SKKN Kĩ năng biên soạn câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết, thông hiểu trong đề thi THPT QG môn Vật lí

SKKN Kĩ năng biên soạn câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết, thông hiểu trong đề thi THPT QG môn Vật lí

 Thực tiễn giáo dục hiện nay đã tổ chức kỳ thi THPT QG từ năm học 2014-2015 với mục tiêu từ một kì thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp và đại học. Vì vậy mức độ đề đã được phân loại rõ rệt. Cùng với sự đổi mới, năm học 2016-2017 bộ tổ chức bài thi theo các tổ hợp môn, qua các đề thi minh họa cho thấy tỉ lệ các câu hỏi mức độ nhận biết, thông hiểu nhiều hơn so với những năm trước (27/40 câu).

 Nhằm đáp ứng cho nội dung và chất lượng của kỳ thi THPT QG hiện nay (mỗi môn thi 24 mã đề), Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai chuyên đề về kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá đến các Sở giáo dục và đào tạo.

 Là người đi tiếp thu chuyên đề, tôi có cảm nhận chuyên đề này rất phù hợp bởi hiện nay các câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ nhận biết, thông hiểu trong các tài liệu còn rất hạn chế, chủ yếu là các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao. Do đó mỗi thầy cô sau mỗi bài học cần soạn được một hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết, thông hiểu để giúp học sinh vận dụng được kiến thức cơ bản của bài học.

 

docx 19 trang thuychi01 18963
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kĩ năng biên soạn câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết, thông hiểu trong đề thi THPT QG môn Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục 
Nội dung
Trang 
1
Mở đầu
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung SKKN
2
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
Đáp án câu hỏi mức độ nhận biết
16
Đáp án câu hỏi mức độ thông hiểu
17
2.4
Hiệu quả của SKKN 
17
3
Kết luận, kiến nghị
17
Tài liệu tham khảo
18
Danh mục các đề tài SKKN đã được đánh giá xếp loại.
18
Mở đầu
Lí do chọn đề tài.
 Thực tiễn giáo dục hiện nay đã tổ chức kỳ thi THPT QG từ năm học 2014-2015 với mục tiêu từ một kì thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp và đại học. Vì vậy mức độ đề đã được phân loại rõ rệt. Cùng với sự đổi mới, năm học 2016-2017 bộ tổ chức bài thi theo các tổ hợp môn, qua các đề thi minh họa cho thấy tỉ lệ các câu hỏi mức độ nhận biết, thông hiểu nhiều hơn so với những năm trước (27/40 câu).
 Nhằm đáp ứng cho nội dung và chất lượng của kỳ thi THPT QG hiện nay (mỗi môn thi 24 mã đề), Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai chuyên đề về kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá đến các Sở giáo dục và đào tạo. 
 Là người đi tiếp thu chuyên đề, tôi có cảm nhận chuyên đề này rất phù hợp bởi hiện nay các câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ nhận biết, thông hiểu trong các tài liệu còn rất hạn chế, chủ yếu là các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao. Do đó mỗi thầy cô sau mỗi bài học cần soạn được một hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết, thông hiểu để giúp học sinh vận dụng được kiến thức cơ bản của bài học.
Mục đích nghiên cứu.
Chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, có kĩ năng biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết, thông hiểu sau mỗi bài học.
Nhờ hệ thống câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết, thông hiểu mà sau mỗi bài học các em sẽ vận dụng được những kiến thức cơ bản của bài học để nâng cao hiệu quả bài thi THPT QG.
Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu kĩ năng biên soạn câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết, thông hiểu trong đề thi THPT QG môn vật lí thông qua việc biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm trong mỗi bài học vật lí lớp 12.
Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết sau mỗi bài học để học sinh có được một hệ thống câu hỏi lý thuyết, đáp ứng nội dung thi THPT QG hiện nay.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
Cơ sở lí luận.
 Sau khi tiếp thu chuyên đề về kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi đánh giá, tôi xin trình bày kĩ năng biên soạn câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết, thông hiểu cần đạt những yêu cầu sau:
 Phần câu hỏi: ngắn gọn, không thừa, không thiếu. Nếu là câu hỏi lựa chọn đáp án sai hoặc không đúng thì phải chọn chữ đậm cho từ sai (không đúng).
 Phần đáp án: các phương án A,B,C,D phải đánh bằng chữ in hoa, sau phương án (A, B, C, D) đặt dấu chấm, tiếp theo là dấu cách, không viết hoa chữ cái đầu và kết thúc bằng dấu chấm.
 Phần công thức: để chữ đứng không nghiêng.
Mức độ nhận biết: + mỗi 1 câu thời gian làm không quá 0,5 phút.
 + qua một bước tư duy.
Mức độ thông hiểu: + mỗi 1 câu thời gian làm không quá 1 phút.
 + qua hai bước tư duy.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Qua nghiên cứu các tài liệu trên mạng Internet hoặc cẩm nang ôn thi, kết quả cho thấy chưa có tài liệu nào biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết, thông hiểu trong mỗi bài học với số lượng câu hỏi từ 50 câu trở lên. Vì vậy chất lượng học sinh làm những câu hỏi nhận biết, thông hiểu trong các đề thi khảo sát THPT QG còn thấp.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Bám sát các kiến thức tiếp thu được từ chuyên đề về kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi đánh giá môn vật lí. Cùng với thực trạng nghiên cứu các nguồn tài liệu khác nhau, đã cho thấy sự cần thiết giáo viên phải có kĩ năng biên soạn được hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết, thông hiểu trong mỗi bài học để giúp học sinh có kĩ năng rèn luyện tư duy về kiến thức sau mỗi bài học.
Tôi xin trình bày hệ thống câu hỏi mức độ nhận biết, thông hiểu trong bài công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất (bài 15- trang 81 vật lí 12 sách cơ bản).
Phần nhận biết:
Câu 1: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch R, L, C nối tiếp, cường độ dòng điện trong đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là I và lệch pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc φ. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch là
UI. B. UIsinφ. C. UIcosφ. D. UItanφ.
Câu 2: Công suất của dòng của dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch bất kì là
điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng trong 1s.
công suất trung bình trong một chu kì.
giá trị đo được của công tơ điện.
công suất tức thời. 
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai? Công suất tiêu thụ trong một mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp
 A. là công suất trung bình trong một chu kì. B. là P = UIcosφ.
 C. là P = RI2.	 D. là công suất tức thời.
Câu 4: Trong mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp, nếu hệ số công suất cosφ = 1 thì câu trả lời nào sau đây là sai?
 A. RZ=1.	B. P = UI.	C. U ≠ UR.	D. 1Lω=Cω.
Câu 5: Hệ số công suất cosφ của đoạn mạch xoay chiều có giá trị
	A. cosφ = 0.
	B. 0 < cosφ < 1.
	C. cosφ=1.
	D. 0 ≤ cosφ≤ 1.
Câu 6: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là I và lệch pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc φ. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch là
P=U.I2.
P=Z.I2.
P=UIcosφ.
P=R.Icosφ.
Câu 7: Một đoạn mạch xoay chiều mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cảm kháng ZL và dung kháng ZC. Với Z là tổng trở của mạch, thì hệ số công suất của mạch là
RZ. B. RZ . C. ZLZ . D. ZZC.
Câu 8: Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dung C. Khi điện áp hiệu dụng trên các phần tử L và C đều bằng nhau thì hệ số công suất của mạch bằng
 14 B. 12 C. 0 D. 1
Câu 9: Hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều bằng 0 khi
đoạn mạch chỉ có điện trở thuần . 
đoạn mạch có điện trở thuần bằng 0 và cuộn dây thuần cảm.
đoạn mạch không có tụ điện. 
D. đoạn mạch không có cuộn cảm.
Câu 10: Công suất tiêu thụ trong đoạn mạch xoay chiều có R,L,C nối tiếp là
công suất tỏa nhiệt trên cuộn cảm thuần. 
công suất tỏa nhiệt trên tụ điện .
công suất tỏa nhiệt trên điện trở thuần.
công suất tỏa nhiệt trên điện trở thuần và tụ điện.
Câu 11: Đặt vào hai đầu đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều, cường độ dòng điện trong mạch biến thiên với tần số góc ω. Hệ số công suất của mạch điện là
RR2+ω2L2. B. RR2-ω2L2. 
 C. RR2-1ω2C2. D. RR2+1ω2C2. 
Câu 12: Đặt vào hai đầu đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều, cường độ dòng điện trong mạch biến thiên với tần số góc ω. Hệ số công suất của mạch đoạn mạch là
RR2+ω2L2. B. RR2-1ω2C2. 
 C. RR2+1ω2C2. D. RR2-ω2L2.
Câu 13: Đặt vào hai đầu đoạn mạch có C và L mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
1. B. 0. C. 12. D. 14. 
Câu 14: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có R một hiệu điện thế xoay chiều. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
12. B. 1. C. 0. D. 14. 
Câu 15: Đặt vào hai đầu đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U, cường độ dòng điện trong mạch biến thiên với tần số góc ω và có giá trị hiệu dụng I. Công suất của đoạn mạch là
UIRR2+ω2L2. B. UIRR2-ω2L2. 
 C. UI RR2-1ω2C2. D. UI RR2+1ω2C2. 
Câu 16: Đặt vào hai đầu đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U, cường độ dòng điện trong mạch biến thiên với tần số góc ω và có giá trị hiệu dụng I. Công suất của đoạn mạch là
UIRR2+ω2L2. 	 B. UI RR2-1ω2C2. 
 C. UIRR2+1ω2C2. 	 D. UI RR2-ω2L2.
Câu 17: Đặt vào hai đầu đoạn mạch có C và L mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều. Công suất của đoạn mạch bằng
1. B. 0. C. 13. D. 14. 
Câu 18: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U, cường độ hiệu dụng trong mạch là I. Công suất của đoạn mạch là
UI. B. RI. C. UR. D. R2I. 
Câu 19: Một mạch điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng là U, cường độ hiệu dụng là I, tiêu thụ một công suất P sau khoảng thời gian t. Biểu thức điện năng tiêu thụ của đoạn mạch là
W = Pt. B. W = Ut. C. W = UIcosφ. D. W = Pt.
Câu 20: Một đoạn mạch xoay chiều, có hiệu điện thế hiệu dụng là U, cường độ hiệu dụng là I, tiêu thụ một lượng điện năng W trong khoảng thời gian t. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
 P = Ut. B. P=Wt. C. P = UIt. D. P = Wt.
Câu 21: Hệ số công suất cosφ của mạch điện xoay chiều có giá trị 
nhỏ hơn 1. B. lớn hơn 0. 
 C. lớn hơn 1. D. lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. 
Câu 22: Gọi r là điện trở của đường dây tải điện từ nhà máy phát điện đến khu công nghiệp, P là công suất phát điện của nhà máy thì công suất hao phí trên đường dây tải điện là
rP2U21cos2φ. B. rPU1cos2φ. 
 C. rP2U1cosφ. D. rPU1cosφ . 
Câu 23: Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là P=UIcosφ, trong biểu thức của P cosφ được gọi là
độ lệch pha của hiệu điện thế so với cường độ dòng điện.
độ lệch pha của cường độ dòng điện so với hiệu điện thế.
hệ số công suất.
điện năng tiêu thụ của mạch.
Câu 24: Gọi r là điện trở của đường dây tải điện từ nhà máy phát điện đến khu công nghiệp, U là hiệu điện thế của của nhà máy điện, I là cường độ dòng điện hiệu dụng truyền trên dây, thì công suất hao phí trên đường dây tải điện là
r2I. B. rI. C. rU2. D. rI2.
Câu 25: Đặt điện áp xoay chiều u=U2cosωt vào hai đầu một đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i=I2cos⁡(ωt+φ). Công suất tức thời của mạch điện đó là
P= UI. B. P= ui. C. P= UIcosφ. D. P= uicosφ. 
Câu 26: Đặt điện áp xoay chiều u=U2cosωt vào hai đầu một đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức
 i=I2cos⁡(ωt+φ). Hệ số công suất của mạch là
cosφ=RZ. B. cosφ=URZ. C. cosφ=ZR. D. cosφ=ZUR.
Câu 27: Có thể đo hệ số công suất của một cuộn dây bằng một nguồn điện xoay chiều, một điện trở thuần và dụng cụ
 A. ampe kế có điện trở rất nhỏ. C. vôn kế có điện trở rất lớn.
oát kế. D. ôm kế.
Câu 28: Chọn đáp án sai. Một đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp, nếu chỉ tăng tần số của điện áp thì
dung kháng của đoạn mạch giảm.
cảm kháng của đoạn mạch tăng.
hệ số công suất của đoạn mạch tăng.
cảm kháng, dung kháng, tổng trở của đoạn mạch đều thay đổi.
Câu 29: Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là P=UIcosφ, trong biểu thức của P, đại lượng φ là
độ lệch pha của hiệu điện thế so với cường độ dòng điện.
góc pha ban đầu của hiệu điện thế.
hệ số công suất.
điện năng tiêu thụ của mạch.
Câu 30: Đặt điện áp xoay chiều u=U2(cosωt+φu) vào hai đầu một đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i=I2cosωt+φi. Gọi φ là góc lệch pha của u so với i. Công suất tức thời của mạch điện đó là
P = UI cosφ. B. P = ui cosφ. C. P = UI. D. P = ui. 
Câu 31: Đặt vào hai đầu đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều. Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên với tần số góc ω và tụ điện có điện dung ZC. Hệ số công suất của mạch điện là
RR2+ω2C2. B. RR2-ω2C2. C. RR2-ZC2. D. RR2+ZC2. 
Câu 32: Đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và cuộn dây thuần cảm L mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều. Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên với tần số góc ω và cuộn dây có cảm kháng ZL. Hệ số công suất của đoạn mạch là
RR2+ZL2. B. RR2-1ZL2. C. RR2+1ZL2. D. RR2-ZL2.
Câu 33: Đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và tụ điện C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U, cường độ dòng điện trong mạch biến thiên với tần số góc ω và có giá trị hiệu dụng I. Công suất của đoạn mạch là
UI RR2+ω2C2. C. UI RR2-ω2C2. 
UI RR2-ZC2. D. UI RR2+ZC2. 
Câu 34: Đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp, một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U, cường độ dòng điện trong mạch biến thiên với tần số góc ω và có giá trị hiệu dụng I. Công suất của đoạn mạch là
UIRR2+ZL2. 	 B. UI RR2-1ZL2. 
 C. UI RR2+1ZL2. D. UIRR2-ZL2.
Câu 35: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều, cường độ dòng điện trong mạch biến thiên với tần số góc ω. Hệ số công suất của đoạn mạch là
RR2+(ωL-1ωC )2. B. RR2-(ωL-1ωC)2. 
 C. RR2+(ωL-1ωC). D. RR2-(ωL+1ωC).
Câu 36: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều. Đoạn mạch có cảm kháng ZL, dung kháng ZC. Hệ số công suất của đoạn mạch là
RR2-(ZL-ZC)2 . B. RR2+(ZL-ZC )2. 
 C. RR2+(ZL-ZC). D. RR2-(ZL+ZC).
Câu 37: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều, cường độ dòng điện trong mạch biến thiên với tần số góc ω. Công suất của mạch đoạn mạch là
UI RR2+(ωL-1ωC). B. UI RR2-(ωL-1ωC)2. 
 C. UIRR2+(ωL-1ωC )2. D. UI RR2-(ωL+1ωC).
Câu 38: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều. Đoạn mạch có cảm kháng ZL, dung kháng ZC. Công suất của mạch đoạn mạch là
UIRR2-(ZL-ZC)2. B. UI RR2+(ZL-ZC )2. 
 C. UI RR2+(ZL-ZC). D. UIRR2-(ZL+ZC).
Câu 39: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều u=U2cosωt, cường độ dòng điện trong mạch biến thiên theo biểu thức i=I2cos⁡(ωt+φ) . Đoạn mạch có cảm kháng ZL, dung kháng ZC. Hệ số công suất của đoạn mạch là
cosφ=RR2+(ZL-ZC)2. B. cosφ=RR2+(ZL+ZC)2. 
 C. cosφ=R2+(ZL-ZC)2R. D. cosφ=RR2-(ZL-ZC)2. 
Câu 40: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì hiệu điện thế trên R, L, C lần lượt có giá trị hiệu dụng là UR, UL, UC. Hệ số công suất của đoạn mạch là
URU. B. UUR. 
 C. UL-UCU. D. UL-UCUR.
Câu 41: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì hiệu điện thế trên R, L, C lần lượt có giá trị hiệu dụng là UR, UL, UC. Hệ số công suất của đoạn mạch là
URUR2+(UL-UC)2. B. UR2+(UL-UC)2UR. 
 C. UL-UCU. D. UL-UCUR.
Câu 42: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì cường độ hiệu trong mạch là I và hiệu điện thế trên R, L, C lần lượt có giá trị hiệu dụng là UR, UL, UC. Công suất của đoạn mạch là
IUR. B. UIUUR. 
 C. IUL. D. IUC.
Câu 43: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì cường độ hiệu trong mạch là I và cảm kháng, dung kháng trên L, C lần lượt là ZL, ZC. Công suất của đoạn mạch là
I2(ZL-ZC). B. RI2. 
 C. I2ZL. D. I2ZC.
Câu 44: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì cường độ hiệu trong mạch là I và tổng trở của mạch là Z. Công suất của đoạn mạch là
P = IR. B. P = R(ZU)2. 
 C. P = IZ. D. P = R(UZ)2.
Câu 45: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì cường độ hiệu trong mạch là I, cảm kháng, dung kháng và tổng trở lần lượt là ZL, ZC, Z. Công suất của mạch là
P = UI ZR.	B. P = UI RZ. 
C. P = UI ZLZ.	 D. P = UI ZZC.
Câu 46: Công suất tiêu thụ điện trung bình trong một mạch điện xoay chiều bất kì được xác định là
P = RI2. B. P = R(UZ)2. C. P = UI cosφ. D. P = UZ. 
Câu 47: Đặt vào hai đầu đoạn mạch bất kì một hiệu điện thế xoay chiều u=U2cosωt, cường độ dòng điện trong mạch biến thiên theo biểu thức i=I2cos⁡(ωt+φ) . Giá trị trung bình của công suất điện tiêu thụ trong một chu kì là
P = UI. B. P= UI cosφ. C. P = UZ. D. P = RI2. 
Câu 48: Để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện từ nhà máy phát điện đến khu công nghiệp. Nhà nước đã quy định hệ số công suất cosφ trong các khu công nghiệp tiêu thụ điện năng tối thiểu phải bằng
0,95.	B. 0,90.	 C. 0,85.	D. 0,80.
Câu 49: Một mạch điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng là U, cường độ hiệu dụng là I. Sau khoảng thời gian t, mạch tiêu thụ hết công suất P, điện năng tiêu thụ của đoạn mạch là
 Pt.	B. Pt.	C. UIt.	 D. tP.
Câu 50: Đặt điện áp xoay chiều u=U2(cosωt+φu) vào hai đầu một đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i=I2cosωt+φi. Gọi φ là góc lệch pha của u so với i. Hệ số công suất mạch điện đó là
 cosφ = cos(φu-φi).	B. cosφ = URU. 
C. cosφ = RZ.	D. cosφ =cosφu+φi. 
Phần thông hiểu
Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì điện áp hiệu dụng trên các phần tử R, L và C đều bằng nhau. Khi thay điện trở R bằng điện trở R’=2R thì
hệ số công suất của đoạn mạch giảm.
công suất tiêu thụ của đoạn mạch giảm.
công suất tiêu thụ của đoạn mạch tăng.
hệ số công suất của đoạn mạch tăng.
Câu 2: Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp ( biết 2CLω2=1) thì đoạn mạch tiêu thụ công suất P. Sau đó nối tắt tụ điện C (trong mạch không còn tụ ), công suất tiêu thụ của đoạn mạch lúc này bằng
2P B. P2 	C. P	D. 2P
Câu 3: Cường độ hiệu dụng chạy qua đoạn mạch điện xoay chiều có giá trị không đổi là I, nếu tăng điện trở lên gấp đôi thì công suất tiêu thụ của điện trở có giá trị 
 A. tăng gấp đôi. 	B. không đổi. 
 C. giảm hai lần. 	D. tăng bốn lần.
Câu 4: Cường độ hiệu dụng qua mạch đoạn mạch xoay chiều là 2A. Điện trở của mạch là 10Ω. Công suất tiêu thụ trên điện trở bằng
20 W. B. 40 W. C. 200 W. D. 5 W.
Câu 5: Điện áp và cường độ hiệu dụng trong mạch lần lượt là 100V; 1A. Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện là . Công suất tiêu thụ trên mạch bằng
50 W. B. 100 W. C. 120 W. D. 50 W.
Câu 6: Trong đoạn mạch xoay chiều có điện trở không đổi, nếu cường độ hiệu dụng chạy qua đoạn mạch có giá trị gấp đôi thì công suất tiêu thụ của điện trở có giá trị 
tăng gấp đôi. B. không đổi. 
giảm hai lần. D. tăng bốn lần.
Câu 7: Cường độ hiệu dụng qua mạch là A. Điện trở của mạch là 10Ω. Công suất tiêu thụ trên điện trở là
 A. 20 W. B. 40 W. C. 10 W. D. 100 W. 
Câu 8: Điện áp và cường độ hiệu dụng trong mạch lần lượt là 100V; 1A. Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện là . Công suất tiêu thụ trên mạch bằng
100 W. B. 50 W. C. 100 W. D. 50 W.
Câu 9: Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở và tụ điện có điện dung C. Biết CLω2=1, thì hệ số công suất bằng
0. B. 1. C. 2. D. . 
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai? Khi nói về hệ số công suất cosφ của đoạn mạch xoay chiều
A. với đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần thì cosφ = 0. 
B. với đoạn mạch gồm tụ điện và điện trở thuần mắc nối tiếp thì 0 < cosφ < 1.
C. với đoạn mạch có điện trở thuần thì cosφ=1.
D. với đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng thì cosφ = 0.
Câu 11: Đặt điện áp u=2002cos100πt (V) vào hai đầu một điện trở thuần 100Ω. Công suất tiêu thụ của điện trở bằng
800W. 	B. 200W. 	C. 400W. 	D. 300W.
Câu 12: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với điện trở thuần. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở là 100V. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
0,5. 	B. 1. 	C. 0,7. 	D. 0,8.
Câu 13: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V vào hai đầu đoạn mạch gồm tụ điện mắc nối tiếp với điện trở thuần. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở là 110V. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
0,8. 	B. 0,7. 	C. 0,5. 	D. 1.
Câu 14: Đặt điện áp u=2002cos100πt (V) vào hai đầu một đoạn mạch gồm có điện trở thuần 100Ω, mắc nối tiếp với tụ điện có dung kháng 100 Ω. Công suất của đoạn mạch bằng 
2002W.	B. 200W. 	C. 100W. 	D. 1002W.
Đáp án: phần nhận biết
Câu 1
C
Câu 26
A
Câu 2
B
Câu 27
C
Câu 3
D
Câu 28
C
Câu 4
C
Câu 29
A
Câu 5
D
Câu 30
D
Câu 6
C
Câu 31
D
Câu 7
B
Câu 32
A
Câu 8
D
Câu 33
D
Câu 9
B
Câu 34
A
Câu 10
C
Câu 35
A
Câu 11
D
Câu 36
B
Câu 12
A
Câu 37
C
Câu 13
B
Câu 38
B
Câu 14
B
Câu 39
A
Câu 15
D
Câu 40
A
Câu 16
A
Câu 41
A
Câu 17
B

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ki_nang_bien_soan_cau_hoi_trac_nghiem_muc_do_nhan_biet.docx