
Tiếng Việt là một môn học quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiếng Việt vì nó đảm nhận việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông .
 	Dạy phân môn Tập đọc trong các trường Tiểu học đang là một vấn đề được các trường, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hàng ngày trong xã hội. Thông qua việc đọc các tác phẩm văn chương, con người không những được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như có những kỹ năng mà các em sẽ sử dụng suốt đời.
	Trong khi đó, ở trường tiểu học việc dạy đọc bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế, phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Giáo viên cũng còn lúng túng khi dạy Tập đọc : Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào ; làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh ; làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn ; làm thế nào để các em hiểu được văn bản được đọc ; làm thế nào để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em v,vĐó là những gì trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ Tập đọc.
	Từ những suy nghĩ trên bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 theo chương trình tiểu học mới VNEN ” để nâng cao chất lượng dạy học của mình . 
II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
	Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm và tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất, hiệu quả nhất cho phân môn Tập đọc góp phần rèn kĩ năng đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 
III . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
	Học sing lớp 2A trường Tiểu học Đông Cương năm học 2015 – 2016 .
IV . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 
	Nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :
	- Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu tài liệu : Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo, tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài.
	- Phương pháp quan sát : Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt theo dõi trong những giờ Tập đọc của HS nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học 
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin : Tôi xây dựng một hệ thống một số các câu hỏi điều tra học sinh nhằm tìm ra nguyên nhân đọc chưa đúng , chưa hay của học sinh . Tiến hành điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp. Qua đó nắm bắt được thực trạng.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu : Tôi sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý các số liệu thu thập được.
PHẦN II : NỘI DUNG
I . CƠ SỞ LÍ LUẬN :
	Phần lớn những tri thức, kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời đều được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cậnvới nguồn thông tin, tri thức của con người. Không biết đọc, con người sẽ không có được những điều kiện giáo dục mà xã hội dành cho họ. không thể hình thành một nhân cách toàn diện, không thể làm chủ trong xã hội hiện đại. Biết đọc con người có thể dễ dàng tiếp thu nền văn minh của nhân loại.
	Phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt. Biết đọc sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, hướng các em tới cái thiện, cái đẹp, dạy cho học sinh biết cách suy nghĩ lô gíc, tư duy có hình ảnh.Những hiểu biết về các tác phẩm văn học sẽ góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. 
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ : 
1. Thuận lợi
	Trường Tiểu học Đông Cương thành phố Thanh Hoá những năm gần đây được xây dựng khang trang, thoáng mát với diện tích khá rộng trên 1.300m2, có đầy đủ các cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo phục vụ cho việc dạy và học. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, thân thiện luôn được sự quan tâm, phối hợp của Ban Giám Hiệu và các Đoàn thể trong nhà trường. Đối với học sinh luôn nhận được sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía.
	 Hiện nay, việc thực hiện đổi mới công tác dạy và học theo hướng khoán nội dung chương trình cho phép giáo viên chủ động thời lượng trong từng phân môn, từng bài học ; chủ động điều chỉnh các hoạt động dạy học cho phù hợp với đặc điểm trình độ học sinh của lớp mình, trường mình . 
2. Khó khăn:
a. Học sinh:
	 Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học khả năng tập chung của các em còn kém nên nhiều em còn ngại đọc bài , đọc qua loa không tìm hiểu nội dung các bài đọc.
	Đây là một trường vùng ven Thành phố, điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ chủ yếu làm nghề nông, buôn bán nhỏ lẻ, một số gia đình đi làm xa nhà để kiếm sống nên nhiều em có hoàn cảnh khó khăn vì vậy nên gia đình ít quan tâm đến việc học của các em , việc học tập của con em đều phó mặc cho giáo viên. Các em còn ảnh hưởng của tiếng địa phương nên còn phát âm chưa chuẩn. Gia đình chưa chú trọng đến việc rèn nói chuẩn tiếng phổ thông cho học sinh . 
b. Giáo viên : 
	Nhiều năm giảng dạy Tập đọc ở lớp 2 tôi nhận thấy: Khả năng tiếp thu môn học Tiếng việt của các em còn nhiều hạn chế so với các môn Toán hay Tự nhiên xã hộivà các môn học khác....Ở phân môn Tập đọc lớp 2 đa số các em đọc to rõ ràng song cũng có một số em đọc chưa lưu loát, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em đọc chưa thể hiện được tình cảm nội dung văn bản, các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả,  những từ ngữ trọng tâm . Trong khi sắm vai, đọc đối thoại các em còn lúng túng, thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình. Một số em học sinh đọc yếu chưa xác định được giới hạn của những câu đối thoại, khi đọc thường cũng chưa biết cách thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp .
	Dạy học theo hướng dẫn học Tiếng Việt 2 , giáo viên phải vất vả hơn do phải hỗ trợ kịp thời đối với từng nhóm, thậm trí từng cá nhân học sinh trong các nhóm. Giáo viên cần phải linh hoạt, uyển chuyển trong hoạt động hướng dẫn học sinh học . Giáo viên phải biết chọn những hoạt động nào mình trực tiếp giúp đỡ học sinh, những hoạt động nào thì điều hành các nhóm trưởng hoặc những học sinh có năng lực giúp đỡ học sinh còn khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.	
	 Trong thực tế hiện nay, người giáo viên phải thay đổi cách dạy để các em có thể nắm bắt được tri thức, việc rèn đọc cho học sinh là hết sức cần thiết. Giáo viên cần dạy học sinh đọc như thế nào để người nghe hiểu  được nguyên vẹn nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản, lôi cuốn được người nghe, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn bản. Học sinh không những đọc được nội dung văn bản, mà cũng phải đọc hay, đọc diễn cảm, đây là mục  tiêu mà các thầy giáo, cô giáo dạy lớp 2 cần phải rèn và là đích để đạt tới . 
	Mặt khác phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhưng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài giảng. Ở khâu này, nhiều giáo viên lại không biết dạy như thế nào. Dạy sa vào giảng văn nhiều hơn là rèn đọc, chưa chú ý đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với từng khối lớp, chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong khi đọc.
	Một số giáo viên mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhưng do phương pháp dạy học truyền thống còn tiềm tàng, khả năng nắm bắt phương pháp mới cũng hạn chế, các bước lên lớp chưa linh hoạt. Vì vậy tiết Tập đọc còn buồn tẻ, đơn điệu. Các em học vẹt. Khâu thực hành còn yếu, nhất là khâu luyện đọc, đặc biệt là rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
	Hầu hết các giáo viên đều dạy học phụ thuộc vào sách Hướng dẫn học Tiếng Việt, không mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh, nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới sáng tạo bởi sợ sai, sợ lệch hướng,... Vì vậy các giờ Tập đọc đều được dạy theo một khuôn mẫu, rập khuôn máy móc, cứng nhắc. Nó có ưu điểm là thực hiện đúng phương pháp song lại có nhiều nhược điểm là xa rời thực tế, tách rời học sinh , giờ học khô khan, rời rạc. Bởi vậy, thực tế chất lượng học sinh chưa cao, khả năng đọc, hiểu, cảm thụ hình thành ý thức và hành động ở học sinh chưa đáp ứng thoả đáng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của nhà trường, gia đìnhvà xã hội .
	Việc điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt đối với giáo viên còn nhiều mới mẻ. Giáo viên vừa dạy vừa tự điều chỉnh và rút kinh nghiệm, học tập lẫn nhau chưa có một tài liệu nào hướng dẫn cụ thể nên giáo viên còn gặp rất nhiều lúng túng. 	
Năm học 2015 – 2016, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2A . Ngay từ dầu năm học tôi đã tìm hiểu về khả năng đọc của từng học sinh. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm như sau:
Lớp
Sĩ số
Đọc ngọng
Đọc sai phụ âm đầu
Đọc sai dấu
Đọc rõ ràng, lưu loát
Đọc diễn cảm
2A
31
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2
6,5
3
9,7
5
16,1
16
51,6
5
16,1
 Kết quả trên cho thấy chất lượng đọc của học sinh lớp 2A chưa cao. Để nâng cao chất lượng học sinh cũng như tích lũy thêm cho mình những kinh nghiệm, tôi đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu một số giải pháp giúp học sinh đọc tốt hơn nữa và mạnh dạn áp dụng vào giảng dạy .
III. GIẢI PHÁP VÀ CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Nhìn chung, một bài học của Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 tập trung vào 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết. Bốn kĩ năng được lồng ghép, tích hợp tự nhiên vào các bài, không tách bạch thành các phân môn như sách giáo khoa và cách dạy cũ. Không có kĩ năng nào bị coi nhẹ. Trong quá trình giảng dạy, từ những kinh nghiệm đúc rút được trong những năm qua tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 :
1.Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh:
	Trước khi nói về việc rèn đọc đúng cần xác định rõ mục tiêu rèn đọc - tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế đọc. Khi ngồi đọc, cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 20 đến 30 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu, thở ra chậm để lấy hơi. Ở lớp khi được cô giáo gọi đọc học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. 
Các hình thức : từng HS đọc cá nhân, từng cặp HS đọc, cả nhóm (bàn, tổ) đọc đồng thanh, đọc truyền điện , đọc tiếp sức, đọc phân vai  
Yêu cầu đầu tiên đối với khả năng đọc chính xác, luyện đọc chính xác thực chất là rèn luyện ngữ âm cho học sinh. 
Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi qui về 3 loại sau đây: 
+ Sai phụ âm đầu : ch/tr , s/x , l/n. 
Ví dụ : cây tre/cây che; sung / xung , sâu / xâu; lón/nón 
+ Sai vần : lòe loẹt thành lè lẹt, khuya đọc thành khia. 
+ Sai dấu thanh : dấu ngã đọc thành dấu hỏi . 
Ví dụ : ''vẽ tranh'' đọc là ''vẻ tranh'' , ... 
Phần lớn những lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân :
+ Nguyên nhân chủ quan : như nói lắp , nói ngắn lưỡi – khó đọc do bẩm sinh. 
+ Nguyên nhân khách quan : do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ . 
 Để dạy cho học sinh phát âm đúng , tôi không quên rèn kĩ năng nghe. Giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc. 
 Để chữa lỗi phát âm sai tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ. Sau khi giải thích rõ cho học sinh tôi đọc mẫu cho học sinh quan sát thật kĩ, có thể kết hợp cho một vài học sinh khá giỏi đọc lại. Sau đó cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần . Giáo viên cần sửa lối sai triệt để đến từng học sinh. 
Ví dụ : phát âm s / x : 
+ Khi phát âm s ( sờ ) : phải uốn lưỡi , hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi. 
+ Khi phát âm x ( xờ) : hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng . 
Ví dụ : phát âm tr / ch : 
+ Phát âm tr ( trờ ) : hơi ra qua động tác bật đầu lưỡi với chân răng . 
Mặt khác tôi cũng có thể sửa sai cho học sinh qua việc giảng nghĩa từ . 
Ví dụ : ' '' cũ /củ'' : sách cũ, sách mới ; củ khoai.củ sắn.
 “ mở/mỡ ” : mở cửa ; thịt mỡ
“ xâu / sâu '' : '' xâu kim '' với '' sâu trong lòng đất '' 
	Tôi có thể rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh bằng cách sau khi bạn trong nhóm đọc, bạn khác phát hiện xem bạn đọc sai ở đâu , vì sao sai , nên đọc lại như thế nào cho đúng. 
	Bên cạnh đó tôi có thể rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh bằng cách tùy theo nội dung bài học tổ chức cho học sinh thi đọc đúng , đọc nhanh các từ khó đọc, câu khó. Rèn cho các em ngắt giọng và nhấn giọng đúng.
	Ví dụ : Trong bài tập đọc Người mẹ hiền ( Hoạt động cơ bản 2 Bài 8A ) giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng , ngắt nghỉ đúng câu : Cô xoa đầu Nam / và gọi Minh đang thập thò ở của lớp, / nghiêm giọng hỏi :// “Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ?” //.
GV cần lắng nghe HS đọc để phát hiện khả năng đọc của mỗi em, từ đó có cách rèn luyện thích hợp với từng em ; khuyến khích HS trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ “được”, hay “chưa được” của bạn, nhằm giúp HS biết rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn...
Đặc biệt đối với những học sinh đọc sai do tiếng địa phương giáo viên cần phối hợp kịp thời với phụ huynh để hướng dẫn học sinh nói, đọc, viết chuẩn tiếng phổ thông. GV cần lập danh sách những học sinh phát âm chưa chuẩn, để rèn cho các em.
Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2 yêu cầu học sinh phải đọc rõ ràng, rành mạch. Không đọc lí nhí, giọng quá nhỏ, không dừng lâu quá để đánh vần, nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy, chỗ cần tách ý. Biết đọc liền các tiếng trong từ ghép, từ láy hoặc cụm từ cố định. Ngoài ra còn biết đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi, câu cảm biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời đối thoại. Dù đọc ở mức độ nào cũng đều yêu cầu phát âm đúng. 
2.Rèn kĩ năng đọc thầm cho học sinh:
	Hoạt động đọc thầm phần lớn được diễn ra cùng với hoạt động đọc hiểu . Hoạt động đọc thầm được dùng làm thông tin cho hoạt động đọc hiểu.Trong mô hình VNEN, học sinh không chỉ biết phải học cái gì, mà quan trọng hơn, học sinh còn phải biết học như thế nào, biết kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình.
	Hướng dẫn học Tiếng việt 2 được biên soạn theo định hướng tổ chức học sinh tự học theo sự hướng dẫn của giáo viên. Theo định hướng này , học sinh tự đọc các nhiệm vụ trong sách và làm theo chỉ dẫn. Do vậy hoạt động đọc thầm của học sinh diễn ra liên tục trong tất cả các bài học, ở hầu hết các hoạt động. Tốc độ và kết quả học của học sinh phụ thuộc nhiều vào hoạt động đọc thầm. 
	Giáo viên cần kiểm soát quá trình đọc thầm bằng cách qui định thời gian đọc thầm cho từng đoạn, từng bài. Học sinh sau khi đọc xong cần báo cáo kết quả của mình cho nhóm trưởng hoặc giáo viên được biết. Hiệu quả của việc đọc thầm chính là việc hiểu nội dung văn bản đó. Có nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 2 sau khi đọc xong vẫn không hiểu được nội dung đó là gì. Vì vậy, Giáo viên nên cần có chỉ dẫn định hướng cho các em đọc thầm từng nhiệm vụ : đọc thầm câu hỏi, đọc thầm câu trả lời cho những câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, đọc thầm đoạn để tìm câu trả lời đúngQua đó giúp học sinh biết đọc thầm đúng hướng ,đúng trọng tâm.
	Ví dụ : Trong bài Tập đọc “ Bím tóc đuôi sam” ( Hoạt động cơ bản 6 Bài 4A )
	Trao đổi và chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau :
	Các bạn gái khen Hà thế nào ? ( Đọc đoạn 1 )
a.Tóc bạn đẹp lắm !
b. Bím tóc đẹp quá !
c. Hà có hai bím tóc xinh xinh .
	Giáo viên cần hướng dẫn học sinh muốn trao đổi trước hết cần làm việc cá nhân trước đọc thầm câu hỏi , đọc thầm các ý a, b, c. Sau đó đọc thầm đoạn văn để tìm ra lựa chọn đúng. Nếu giáo viên không định hướng sẽ có học sinh không đọc đoạn văn mà lựa chọn theo cảm tính. 
	Muốn rèn kĩ năng đọc thầm cho học sinh thì không chỉ giới hạn yêu cầu đọc thầm trong lớp học, trong các bài học Tiếng việt. Các bài học ở những môn học khác, các ấn phẩm có ở trong trường, ngoài cuộc sống đều là những phương tiện tốt để luyện đọc thầm cho học sinh. Khi dạy các môn học khác giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc thầm các nhiệm vụ, các chỉ dẫn nêu trong tài liệu như là hướng dẫn học sinh đọc thầm các bài tập đọc của môn Tiếng Việt. Giáo viên các khích lệ học sinh đọc các bảng nội qui, các bảng thông báo của nhà trường, đọc các sách báo, ở thư viện, đọc các bảng hiệu, hoặc quảng cáo các em thường nhìn thấy trên đường hoặc trên ti vi, đọc các chỉ dẫn ghi sử dụng các nhãn hàng hóa v.v...
	Đối với những học sinh còn hơi yếu, tốc độ đọc thầm chưa tốt. Tôi có thể kết hợp với phụ huynh cho con luyện đọc thêm ở nhà. Có thể rèn kĩ năng đọc thầm bằng cách khuyến khích học sinh đọc sách truyện, báo, tạp chí
	Khi dạy Tập đọc theo mô hình trường học mới VNEN giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp học sinh bước đầu rèn khả năng tự học và hình thành phương pháp học tập. Bên cạnh đó, khi dạy cũng cần thể hiện tính tương tác cao ( không chỉ tương tác với giáo viên, học sinh mà còn cả phụ huynh học sinh và cộng đồng ), tạo nhiều cơ hội cho học sinh sáng tạo, phát triển tư duy cũng như vận dụng những kiến thức kĩ năng học ở trường vào cuộc sống thực. Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng những điều đã học vào thực tiễn giao tiếp cụ thể , sinh động trong đời sống, giúp học sinh có thể sử dụng tốt Tiếng Việt trong giao tiếp và học tập.
3.Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh:
	Ở lớp 2, yêu cầu rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh chỉ dừng ở mức độ rất đơn giản. Khả năng nhận thức của học sinh còn hạn chế nên việc dạy học sinh đọc hiểu văn bản chỉ yêu cầu hiểu nội dung ý nghĩa của tác phẩm, tư tưởng , tình cảm, thái độ của tác giả ẩn chứa sau các hình ảnh, hình tượng nghệ thuật. Việc hướng dẫn học sinh hiểu văn bản nghệ thuật cũng chỉ dừng ở một số gợi mở ban đầu giúp các em tích lũy vốn từ và yêu thích những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong kể chuyện , viết văn trong giao tiếp hàng ngày.
	Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 mở ra nhiều khoảng trống cho sự sáng tạo của giáo viên trong tổ chức hoạt động dạy học. Phần lớn hoạt động đọc hiểu diễn ra ở hoạt động cơ bản và hoạt động thực hành .Với hoạt động đọc hiểu, Giáo viên có thể bổ sung những câu hỏi, bài tập giúp giờ học uyển chuyển , nhịp nhàng, hoặc bổ sung những câu hỏi tìm hiểu nội dung đoạn văn , khổ thơ để học sinh có thể trả lời khái quát ý nghĩa bài đọc. Giáo viên có thể linh hoạt tận dụng ưu thể của phương pháp học cả lớp nhưng cần tránh lạm dụng, làm mất đặc trưng của mô hình VNEN “tự học có hướng dẫn”. 
3.1 Tổ chức hoạt động tìm hiểu nghĩa từ :
	Để tổ chức cho học sinh hiểu nghĩa từ tôi có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như :
	-Hiểu nghĩa từ bằng quan sát vật thật , vật thay thế . Ví dụ : lời mô tả về hoàng hôn dù hấp đẫn đến mấy thì cũng khó lột tả nổi vẻ huy hoàng , lộng lẫy của thiên nhiên ở thời điểm đặc biệt này so với những tấm ảnh chụp cảnh thực, và học sinh được quan sát tận mắt. Cách giải nghĩa này sẽ giúp học sinh có những cảm xúc thẩm mỹ nhất định.
	- Hiểu nghĩa từ bằng lời mô tả. Ví dụ : Sáng kiến ( ý kiến hay và mới ), Bí mật ( giữ kín, không cho người khác biết ) lặng lẽ ( không nói gì ). Nếu giáo viên chỉ yêu cầu mỗi HS tự đọc thầm từ ngữ và lời giải nghĩa thì khó kiểm sát được học sinh có đọc hay không hoặc các em chỉ đọc hời hợt, đối phó.Vì vậy sau khi mỗi học sinh đọc thầm, cần cho từng cặp học sinh đọc lại; một em đọc từ, một em đọc lời giải nghĩa. Sau đó cho học sinh trao đổi, chia sẻ ý nghĩa của từ theo nhóm, chia sẻ trước lớp. Với hình thức tổ chức này tôi thấy học sinh học rất hiệu quả, các em hiểu nghĩa, ghi nhớ từ nhanh và rất hứng thú trong học tập. 
	- Hi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_trong_day_tap_doc_cho.doc