SKKN Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh lồng ghép trong dạy và học môn Vật lí trung học cơ sở

SKKN Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh lồng ghép trong dạy và học môn Vật lí trung học cơ sở

 Tai nạn thương tích (TNTT) thậm chí dẫn đến tử vong thường gặp ở trẻ em Việt Nam gồm: tai nạn giao thông, đuối nước, điện giật, ngã, bỏng, tai nạn do các vật sắc nhọn tấn công, ngộ độc, động vật cắn Trẻ con vốn hiếu động, thích khám phá nhưng chưa ý thức được các mối nguy hiểm có thể xảy ra. Tai nạn thương tích đã gây tổn hại về sức khoẻ thậm chí tính mạng, gây tổn thất về kinh tế cho gia đình và xã hội.

 Môi trường trường học luôn là một môi trường an toàn đối với học sinh (HS) tuy nhiên cũng không tránh khỏi những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến nhiều loại hình tai nạn thương tích. Qua nhiều kết quả khảo sát về tai nạn thương tích thì lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) thuộc đối tượng nhóm thứ 2 xảy ra tai nạn thương tích nhiều.Và hiện nay tại các trường học tai nạn thương tích cũng còn xảy ra nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và việc học tập của học sinh; gây ra nỗi lo cho nhà trường và gia đình.

 Làm thế nào để giáo dục được ý thức tự giác phòng chống tai nạn thương tích (PCTNTT), góp phần giảm tai nạn thương tích, thông qua mỗi bài học kiến thức văn hóa là điều cần thiết. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm trong đó có nhiều kiến thức liên quan đến phương tiện giao thông, đến môi trường, nhiệt độ, có thể thay thế một số câu hỏi để lồng ghép giáo dục về phòng chống tai nạn thương tích, giúp các em suy nghĩ hành động đúng để phòng chống tai nạn thương tích bảo vệ tính mạng cho mình, cho bạn, gia đình và cộng đồng.

 Muốn học sinh có ý thức phòng chống tai nạn thương tích phải xuất phát từ giáo dục tri thức thông qua những bài học thường xuyên liên tục, tích hợp của nhiều môn học của mỗi giáo viên. Là một giáo viên dạy Vật lý trước thực trạng xã hội tôi nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm, ngoài vấn đề truyền tải kiến thức chuẩn của bộ môn còn tìm cơ hội tích hợp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh lồng ghép trong dạy và học môn Vật lí trung học cơ sở ”

 

doc 21 trang thuychi01 18096
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh lồng ghép trong dạy và học môn Vật lí trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Tai nạn thương tích (TNTT) thậm chí dẫn đến tử vong thường gặp ở trẻ em Việt Nam gồm: tai nạn giao thông, đuối nước, điện giật, ngã, bỏng, tai nạn do các vật sắc nhọn tấn công, ngộ độc, động vật cắn Trẻ con vốn hiếu động, thích khám phá nhưng chưa ý thức được các mối nguy hiểm có thể xảy ra. Tai nạn thương tích đã gây tổn hại về sức khoẻ thậm chí tính mạng, gây tổn thất về kinh tế cho gia đình và xã hội. 
 Môi trường trường học luôn là một môi trường an toàn đối với học sinh (HS) tuy nhiên cũng không tránh khỏi những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến nhiều loại hình tai nạn thương tích. Qua nhiều kết quả khảo sát về tai nạn thương tích thì lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) thuộc đối tượng nhóm thứ 2 xảy ra tai nạn thương tích nhiều.Và hiện nay tại các trường học tai nạn thương tích cũng còn xảy ra nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và việc học tập của học sinh; gây ra nỗi lo cho nhà trường và gia đình.
 Làm thế nào để giáo dục được ý thức tự giác phòng chống tai nạn thương tích (PCTNTT), góp phần giảm tai nạn thương tích, thông qua mỗi bài học kiến thức văn hóa là điều cần thiết. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm trong đó có nhiều kiến thức liên quan đến phương tiện giao thông, đến môi trường, nhiệt độ, có thể thay thế một số câu hỏi để lồng ghép giáo dục về phòng chống tai nạn thương tích, giúp các em suy nghĩ hành động đúng để phòng chống tai nạn thương tích bảo vệ tính mạng cho mình, cho bạn, gia đình và cộng đồng.
 Muốn học sinh có ý thức phòng chống tai nạn thương tích phải xuất phát từ giáo dục tri thức thông qua những bài học thường xuyên liên tục, tích hợp của nhiều môn học của mỗi giáo viên. Là một giáo viên dạy Vật lý trước thực trạng xã hội tôi nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm, ngoài vấn đề truyền tải kiến thức chuẩn của bộ môn còn tìm cơ hội tích hợp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh lồng ghép trong dạy và học môn Vật lí trung học cơ sở ”
1.2. Mục đích nghiên cứu
 - Tích hợp, lồng ghép giáo dục phòng chống tai nạn thương tích vào bài học Vật lí.
 - Gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành".
 - Giáo dục học sinh có kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích để bảo vệ bản thân. Thông qua các em tuyên truyền đến gia đình, bạn bè, góp phần cùng với xã hội giảm thiểu tai nạn thương tích, đem lại hạnh phúc cho mọi người.
 - Góp phần tạo ra môi trường học tập an toàn đối với học sinh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 - Các bài dạy Vật lí có lồng ghép giáo dục phòng chống tai nạn thương tích 
 - Học sinh Trường THCS Cầu Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện các phương pháp sau: 
 a. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Trong nghiên cứu lí luận ta dựa vào những lí thuyết đã được khẳng định liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để xem xét vấn đề và tìm ra những giải pháp hợp lí, có sức thuyết phục, xây dựng một lí thuyết mới, bổ sung hoàn chỉnh cụ thể hoá lí thuyết cũ.
 b. Phương pháp quan sát và đàm thoại: Việc dự giờ, quan sát quá trình và thái độ học tập rèn luyện của học sinh cũng như các biện pháp sư phạm của giáo viên trong các tiết học. Trực tiếp phỏng vấn, trò chuyện, tham gia hoạt động cùng các em để có thể tìm thấy những biểu hiện có liên quan đến hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục của học sinh. 
 	 c. Phương pháp kiểm chứng, đánh giá tổng kết thực hiện: Trên cơ sở kiểm chứng, đánh giá các thông tin thu lượm được sẽ hình dung được thực trạng, đặc điểm hoạt động của học sinh một cách tương đối chính xác. Từ đó có phương hướng điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình của tập thể học sinh. 
 d. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp: Dựa trên kết quả điều tra thống kê lại, so sánh và tổng hợp để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh. 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
 Trên thế giới: Theo tổ chức y tế thế giới TNTT là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật và tử vong. Mỗi ngày trên thế giới có 16.000 người chết do tai nạn thương tích (theo WHO). Kèm theo tai nạn tử vong thì có vài ngàn người bị thương tật vĩnh viễn. Có khoảng 40% trường hợp trẻ tử vong từ 1-14 tuổi ở các nước đang phát triển là do chấn thương. Hàng năm có 2300 trẻ em này tử vong là chấn thương do tai nạn giao thông, ngã, bỏng, chết đuối, Tuy nhiên tỉ lệ tử vong do TNTT giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển có khoảng cách rất lớn. Người dân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có tỉ lệ tử vong do TNTT cao gấp 4 lần người dân ở nước có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó ở mọi quốc gia trẻ em, người già, người nghèo đều là nhóm có nguy cơ bị tai nạn thương tích cao. Tổ chức Y tế thế giới đã xem tai nạn thương tích là “Gánh nặng bệnh tật toàn cầu”. 
 Tại Việt Nam: Theo văn phòng đại diện của tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: tai nạn thương tích là 5 trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam (2010). Theo kết quả khảo sát tỷ suất tai nạn thương tích không tử vong ở Việt Nam khá cao, ước tính một năm có tới 1,8 triệu lượt người bị tai nạn thương tích khác nhau phải nghỉ việc hoặc cần đến chăm sóc y tế [3].
 Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên. Trẻ em bị tai nạn thương tích thực sự đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích, trong đó 90% là thương tích không chủ ý. 95% tử vong do thương tích trẻ em xảy ra ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Ngoài những ca tử vong, hàng chục triệu trẻ em đòi hỏi phải được chăm sóc tại các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị tàn tật suốt đời.
 Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm 15 - 19 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5 - 14 chiếm 36,9%, thấp nhất là nhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5%. Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Theo một chuyên gia tâm lý giáo dục, lứa tuổi học sinh thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa đủ kiến thức, kỹ năng để phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Các tai nạn học sinh thường gặp phải là: tai nạn giao thông , đuối nước, điện giật, bị ngã, bị bỏng, ngộ độc
 TNTT gây ra hậu quả nghiêm trọng. [3]
 Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta càng liên hệ với thực tế càng nhiều thì sẽ có tác dụng kích thích tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là nâng cao được ý thức của các em trong việc phòng chống TNTT. 
 Tai nạn thương tích mấy năm gần đây ở nước ta nói chung và trên địa bàn huyện Hậu Lộc còn tiềm ẩn ở mức độ rất cao xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi học sinh nguyên nhân do tâm lí lứa tuổi hiếu động, nông nổi chưa lường trước được những gì có thể xảy ra, gây mối lo bất an cho học sinh, phụ huynh và giáo viên, 
 Thực tế tại trường THCS Cầu Lộc những năm qua cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tích như :
 - Năm học 2014 - 2015 em Cù Văn Quyền lớp 6A bị thương ở chân do dao rơi vào chân, em Nguyễn Duy Xuân lớp 7A bị bỏng nước sôi, em Lê Thị Lan Anh lớp 8A bị gãy tay do đùa nghịch với bạn, em Nguyễn Văn Nam lớp 6B bị đuối nước...
 - Năm học 2015 - 2016 có em Phạm Thị Mai lớp 7B bị đuối nước, em Đỗ Văn Dương lớp 6B ngã xe đạp bị thương ở chân, em Trịnh Văn Nguyên lớp 7A bị thương ở mắt khi va chạm với bạn...
 - Năm học 2016 - 2017 em Trịnh Trọng Đại lớp 9A bị ngã sai khớp chân do ngã xe, em Đỗ Thị Hằng lớp 7A bị bỏng điện, em Đỗ Văn Hùng lớp 8A bị gãy tay do trượt cầu thang phải bó bột ...
 Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về phòng chống tai nạn thương tích trong môn Vật lí của học sinh trong trường trường THCS Cầu Lộc năm học 2016 - 2017, khi bắt đầu nghiên cứu lí luận để viết sáng kiến này tôi thử khảo sát HS khối lớp 8. Tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra trắc nghiệm gồm 10 câu trong thời gian 10 phút sau khi học xong chương I: Cơ học.(Môn Vật Lý lớp 8).
Nội dung đề kiểm tra: Xem phần PHỤ LỤC 
Kết quả thu được như sau:
Tổng số HS
Điểm
( 0- 2,0)
Điểm (3,0-4,0)
Điểm 
( 5,0 -6,0)
Điểm
 (7,0-8,0)
Điểm 
( 9,0-10)
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
84
10
11,9
35
41,7
28
33,3
10
11,9
1
1,2
39
46,4
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Tìm hiểu các nhóm tai nạn thương tích có thể lồng ghép trong dạy và học môn Vật Lí THCS và kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích
* Các nhóm TNTT có thể lồng ghép trong dạy và học môn Vật lí là:
 - TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên.
 - Đuối nước: là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong nước dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
 - Điện giật: là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
 - Bỏng: là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào.
 - Ngã: là TNTT do xô đẩy, ngã, rơi từ trên cao xuống.
 - TNTT do các vật sắc nhọn tấn công như dao, kéo đâm vào các bộ phận của cơ thể. 
* Kĩ năng phòng chống TNTT:
 - Xây dựng môi trường học tập an toàn.
 - Xây dựng cho HS kĩ năng sống ví dụ như khi ra đường thì phải chấp hành an toàn giao thông, phải thực hiện các quy tắc an toàn điện... Kết hợp với một số môn học dạy cho HS biết bơi, dạy một số kĩ năng sơ cứu.
Một số kĩ năng sơ cứu như:
 + Với người bị bong gân tổn thương dây chằng: Cách xử lý là cởi giầy, tất chèn ép quanh vùng bị chấn thương, đắp khăn có bọc đá để làm bớt sưng và giảm đau. Quấn băng chắc cố định xung quanh phần khớp xương bị bong gân nhưng không được quấn chặt. Đưa đến cơ sở y tế ngay sau khi băng bó xong.
 + Khi người bị tai nạn thương tích bị ngạt thở, ngừng thở, ngừng tim: Làm sạch, thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu bệnh nhân xuống thấp rồi lay mạnh kích thích gây nôn bớt nước trong dạ dày ra ngoài, móc dị vật ép lồng ngực tháo nước ở đường hô hấp. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo khoảng 2 tiếng. Dùng 2 tay ép lồng ngực ngoài tim, ép 100 lần /1 phút, tần suất ép tim 15 lần kết hợp 2 lần thổi ngạt.
 + Với trường hợp bị chấn thương mắt: Khi bị dị vật lọt vào mắt thì dùng nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý nhỏ nhiều vào mắt bị thương để dị vật trôi ra. Có thể dùng tăm bông hoặc bông sạch gạt nhẹ dị vật ra khỏi mắt.
Mắt bị dập, va chạm: lấy vải sạch nhúng vào nước lạnh/ nước đá vắt khô đắp lên mắt 30 phút. Mắt bị dị vật xuyên qua: đắp gạc sạch lên cả 2 mắt, băng nhẹ nhàng 2 mắt rồi chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
 + Sơ cấp cứu trường hợp bỏng: Tách đối tượng khỏi nguồn gây bỏng, ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy trong thời gian khoảng 20 - 30 phút. Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vải, băng hay gạc sạch, tránh làm vỡ nốt phỏng, không dùng băng dính vết bỏng. Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
2.3.2. Thu thập tài liệu về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong môn Vật lí THCS sinh động và có sức thuyết phục
 Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Một số tài liệu về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích mà tôi dã thu thập được như:
1. Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em - Bộ y tế.
(moh.gov.vn/pctainan/pages/tintuc.aspx?CateID=3&ItemID=1582)
2. Phóng sự phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em.
(https://www.youtube.com/watch?v=sEhvFCpSbMw.)
3. Kỹ năng sống: Phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em.
2.3.3. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để giáo dục phòng chống tai nạn thương tích
 Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ bài để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục. Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu được kiến thức nôi dung học tập của phần đó.Tuỳ từng bài mà ta có thể lồng ghép giáo dục phòng chống tai nạn thương tích vào đơn vị kiến thức của bài mới học, vào phần vận dụng, phần có thể em chưa biết, phần thực hành, ngoại khoá, kiểm tra đánh giá. 
2.3.4. Vận dụng kiến thức liên môn và phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp
 Vận dụng kiến thức liên môn và phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp là rất cần thiết trong việc tích hợp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Tuỳ từng bài, từng nội dung mà ta có thể vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau. Một số môn học ta có thể tích hợp được như môn Sinh học, môn Công nghệ, môn Thể dục
2.3.5. Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp 
 Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần giáo dục phòng chống tai nạn thương tích đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ tích cực trước các vấn đề về tai nạn thương tích, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thực trạng cũng như những hậu quả của các tai nạn thương tích.
2.3.6. Xây dựng nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích và phương pháp truyền tải nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong môn Vật lí THCS 
 Những bài học có nội dung tích hợp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích là không nhiều. giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, chắt lọc kiến thức tìm cơ hội đưa vào bài giảng về tai nạn thương tích sao cho học sinh cảm thấy tự nhiên.Từ những giải pháp đã đưa ra ở trên, tôi đã mạnh dạn xây dựng chương trình GD phòng chống tai nạn thương tích trong dạy và học môn Vật lý THCS như sau:
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
TRONG MÔN VẬT LÍ THCS
 I. MÔN VẬT LÝ LỚP 6
Tên bài
Địa chỉ tích hợp (vào nội dung nào của bài)
Nội dung giáo dục PCTNTT
Phương pháp truyền tải nội dung giáo dục PCTNTT
Bài 6: Lực- Hai lực cân bằng
-Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
-Trước giờ học hoặc lúc ra chơi. Một số học sinh thường chạy, nhảy, đùa giỡn xô đẩy nhau dẫn đến vấp ngã là do tác dụng của lực.
Hạn chế nô đùa quá mức có thể va chạm gây tai nạn thương tích.Chơi các trò chơi an toàn, lành mạnh.
-GV trình chiếu một số hình ảnh về lực.
- GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời.
Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
-Những kết quả tác dụng của lực đó là làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm vật biến dạng
-Trong quá trình đi lại và tham gia giao thông chúng ta phải cẩn thận và tuân thủ an toàn giao thông. Nếu chạy quá tốc độ có thể xẩy ra tai nạn do ra va chạm làm biến đổi chuyển động hoặc biến dạng người và xe. 
-GV trình chiếu các hình ảnh về kết quả tác dụng của lực gây ảnh hưởng đối với giao thông.
-HS thảo luận nhóm
Bài 9: Lực đàn hồi
- Vận dụng: Dây cao su là một vật đàn hồi
- Không nên chơi súng cao su vì dây cao su là vật đàn hồi, có thể xảy ra tai nạn thương tích nếu vô tình bắn vào mắt bạn, gây tai nạn về mắt.
- GV đặt câu hỏi
- HS suy nghĩ trả lời
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tế 
Bài 13: Máy cơ đơn giản
- Vận dụng: Khi kéo một vật nặng lên cao bằng ròng rọc có nên đứng dưới vật nặng khi đang kéo lên cao không ? tại sao?
- Không nên đứng bên dưới vật nặng đang được kéo lên cao. Đề phòng đứt sợi dây đang kéo, vật nặng rơi từ trên cao xuống gây tai nạn thương tích có thể ảnh hưởng đến tính mạng. 
- GV đặt câu hỏi
- HS suy nghĩ trả lời
Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế dầu, nhiệt kế thủy ngân,...
- Sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo được nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn, nhưng thủy ngân là một chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường.
Trong trường hợp sử dụng nhiệt kế thủy ngân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn tránh làm vỡ nhiệt kế gây thương tích .
- GV thông báo thông tin để HS hiểu
Bài 28-Bài 29 : Sự sôi
-Dùng đèn cồn đun sôi nước đến 100 độ C
-Trong quá trình tiến hành thí nghiệm cần đảm bảo an toàn để tránh bị bỏng do lửa và do nước sôi.
-GV trình chiếu một số hình ảnh về tai nạn do bị bỏng.
- GV đặt câu hỏi
- HS suy nghĩ trả lời
 II.MÔN VẬT LÝ LỚP 7
Tên bài
Địa chỉ tích hợp (vào nội dung nào của bài)
Nội dung giáo dục PCTNTT
Phương pháp truyền tải nội dung giáo dục PCTNTT
Bài 3: Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng
- Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
- Ở các thành phố lớn, do có nhiều nguồn ánh sáng (ánh sáng do đèn cao áp, do các phương tiện giao thông, các biển quảng cáo ...) khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại như: lãng phí năng lượng, ảnh hưởng đến việc quan sát bầu trời ban đêm (tại các đô thị lớn), tâm lý con người, hệ sinh thái và gây mất an toàn trong giao thông và sinh hoạt
-GV trình chiếu hình ảnh.
- HS thảo luận nhóm
Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, phản xạ được ánh sáng
- Các biển báo hiệu giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy về ban đêm.
- GV đặt câu hỏi 
- HS trả lời
Bài 7: Gương cầu lồi
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
- Tại vùng núi cao, đường hẹp và uốn lượn, tại các khúc quanh người ta thường đặt các gương cầu lồi nhằm làm cho lái xe dễ dàng quan sát đường và các phương tiện khác cũng như người và các súc vật đi qua. Việc làm này đã làm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng con người và các sinh vật.
- GV trình chiếu hình ảnh.
- GV đặt câu hỏi 
- HS trả lời
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
- Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát.
- Vào những lúc trời mưa dông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người.
- Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
- GV cung cấp thông tin.
- GV đặt câu hỏi
-HS trả lời
Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
- Dòng điện đi qua một vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên đến nhiệt độ cao thì phát sáng.
- Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở. Tác dụng nhiệt có thể có gây nguy hiểm đến tính mạng con người như có thể gây ra bỏng điện
-Một số dụng cụ hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt như : máy sấy tóc, ấm điện, lò sưởi khi sử dụng đúng với điện áp định mức, đảm bảo an toàn về điện và nhiệt.
- GV cung cấp thông tin.
Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện
- Dòng điện có tác dụng sinh lý.
- Dòng điện gây ra tác dụng sinh lý.
+ D

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_phong_chong_tai_nan_thuong_tich_cho_hoc_sinh_l.doc
  • docBIA SKKN.doc
  • docxMục lục.docx
  • docxPhụ lục.docx
  • docxTai lieu tham khao.docx