SKKN Giúp học sinh hứng thú học vật lý bằng những thí nghiệm đơn giản

SKKN Giúp học sinh hứng thú học vật lý bằng những thí nghiệm đơn giản

 Trước xu thế phát triển và hội nhập trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã đòi hỏi nghành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng bộ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh để có thể đào tạo ra những lớp người lao động mới mà xã hội đang cần. Trong đó, việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học phải được đặc biệt chú ý. Chính vì lẽ đó mà 10 năm ra trường, được tiếp cận mạnh mẽ với những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục bản thân tôi – là một giáo viên Vật lý – tôi rất trăn trở với yêu cầu đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học! Trong những sáng kiến kinh nghiệm trước đây tôi đã đề cập đến những phương pháp giải nhanh và phương pháp giải bài toán khó, trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đề cập đến một khía cạnh khác đó là phương tiện dạy học giúp khơi dạy sự tò mò, hứng thú học tập của học sinh đối với môn Vật lý!

 “Khó như Lý” là câu mà các thế hệ học trò thường truyền tai nhau! Và đây cũng là câu đố khó cho các thầy, cô dạy Vật lý làm sao để các em học sinh học tốt và thích môn học này? Bao nhiêu thế hệ nhà giáo với nhiệt huyết của người làm thầy đã trăn trở đi tìm phương pháp, giải pháp, phương tiện giúp học sinh tiếp cận với Vật lý dễ dàng nhất, thấy được, ứng dụng được Vật lý vào cuộc sống thường ngày– Đó là tìm những cách giúp tạo hứng thú cho học sinh học Vật lý!

 Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù có khó khăn nhưng con người vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Vì vậy quá trình dạy học tích cực đòi hỏi sự biến đổi không ngừng cả tư duy lẫn hành động của người dạy và người học. Trong quá trình đó không thể thiếu niềm đam mê khoa học.

 

doc 25 trang thuychi01 15275
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giúp học sinh hứng thú học vật lý bằng những thí nghiệm đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC VẬT LÝ BẰNG NHỮNG THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN
Người thực hiện: Phạm Thị Phượng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật Lý
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục
2
A. Mở đầu:
3
I. Lý do chọn đề tài
3
II. Mục đích nghiên cứu.
4
III. Đối tượng nghiên cứu.
4
1. Khách thể nghiên cứu
4
2. Đối tượng nghiên cứu
4
IV. Phương pháp nghiên cứu
4
1.Giả thuyết khoa học
4
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
5
3. Phương pháp nghiên cứu
5
4. Phạm vi đề tài nghiên cứu
5
B. Nội dung 
5
I. Cơ sở lí luận
5
1. Những định hướng đổi mới của phương pháp dạy học.
6
2. Những căn cứ của biện pháp giúp học sinh hứng thú
6
II. Thực trạng vấn đề
8
1. Thực trạng nhận thức, hứng thú của học sinh đối với môn Vật lý
8
2. Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm Vật lý nói chung và thí nghiệm Vật lý ở nhà nói riêng
9
III. Sự cần thiết của đề tài
12
IV. Nội dung vấn đề
12
1. Vấn đề đặt ra
12
2. Biện pháp
12
3. Hiệu quả của việc áp dụng giải pháp vào thực tế
21
C. Kết luận, kiến nghị
19
I. Kết luận.
19
II. Kiến nghị, đề xuất
19
III. Lời cảm ơn
20
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Tài liệu tham khảo
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trước xu thế phát triển và hội nhập trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã đòi hỏi nghành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng bộ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh để có thể đào tạo ra những lớp người lao động mới mà xã hội đang cần. Trong đó, việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học phải được đặc biệt chú ý. Chính vì lẽ đó mà 10 năm ra trường, được tiếp cận mạnh mẽ với những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục bản thân tôi – là một giáo viên Vật lý – tôi rất trăn trở với yêu cầu đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học! Trong những sáng kiến kinh nghiệm trước đây tôi đã đề cập đến những phương pháp giải nhanh và phương pháp giải bài toán khó, trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đề cập đến một khía cạnh khác đó là phương tiện dạy học giúp khơi dạy sự tò mò, hứng thú học tập của học sinh đối với môn Vật lý! 
 “Khó như Lý” là câu mà các thế hệ học trò thường truyền tai nhau! Và đây cũng là câu đố khó cho các thầy, cô dạy Vật lý làm sao để các em học sinh học tốt và thích môn học này? Bao nhiêu thế hệ nhà giáo với nhiệt huyết của người làm thầy đã trăn trở đi tìm phương pháp, giải pháp, phương tiện giúp học sinh tiếp cận với Vật lý dễ dàng nhất, thấy được, ứng dụng được Vật lý vào cuộc sống thường ngày– Đó là tìm những cách giúp tạo hứng thú cho học sinh học Vật lý!
 Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù có khó khăn nhưng con người vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Vì vậy quá trình dạy học tích cực đòi hỏi sự biến đổi không ngừng cả tư duy lẫn hành động của người dạy và người học. Trong quá trình đó không thể thiếu niềm đam mê khoa học. 
 Vật lý là môn khoa học thực nghiệm nên một trong những khâu quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học vật lý là phải tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học sinh trong quá trình học tập. Vì vậy, việc đưa thí nghiệm vào dạy học để học sinh tiếp cận với con đường nghiên cứu khoa học và hiểu sâu sắc các kiến thức Vật lý là hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi thông qua thí nghiệm, học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, giáo dục tổng hợp, hình thành tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể. Việc hình thành kiến thức dựa vào thí nghiệm và từ thực tế kiểm chứng lại những kiến thức lý thuyết đã học sẽ làm cho học sinh hiểu sâu sắc vấn đề đã học và tính bền vững của kiến thức mới sẽ cao.
 Việc nghiên cứu nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các thiết bị thí nghiệm trong dạy học Vật lý là một yêu cầu có tính cấp thiết. Đó cũng là một trong những mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong hà trường phổ thông đã được quán triệt trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX: “ Đổi mới phương pháp dạy là phải theo hướng phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, trong dạy học cần coi trọng thực hành, tránh kiểu dạy học nhồi nhét, học vẹt, dạy chay”.
 Trong các loại thí nghiệm Vật lý mỗi loại có một vai trò riêng và tùy theo mục đích mà chúng ta có thể sử dụng sao cho nó có thể phát huy tác dụng cao nhất. Thí nghiệm Vật lý học sinh có thể tự chế tạo ở nhà là một thí nghiệm rất quan trọng trong việc phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của người học. Với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm, dụng cụ tự tạo ít tốn kém, chi phí rất phù hợp với tình hình khó khăn về đồ dùng dạy học hiện tại. Mặt khác học sinh có thể tự mình tạo ra được những thí nghiệm thành công, thí nghiệm vui, lạ..giúp các em có thể giải thích những vấn đề, hiện tượng thực tế xung quanh mình, tạo cho học sinh tác phong như những nhà nghiên cứu vì thế các em sẽ rất thích thú. Do đó thí nghiệm Vật lý học sinh có thể tự chế tạo sẽ góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh đồng thời giúp các em có khả năng thực hành đơn giản giúp ích cho cuộc sống!
 Từ những lí do như trên tôi quyết định tìm hiểu biện pháp: “Giúp học sinh hứng thú học vật lý bằng những thí nghiệm đơn giản” với mong muốn góp một ý tưởng nhỏ vào các phương pháp tìm hiểu, dạy học trong một biển khơi tri thức lớn của Vật lý.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Trên cơ sở lí luận và thực trạng việc tìm hiểu về thí nghiệm Vật lý nói chung , thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền, thí nghiệm hữu ích mà học sinh có thể tự tạo ở nhà nói riêng – giáo viên xác lập các biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua “những thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém học sinh có thể tự làm ở nhà” . Từ đó áp dụng vào thực tế dạy học ở trường THPT Triệu Sơn 5.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu: 
Hứng thú học của học sinh đối với môn học Vật lý
Việc sử dụng thí nghiệm với những dụng cụ đơn giản, tự tạo của học sinh
2. Đối tượng nghiên cứu:
 Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua những thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền ở nhà của học sinh trên địa bàn trường THPT Triệu Sơn 5
 Một số thí nghiệm trong chương trình THPT mà học sinh có thể tự chế tạo
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Giả thuyết khoa học: 
 Nếu tất cả các giáo viên Vật lý đều đồng bộ thấy được vai trò của thí nghiệm Vật lý ở nhà của học sinh và thực hiện đúng yêu cầu, phát huy tác dụng của thí nghiệm Vật lý với dụng cụ đơn giản, rẻ tiền, thí nghiệm tự tạo của học sinh thì học sinh sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực thí nghiệm-thực hành. Từ đó các em sẽ yêu thích môn Vật lý và hứng thú với môn học.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú của học sinh, về thí nghiệm Vật lý ở nhà, thí nghiệm với những dụng cụ tự tạo, đơn giản, rẻ tiền của học sinh.
Khảo sát đánh giá thực trạng về hứng thú của học sinh, về thí nghiệm Vật lý ở nhà, thí nghiệm với những dụng cụ tự tạo, đơn giản, rẻ tiền của học sinh.
 Xác lập các biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua thí nghiệm Vật lý ở nhà, thí nghiệm với những dụng cụ tự tạo, đơn giản, rẻ tiền của học sinh trên địa bàn trường THPT Triệu Sơn 5.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1 Nhóm các phương pháp lí luận:
Phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
Nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
3.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương páp điều tra.
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm ở nhà với hứng thú của học sinh đối với môn học Vật lý.
3.3 Phương pháp thống kê toán học:
Nhằm sử lý kết quả nghiên cứu
4. Phạm vi đề tài nghiên cứu:
Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua những thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém ở nhà của học sinh trên địa bàn trường THPT Triệu Sơn 5
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
 Theo công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên có nêu: “tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh” và “Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập”
 Chỉ thị 40-CT/TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục ghi rõ: “ Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học”
2. Những căn cứ của biện pháp giúp học sinh hứng thú:
 Mỗi loại thí nghiệm Vật lý đều có ý nghĩa, tầm quan trọng riêng của nó. Theo tôi thí nghiệm Vật lý ở nhà với những dụng cụ tự chế tạo, đơn giản, học sinh tự khám phá, tự làm thí nghiệm sẽ góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Qua thí nghiệm ở nhà các em có thể kiểm chứng một cách dễ dàng một số kiến thức đã học, các em sẽ tự tin vào khoa học hơn, đồng thời cũng tạo cho các em cơ hội tiếp cận với các thí nghiệm thực tế sẽ rất có ích cho việc thích nghi với đời sống xã hội khi các em ra trường. Vì vậy, tôi đi sâu tìm hiểu và đưa ra biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua việc tự tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền ở nhà
 2.1 Thí nghiệm Vật lý ở nhà:
Thí nghiệm Vật lý ở nhà là một loại bài thực hành mà giáo viên giao cho từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh thực hiện ở nhà với những dụng cụ thông thường, đơn giản, dễ kiếm, nhằm tìm hiểu một hiện tượng, xác định một đại lượng, kiểm chứng một định luật, một quy tắc Vật lý nào đó.
Thí nghiệm ở nhà được tiến hành trong điều kiện không có sự giúp đỡ, hướng dẫn và kiểm tra trực tiếp của giáo viên. Do đó nó có tác dụng tốt trong việc phát huy tính tự giác, tự lực của học sinh trong học tập. Ngoài ra năng lực sáng tạo của học sinh còn được rèn luyện qua việc đề xuất, thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Thí nghiệm ở nhà có tác dụng mạnh mẽ đối với học sinh trên cả hai mặt giáo dục và giáo dưỡng thông qua việc tự lực thiết kế các phương án thí nghiệm, chế tạo hoặc lựa chọn các dụng cụ, bố trí tiến hành thí nghiệm và xử lý kết quảThí nghiệm Vật lý ở nhà có tác dụng tiếp tục rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành, những thói quen của người làm thực nghiệm mà học sinh thu được qua thí nghiệm trực diện và thí nghiệm Vật lý ở lớp.
Khi tiến hành thí nghiệm ở nhà đòi hỏi học sinh phải phát huy nhiều mặt, nhiều năng lực khác nhau, nên nó có tác dụng tốt đối với sự phát triển toàn diện của học sinh.
Khi sử dụng loại thí nghiệm này giáo viên cần lựa chọn những đề tài phù hợp với khả năng và điều kiện của học sinh nhất là trong khâu tìm kiếm dụng cụ cũng như điều kiện tiến hành thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm phải được báo cáo trước lớp và phải nhận được sự đánh giá của giáo viên, nhằm động viên khuyến khích học sinh.
Nội dung của thí nghiệm ở nhà rất phong phú và đa dạng, có thể là đề xuất các phương án thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, giải thích các hiện tượngThí nghiệm ở nhà cũng có thể là thí nghiệm định tính hoặc thí nghiệm định lượng.
Ví dụ 1: Khi học bài con lắc đơn của chương trình Vật lý 12, yêu cầu học sinh về nhà tự tạo một con lắc đơn sao cho dây không co giãn, vật có hình dạng, kích thước, khối lượng, phù hợp sao cho lực cản của không khí là nhỏ nhất. Đồng thời yêu cầu học sinh quan sát chuyển động của con lắc và rút ra kết luận định tính về chuyển động ấy.
Ví dụ 2: Khi học bài: Kính lúp của chương trình Vật lý 11, yêu cầu học sinh tìm kính lúp nhỏ và tập quan sát ( ngày nay kính lúp nhỏ được gắn trên đầu bút bi giá khoảng 3.500đ/ bút), tập tự tính tiêu cự của kính lúp
Ví dụ 3: Bài Cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song trong chương trình Vật lý 10, giáo viện yêu cầu học sinh về nhà tìm mỗi học sinh một số vật mỏng, phẳng, có hình dạng bất kì và xác định trọng tâm của chúng
2.2 Sử dụng thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém:
2.2.1Thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém:
Là những thí nghiệm được tạo ra với những dụng cụ thí nghiệm đơn giản, dễ kiếm trong đời sống hàng ngày hoặc phải mua nhưng giá thành thấp. Như chúng ta đã biết thí nghiệm hiện đại luôn gắn với những thí nghiệm định lượng, những thí nghiệm đòi hỏi độ chính xác cao, trái lại đối với những thí nghiệm định tính thì thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền lại chiếm ưu thế.
2.2.2 Ưu điểm của thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém:
 Dụng cụ dùng cho thí nghiệm là những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm.
 Dễ thao tác và dễ thành công, vì những thí nghiệm này do chính giáo viên tự thiết kế, chế tạo và khai thác để sử dụng trong giảng dạy hoặc hướng dẫn cho học sinh làm ở nhà.
 Thí nghiệm gắn với các hiện tượng gần gũi hàng ngày nên cho kết quả dễ dàng, thuyết phục.
 Thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém không đòi hỏi người sử dụng những kỹ năng thực hành đặc biệt, nên ai cũng có thể tiến hành được khi hiểu về nó.
 Thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém không đòi hỏi điều kiện thí nghiệm như phòng bộ môn, mạng điện, thiết bịnên ở đâu cũng có thể tiến hành thí nghiệm được.
Hiện tượng và kết quả thí nghiệm có sức hấp dẫn, lôi cuốn, vì vậy nó có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh.
2.3 Vai trò của hứng thú đối với học tập và cách phát triển hứng thú của học sinh:
 Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là một trong những hệ thống động lực của nhân cách.
Trong bất kỳ hoạt động nào, tạo được hứng thú là một điều hết sức quan trọng, làm cho các em hăng say với công việc của mình, đậc biệt là học tập.
Đối với môn Vật lý có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy cái lý thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy khô cứng, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm tin say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn.
Học sinh sẽ biết coi trọng tất cả các môn học, có sự đầu tư phân chia thời gian hợp lý để kết quả học tập của mình có sự đồng đều, không coi nhẹ môn phụ hay môn chính nào cả. 
Muốn học sinh hứng thú say mê hoạt động nào thì đối tượng của nó chứa đựng những nội dung phong phú, hấp dẫn mới mẻ, càng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo càng phát hiện trong hoạt động có nhiều cái thú vị, cái hay có giá trị.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng nhận thức, hứng thú của học sinh đối với môn Vật lý:
 Để khảo sát, nghiên cứu hứng thú học tập môn Vật lý THPT, đầu năm học 2015 – 2016 tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra, gồm một số câu hỏi ( Phụ lục 1) tại lớp 12B1(39 học sinh) và lớp 11A2(40 học sinh), lớp 11A3 (45 học sinh) Trường THPT Triệu Sơn 5. Đây là những lớp tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học.Tổng số học sinh khảo sát là 124. Sau khi thu thập số liệu tôi có kết quả như sau:
 1.1 Để xem học sinh có thích học môn Vật lý không tôi đặt câu hỏi số 1: “ Em có thích học môn Vật lý không?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Rất thích
10
8,1%
B
Thích
44
35,5%
C
Không thích lắm
62
50%
D
Không thích
8
6,4%
Như vậy qua bảng số liệu cho thấy: Đối với môn Vật lý thì ý kiến “không thích lắm” chiếm tỉ lệ cao nhất 50%, tiếp đến là “thích” chiếm 35,5%. Điều này thể hiện quan điểm của học sinh về môn Vật lý là chưa thật cao. Nhưng cũng không phải là điều đáng ngại vì tỉ lệ không thích là 6,4%.
Các em đã có sự thích thú với môn Vật lý nhưng chưa thật thích hẳn.
1.2 Để biết học sinh đánh giá khó hay dễ đối với môn Vật lý, tôi đặt câu hỏi số 2: “ Em thấy môn Vật lý khó hay dễ so với các môn học khác?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Rất khó
2
1,6%
B
Khó
20
16,1%
C
Bình thường
101
81,5%
D
Dễ
1
0,8%
 Qua số liệu điều tra chúng ta thấy rằng học sinh đánh giá môn Vật lý không phải là quá khó với môn học khác, nhưng cũng không phải là dễ.
1.3 Để biết sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, tôi đặt câu hỏi số 3: “ Em có chuẩn bị bài trước khi tới lớp không?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Chuẩn bị bài kỹ
64
51,6%
B
Thỉnh thoảng
20
16,1%
C
Không chuẩn bị bài
0
0%
D
Chỉ làm bài tập
25
20,2%
E
Chỉ học lý thuyết
15
12,1%
 Với kết quả 51,6% “chuẩn bị bài kỹ” cho thấy các em có ý thức tự giác, tự lực nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà. Nhưng cũng còn những em “ thỉnh thoảng” mới chuẩn bị, nghĩa là những em này có thể chuẩn bị có thể không, ý thức học tập của những em này chưa cao. Một số học sinh “chỉ làm bài tập” hoặc “ chỉ học lý thuyết” sự chênh lệch này có thể gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng bài.
1.4 Để biết các em dành thời gian như thế nào cho môn Vật lý, tôi đặt câu hỏi 4: 
“ Em thường chuẩn bị bài môn Vật lý khoảng bao nhiêu thời gian?”
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Trong vòng 30 phút
48
33,7%
B
Trong vòng 30 đến 45 phút
30
24,2%
C
Trong vòng 45 đến 60 phút
40
32,3%
D
Từ 60phút trở lên
6
4,8%
Từ những số liệu trên cho thấy tỷ lệ học sinh có chuẩn bị và chuẩn bị nhiều thời gian là gần như tương đương. Điều đó cho thấy sự phù hợp giữa kết quả này với kết quả câu hỏi số 2 cho rằng Vật lý “ bình thường” so với các môn khác. Tuy nhiên cũng dễ thấy rằng các em chưa có hứng thú nhiều với môn Vật lý .
1.5 Để tìm hiểu hứng thú ở môn Vật lý của học sinh tôi đặt câu hỏi số 5: “Điều gì ở môn Vật lý khiến em thích thú nhất?”:
 Đa số các ý kiến khẳng định: “ Thích môn Vật lý nhất vì được làm các thí nghiệm trực quan và giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên quanh mình”. Điều này cho thấy: Thí nghiệm Vật lý có sức thu hút các em, tạo được hứng thú cho các em; thể hiện tinh thần hợp tác nhóm trong học tập, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ.
2. Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm Vật lý nói chung và thí nghiệm Vật lý ở nhà nói riêng:
Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm Vật lý 
 Giáo viên cố gắng thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu của sách giáo khoa và trong phạm vi cho phép của các thiết bị thí nghiệm trong trường.
Tận dụng tối đa các dụng cụ thí nghiệm nhà trường có
 Tích cực làm đồ dùng dạy học bổ sung vào những dụng cụ không có ở trường.
Tuy nhiên trong quá trình làm thực nghiệm, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn:
Dụng cụ thí nghiệm đa số được cấp từ năm 2006, do đó hư hỏng khá nhiều.
 Không có phòng chức năng nên việc sử dụng không khoa học triệt để.
 Thí nghiệm Vật lý chưa phát huy hết vai trò của nó trong quá trình giảng dạy, chưa thực sự hút học sinh, tạo hứng thú mạnh cho học sinh.
2.2 Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm Vật lý ở nhà của học sinh 
 Để nắm được thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm Vật lý ở nhà của học sinh như thế nào? Tôi dựa vào kết quả điều tra của câu 6 như sau: “ Có khi nào các em làm thí nghiệm Vật lý ở nhà không?’
STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A
Không làm
98
79%
B
Chỉ làm khi giáo viên yêu cầu
26
21%
C
Thường xuyên tự làm
0
0%
 Từ kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh làm thí nghiệm ở nhà là rất thấp, mà đó là chỉ làm khi giáo viên yêu cầu (21%). Học sinh chưa tích cực trong việc thực hiện các thí nghiệm ở nhà, chưa hứng thú, chưa phát hiện cái hay của loại thí nghiệm này.
III. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
 Từ những thực trạng nêu trên cùng với vai trò đặc biệt của thí nghiệm vật lý ở nhà, tôi thiết nghĩ là một giáo viên Vật lý, chúng ta phải làm thế nào để phát huy tối đa vai trò của thí nghiệm Vật lý ở nhà của học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn. Từ đó làm học sinh hứng thú, say mê học môn Vật lý.
 Trong nội dung của đề tài này tôi chỉ đề cập một số thí nghiệm đơn giản, hữu ích và tốn kém rất ít để hướng dẫn học sinh.
IV. NỘI DUNG VẤN 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_hung_thu_hoc_vat_ly_bang_nhung_thi_nghiem.doc