SKKN Hệ thống kiến thức vận động thông qua hình thức hội thao cho học sinh khối 12 trường THPT Như Thanh

SKKN Hệ thống kiến thức vận động thông qua hình thức hội thao cho học sinh khối 12 trường THPT Như Thanh

Đất nước Việt nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội song song cùng với sự phát triển chung Việt Nam luôn phải đối đầu với các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta cả trong và ngoài nước. Vì vậy nhiệm vụ xây dựng nền Quốc phòng - An ninh vững chắc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Để xây dựng được nền Quốc phòng - An ninh vững chắc là nhiệm vụ của toàn quân và toàn dân, nhiệm vụ đó phải được mọi người dân nhận thức rõ, cùng với nhiệm vụ chung trường học đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng cũng như xây dựng lòng yêu nước cho các thế hệ học sinh.

Giáo dục Quốc phòng – An ninh cho học sinh cũng là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện trong trường học, thông qua đó góp phần giáo dục cho học sinh tu dưỡng đạo đức, nhân cách, rèn luyện năng lực thực tế để sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc .

Môn giáo dục Quốc phòng – An ninh đóng một vai trò quan trọng trong việc quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng an ninh quốc gia, nhằm đáp ứng hơn nữa nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc nền an ninh quốc gia.

 

docx 10 trang thuychi01 6702
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hệ thống kiến thức vận động thông qua hình thức hội thao cho học sinh khối 12 trường THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Đất nước Việt nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội song song cùng với sự phát triển chung Việt Nam luôn phải đối đầu với các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta cả trong và ngoài nước. Vì vậy nhiệm vụ xây dựng nền Quốc phòng - An ninh vững chắc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Để xây dựng được nền Quốc phòng - An ninh vững chắc là nhiệm vụ của toàn quân và toàn dân, nhiệm vụ đó phải được mọi người dân nhận thức rõ, cùng với nhiệm vụ chung trường học đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng cũng như xây dựng lòng yêu nước cho các thế hệ học sinh.
Giáo dục Quốc phòng – An ninh cho học sinh cũng là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện trong trường học, thông qua đó góp phần giáo dục cho học sinh tu dưỡng đạo đức, nhân cách, rèn luyện năng lực thực tế để sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc .
Môn giáo dục Quốc phòng – An ninh đóng một vai trò quan trọng trong việc quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng an ninh quốc gia, nhằm đáp ứng hơn nữa nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc nền an ninh quốc gia.
Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 
	Căn cứ theo điều 17 đến điều 20 luật nghĩa vụ quân sự năm 2005, học sinh các trường THPT đều được coi là lực lượng dự bị quân sự, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức huấn luyện phải huấn luyện cho học sinh những kiến thức cơ bản về quân sự và đây là giai đoạn hết sức quan trọng nếu giai đoạn này huấn luyện tốt thì sẽ trang bị cho học sinh cả về mặt tinh thần và kĩ năng vận động để bước đầu trở thành người chiến sĩ và thuận lợi cho chương trình huấn luyện cơ bản của người chiến sỹ sau này. Tuy nhiên việc huấn luyện cho học sinh về nhận thức cũng như các kĩ năng vận động hết sức khó khăn đặc biệt là các nội dung về vận động, hầu hết các em học sinh chưa chú tâm đến tầm quan trọng cũng như trong nhiệm vụ giáo dục toàn diện vì thế các em sau khi học song các nội dung thường không nhớ được kiến thức lâu, học lên lớp trên thì quên kiến thức lớp dưới đặc biệt là kĩ năng vận động. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Qua nhiều năm giảng dạy bản thân luôn trăn trở với vấn đề trên và qua nghiên cứu nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng học sinh yếu các kĩ năng vận động là do học sinh chỉ chú tâm đến học các môn học theo khối thi đại học và các môn thi tốt nghiệp không có sự quan tâm cao đối với môn học, bên cạnh đó tính buông xuôi của giáo viện cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Sự buông xuôi đó dẫn đến giáo viên không sát sao đến kết quả học tập và huấn luyện cho học sinh, các nội dung học của lớp trên không có tính liên kết chặt chẽ với lớp dưới, không mang tính hệ thống. Vì vậy vấn đề đặt ra là bằng cách nào để học sinh hiểu được vai trò, nhiệm vụ học tập của mình đối với môn học. Sau khi học xong cấp học - học sinh có thể hiểu các kiến thức và vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học áp dụng trong đời sống thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Từ thực tế trên qua nhiều năm học qua tôi đã áp dụng một số phương pháp, kế hoạch học tập, cách đánh giá mang tính hệ thống đã giúp học sinh khối 12 hệ thống lại toàn bộ kiến thức xuyên suốt cả cấp học và đã đem lại hiệu quả thiết thực. Với phương pháp, kế hoạch học tập và đánh giá trên đã tạo được tinh thần tự giác và hưng phấn hơn trong học tập và đặc biệt học sinh đã xác định được vai trò, nhiệm vụ trong suốt quá trình học tập cũng như trạng thái tâm lý, mục tiêu phấn đấu trên thao trường. Vì vậy tôi chọn để tài “Hệ thống kiến thức vận động thông qua hình thức hội thao cho học sinh khối 12 trường THPT Như Thanh”. Qua đề tài học sinh tốt nghiệp khối 12 được hệ thống lại toàn bộ kiến thức, kĩ năng vận động từ khối 10 đến khối 12 và có thể tự tin thực hiên các kĩ năng vận động khi cần thiết.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau.
- Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp đánh giá tâm lý.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.	
2.1 Cơ sở lý luận.
	Trong chương trình học bậc Trung học phổ thông từ khối 10 đến khối 12 đều áp dụng cách phân phối chương trình tương đối giống nhau. nội dung lý thuyết đan xen với nội dung thực hành trong cả hai học kì. 
Đối với nội dung thực hành được chia như sau.
Khối
Nội dung
Thời gian
Thực hành
Tổng số tiết
10
Đội ngũ từng người không có súng
3
14
Đội ngũ đơn vị
6
Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương
3
Kiểm tra
2
11
Giới thiệu súng tiểu liên Ak và súng trường CKC
3
18
Kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC
6
Kĩ thuật sử dụng lựu đạn 
2
Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương
Kiểm tra
2
12
Đội ngũ đơn vị
2
11
Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường
6
Lợi dụng địa hình, địa vật
1
Kiểm tra
2
Với lượng kiến thức trên việc nhớ và thực hiện toàn bộ kiến thức là một vấn đề hết sức khó khăn đối với học sinh. vì vậy mỗi khối lớp học việc giảng dạy và kiểm tra đánh giá học sinh cần phải chính xác. Trên cơ sở đó đến khối 12 thực hiện hệ thống kiến thức cho học sinh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tinh thần, thái độ của học sinh đối với môn học cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tạo cho học sinh có được tinh thần thoải mái, tự giác và hứng thú, xây dựng tinh thần tập thể trong các lớp học, khối lớp.
2.2. Thực trạng vấn đề.
	Đối với học sinh hiện nay việc xác định mục tiêu trong cuộc sống nói chung và trong học tập nói riêng rất mơ hồ, các kĩ năng học tập, kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn môn học, ngành học không rõ ràng và học lệch môn là hiện tượng phổ biến nhất trong học sinh hiện nay. Từ những vấn đề đó học sinh thường sao nhãng các môn học phụ (Các môn học khác), các môn không tham gia thi tốt nghiệp hay thi chuyên nghiệp. Vì vậy tinh thần, thái độ đối với các môn phụ của học sinh thấp trong đó có môn GDQP-AN.
	Các kĩ năng vận động cũng rất hạn chế vì thế các nội dung vận động của môn GDQP-AN học sinh thường gặp khó khăn, kĩ thuật động tác thường không chính xác, không đạt được thành tích. Nội dung vận động các khối lớp khác nhau, không có tính kế thừa và hệ thống. Đa số học sinh học lên lớp trên là quên kiến thức lớp dưới, học sinh không thực sự nỗ lực, phấn đấu khi thực hiện các bài kiểm tra. Qua rất nhiều năm giảng dạy khi hỏi kiến thức vận động ở khối 10, 11 đối với học sinh khối 12 hầu như học sinh không còn nhớ hoặc nhớ một cách mơ hồ, nhớ lẫn lộn giữa khối 10 với khối 11.
	Từ thực tế trên nhiệm vụ cần thiết phải hệ thống lại toàn bộ kiến thức phần vận động có hệ thống cho học sinh trước khi rời khỏi ghế nhà trường nhằm trang bị cho học sinh hành trang toàn diện, các kĩ năng của một chiến sĩ, của lực lượng dự bị cho đất nước và sẵn sàng tham gia vào các lực lượng vũ trang để bảo vệ tổ quốc khi “Tổ quốc gọi”.
2.3. Giải pháp giải quyết vấn đề.
	Qua nhiều năm giảng dạy và bản thân đã áp dụng cho một số khóa học sinh khối 12. Tổ chức hội thao cấp trường cho khối 12 đã đem lại hiệu quả rất đáng khích lệ. Thông qua hội thao đã hệ thống lại được những kĩ năng, kiến thức đã được học phần thực hành của cả 3 khối đồng thời đã nâng lên được thái độ, tính tự giác, tinh thần đoàn kết trong học tập đặc biệt học sinh đã nhận thức được vai trò môn học trong nhà trường cũng như vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của mỗi công dân. 
	Các bước tổ chức hội thao
2.3.1.Xây dựng kế hoạch.
- Tìm hiểu số lượng học sinh mỗi lớp, toàn khối.
- Tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng vận động mà đa số học sinh còn yếu.
- Các điều kiện sân bãi, dụng cụ của nhà trường để đáp ứng cho hội thao.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết đầy đủ các yêu cầu cho hội thao để báo cáo ban giám hiệu và xin kế hoạch thực hiện.
2.3.2. Thời gian, địa điểm tổ chức hội thao.
- Thời gian: Theo phân phối chương trình khối 12 thời lượng thực hành được thực hiện trong 11 tiết (Cả tiết kiểm tra). 
Qua nhiều năm áp dụng trường THPT Như Thanh thường tổ chức hội thao vào các ngày lễ lớn trong năm như 26/3 hoặc 20/11 .
- Địa điểm tổ chức: Tổ chức tại sân vận động của nhà trường.
2.3.3. Nội dung hội thao gồm những nội dung.
	Học sinh thực hiện các nội dung kiến thức theo tiến trình sau.
 * Đội ngũ tiểu đội
 - Điều kiện 
 + Nội dung thi được tiến hành ở sân vận động tỉnh, đảm bảo cho các động tác đội ngũ đơn vị với đội hình tiểu đội;
 + Tiểu đội dự thi (là thí sinh chính thức của đội) mặc trang phục thống nhất, đội mũ cứng, đi giày vải.
 - Quy tắc
 Một thí sinh làm tiểu đội trưởng, chỉ huy tiểu đội thực hiện thứ tự các bước sau:
 + Khi có lệnh, dẫn tiểu đội ra vị trí qui định trước bàn giám khảo.
 + Tập hợp đội hình một hàng ngang quay mặt về phía bàn giám khảo, chỉnh đốn hàng ngũ, chào, báo cáo giám khảo, sẵn sàng tham gia thi;
 + Khi được giám khảo cho phép, tiến hành điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; quay trái, quay phải, quay đằng sau (mỗi động tác thực hiện 02 lần), giậm chân tại chỗ, chuyển bước đi đều (đội hình một hàng dọc) quãng đường khoảng 30m, đến vạch dừng, cho đội hình đứng lại, quay đằng sau và thường chạy về trước bàn giám khảo, đứng lại, chỉnh đốn hàng ngũ, báo cáo đã thực hiện xong nội dung thi, nghe giám khảo nhận xét, tiểu đội trưởng ký vào phiếu thi, cho đội hình giải tán và cơ động về khu vực tập trung.
 * Tháo lắp thông thường súng tiểu liên AK 
 - Điều kiện tháo, lắp
 + Tháo, lắp súng tiểu liên AK ban ngày có bàn để tháo, lắp theo quy định;
 + Mỗi thí sinh tháo, lắp một khẩu súng, tính thời gian nhanh nhất;
 + Không tháo, lắp ống đựng phụ tùng.
 - Quy tắc tháo, lắp
 Quy tắc tháo súng.
 + Thí sinh khám súng, kiểm tra súng, sau khi chuẩn bị xong thì báo cáo trọng tài: “Số. đã sẵn sàng”, khi có lệnh của trọng tài: “Tháo súng”, thí sinh làm động tác tháo súng theo thứ tự sau: 
 + Tháo hộp tiếp đạn, gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, khám súng, kiểm tra đạn trong buồng đạn (kéo bệ khóa nòng xuống dưới hết cỡ, thả tay tự nhiên, không bóp cò).
 + Tháo thông nòng;
 + Tháo nắp hộp khoá nòng;
 + Tháo bộ phận đẩy về;
 + Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng (tay phải cầm bệ khóa nòng, tay trái tháo rời khoá nòng ra khỏi bệ khoá nòng)
 + Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên;
 Khi kết thúc động tác tháo ốp lót tay trên, thí sinh đặt súng xuống bàn, tay rời khỏi súng và báo cáo: “xong”, sau đó chuẩn bị sẵn sàng lắp súng.
 Quy tắc lắp súng
 + Khi có lệnh của trọng tài: “Lắp súng”, thí sinh thực hiện thứ tự các động tác sau:
 + Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên;
 + Lắp khoá nòng vào bệ khoá nòng sau đó lắp bệ khoá nòng vào (súng) hộp khoá nòng;
 + Lắp bộ phận đẩy về (chân đuôi cốt lò xo bộ phận đẩy về phải khớp vào rãnh dọc ở hộp khóa nòng).
 + Lắp nắp hộp khoá nòng, kiểm tra chuyển động của súng, bóp chết cò, đòng khóa an toàn.
 + Lắp thông nòng 
 + Lắp hộp tiếp đạn 
 Khi kết thúc động tác lắp hộp tiếp đạn, đặt súng xuống bàn và tay rời khỏi súng thí sinh mới báo cáo: “xong”.
*Lưu ý: Trong quá trình tháo súng phải sắp đặt các bộ phận của súng theo thứ tự tháo từ bên phải sang bên trái của người tháo.
 * Tại chỗ ném lựu đạn trúng đích
 - Điều kiện ném
 + Bãi ném bảo đảm an toàn theo quy định; thí sinh ném lựu đạn có trang bị súng tiểu liên AK;
 + Lựu đạn tập Φ-1 (không có ngòi nổ), nặng 450 gam; 
 + Đích ném: 07 vòng tròn đồng tâm có đường kính 1m, 1,5m, 2m, 2,5m, 3m, 3,5m, 4m; các đường giới hạn rộng 0,5cm nằm phía vòng trong.
 + Đối với nam: 30m tính từ vạch giới hạn đến tâm vòng tròn;
 + Đối với nữ: 20m tính từ vạch giới hạn đến tâm vòng tròn;
 + Số quả ném: 06 quả (01 quả ném thử và 05 quả ném tính điểm); Căn cứ vào kết quả ném, cộng điểm của 05 quả ném chính thức, thí sinh nào có tổng điểm cao hơn xếp hạng trên, nếu bằng điểm nhau, thí sinh nào có số điểm vòng trong cao hơn xếp hạng trên. 
 + Thời gian ném: tối đa 5 phút/01 thí sinh.
 - Qui tắc ném
 Sau khi nghe khẩu lệnh của giám khảo: Vào tuyến ném, thí sinh chuẩn bị xong và báo cáo: số....chuẩn bị xong; khi có lệnh: “01 quả ném thử...ném; quả thứ nhất ném....” thí sinh ném từng quả theo lệnh của giám khảo, điểm rơi được báo ngay sau mỗi quả ném; Khi ném một tay cầm súng kẹp ngang hông, có thể đứng tại chỗ hoặc lấy đà để ném. 
 * Môn thi Băng bó cứu thương
 - Điều kiện thi: 
 + Mỗi thí sinh thi được trang bị một túi cứu thương: gồm một cuộn băng vải dài 4m, rộng 5cm, gạc, kéo; người đóng giả làm thương binh là một thí sinh của đoàn
 + Thi nội dung băng bàn chân phải theo kiểu băng vòng số 8 (kỹ thuật băng vết thương trong sách giáo khoa GDQP-AN lớp 10). 
 - Quy tắc thi
 + Khi có lệnh của trọng tài: “vào vị trí”, từ vị trí xuất phát, thí sinh vận động đến vị trí người bị thương (cự ly 05m) và thực hành băng bó vết thương theo trình tự như sau:
 + Mở túi cứu thương lấy băng, gạc; Bộc lộ rõ vết thương (vết thương trên sống cẳng chân phải, 1/3 tính từ đầu gối trở xuống đến cổ chân), đặt miếng gạc phủ kín vết thương, đặt đầu cuộn băng ở phía trên vết thương, tay trái giữ đầu cuộn băng, tay phải cầm cuộn băng, đặt hai vòng đầu đè lên nhau để giữ chặt đầu băng, đưa cuộn băng theo vòng xoắn từ trên xuống dưới cho đến hết cuộn băng và cố định vòng cuối bằng (gim bấm hoặc kẹp); chú ý các đường băng phải cách đều nhau, vòng băng sau phải đè lên 2/3 vòng băng trước.
 - Khi băng bó xong (đã cố định vòng cuối) báo cáo xong. Thời gian thi được tính từ khi xuất phát đến khi băng xong và báo cáo.
(Chú ý: Người bị thương không được hỗ trợ trong quá trình băng bó)
 * Thành tích; Tính thời gian nhanh nhất; 
 Thí sinh sẽ bị cộng 05 giây khi vi phạm một trong các lỗi sau: Mở túi cứu thương trước khi cơ động đến vị trí có thương binh, không đặt gạc phủ vết thương, băng bó sai động tác, đường băng sau không đè lên 2/3 đường băng trước, các đường băng không cách đều nhau, băng không chặt hoặc làm tụt băng, chưa cất hết các dụng cụ vào túi.
* Di chuyển trên đoạn cầu hẹp.
* Di chuyển bê hòm đạn.
* Các động tác chuyển thương. 
Với những nội dung, kĩ thuật trên đã bao hàm gần hết các động tác cơ bản của chương trình bậc THPT phần vận động. Trong quá trình hội thao với các kĩ năng thực hiện trên học sinh tự xác định được nhiệm vụ, luôn phải tập trung, nỗ lực hết mình để đạt được kết quả cao nhất. Thông qua đó học sinh xây dựng được ý thức trong học tập, vai trò của môn học, ngoài ra còn xây dựng được tinh thần đoàn kết trong tập thể và trong mọi hoạt động.
2.3.4. Cơ sở vật chất, dụng cụ cho hội thao.
- Túi cứu thương 5 cái.
- Nẹp ngắn 3 đôi.
- Nẹp dài 3 đôi.
- Băng xô 10 quộn.
- Hòm đạn 15kg.
- Súng tiểu liên AK 3 cái. 
- Lựu đạn 20 quả.
- Trang phục thực hiện theo quy định môn học.
- Sân bãi, thao trường. 
2.3.5. Sơ đồ và hình thức hội thao.
 Chuẩn bị sân bãi cho hội thao gồm.
- Đường cầu hẹp tượng trưng bằng một viên gạch đặt dọc cách nhau 1,2m dài 30m.
- Khu vực tháo lắp súng.
- Khu vực băng bó cứu thương và chuyển thương dài 25m.
- Khu vực thực hành đội hình đội ngũ.
- Bức tường đổ tượng trưng như chiếc bàn làm việc.(Khi thực hiện vận động viên phải trườn qua gầm bàn ).
	Sơ đồ tổ chức hội thao:
Đoạn cầu hẹp
XF
Đích
Đoạn bê hòm đạn
Đoạn chuyển thương
Khu vực tháo lắp súng
Khu vực băng bó cứu thương
 - Khu vực ném lựu đạn được thực hiện sau khi các nội dung liên hợp hoàn thành.
Tham gia hội thao mỗi lớp cử một đội gồm 9 học sinh thực hiện thi đội hình đội ngũ, đội tham gia phải chuẩn bị đầy đủ tinh thần, thái độ, kiến thức cần tham gia, kĩ năng học sinh thực hiện trong hội thao các lớp phải tự tập luyện ngoài giờ học chính khóa, mỗi đội tham gia phải chuẩn bị đầy đủ trang phục theo quy định.
Tiến trình các nội dung thi: Thi thực hành đội hình đội ngũ - Tháo lắp súng + băng bó cứu thương - Vận động liên hợp - Ném lựu đạn trúng đích, thứ tự thi đấu của mỗi đội được thực hiện theo thứ tự đã bốc thăm. 
Các nội dung thi được bấm thời gian, đội nào có thời gian ít hơn, tổng điểm cao hơn được xếp trên.
2.3.6. Đánh giá kết quả và khen thưởng.
- Tổng điểm của mỗi đội là tổng điểm đạt được của các nội dung cộng lại.
- Cơ cấu giải: Mỗi nội dung gồm
+ 1 Giải nhất = 20 điểm.
+ 1 Giải nhì = 15 điểm.
+ 2 Giải Ba = 10 điểm
+ 3 Giải KK = 5 điểm 
- Các lỗi được trừ theo số lần phạm lỗi, mỗi lỗi trừ tối đa 2 điểm.
- Thứ tự xếp hạng mỗi đội được tính theo tổng điểm từ trên xuống dưới.
- Hình thức khen thưởng: khen thưởng theo tập thể lớp bằng vật chất.
Sau nhiều năm thực hiện, đến nay hội thao cấp trường đã trở thành một hoạt động thường niên, là sân chơi bổ ích cho hầu hết các em học sinh nhà trường, đặc biệt là các em học sinh khối 12. Từ việc tổ chức tốt hội thao cấp trường đã tạo nên phong trào thi đua học tập, tập luyện trong học sinh toàn trường, là cơ sở tiền đề cho việc tuyển chọn đội tuyển tham gia hội thao toàn tỉnh hàng năm. Qua các năm tham gia hội thao toàn Tỉnh đội tuyển của nhà trường luôn hoàn thành chỉ tiêu đặt ra và đã góp một phần xây dựng nên thành tích chung cho nhà trường. Gần đây nhất đội tuyển tham gia thi cấp tỉnh đã đạt giải Ba toàn đoàn. Về thành tích học tập của học sinh khối 12 trong 3 năm gần đây nhất kết quả rất đáng khích lệ, chất lượng môn học được nâng lên qua các năm. 
Năm học
Tổng số HS
Điểm TBMH theo tỉ lệ %
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
2012-2013
461
133
28,85%
223
48,38%
105
22,77%
0
0%
0
0%
2013-2014
512
182
36.1%
230
44,5%
100
19,4%
0
0
0
0
2014-2015
449
220
48,99%
146
32,5%
83
18,48%
0
0
0
0
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Sau khi áp dụng hội thao vào hoạt động thường niên hàng năm của nhà trường đã cho thấy tinh thần, thái độ của học sinh được nâng lên, số lượng học sinh yêu thích môn học tăng. Phong trào tự học, tự tập luyện được học sinh thực hiện thường xuyên. Chất lượng các đội tuyển tham gia thi cấp tỉnh đã đạt được kết quả đáng phấn khởi.
Qua quá trình nghiên cứu tại trường với hình thức tổ chức hội thao cấp trường có thể áp dụng cho các đơn vị khác và cũng có thể đem lại hiệu quả thiết thực.
Trong quá trình nghiên cứu những khó khăn trở ngại lớn nhất là điều kiện sân bãi, dụng cụ cho hội thao và kinh phí cho tổ chức vì vậy công tác đấu mối cũng như xây dựng kế hoạch tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường là hết sức qua trọng. Mỗi giáo viên phải bỏ qua khó khăn, trở ngại của bản thân, đem nhiệm cụ giáo dục lên hàng đầu thì sẽ đem lại kết quả tốt. 
3.2. Đề xuất kiến nghị.
 Trong quá trình thực hiện đề tài đã gặp phải không ít khó khăn tuy nhiên bản thân luôn luôn tìm ra các biện pháp hiệu quả nhất để khắc phục những khó khăn và đã cho kết quả tốt, sau thực nghiệm tôi đã nhận thấy những vấn đề cơ bản sau đây cần phải điều chỉnh, bổ sung.
 Kiến nghị với nhà trường.
- Nâng cấp sân chơi bãi tập cho học sinh.
- Mở rộng khu vực học tập cho môn học.
- Trang bị thêm các dụng cụ còn thiếu, sữa chữa một số dụng cụ đã xuống cấp, hư hỏng.
- Trồng cây bóng mát cho sân học tập.
- Quy hoạch hợp lý sân bãi, một số nội dung học tập.
 Thanh Hóa, ngày20 tháng 5 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 
 Người viết: 
 Nguyễn Thị Hạnh 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_he_thong_kien_thuc_van_dong_thong_qua_hinh_thuc_hoi_tha.docx
  • docBia SKKN 2015 - 2016.doc
  • docMỤC LỤC.doc