SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kĩ năng tính ngày, giờ trong ôn luyện học sinh giỏi lớp 9 - THCS

SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kĩ năng tính ngày, giờ trong ôn luyện học sinh giỏi lớp 9 - THCS

 Ông cha ta đã có câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Vì vậy bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua, ngành Giáo dục huyện Hoằng Hóa nói chung và Trường THCS Nhữ Bá Sỹ nói riêng đã luôn chú trọng đến công tác phát hiện, bồi dưỡng HSG và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào trong kì thi HSG các cấp.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình, là sự tổng hợp của nhiều nhân tố. Ngoài việc có thầy giỏi còn phải có học sinh chăm học, thông minh. Đối với bộ môn Địa lí số học sinh tham gia thi hầu hết là các học sinh có học lực khá hoặc trung bình khá ở các môn học, độ thông minh không có hoặc ít, thậm chí ‎ý thức học tập chưa cao, kỹ năng tính toán yếu. Tuy vậy trong một số năm làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ được các cấp ghi nhận, song kết quả đạt được vẫn là con số khá khiêm tốn.

 Để có được sản phẩm học sinh giỏi ở các môn nói chung và môn Địa Lí nói riêng, người giáo viên phải dày công nghiên cứu, trang bị cho học sinh về phương pháp học kiến thức, kĩ năng tính toán, làm và trình bày bài . Trong khi đó Sách giáo khoa chưa phải là phương tiện cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh, phần kiến thức tính giờ trong sách giáo khoa bậc THCS chỉ có ở lớp 6 với lượng kiến thức rất ít(chỉ có khoảng ba, bốn dòng kiến thức) và một lược đồ “các khu vực giờ trên Trái Đất”, mặt khác trong yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng cũng không đề cập đến kỹ năng tính giờ, nên hầu hết các giáo viên trong các tiết dạy thường “lướt” qua, chủ yếu là yêu cầu học sinh khai thác lược đồ “các khu vực giờ trên Trái Đất”, dựa vào đó tính giờ bằng cách “đếm giờ” là chính.

 

doc 18 trang thuychi01 12564
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kĩ năng tính ngày, giờ trong ôn luyện học sinh giỏi lớp 9 - THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài.
	Ông cha ta đã có câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Vì vậy bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua, ngành Giáo dục huyện Hoằng Hóa nói chung và Trường THCS Nhữ Bá Sỹ nói riêng đã luôn chú trọng đến công tác phát hiện, bồi dưỡng HSG và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào trong kì thi HSG các cấp.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình, là sự tổng hợp của nhiều nhân tố. Ngoài việc có thầy giỏi còn phải có học sinh chăm học, thông minh.... Đối với bộ môn Địa lí số học sinh tham gia thi hầu hết là các học sinh có học lực khá hoặc trung bình khá ở các môn học, độ thông minh không có hoặc ít, thậm chí ‎ý thức học tập chưa cao, kỹ năng tính toán yếu. Tuy vậy trong một số năm làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ được các cấp ghi nhận, song kết quả đạt được vẫn là con số khá khiêm tốn.
 	Để có được sản phẩm học sinh giỏi ở các môn nói chung và môn Địa Lí nói riêng, người giáo viên phải dày công nghiên cứu, trang bị cho học sinh về phương pháp học kiến thức, kĩ năng tính toán, làm và trình bày bài ... Trong khi đó Sách giáo khoa chưa phải là phương tiện cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh, phần kiến thức tính giờ trong sách giáo khoa bậc THCS chỉ có ở lớp 6 với lượng kiến thức rất ít(chỉ có khoảng ba, bốn dòng kiến thức) và một lược đồ “các khu vực giờ trên Trái Đất”, mặt khác trong yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng cũng không đề cập đến kỹ năng tính giờ, nên hầu hết các giáo viên trong các tiết dạy thường “lướt” qua, chủ yếu là yêu cầu học sinh khai thác lược đồ “các khu vực giờ trên Trái Đất”, dựa vào đó tính giờ bằng cách “đếm giờ” là chính. 
Phần kỹ năng tính giờ rất khó, gần như chỉ đưa vào phần dạy nâng cao, ôn học sinh giỏi, cấp huyện và HSG cấp tỉnh bậc THCS. Nhưng hầu hết các em lại rất yếu về kỹ năng tính giờ, ngày và thường mất điểm ở các bước trình bày . Với thực tiễn việc tính giờ, chuyển đổi ngày có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt đối với giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc giao thương và tìm hiểu về các nước trên thế giới qua các kênh thông tin là rất cần thiết, để làm được việc đó thì việc đầu tiên mỗi người dân nói chung, các em học sinh nói riêng phải hiểu rõ được giờ giấc trên Trái Đất. Tuy nhiên, lại chưa có tiết học nào giành riêng cho việc rèn luyện kỹ năng này, đặc biệt là các dạng bài tập về cách tính giờ, ngày trên Trái Đất trong sách giáo khoa Địa Lí 6 lại quá ít, không đảm bảo cho việc rèn luyện kĩ năng làm bài tập cho học sinh. 
 	Xuất phát từ tình hình thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài : “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kĩ năng tính ngày, giờ trong ôn luyện học sinh giỏi lớp 9- THCS” nhằm nâng cao chất lượng thi HSG môn Địa lí và khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống của học sinh. 
	2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài nhằm tìm ra những cách thức, phương pháp giải các dạng bài toán tính ngày, giờ khu vực một cách đơn giản, dễ nhớ trong học và thi cũng như cách trình bày một bài toán tính giờ khoa học giúp học sinh tự tin, say mê môn học và nâng cao chất lượng thi HSG.
	3. Đối tượng nghiên cứu 
	Là các em học sinh(10 học sinh) Trường THCS Nhữ Bá Sỹ - TT Bút Sơn tham gia ôn luyện và dự thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh bộ môn Địa Lí.
	Nghiên cứu phần kỹ năng tính giờ ở bài 7 “sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả” SGK Địa lí 6, tìm ra phương pháp giải và trình bày bài toán tính ngày, giờ để ôn luyện cho học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh bậc THCS bộ môn Địa lí.
 4. Phương pháp nghiên cứu.
	Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về cách tính giờ khu vực.
	Đọc, nghiên cứu các dạng bài toán tính giờ khu vực trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ôn luyện học sinh giỏi lớp 9 - bậc THCS, SGK, SGV Địa lí lớp 10.
	Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
	Thực nghiệm sử dụng giải các dạng bài toán tính giờ bằng công thức. Ở các buổi ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi 9 chia làm 2 nhóm học tập, có trình độ ngang nhau, một nhóm dạy có sử dụng công thức tính giờ và cách trình bày mới, một nhóm sử dụng theo cách truyền thống dựa vào bản đồ múi giờ Thế Giới.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian là một thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể. Các nhà triết học đúc kết rằng "thế giới" vận động không ngừng . Giả sử rằng nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im, khái niệm thời gian trở nên vô nghĩa. Các sự vật luôn vận động song hành cùng nhau. Có những chuyển động có tính lặp lại, trong khi đó có những chuyển động khó xác định. Vì thế để xác định thời gian người ta so sánh một quá trình vận động với một quá trình khác có tính lặp lại nhiều lần hơn, ổn định hơn và dễ tưởng tượng hơn. Ví dụ chuyển động của con lắc (giây), sự tự quay của Trái Đất hay sự biến đổi của Mặt Trời trên bầu trời (ngày), sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng 
(tháng âm lịch),... (3)
 	Thời xưa, khi ông cha ta chưa biết đến khoa học, kĩ thuật tiên tiến họ đã tính giờ bằng cách chọn giờ Tý(23h -> 1h) là giờ chuyển giao giữa ngày hôm trước và ngày hôm sau. “Chính Tý” tức là đúng giữa giờ Tý, thời điểm chuyển giao giữa 2 ngày. Người ta còn tính và chia giờ trong ngày dựa vào bóng của Mặt Trời lặn, mọc vào ban ngày.Việc chia giờ như vậy có vẻ thô sơ, nhưng cũng chính xác và đã được sử dụng trong một thời gian dài. 
 Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, việc đo và chia giờ trong ngày trở nên dễ dàng, chính xác hơn. Trên thế giới người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ(múi giờ), mỗi khu vực giờ có 1 giờ riêng. Để đánh số thứ tự các khu vực giờ, người ta chọn khu vực giờ có đường kinh tuyến gốc đi qua ở giữa làm khu vực giờ 0 và đánh số từ 0 đến 23 ( tính từ Đông sang Tây). Mỗi khu vực giờ cạnh nhau hơn kém nhau 1 giờ. Những khu vực giờ nằm ở phía Đông( bên phải khu vực giờ gốc) sẽ sớm hơn các khu vực giờ ở phía Tây(bên trái khu vực giờ gốc) ( 2)	
	2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Hiện nay, nhu cầu giao thương giữa các nước, nhu cầu tìm hiểu kiến thức trên nhiều lĩnh vực qua các kênh thông tin ngày càng lớn, nó được ví như món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của mỗi người như: xem những bộ phim hay, những trận bóng đá quốc tế ở các nước trên thế giới. Đặc biệt, hiện nay nước ta có hàng chục triệu người Việt đang sinh sống, học tập, làm việc ở nhiều quốc gia trên Thế giới cũng có nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm ở quê hương. Vì vậy, việc nắm chắc nguyên tắc tính ngày, giờ là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
 Tuy nhiên, phần kiến thức bậc THCS (ở lớp 6) và đặc biệt là các dạng bài tập về cách tính ngày, giờ trên Trái Đất trong sách giáo khoa Địa Lí 6 lại quá ít , chỉ có một tiểu mục nhỏ trong bài 7 “sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả” và cách giải cũng khấ đơn giản. 
Trang này sử dụng TLTK số 2và 3
	Đối với dạng bài tập này, đa số các giáo viên trực tiệp bồi dưỡng HSG trong huyện cũng còn lúng túng, chưa hiểu cách giải, cách hướng dẫn học sinh( phản ánh chất lượng thi HSG cấp huyện). Về phía học sinh, hầu hết các em hiểu biết về tính giờ khu vực còn rất hạn chế, thậm chí có nhiều em không biết tính giờ khu vực, đa phần các em tính “mò” trên “ Bản đồ các múi giờ trên Trái Đất” (điều này rất bất tiện vì các em không phải lúc nào cũng có thể quan sát được bản đồ đó) và chỉ tính được những bài toán đơn giản còn những bài toán nâng cao thì lúng túng, tính sai hoặc đúng kết quả nhưng mất nhiều thời gian, đặc biệt là dạng bài chuyển đổi ngày. 
	Trong thực tế, đã có một số bài viết về cách tính giờ, ngày song chưa có bài nào viết chi tiết, chưa chú ý đến cách trình bày và cách vận dụng công thức vào các dạng bài tập cụ thể mang tính tổng quát.
	N ăm học 2014- 2015:
	Chất lượng làm bài của học sinh khi mới hình thành đội tuyển: 
Tổng HSG tham gia 
Bài tính giờ phía Đông dạng đơn giản
Bài tính giờ phía Tây mức độ khó hơn
Chuyển đổi ngày quốc tế thành thạo
SL
%
SL
%
SL
%
 10
5
50
1
10
0
0
 Chất lượng làm bài của học sinh qua kì thi cấp huyện, cấp tỉnh có liên quan đến các bài tập tính giờ, ngày không cao. Phần lớp 6 chiếm 2/20 điểm của toàn bài nhưng các em chỉ đạt 0- 1 điểm, điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng chung toàn bài thi của các em và cả đội. 
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và ôn luyện HSG môn Địa lí cấp huyện, cấp tỉnh. Đứng trước thực trạng trên,Tôi thiết nghĩ mình cần phải tìm tòi, nghiên cứu và hướng dẫn học sinh cách giải và trình bày các bài tập tính ngày, giờ dựa trên nguyên tắc khoa học, dựa vào quy luật, công thức chung để tính toán một cách ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ nhằm nâng cao chất lượng môn học và phục vụ cho việc học, thi và ứng dụng trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai.
3. Hướng dẫn học sinh kĩ năng tính ngày, giờ trong ôn luyện học sinh giỏi lớp 9 – THCS.
	a. Kiến thức.
- Khái niệm.
+ Giờ địa phương (giờ Mặt Trời): là giờ của các địa điểm khác nhau, thuộc các kinh tuyến khác nhau.
+Giờ quốc tế (giờ GMT): nằm ở múi giờ số 0. (có đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn nước Anh)
- Quy ước:
+ Trái Đất chia thành 24 múi giờ (15 kinh tuyến / múi giờ ) và đánh số 0 đến 23 từ Đông sang Tây). Múi giờ 0 có kinh tuyến gốc đi qua ở giữa. Lấy múi giờ 0 làm chuẩn thì bên phải múi giờ số 0(Từ múi giờ 1 đến 12) là múi giờ phía đông, bên trái múi số 0( từ múi giờ 23 đến 13) là múi giờ phía tây.
+ Mỗi múi giờ cạnh nhau hơn hoặc kém nhau 1 giờ.
+ Đường kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc (00) là đường kinh tuyến đổi ngày quốc tế (1800 nằm giữa múi giờ số 12). Như vậy ranh giới nửa cầu Đông và nửa cầu Tây là đường kinh tuyến 00 và 1800 (từ kinh tuyến 10- 1790T (Nửa cầu Tây); từ kinh tuyến 10- 1790Đ (Nửa cầu Đông)
+ Nếu đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến 1800 (từ múi giờ số 13) thì lùi lại 1 ngày lịch và ngược lại tăng 1 ngày lịch nếu đi từ Đông sang Tây( từ múi giờ số 1 – 12). Tuy nhiên trong cùng bán cầu vẫn có thể tăng hoặc giảm ngày do phụ thuộc vào thời gian mà đề bài cho. 
 (1 và 2)
Trong trang này sử dụng TLTK số 1 và 2
b. Công thức tính múi giờ, tính giờ và ngày. 
* Thiết lập công thức tính múi giờ: 
- Trường hợp các múi giờ nằm ở nửa cầu Đông: 
 	A : 150 = x (làm tròn theo quy tắc toán học)
- Trường hợp các múi giờ nằm ở nửa cầu Tây: 
Cách 1: (360 - A):15 = y	
Cách 2: A : 15 = y thì A thuộc múi 24 - y 
Cách 3: 24 - (A: 15) = y 
 (Chú thích: A là kinh độ, x , y là múi giờ cần tìm) (5)
 Bảng chuyển đổi từ múi giờ 13 đến 23 ra múi giờ âm (3)
Múi giờ
Đổi (giờ đêm)
13
-11
14
-10
15
-9
16
-8
17
-7
18
-6
19
-5
20
-4
21
-3
22
-2
23
-1
*Tính giờ :
Dạng 1: Cho biết múi giờ, tính giờ của múi.
Dạng 2: Cho biết kinh độ, tính giờ của múi. Dạng này học sinh chỉ cần tính được múi giờ( A: 15) từ đó làm cơ sở để tính giờ của múi cần tìm.
- Cách tính:
 Giờ T (giờ đã biết) “ +” hoặc “ – ” khoảng cách chênh lệch 2 múi giờ (“ +” khi tính giờ về phía đông, “ – ” tính giờ về phía tây). (5)
Dạng 3: Tính giờ các nước dựa vào giờ Việt Nam.
Tính giờ các nước = giờ nước ta +/- số múi giờ. (Dấu “+” nếu nước đó ở bên phải nước ta, dấu “-” nếu nước đó ở bên trái nước ta). (5)
Trong trang này sử dụng TLTK số 3 và 5
Dạng 4: Tính giờ khu vực dựa theo giờ gốc:
Áp dụng công thức : 
Tm = To + m ( Nếu giờ cần tính ở nửa cầu Đông)
 Tm = To + m – 24h( Nếu giờ cần tính ở nửa cầu Tây)
	 Trong đó: Tm giờ cần tính
 To giờ gốc ( GMT)
 m số thứ tự múi giờ (3) 
Dạng khác: 
 Biết số giờ, múi giờ địa điểm A và múi giờ địa điểm B. Tìm giờ địa điểm B: 
 + Nếu số giờ đã cho lớn hơn múi giờ chênh lệch thì ta có:
 Số giờ địa điểm A – múi giờ chênh lệch = số giờ địa điểm B
 +Nếu số giờ đã cho bé hơn múi giờ chênh lệch thì ta có:
 (24+ số giờ địa điểm A)- múi giờ chênh lệch = số giờ địa điểm B
* Lưu ý: Khi giải các bài toán tính giờ cần đọc kỹ để tránh nhầm lẫn trong các năm nhuận (Là năm chia hết cho 4- có tổng là 366 ngày do đó tháng 2 có 29 ngày) và năm không nhuận (tháng 2 chỉ có 28 ngày, một năm có 365 ngày). Một năm có tháng 4,6,9 và 11 có 30 ngày. Các tháng có 31 ngày là (1,3,5,7,8, 10 và 12), việc nắm vững số tháng có 30 hoặc 31 ngày để chuyển ngày cho chính xác.
*Tính ngày:
- Cùng bán cầu không đổi ngày.
- Khác bán cầu đổi ngày theo quy luật của kinh tuyến 1800 ở giữa múi giờ số 12 là đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ nửa cầu Tây sang nửa cầu Đông cộng thêm 1 ngày. Nếu đi từ nửa cầu Đông sang nửa cầu Tây trừ đi 1 ngày . (5)
 Hoặc: 
Nếu giờ tính được nhỏ hơn 12h cùng nửa cầu thì sẽ cùng ngày. 
Nếu giờ tính được lớn hơn 12h khác nửa cầu thì sẽ khác ngày. Nghĩa là số giờ tính được càng xa giờ số 0 sẽ khác ngày. 
Tuy nhiên có trường hợp khác nửa cầu nhưng số giờ tính được gần giờ gốc nên cùng ngày hoặc cùng nửa cầu nhưng vẫn khác ngày. Do vậy sau khi tính được giờ ta nên quy đổi về giờ số 0 để tính ngày.
	c. Cách giải một số bài tập tính múi giờ, giờ và ngày.	
* Các dạng tính múi giờ. 
- .Tính múi giờ nằm ở nửa cầu Đông. 
Trong trang này sử dụng TLTK số 3 và 5
	Bài tập 1: Cho biết ở kinh tuyến số 1000Đ ,450Đ, thuộc múi giờ số mấy?
Hướng dẫn:
 	 Áp dụng công thức: A : 150 = x thay số ta có:
+ Kinh tuyến 1000Đ thuộc múi giờ: 1000:15 = 6,66 ( làm tròn số theo quy tắc toán học là 7).
+ Kinh tuyến 450Đ thuộc múi giờ: 450 : 15 = 3 ( thuộc múi giờ số 3)
- Tính múi giờ nằm ở nửa cầu Tây: 
Bài tập 2: Kinh tuyến 750T, 1050T thuộc múi giờ nào?
	Hướng dẫn: 
	- Áp dụng công thức 1 : (360- A):15 = x	
 Với kinh tuyến 750T ta có: (360- 75):15 = 19 ( thuộc múi giờ 19)
	 Với kinh tuyến 1050T ta có: (3600-1050):15=17 (thuộc múi giờ số 17).
 - Áp dụng công thức 2: A:15 = x thì A thuộc múi 24-x 
	 Với kinh tuyến 750T ta có: 75 : 15 = 5 thì A thuộc múi 24-5 = 19
	Với kinh tuyến 1050T ta có: 1050 : 15 = 7; thuộc múi 24 – 7 = 17
- Áp dụng công thức 3: 24-(A: 15) = x 
	 Với kinh tuyến 750T ta có: 24-(75 : 15) = 5 thì A thuộc múi 24-5 = 19
	 Với kinh tuyến 1050T ta có: 24- (1050: 15) = 17 => 24- 7= 17 thuộc múi giờ 17 
* Các dạng bài tập tính giờ.
Dạng 1: Cho biết múi giờ, tính giờ của múi.
- Bài tập 1: Vào lúc 19 giờ ngày 30/7/2009 tại Phran xi cô( múi giờ 16), thì các địa phương sau là mấy giờ ? Biết:
Huế( VN – Múi giờ số 7) 
 Luân Đôn( Anh- Múi giờ số 0)
Niu Oóc ( Hoa Kì - Múi giờ số 19) (6)
- Hướng dẫn:
 Áp dụng cách tính: Giờ T (giờ đã biết) “ +” hoặc “ – ” khoảng cách chênh lệch 2 múi giờ (“ +” khi tính giờ về phía đông, “ – ” tính giờ về phía tây).
- Huế cách Phran xi cô số múi giờ là: 16 - 7= 9.
Vậy, khi Phran xi cô 19h thì ở Huế là 19 - 9= 10h.
- Luân Đôn cách Phran xi cô số múi giờ là: 16 – 0 = 16
Vậy, khi Phran xi cô 19h thì ở Luân Đôn là 19 - 16 = 3h.
- Niu Oóc cách Phran xi cô số múi giờ là: 19 – 16 = 3
Vậy, khi Phran xi cô 19h thì ở Niu Oóc là 19 +3 = 22h
Trong trang này sử dụng TLTK số 6
Dạng 2: Cho biết kinh độ, tính giờ của múi. Dạng này học sinh chỉ cần tính được múi giờ từ đó làm cơ sở để tính giờ của múi cần tìm.
Bài tập 2: Một máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6h ngày 1/3/2012 đến Luân Đôn sau 12h bay, máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ và ngày nào tại các địa điểm sau: Tô ki ô kinh độ 1350 Đ, Niu đê li kinh độ 750 Đ, Oa sinh tơn kinh độ 750 T. (6)
- Hướng dẫn: 
 Bước 1: Máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6h ngày 1/3/2012 khi đó ở Luân Đôn là 23h. Sau 12h bay máy bay hạ cánh lúc: 23 -12 =11h cùng ngày .
Bước 2: GV hướng dẫn hs tính múi giờ. 
Niu đê li thuộc múi giờ A : 15 = x suy ra 75 : 15 = 5
 Tô ki ô thuộc múi giờ A : 15 = x suy ra 135 : 15 = 9 .
Oa sinh tơn thuộc múi giờ (360- A):15 = x suy ra (360- 75):15 = 19
 Bước 3: Tính giờ của các địa điểm theo yêu cầu đề bài.
 Khi máy bay hạ cánh ở Luân Đôn lúc 11h thì ở:
 Niu đê li là: 5 + 11 = 16h 
 Tô ki ô là 9+11= 20h 
Oa sinh tơn là: 19+11=30 -24 =6h 
 Bước 4: Tính ngày
 	Cùng bán cầu không đổi ngày. Khác bán cầu đổi ngày theo quy luật Tây sang Đông công thêm một ngày và ngược lại. 
Do máy bay hạ cánh ở Luân Đôn lúc 11h ngày 1/3/2012 và căn cứ số giờ máy bay hạ cánh ở các địa điểm trên ta thấy đều cùng ngày 1/3/2012 
Lưu ý: Sau khi hướng dẫn học sinh tính toán được kết quả như trên, GV nên hướng dẫn học sinh cách trình bày kết quả vào bài thi ngắn gọn như sau: 
- Máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6h ngày 1/3/2012 khi đó ở Luân Đôn là 23h. Sau 12h bay máy bay hạ cánh lúc: 23 -12 =11h cùng ngày .
- Khi máy bay hạ cánh ở Luân Đôn lúc 11h thì ở:
Niu đê li là: 16h ngày 1/3/2012
 Tô ki ô là: 20h ngày 1/3/2012
Oa sinh tơn là: 6h ngày 1/3/2012 
Dạng 3: Tính giờ khu vực dựa theo giờ gốc:
Bài tập 3: Một bức điện được đánh từ Luân Đôn(Múi giờ 0) vào lúc 13 giờ ngày 2/6/2013 thì ở Hà Nội(múi giờ 7) Xit ni(múi giờ 10 ), Oa sinh tơn 
( múi giờ 19), LốtAngiơlét(múi giờ16) sẽ nhận được vào lúc mấy giờ . (6)
Trong trang này sử dụng TLTK số 6
Hướng dẫn: 
 Áp dụng công thức nửa cầu Đông: Tm = To + m 
Khi giờ gốc là 13 h thì:
Ở Việt Nam là: 13+ 7 = 20 (giờ)
Ở Xit ni là: 13+ 10 = 23 (giờ)
Áp dụng công thức nửa cầu Tây: Tm = To + m – 24
Khi giờ gốc là 13 h thì: 
 Ở Oa sinh tơn : 13 +19 – 24 = 8 (giờ).
Ở LốtAngiơlét : 13 + 16 - 24 = 5 (giờ).
Dạng 4: Tính giờ các nước dựa theo giờ nước ta 
Bài tập 4 : Việt Nam (múi số 7) là 7h. Hãy tính giờ của Pa ri(Pháp- múi giờ 1), Niu-Đê-li(Ấn Độ- múi giờ 5), Tô-ki-ô (Nhật Bản- Múi giờ 9)
Hướng dẫn: 
Áp dụng công thức :Tính giờ các nước = giờ nước ta +/- số múi. (Dấu “+” nếu nước đó ở bên phải nước ta, dấu “-” nếu nước đó ở bên trái nước ta).
- Pa ri(Pháp- múi giờ 1), nằm bên trái Việt Nam nên :
 Pa ri cách Việt Nam số múi giờ là :7 – 1 = 6 
 Việt Nam 7h thì ở Pa ri là : 7 – 6 = 1 giờ
 - Niu-Đê-li(Ấn Độ) múi giờ 5, nằm ở bên trái Việt Nam nên:
 Việt Nam cách Niu-Đê-li số múi giờ là: 7- 5 = 2(múi giờ)
 	 Việt Nam 7h thì ở Niu-Đê-li là: 7 - 2 = 5 (giờ)
 - Tô-ki-ô (Nhật Bản) Múi giờ 9, nằm bên phải Việt Nam nên:
Việt Nam cách Tô-ki-ô số múi giờ là: 9 - 7 = 2(múi giờ)
Việt Nam 7h thì ở Tô-ki-ô là: 7+ 2 = 9 (giờ)
* Dạng khác.
Bài tập 5: Bạn Lan đang ở Tokio( múi giờ 9) gọi điện cho bạn Nam ở Newdeli(múi số 5) lúc 1 giờ sáng ngày 5/1/2014. Hỏi bạn Nam nhận được điện lúc mấy giờ? Tại sao?
Hướng dẫn:
- Múi giờ chênh lệch giữa bạn lan và bạn Nam là:
 9 – 5 = 4(Múi giờ)
 - Vì số giờ đã cho bé hơn múi giờ chênh lệch nên ta có:
 (24+ số giờ A)- múi giờ chênh lệch = số giờ địa điểm B
Suy ra: (24+1) -4 = 25 – 4 = 21h. 
 Vậy Bạn Lan gọi điện lúc 1h ngày 5/1/2014 thì bạn Nam nhận được điện lúc 21h ngày 4/1/2014.
Hoặc: GV dựa vào số giờ đã cho của điểm A và múi giờ đã cho của 2 địa điểm. Vẽ sơ đồ để tính giờ và ngày cũng rất nhanh, dễ hiểu. 
 Giờ ? 1h
 Khu vực giờ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ...
Nhìn vào sơ đồ ta thấy khi Tô ki ô lúc 1h ngày 5/1/2014 thì ta đếm giờ lùi lại từ khu vực giờ số 9 đến khu vực giờ số 5 sẽ là: khu vực giờ số 8 là 24h, khu vực giờ số 7 là 23h, khu vực giờ số 6 là 22h và khu vực giờ số 5 là 21h . Vậy Nam nhận được điện phải là lúc 21h ngày 4/1/2014. vì Niu Đê Li nằm bên trái(phía tây) Tô ki ô nên lùi lại 1 ngày.
* Các dạng bài tập tính chuyển đổi ngày 
- Dạng bài tập chuyển đổi ngày khi đi qua múi giờ 13 và năm nhuận.
Bài tập 1: Bạn Hà đang ở vị trí 1050Đ gọi điện thoại cho bạn Minh ở vị trí 1200 T. Biết rằng bạn Hà gọi điện lúc 6h 30 phút ngày 1/3/2012. Hỏi bạn Minh nhận điện thoại của bạn Hà lúc mấy giờ ngày, tháng?
Hướng dẫn:
 Bạn Hà đang ở vị trí 1050 Đ thuộc múi giờ:
 1050 : 15 = 7 (múi giờ)
 Bạn Minh đang ở vị trí 1200T thuộc múi giờ:
 24- (1200 : 15) = 16 (múi giờ)
Múi giờ chênh lệch giữa hai bạn là:
 16 – 7 = 9 (múi giờ)
 Bạn Minh nhận điện thoại của bạn Hà lúc:
 6h30phút + 9 = 15h30phút, ngày 29

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_ki_nang_tinh_ngay_gio_tr.doc