SKKN Lựa chọn những bài tập nâng cao hiệu quả trong môn thể dục nhịp điệu cho học sinh khối 10

SKKN Lựa chọn những bài tập nâng cao hiệu quả trong môn thể dục nhịp điệu cho học sinh khối 10

Đối với bất kỳ một quốc gia nào, một chế độ xã hội nào, thì TDTT cũng dữ một vai trò hết sức quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - văn hóa - chính trị xã hội. TDTT giúp hoàn thiện về thể chất, tinh thần, giúp con người phát triển toàn diện về mọi mặt của chân, thiện, mĩ. Nhận rõ tầm quan trọng của TDTT đối với sự phát triển và hoàn thiện các tố chất thể lực của con người. Đảng và Nhà nước đã coi công tác TDTT như một biện pháp hàng đầu để tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể với bệnh tật, chống lai sự đói vận động do xã hội hóa công nghiệp mang lại.

 Trong tất cả các môn thể thao thì thể dục nhịp điệu là một môn thể thao nhằm phát triển cơ thể cân đối và nâng cao sức khỏe. Thể dục nhịp điệu xem như là một loại vận động thể lực, lấy cái đẹp hài hòa và toàn diện của động tác rèn luyện thân thể, đồng thời lấy nhạc nền có tiết tấu mạnh làm liều thuốc hiệu quả để dảm đi áp lực thể chất và tinh thần. Khi tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng và đẹp thì sự tập trung chú ý của người tập sẽ khiến những mệt mỏi và phiền não sẽ biến đổi theo chiều hướng khác, quên đi những điều không tốt đẹp và cả những sự ức chế, hưởng thụ tận cùng những cảm giác hạnh phúc có được từ vận đông, đạt được sự thanh thản trong tâm hồn.

 Ở Việt Nam, hiện nay phong trào tập luyện thể dục nhịp điệu – Aerobic được phát triển ở các tỉnh thành trong cả nước. Là một nội dung dảng dạy giáo dục thể chất ở các cấp học, nằm trong chương trình thi đấu Hội khỏe phù Đổng của các trường, của Sớ Giáo dục và Đào tạo các tỉnh - thành phố và Bộ Giáo Dục - Đào tạo tổ chức với nhiều nội dung như bài quy định, bài tự chọn với nhiều hình thức thi đấu: Biểu diễn đơn nam, nữ, đôi nam, đôi nữ, tập thể .

 

doc 15 trang thuychi01 13363
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn những bài tập nâng cao hiệu quả trong môn thể dục nhịp điệu cho học sinh khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
 TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
LỰA CHỌN NHỮNG BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG MÔN THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU CHO HỌC SINH KHỐI 10
Người thực hiện: Phạm Hữu Chinh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Môn Thể dục
THANH HOÁ NĂM 2016
 MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài
1
II. Mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2
II.1. Mục đích nghiên cứu
2
II.2. Đối tượng nghiên cứu
2
II.3 đối tượng khảo sát, thực nghiệm
2
II.4. Phương pháp nghiên cứu
2
II.5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
NỘI DUNG
3
I.Cơ sở và lí luận thực tiển 
3
I.1.Cơ Sở lí luận
3
I.2.Đặc điểm tâm sinh lí
4
I.3.Cơ sở thực tiễn
5
II.Thực trạng học TDNĐ của học sinh hiện nay
6
III.Nghiên cứu lựa chọn những bài tập nâng cao hiệu quả giảng dạy môn TDNĐ cho HS khối 10
6
PNẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12
I. Kết luận
12
II.Kiến nghị và đề xuất
12
Tài liệu tham khảo
13
PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài :
 Đối với bất kỳ một quốc gia nào, một chế độ xã hội nào, thì TDTT cũng dữ một vai trò hết sức quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - văn hóa - chính trị xã hội. TDTT giúp hoàn thiện về thể chất, tinh thần, giúp con người phát triển toàn diện về mọi mặt của chân, thiện, mĩ. Nhận rõ tầm quan trọng của TDTT đối với sự phát triển và hoàn thiện các tố chất thể lực của con người. Đảng và Nhà nước đã coi công tác TDTT như một biện pháp hàng đầu để tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể với bệnh tật, chống lai sự đói vận động do xã hội hóa công nghiệp mang lại.
 Trong tất cả các môn thể thao thì thể dục nhịp điệu là một môn thể thao nhằm phát triển cơ thể cân đối và nâng cao sức khỏe. Thể dục nhịp điệu xem như là một loại vận động thể lực, lấy cái đẹp hài hòa và toàn diện của động tác rèn luyện thân thể, đồng thời lấy nhạc nền có tiết tấu mạnh làm liều thuốc hiệu quả để dảm đi áp lực thể chất và tinh thần. Khi tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng và đẹp thì sự tập trung chú ý của người tập sẽ khiến những mệt mỏi và phiền não sẽ biến đổi theo chiều hướng khác, quên đi những điều không tốt đẹp và cả những sự ức chế, hưởng thụ tận cùng những cảm giác hạnh phúc có được từ vận đông, đạt được sự thanh thản trong tâm hồn.
 Ở Việt Nam, hiện nay phong trào tập luyện thể dục nhịp điệu – Aerobic được phát triển ở các tỉnh thành trong cả nước. Là một nội dung dảng dạy giáo dục thể chất ở các cấp học, nằm trong chương trình thi đấu Hội khỏe phù Đổng của các trường, của Sớ Giáo dục và Đào tạo các tỉnh - thành phố và Bộ Giáo Dục - Đào tạo tổ chức với nhiều nội dung như bài quy định, bài tự chọn với nhiều hình thức thi đấu: Biểu diễn đơn nam, nữ, đôi nam, đôi nữ, tập thể ...
 Ở Thanh hóa bắt đầu từ năm 2010 – 2011, Sở Giáo Dục và Đào tạo đã đưa môn Aerobic vào trong kế hoạch công tác Văn - Thể - Mỹ, chương trình công tác Hội và phong trào thanh thiếu niên - nhi đồng. Thành phố Thanh Hóa luôn tiên phong trong các hoạt động phong trào, đặc biệt các cuộc thi Aerobic được tổ chức hàng năm thu hút tất cả các trường phổ thông trong ngoài thành phố tham gia.
Trường THPT tĩnh gia 4 là một trong những trường đi tiên phong trong việc giảng dạy Thể dục nhịp điệu. Trong quá trình giảng dạy môn Thể dục nhịp điệu cho các em học sinh cũng đạt được những kết quả nhất định. Ngoài ra trường còn tham gia hội khỏe phù đổng của huyện tổ chức.
 Qua tìm hiểu, quan sát thực tế giảng dạy, thực tiễn việc hoc tập của học sinh, tôi nhận thấy Thể dục nhịp điệu là nội dung học hoàn toàn mới và tương đối khó với họa sinh THPT nhất là đối với học sinh nam cho nên các em thường có thái độ né tránh. 
Mức độ tiếp thu chậm, động tác sai khó sửa. Đây là lý do mà thái độ và kết quả học tập của học sinh không cao. 
 Trên cơ sở ly luận và thự tiễn giảng dạy, qua thực trạng còn tồn tại trên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy Thể dục nhịp điệu cho khối 10 và góp phần vào việc đổi mới cải tiến công tác giảng dạy trong tổ chuyên môn. Cho nên tôi chọn đề tài : Lựa chon những bài tập nâng cao hiệu quả trong môn TDNĐ cho học sinh khối 10 - trường THPT tĩnh gia 4 - Tỉnh Thanh Hóa
II. Mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu :
II.1: Mục đích : Thông qua nghiên cứu sẽ lựa chọn một số bài tập trong giảng dạy cho học sinh khối 10, giúp cho việc giảng dạy có khoa học, hợp lý, tiện dụng cho giáo viên trong giảng dạy môn học. 
II.2. Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh khối 10 trường THPT tĩnh gia 4- tỉnh Thanh hóa
II.3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm :
300 em học sinh khối 10 năm học 2014 - 2015 và 300 em học sinh khối 10 năm hoc 2015 - 2016 .
 II.4. Phương pháp nghiên cứu :
 Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu. 
 Phương pháp phỏng vấn.
 Phương pháp quan sát sư phạm.
II.5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu :
 Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016 
PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sớ lý luận và thực tiễn
I. 1: Cơ sở lý luận
 * Đặc điểm của môn thể dục nhịp điệu.
 Thể dục nhịp điệu hay còn gọi la Aerobic được hiểu từ nguyên bản chữ hy lạp cổ đại là không khí cho sự sống ( Aero : không khí ; Bic : cho sự sống ) , về sau người ta đưa âm nhạc vào trong các bài tập nên gọi la Aerobic.
 Loại hình thể dục nhịp điệu này trở nên rất phổ biến tại Mỹ nữ tài tử Jane Fonda và Richard Simmons phổ biến các bài tập trên phương diện truyền thông đại chúng, trong thập niên 1980. Thể duc Aerobic là các bài tập với cường độ trung bình trong khoảng thời gian dài. Thể duc Aerobic có liên quan đến khả năng huy động và sử dụng oxy trong quá trình trao đổi năng lượng mô và cơ quan trong cơ thể, việc huy động này tùy thuộc vào mục đích của các bài tập.
 Thể dục Aerobic thường tập trung vào phần dưới của cơ thể vì vậy nó có tác dụng đặc biệt giúp săn chắc từ phần bụng trở xuống. Các bài tập thể dụcAerobic đều phải sử dụng một cái bục nhỏ hoặc bóng. Thể dục Aerobic có rất nhiều bước nhảy nếu có năng khiếu, HLV, VĐV có thể sáng tạo thêm nhiều bước nhảy mới, nhưng phải nhảy trong khuôn khổ, không tùy tiện, tuân thủ nguyên tắc bất di bất dịch của Aerobic là: các bài tập phải chia ra từng nhóm cơ ( ví dụ: bài tập chú trọng vào các cơ đuồi trước, sau, những động tác xoay người giúp động tác uyển chuyể.Thể dục nhịp điệu Aerobic là loại hình thể dục mới nhưng đã được hưởng ứng sôi nổi và đã đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa ở trường THPT. Giảng dạy thể dục nhịp điệu, giáo viên phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau ; thuyết trình, trực quan, đàm thoại, chia nhóm ... trong đó phương pháp thuyết trình và trực quan đóng vai trò quyết định, giáo viên là người giúp đỡ, điều khiển và sửa sai khi cần thiết.
 Để giảng dạy tốt môn thể dục nhịp điệu giáo viên cần phải thực hiện các động tác mẫu một cách chính xác, đúng trình tự, luôn gắn bó và hướng tới người học, khi lên lớp phải gây đươc sự hưng phấn ,hứng thú cho học sinh ham thích tập luyện và tự rèn luyện sức khỏe. Muốn học sinh hứng thú và ham thích tập luyện thể dục nhịp điệu thì giáo viên nên đưa âm nhạc vào giảng dạy. Giảng dạy thể dục nhịp điệu cũng cần chú ý giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đề phòng chấn thương trong tập luyện cho học sinh, phải thường xuyên kiểm tra sân bãi, dụng cụ tập luyện, và cần phối hợp với các môn khác để bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
 * Đặc điểm âm nhạc trong thể dục nhịp điệu
 Thể dục nhịp điệu là môn thể dục vận động các động tác theo nhạc một cách nhịp nhàng và uyển chuyển. Âm nhạc hoặc nhịp điệu kích thích gây cảm xúc dẫn dắt động tác.Tác dụng của thể dục nhịp điệu giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, trí lực tinh thông, làm việc hiệu quả. Khả năng dẻo dai và bền sức cũng được khơi thông khi tập thể dục nhịp điệu thường xuyên. Thể dục nhịp điệu nâng cao khả năng múa hát và vận động, khả năng nghe nhạc nhịp nhàng, đẩy lùi được căn bệnh béo phì, lười vận động, tự kỷ. 
 Tùy theo lứa tuổi và trình độ để chọn loại nhạc phù hợp. Đối với lứa tuổi học sinh THPT dùng nhạc có nhịp điệu 2/4 tiết tấu lúc đầu chậm, sau đó vừa và cuối cùng nhanh. Có thể choạn nhạc Ráp hoặc Disco của nước ngoài, tuy nhiên nên chọn nhạc việt nam phù hợp và gần gũi, dễ tập hơn. Tuy nhiên khi ghép nhạc cho học sinh cần chú ý : 
 - Chỉ nên ghép nhạc khi học sinh đã nhớ và thực hiện được động tác.
 - Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách đọc nhạ.
 - Giáo viên nên làm mẫu động tác ghép nhạc trước để học sinh quan sát.
 - Lúc dầu giáo viên vừa mở nhạc vừa xen kẽ đếm nhịp để học sinh giữ nhịp.
I.2: Đặc điểm tâm sinh lý
 * Hệ thần kinh : Hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa và thống nhất mọi hoạt động của các cơ quan tổ chức trong cơ thể. Hệ thần kinh cao cấp hoạt động ổn định và đã được hoàn thiện, chức nhăng phân tích tổng hợp của thần kinh đạt tới mức phát triển hoàn chỉnh, tính linh hoạt của hệ thần kinh cao , hiểu biết mở rộng , trí tuệ được nâng cao. Hoạt động của hệ thần kinh được rõ nét hơn, có khát vọng đạt được kết quả trong mọi lĩnh vực.Tập luyện thể dục nhịp điệu kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kích thích bên trong và bên ngoài đó tạo tiền đề cho việc tập luyện có hiệu quả tối đa với người tập.
 * đối với hệ tim mạch : Máu chảy qua tim theo các động mạch, đi khắp cơ thể cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng tới các tế bào của cơ thể, thải các chất độc hại cũng như các chất khác nhau từ cơ quan này đến cơ quan kia rồi lại trở về tim tạo thành một khối thống nhất.
 Ở lứa tuổi này ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp, cơ quan hô hấp phát triển hoàn thiện, kích thích tim cũng tăng lên. Mạch chậm hơn, hệ tim mạch được điều hòa qua cơ chế thần kinh - thể dịch hoàn thiện hơn. Do vậy có thể đáp ứng những đòi hỏi thể lực trong tập luyện thể dục thể thao .
 * Hệ vận động : Chiều cao phát triển chậm hơn bề ngang, các xương chủ yếu được cốt hóa, bộ xương đã vững chắc ít bị cong vẹo hơn do đó có thể tập luyện các kỹ thuật khó, khả năng gắng sức cao. Hệ cơ phát triển mạnh mẽ đặc biệt là cơ vân, sức mạnh cơ tăng lên đáng kể, lứa tuổi này sức mạnh cơ của nam tăng gấp 2 lần nữ. Các chức năng của lứa tuổi này hoàn thiện rất tốt cho việc tập luyện TDTT.
 Các bài tập thể dục Aerobic có khả năng làm trẻ hóa các khớp xương, các đĩa sụn, cột sống, đảm bảo và nuôi dưỡng chúng tốt hơn, loại bỏ bớt lượng muối thừa trong chúng.
 Trong các giờ tập luyện , các bài tập thể lực làm tăng khả năng cung cấp máu cho các cơ, tăng số lượng sợi cơ bằng con đường tách dọc sợi cơ, các sợi cơ riêng biệt sẽ trở nên to và chắc hơn, làm giảm lượng mỡ thừa giữa các bó cơ. 
 * Hệ điều hòa : Tập luyện thường xuyên bằng các bài tập thể dục Aerobic có cường độ và thời gian tương đối lớn làm tăng nhanh quá thình trao đổi chất và tiêu hóa tốt giúp cho đường ruột tiêu há tốt hơn. Tốt nhất tập luyện sau khi ăn khoảng 2-3giờ lúc đó thức ăn bắt đầu được tiêu hóa ngấm vào máu đưa đến các cơ quan của hệ tiêu hóa. Còn nếu tập luyện ngay sau khi ăn thì phần lớn máu sẽ đi vào các cơ bắp và lúc đó các cơ quan của hệ tiêu hóa sẽ ở trong trạng thái không đủ máu, thiếu chất dinh dưỡng.
 * Tâm lý : Tâm lý và vận động tích cực có mối liên hệ mật thiết với nhau, có liên quan tới các đặc điểm về tâm sinh lý của cơ thể. Có nhiều khảo sát chứng minh rằng hoạt động thể dục thể thao có tác động lớn đến tâm lý của con người thực tế đã cho thấy ở những đứa trẻ 1 tuổi có biểu hiện các hoạt động vận động ở mức độ thấp thì có chỉ số bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý sau này của trẻ. Trong điều kiện không có sự vận động thì não dường như không nhập được những thông tin phản hồi do số lượng các tín hiệu thần kinh bị suy giảm. Còn nếu thiếu hụt những kích thích về những xúc cảm cũng như các mối tương quan xã hội thì nó trở thành nhân tố nguy hiểm gây rối loạn tâm lý như: lo lắng ảo giác, hoang tưởng, ăn khômg ngon.
 Nếu được tập luyện lâu dài thể dục Aerobic có thể ảnh hưởng lớn đến việc tạo dựng nhân cách, nâng cao sức khỏe, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật, tạo dáng đẹp, khỏe khoắn và tự tin.
 Dưới tác động của các bài tập nói chung, con người trở nên năng động không chỉ trong thể thao mà cả trong lĩnh vực khác. Con người trở nên năng động có ý chí hơn, duyên dáng, hấp dẫn và cứng rắn hơn trước những tai họa, vui vẻ và hòa nhã với mọi người hơn, sinh vật, thiên nhiên xung quanh mình.
I.3.Cơ sở thực tiễn : 
 * Đặc điểm của quá trình nhận thức trong dạy học động tác
 Dạy và học là hai mặt không thể thiếu được của quá trình dạy học. Hoạt động của người giáo viên nhằm lãnh đạo, tổ chức và điều khiển quá trình nắm tri thức, kỹ năng , kỹ xảo của học sinh. Để quá trình dạy học đạt kết quả cao thì nó phải tuân theo một hệ thống logic, vấn đề ở đây là cần lựa chọn sắp xếp phối hợp theo một trình tự hợp lý thống nhất như thế nào để các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các hình thưc tổ chức nhận thức và hoạt động, các thao tác dạy học đạt hiệu quả cao cho học tập.
 Việc dạy học cần căn cứ vào tình hình thể lực của học sinh để kích thích các em học tập. Dựa vào các đặc điểm, nhiệm vụ của môn. Để nâng cao chất lượng giáo dưỡng thể chất cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây :
 - Tạo được một vốn vận động ban đầu làm cơ sở cho hoạt động tiếp theo cao hơn.
 - Dùng các bài tập dẫn dắt hoặc các phương tiện để tác động có chủ đích để phát triển các năng lực thể chất riêng.
 - Hoàn thiện và đạt đến một mức độ hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần có trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, thể thao và trong các lĩnh vực hoạt động khác.
 * Đặc điểm của giảng dạy thể dục nhịp điệu.
 Giảng dạy môn giáo dục thể chất nói chung và thể dục nhịp điệu nói riêng người Giáo viên phải chuẩn bị thật tốt giáo án trước khi lên lớp , giáo án phải soạn trước ngày dạy 3- 5 ngày để giáo viên có thời gian xem xét kỹ, có điều chỉnh và bổ sung cho hoàn chỉnh giáo án trước khi tiến hành giảng dạy.
 Chẩn bị tốt dụng cụ sân tập và sử dụng thật có hiệu quả đồ dùng dạy học như tranh vẽ, phim ảnh minh họa để học sinh hiểu rõ, vận dụng tốt động tác. Bản thân giáo viên phải thị phạm động tác nhiều lần, ở nhiều góc độ khác nhau cho học sinh xem. Phân tích giảng giải rõ từng kỹ thuật động tác, từ động tác dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình tập luyện phải chú ý quan sát sửa sai cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy luôn biến đổi đội hình hợp lý và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh. Yêu cầu học sinh tự giác tập luyện nghiêm túc tích cực. 
 Xác định được khối lượng vận động hợp lý, chính xác sẽ giúp học sinh nâng cao kỹ thuật động tác nhanh chóng, phát triển tố chất, nâng cao sức khỏe. Rút được kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy giữa các lớp, cái đã làm được và chưa làm được của nội dung dạy để có điều chỉnh kịp thời, hợp lý hơn.
II. Thực trạng học thể duc nhịp điệu của học sinh hiện nay.
 Trường THPT tĩnh gia 4 hiện tại có 23 lớp nên số lượng học sinh khá đông, vì vậy cá nhân của mỗi Giáo viên có một kế hoạch giảng dạy riêng. Môn thể dục nhịp điệu cũng được phân chia giảng dạy sao cho không bị trùng lập giữa các giáo viên với nhau. 
 Khi tiến hành nghiên cứu để tìm ra các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả cho học sinh khối 10, tôi đã đi sâu tìm hiểu các bài tập chính khóa của môn thể dục nhịp điệu của các giáo viên khối 10 khác, tôi nhận thấy rằng : học sinh nói chung và nhất là học sinh nam ngại học thể dục nhịp điệu, mức độ tiếp thu kỹ thuật động tác chậm, không thể vận dụng phát huy trong học tập, nó sẽ tạo tâm lý không tốt làm cho học sinh có thái độ, tinh thần học tập kém, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh , ảnh hưởng đến việc không đạt được mục tiêu của người dạy lẫn người học. Đây là vấn đề cần thiết, có tính cấp bách cần được giải quyết.
III. Nghiên cứu lựa chọn nhữ bài tập nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn thể dục nhịp điệu cho học sinh khối 10.
* Cơ sớ để lựa choạn các bài tập: 
 Đẻ lựa choạn các bài tập trong giảng dạy môn thể dục nhịp điệu cho học sinh khối 10. Tôi dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa,các tài liệu liên quan đến môn học, đồng thời thông qua quan sát thực tiễn giảng dạy tại trường, các giáo viên đồng nghiệp trường bạn, các huấn luyện viên ở các câu lạc bộ thể dục Aerobic.
 Dựa vào các vấn đề đã được đánh giá qua thực tiễn, qua quan sát, qua quá trình giảng dạy và và thực tế giảng dạy các năm trước đây. Kết hợp trao đổi với các giáo viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm, từ đó làm cơ sớ thực tiễn cho việc lựa choạn các bài tập .
 Lựa chọn các bài tập giảng dạy thể dục nhịp điệu cho học sinh khối 10 trường THPT tĩnh gia 4.
 Sau khi dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên, tôi đã tiến hành lựa chọn theo 2 bước :
 Bước 1: ngoài quan sát các giờ giạy của giáo viên khác, tôi tiến hành tham khảo các tài liệu về chuyên ngành về thể dục nhịp điệu, các tài liệu trong giảng dạy, huấn luyện để lựa chọn các bài tập trong giảng dạy thể dục nhịp điệu. Bước đầu tôi đưa ra các bài tập như sau :
 * Bài tập bổ trợ : 7 bước cơ bản.
 Bài tập 1 : Diễu hành : chân trước gập ở khớp gối, chuyển động rõ từ ngón chân -> xương bánh chèh -> gót chân, thân người thẳng.
 Bài tập 2 : Chạy bộ : Khớp gối chân sau gập tối đa, gót chạm mông, thân thẳng, đùi không vượt qua mặt phẳng chân trụ. 
 Bài tập 3: Nhảy cách quãng : Bắt đầu từ chạy bộ, hông mở, gối cong, gót chân hướng ra sau, chân thẳng, biên độ hông - , gối từ gập đến thẳng, không gập thân, không cuối đầu.
 Bài tập 4: Nâng đầu gối: Khớp gối và hông gập tối thiểu , khi chân trước gập thì chân sau thẳng, thân thẳng, đùi song song với mặt đất, cẳng chân vuông góc với mặt đất.
 Bài tập 5: Đá chân: Đá thẳng cao, biên độ tối đa , gót chân cao hơn vai, chỉ có hoạt động của hông, khớp gối không gập, chân sau thẳng, thân thẳng tự nhiên, hai chân không gập gối.
 Bài tập 6: Bật Jack: Một bước bật tách hai chân, hơi khuỵu gối, khi tiếp đất hai chân rộng hơn vai, hai đầu gối mở hướng về hai phía, thân thẳng tự nhiên. 
 Bài tập 7: Lunge ( rộng ): Bàn chân bằng hoặc rộng hơn vai, 1 chân hơi khuỵu, 1 chân duỗi thẳng ra sau, hai bàn chân đối xứng nhau qua mặt trước- sau, cơ thể hơi hướng về trước, chân sau thẳng.
 * Bài tập thể lực
 - Bài tập 8: Nằm sấp chống đẩy hai tay: Nằm chống tay xuống đất, hai bàn tay. các ngón tay hướng về trước và sát vào thân người, hai bàn tay sát nhau, Co 
khuỷu tay, hạ người sát xuống mặt sàn sao cho thân người và chân xuống cùng lúc, người tạo thành tư thế nằm thẳng ngang.
 - Bài tập 9: Nằm ngửa gập bụng: Một học sinh ngồi chân co ở đầu gối áp sát sàn. Một học sinh khác hỗ trợ bằng hai tay giữ ở phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân người được kiểm tra tách ra khỏi sàn.
 - Bài tập 10: Nằm sấp chống đẩy 1 tay: Tương tự bài tập 1 nhưng sử dụng 1 tay, tay còn lại để sát thân người.
 - Bài tập 11: Xoạc dọc : Tách một chân trước một chân sau sao cho hai chân thành một đường thẳng ép sát xuống nền.
 - Bài tập 12: Xoạc ngang: Tương tự xoạc dọc như hai chân sang ngang hai bên.
 Bưc 2: Sau khhi đưa ra các bài tập đã trình bày ơ trên. Để đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy trong việc lựa choạn các bài tập. Tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường và các giáo viên công tác tại trường bạn , huấn luyện viên các câu lạc bộ ( số phiếu phát ra 10, thu vào 10 ). Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1.
 Bảng 1: Kết quả phỏng vấn tự choạn các bài tập (n = 10 )
BÀI TẬP
RẤT CÂN THIẾT
CẦN THIẾT
KHÔNG CẦN THIẾT
n
%
n
%
n
%
Bài tập 1
5
50
2
20
3
30
Bài tập 2
4
40
4
40
2
20
Bài tập 3
2
20
3
30
5
50
Bài tập 4
3
30
4
40
3
30
Bài tập 5
4
40
3
30
3
30
Bài tập 6
2
20
5
50
3
30
Bài tập 7
1
10
2
20
7
70
Bài tập 8
4
40
3
30
3
30
Bài tập 9
5
50
3
30
2
20
Bài tập 10
2
20
2
20
6
60
Bài tập 11
3
30
2
20
5
50
Bài Tập 12
2
20
1
10
7
70
 Từ kết quả trên tôi lựa chọn 07 bài tập có phiếu tán thành từ 70% trở lên. Đó là các bài tập sau : 
 - Bài tập số 1: Diễu hành
 - Bài tập số 2: Chạy bộ
 - Bài tập số 4: Nâng đầu gối
 - Bài tập số 5: Đá chân 
 - Bài tập số 6: Bật Jack
 - Bài tập số 8 : Nằm sấp chống đẩy hai tay
 - Bài tập số 9: Nằm ngửa gập bụng. Vận dụng các bài tập đã lựa chọn chỉ đạt kết quả khi có sự phân bố hợp lý về lượng vận động theo mục đích tập luyện giảng dạy. Mục đích của việc nâng cao hứng thú khi hoc thể dục nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lua_chon_nhung_bai_tap_nang_cao_hieu_qua_trong_mon_the.doc