SKKN Giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém môn vật lí ở trường THPT Triệu Sơn 2 thông qua việc phân loại và hướng dẫn học sinh học tổ, nhóm

SKKN Giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém môn vật lí ở trường THPT Triệu Sơn 2 thông qua việc phân loại và hướng dẫn học sinh học tổ, nhóm

Qua nhiều năm giảng dạy ở các lớp có nhiều HS yếu kém, bản thân tôi đã rút ra một số điểm quan trọng. Trước hết giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh. Có em vì điều kiện mưu sinh nhưng cũng có em vì bạn bè rủ rê hàng quán, chơi điện tử, bi da mà xa rời học tập. Có những em bố mẹ li dị, rượu chè, đánh đập nhau làm cho con cái chán học. Khi ta biết chia sẻ, giải quyết được tận gốc thì mới hòng vực dậy được các em đó. Người dạy lúc đó phải nắm xem học sinh hổng chỗ nào để bổ sung kiến thức. Có khi ta phải quay lại dạy những kiến thức sơ đẳng từ tiểu học như cách đổi đơn vị của một đại lượng vật lí, cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu, hoặc các kiến thức toán học từ THCS như giải phương trình, giải hệ phương trình Học sinh yếu thường ngại học, ngại hỏi nên giáo viên phải chủ động đề ra kế hoạch kiểm tra mà mình nghi ngờ học sinh hiểu sai hoặc không hiểu. Ví dụ: Khi đổi đơn vị chiều dài, diện tích, thể tích nhiều em đổi sai. Khi cộng các phân số khác mẫu số có nhiều em lấy tử cộng tử, mẫu cộng mẫu. Trong việc giảng dạy HS yếu, giáo viên không nên đưa ra kiến thức cao quá, hoặc đòi hỏi mẹo làm ức chế học sinh. Những bài tập chỉ mang tính chất vận dụng khắc sâu lý thuyết. Khi HS trả lời đúng, giáo viên phải biết động viên khen ngợi, khi trả lời sai thì nhẹ nhàng gợi ý để tìm ra chân lý. Giáo viên cho HS làm đi làm lại nhiều lần một dạng bài tập tại lớp để thuộc bài.

doc 24 trang thuychi01 8211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém môn vật lí ở trường THPT Triệu Sơn 2 thông qua việc phân loại và hướng dẫn học sinh học tổ, nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNGTHPT TRIỆU SƠN 2 THÔNG QUA VIỆC PHÂN LOẠI VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TỔ, NHÓM
 Họ tên tác giả: Hoàng Thị Hường
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Vật lí 
THANH HÓA NĂM 2018
M ỤC L ỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU............................................................................
1
1.1 Lí do chọn đề tài.......................
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
1
1.3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi đề tài
2
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM................................
3
2.1 Cơ sở lí luận 
3
2.2 Thực trạng của vấn đề
3
2.3. Giải quyết vấn đề
4
a. Cơ sở đề xuất giải pháp
4
b. Các biện pháp cụ thể 
4
c. Quy trình nghiên cứu...
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
a. Về phía học sinh
18
b. Về phía giáo viên
19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
- Kết luận
20
- Kiến nghị.
20
Tài liệu tham khảo........................................................................
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong mấy năm gần đây số lượng học sinh đầu vào của các trường THPT trên địa bàn huyện Triệu Sơn nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng là học sinh yếu, kém tăng cao, mà đã yếu kém thì các em rất lười học, học trước quên sau, do đó việc giảng dạy kết hợp với hướng dẫn các em tự học và ôn tập thường xuyên là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em.
Một số học sinh khá giỏi, các em có ý thức tự học tự ôn tập, nhưng đa số học sinh trung bình, yếu, kém chưa có ý thức tự học, trong khi đối tượng này lại chiếm đa số. Đối với môn Vật lí các em sẽ thi kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm, lượng kiến thức bao quát, rộng. Tài liệu tham khảo rất nhiều nhưng đa số học sinh yếu kém không tự giải được, đồng thời các em ít tự giác học tập, do đó vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để các em chịu học, tự học để có kiến thức thì sẽ làm bài đạt hiệu quả. Theo tôi để các em chịu học và tự học thì giáo viên phải là người phân loại học sinh và hướng dẫn cho các em học cách học, giao việc cụ thể cho các em và phải có biện pháp kiểm tra đánh giá. Đồng thời, phối hợp tổ chức cho các em thi đua với nhau trong học tập. Giáo viên là người theo dõi sự tiến bộ của các em động viên khen trưởng kịp thời nhằm hướng các em ý thức tự học, giúp các em học sinh có kiến thức và làm bài thi đạt kết quả cao. 
Học tổ nhóm là một trong những hình thức tự học, mà các em cùng một nhóm, có thể là nhóm bạn thân, nhóm bạn gần nhà, có cùng mục đích là học tập để cùng tiến bộ. Đây là hình thức học tập mà học sinh không phải đối mặt với thầy cô, nên tâm lý học tập nhẹ nhàng, thoải mái, chủ động hỏi bạn bè cùng nhóm khi chưa rõ, chưa hiểu, chưa làm được. Các em khá trong nhóm có điều kiện trao đổi với nhau về các bài toán khó, học hỏi lẫn nhau. Những học sinh khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các học sinh yếu hơn và đảm nhận trách nhiệm của người hướng dẫn. Tất cả thành viên trong nhóm đều được lợi, học sinh yếu được giúp đỡ.
Xuất phát từ thực tế học sinh của trường hiện nay và những trăn trở trong quá trình giảng dạy, tôi quyết định chọn đề tài “Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn vật lí ở trường THPT Triệu Sơn 2 thông qua việc phân loại và hướng dẫn học sinh học tổ, nhóm”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này bản thân hướng tới mục đích:
- Giúp các em học sinh có ý thức học tập, có phương pháp học phù hợp với từng đối tượng học sinh từ đó giúp các em yêu thích môn vật lí, có kiến thức để làm bài đạt kết quả cao tránh tình trạng lơ là trong học tập.
- Chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm phân loại và hướng dẫn học sinh học tổ, nhóm nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém môn vật lí ở trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng và các trường THPT nói chung.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Đề tài tập trung nghiên cứu việc phân loại học sinh và hướng dẫn học sinh học tổ, nhóm nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém môn vật lí ở trường THPT Triệu Sơn 2.
- Các kết quả khảo sát được tiến hành tại các lớp 12A3 năm học 2016-2017 và các lớp 11C4, 11C7 năm học 2017-2018, mà chủ yếu là lớp 11C4 trường THPT Triệu Sơn 2.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
Qua nhiều năm giảng dạy ở các lớp có nhiều HS yếu kém, bản thân tôi đã rút ra một số điểm quan trọng. Trước hết giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh. Có em vì điều kiện mưu sinh nhưng cũng có em vì bạn bè rủ rê hàng quán, chơi điện tử, bi da mà xa rời học tập. Có những em bố mẹ li dị, rượu chè, đánh đập nhau làm cho con cái chán học. Khi ta biết chia sẻ, giải quyết được tận gốc thì mới hòng vực dậy được các em đó. Người dạy lúc đó phải nắm xem học sinh hổng chỗ nào để bổ sung kiến thức. Có khi ta phải quay lại dạy những kiến thức sơ đẳng từ tiểu học như cách đổi đơn vị của một đại lượng vật lí, cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu, hoặc các kiến thức toán học từ THCS như giải phương trình, giải hệ phương trình Học sinh yếu thường ngại học, ngại hỏi nên giáo viên phải chủ động đề ra kế hoạch kiểm tra mà mình nghi ngờ học sinh hiểu sai hoặc không hiểu. Ví dụ: Khi đổi đơn vị chiều dài, diện tích, thể tích nhiều em đổi sai. Khi cộng các phân số khác mẫu số có nhiều em lấy tử cộng tử, mẫu cộng mẫu. Trong việc giảng dạy HS yếu, giáo viên không nên đưa ra kiến thức cao quá, hoặc đòi hỏi mẹo làm ức chế học sinh. Những bài tập chỉ mang tính chất vận dụng khắc sâu lý thuyết. Khi HS trả lời đúng, giáo viên phải biết động viên khen ngợi, khi trả lời sai thì nhẹ nhàng gợi ý để tìm ra chân lý. Giáo viên cho HS làm đi làm lại nhiều lần một dạng bài tập tại lớp để thuộc bài. 
Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém? Do đâu các em lại yếu kém đến như vậy? Đó là vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu, để  tìm ra giải pháp  và hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh vươn lên trong học tập. Đây là vấn đề chung cho tất cả các nhà trường.
 	Thứ nhất về phía học sinh: Đa số học sinh của trường THPT Triệu Sơn 2 sinh sống ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa  nên các em thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Vì vậy một số em trở nên lười học, ham chơi. Ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập ngày càng kém.
 	Thứ hai về phía giáo viên: Học sinh yếu không phải hoàn toàn là do các em. Có thể giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng học sinh, với từng nội dung kiến thức bài dạy. Vì vậy để thực hiện tốt trong công tác giảng dạy để giảm bớt tình trạng học sinh yếu kém  hay ngồi nhầm lớp đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, khảo sát và lựa chọn những biện pháp giảng dạy tối ưu nhất, hiệu quả nhất để dần nâng cao chất lượng học sinh.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
Đầu vào học sinh của trường là yếu, mà đã yếu kém thì các em thường bị hỏng kiến thức ở các lớp dưới, lười học, ít tự học ở nhà, không có khả năng tự giải bài tập, do đó các em thường không hoàn thành các yêu cầu hướng dẫn tự học ở nhà của giáo viên....Trong đó, có nguyên nhân giáo viên giảng dạy không phân loại học sinh, không hướng dẫn học sinh việc tự học và học tổ, nhóm ở nhà.
Trong quá trình giảng dạy trên lớp và các tiết bồi dưỡng tôi nhận thấy chỉ có những học sinh khá, giỏi thường có những thắc mắc và hỏi giáo viên trong giờ học hoặc ngoài giờ. Còn đa số học sinh yếu kém rất ít khi hỏi thầy cô hoặc thắc mắc vấn đề gì. Mặc dù các em yếu kém có thể vẫn chưa hiểu bài, chưa tự làm được bài tập. Một phần các em sợ hỏi thầy cô, thầy cô hỏi lại kiến thức cũ thì phát hiện chỗ hỏng kiến thức của các em. Vì vậy các em học sinh yếu kém thường hỏi bạn bè học khá hơn khi không hiểu bài hoặc không làm được bài tập mà nhất là các em thường trao đổi với các bạn cùng nhóm hoặc bạn thân. 
Đặc biệt môn Vật lí lại có mối liên hệ chặt chẽ với môn Toán. Nếu các em học yếu môn Toán thì đồng nghĩa với việc các em sẽ học yếu môn Vật lí. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần củng cố thêm kiến thức Toán cho học sinh.
2.3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
a. Cơ sở đề xuất giải pháp
 Để phân loại học sinh yếu, kém môn Vật lí tôi dựa vào các căn cứ sau: Điểm bộ môn trong năm học, có thể tham khảo thêm điểm một số môn học có liên quan như Toán, Hóa, điểm khảo sát chất lượng học sinh đầu năm và những biểu hiện và quá trình học tập trên lớp.
Căn cứ vào những khía cạnh trên, tôi chia học sinh yếu, kém môn Vật lí thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Học sinh mất căn bản kiến thức chung, không có hoặc có khả năng tiếp thu bài rất thấp.
Nhóm 2: Có ý thức học tập, có khả năng tiếp thu bài nhưng chậm so với học sinh bình thường.
Nhóm 3: Có kiến thức cơ bản, có ý thức học tập nhưng chưa có phương pháp học tập đúng đắn.
Nhóm 4: Học sinh không quan tâm, lơ là việc học, học sinh lười học.
b. Các biện pháp cụ thể 
Sau khi phân loại học sinh, tôi tiến hành thực hiện các biện pháp sau: Giáo dục ý thức học tập, hình thành lòng ham thích và say mê môn học cho học sinh; xây dựng môi trường học tập thân thiện trong từng tiết dạy; phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động; tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng bài giảng, từng đơn vị kiến thức cho từng nhóm đối tượng học sinh; giao nhiệm vụ về nhà; đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh.
Ngoài các biện pháp chung ở trên, tôi tiến hành các phương pháp riêng với từng đối tượng học sinh như sau:
+ Đối với nhóm học sinh mất căn bản kiến thức ( nhóm 1)
Khi triển khai bài mới, xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh. Và sau một phần, chốt ngắn gọn các kiến thức này vào một góc bảng. Với học sinh yếu kém, nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức và kỹ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao mở rộng kiến thức.
Khi hướng dẫn học sinh luyện tập, với học sinh yếu chỉ nên yêu cầu các em làm các dạng toán thật cơ bản, tính toán đơn giản, dựa vào tính chất, các công thức đơn giản nhất, không nên đưa ra các dạng bài phức tạp cần sử dụng các phương pháp giải nhanh, liên quan đến các định luật, các thuyết vật lý
Sau đó, hướng dẫn giải mẫu, nên đặt câu hỏi gợi mở dần để học sinh xác định được hướng giải và đặc biệt hệ thống câu hỏi phải nhằm vào những yếu kém của nhóm này ở trên đã trình bày.
Đến bài tập tương tự, cho học sinh một khoảng thời gian để tự tìm hướng giải, giáo viên đi quan sát, khi thấy học sinh đi lệch hướng cần phân tích kĩ cho học sinh thấy sai chỗ nào.
Khi hướng dẫn, chú trọng những “mốc giải chính” của bài như tóm tắt đúng chưa? Áp dụng đúng công thức chưa?
Trong quá trình giải, giáo viên nhấn mạnh những chỗ học sinh hay sai lầm, nên tránh.
Nhớ khen ngợi cá nhân và nhóm học sinh làm được bài, đồng thời phải cho điểm cao để khích lệ. Các em làm sai không nên chê bai trước lớp mà cần tìm những cái nhỏ nhất các em làm được để khen, hoặc khen về mặt tự giác học tập của học sinh.
+ Nhóm có ý thức học tập, có khả năng tiếp thu bài nhưng chậm ( nhóm 2)
Giáo viên chia nhỏ nhóm học sinh này, các nhóm được chia càng nhỏ càng tốt, phân công các học sinh khá về học cùng nhóm để giúp đỡ các học sinh yếu.
Giáo viên chú ý phân tích cho học sinh những kiến thức thường sai, việc phân tích này thường xuyên thực hiện kết hợp trong các tiết học bài mới cũng như các tiết luyện tập để giúp các em lấp lỗ hổng, chỗ yếu thường xuyên hơn.
Học sinh yếu kém khả năng tiếp thu và nắm bắt kiến thức chậm nên giáo viên cần giảm tải quá trình nhận thức của học sinh bằng cách giản lược hóa nội dung bài học, rút gọn lại dưới dạng trọng tâm, truyền tải súc tích dưới dạng hình ảnh trực quan, dễ hiểu dễ quan sát.
Đối với bài tập, giáo viên cố gắng đưa ra các bước càng cụ thể, rõ ràng càng tốt.
+ Nhóm có kiến thức cơ bản, có ý thức học tập nhưng chưa có phương pháp học tập đúng đắn ( nhóm 3)
Giáo viên tổ chức kèm cặp, phụ đạo thêm cho học sinh. Việc phụ đạo này có thể thực hiện theo kế hoạch chung của nhà trường hoặc giáo viên tự tổ chức với thời lượng 2 tuần 1 buổi.
Trong các buổi này, chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc, hiểu sai lệch kiến thức, sai lệch hiện tượng Vật lí, tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn.
Thông báo với gia đình học sinh về việc tổ chức học phụ đạo, phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện kế hoạch học tập ở trường và ở nhà.
+ Nhóm học sinh không quan tâm, lơ là việc học, học sinh lười học (nhóm 4)
Làm thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của việc học của các em, thay đổi sự bi quan chán nản trong tâm của các em khi phải đối mặt với hoàn cảnh gia đinh
Giáo viên vừa phân tích động viên cho các em sự cần thiết của việc học, nêu ra các trường hợp thật cụ thể của học sinh các năm trước vì không chú tâm học nên không thi đậu tốt nghiệp trung học phổ thông, sau khi thi trượt hối hận thì không kịp.
Nêu lên những tấm gương các bạn học sinh vượt lên trên hoàn cảnh để đạt được kết quả cao trong học tập... Muốn làm tốt giải pháp này giáo viên bộ môn phải kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu học sinh.
Giúp các em tránh xa các trò chơi vô bổ, tránh xa các bạn bè hư hỏng; phân tích sự tác hại của các trò chơi đến tinh thần, đến sức khỏe và đến học tập của các em. 
Kết hợp với các giáo viên bộ môn khác, giáo viên chủ nhiệm, các cán bộ lớp để thường xuyên kiểm tra, đôn đóc, nhắc nhở và theo dõi sự tiến bộ của các em học sinh này để kịp thời động viên. Đồng thời phải phối hợp với gia đình để tăng hiệu quả của các biện pháp giáo dục.
c. Quy trình nghiên cứu
+ Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm là 24 tuần từ tuần 5 đến tuần 29 của năm học . Giáo viên tiến hành hướng dẫn cho học sinh lớp 11C4 học tổ, nhóm và kiểm tra việc tự học của các em chủ yếu trong các tiết bồi dưỡng và tự chọn với các công việc cụ thể như sau:
- Phân loại đối tượng học sinh trong trong lớp, tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém, hướng các em vào các nhóm thích hợp.
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và phương pháp học tập bộ môn:
- Giao nhiệm vụ cho các tổ nhóm và hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Các biện pháp kiểm tra hoạt động và kết quả của các nhóm.
+ Các bước thực hiện:
Bước 1. Phân loại đối tượng học sinh trong trong lớp, tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém, hướng các em vào các nhóm thích hợp.
Ngay từ đầu năm học, dựa vào kết quả bộ môn năm học trước, tham khảo thêm điểm TBM cuối năm của môn Vật lý và kết quả khảo sát đầu năm, giáo viên phải phân loại được học sinh, nắm được từng đối tượng học sinh yếu kém.
Qua tìm hiểu nguyên nhân thì đa số các em yếu kém do mất căn bản từ lớp dưới, tiếp thu bài chậm so với bạn, không tự học do chưa có động cơ học tập và phương pháp học tập đúng đắn. Em Hồng, Phùng Tuấn, Thắng, Thuận mất căn bản, tiếp thu bài chậm. Em Long, Sơn, Trinh, Văn Thành, Đức Thành, Dương lười học, chưa có động cơ học tập. Em Công thường xuyên vắng. Đa số các em yếu kém chưa vận dụng được công thức để giải bài tập Vật lí, tính toán chậm, mà các dạng bài tập Vật lí lớp 11 rất phong phú, do đó nếu các em tự học ở nhà sẽ có vướng mắc mà không biết hỏi ai.
Với các lý do trên nên tôi hướng dẫn các em vào các tổ nhóm thích hợp để học tập. Dựa vào nhóm tự có của lớp và dựa vào hai tiêu chí: Nhóm gồm học sinh tự nguyện và chung mối quan tâm là học tập tiến bộ và nhóm phải có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu. Dựa vào điều kiện lớp có 8 học sinh học khá môn Vật lí nên cả lớp thống nhất chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 2 học sinh học khá: (Những học sinh yếu kém được đánh dấu *)
Nhóm 1 gồm 10 học sinh: Lê Tuấn Anh nhóm trưởng, Lê Thị Diệp nhóm phó, *Công , * Dương, Phương Anh, *Đạt, An, *Hồng , *Long, Lực. Nhóm có 5 bạn học sinh yếu kém . 
Nhóm 2 gồm 10 học sinh: Trần Tuấn Anh nhóm trưởng, Lê Thị Linh nhóm phó, Trần Phương, *Sơn, Đình Quân, *Tâm, *Tấn , *Tiến, Bá Quân, Quyết. Nhóm có 4 bạn HS yếu kém.
Nhóm 3 gồm 10 học sinh: Nguyễn Duy Quang nhóm trưởng, Phạm Kiều Nhi nhóm phó, *Vân, Toàn, *Phùng Tuấn, Anh Tuấn, *Trinh, Thanh, *Văn Thành, Đức Thành. Nhóm có 4 bạn HS yếu kém.
Nhóm 4 gồm 10 học sinh: Nguyễn Thị Trang nhóm trưởng, Phạm Thị Phương nhóm phó, *Thắng, Thu, *Thuận, *Thùy,Văn Trọng, *Xuân Trọng, Trung, Yên. Nhóm có 4 bạn HS yếu kém.
Bước 2. Hướng dẫn học sinh học trong các tiết tự chọn và các buổi bồi dưỡng buổi chiều theo lịch của nhà trường:
- Đối với giáo viên:
+ Phần chuẩn bị bài mới cần có hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó về những kiến thức trọng tâm của bài mới.
+ Khi kiểm tra bài cũ, giáo viên phải kiểm tra vở ghi bài học, vở bài tập và vở tự học của học sinh.
- Trong tiết dạy:
+ Giáo viên phân loại mức độ kiến thức cho học sinh và giao nhiệm vụ cụ thể như sau: 
 - Học sinh yếu kém làm các bài tập mức 1, mức 2, còn mức 3 thì làm được đến đâu tùy khả năng của từng em.
 - Học sinh khá thì làm hết từ mức 1 đến mức 3 còn mức 4 thì cố gắng làm được càng nhiều càng tốt.
+ Giáo viên đặt câu hỏi từ dễ đến khó, để học sinh yếu có thể trả lời các câu để tạo hứng thú cho các em học tập. Đồng thời cho điểm, tuyên dương các em để động viên tinh thần.
+ Hướng dẫn học sinh ghi chép bài, trình bày một cách khoa học. Dưới các tiêu đề phải gạch chân, các công thức phải đóng khung  có như thế khi nhìn vào vở học sinh sẽ dễ học bài hơn.
+ Kiểm tra vở nháp, dụng cụ học tập và máy tính của học sinh thường xuyên.
+ Quản lí thật chặt chẽ giờ học.
Đối với học sinh: 
+ Để làm được bài tập học sinh phải học thuộc công thức, tóm tắt được đề bài sau đó vận dụng công thức đã học để giải bài tập.
+ Trong quá trình học bài học sinh phải chú ý nghe giảng, nếu chưa hiểu vấn đề gì thì có thể hỏi bạn bè hoặc thầy cô.
+ Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) theo yêu cầu của giáo viên.
- Học thuộc công thức để vận dụng vào giải bài tập và trả lời câu hỏi trắc nghiệm công thức.
Trong Vật lí, công thức Vật lí rất quan trọng. Công thức không những giúp học sinh giải được các bài tập định lượng (mức độ 3) mà còn giải được các bài tập định tính (ở mức độ 1-2).
Bước 3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và phương pháp học tập bộ môn.
 	- Về địa điểm , thời gian: 
Nhóm 1: Học tại nhà em Lê Thị Diệp vào các buổi chiều thứ hai(cố định), Sáng chủ nhật , trước khi thi kiểm tra thì thêm một số buổi.
Nhóm 2: Học tại nhà em Lê Thị Linh vào các buổi chiều thứ hai(cố định), Chiều chủ nhật, trước khi thi kiểm tra thi thêm một số buổi.
Nhóm 3: Học tại nhà em Nguyễn Duy Quang vào các buổi chiều thứ hai(cố định), Chiều chủ nhật , trước khi thi kiểm tra thì thêm một số buổi.
Nhóm 4: Học tại nhà em Nguyễn Thị Trang vào các buổi chiều thứ hai(cố định), Sáng chủ nhật , trước khi thi kiểm tra thì thêm một số buổi.
Để việc tự học của học sinh đạt kết quả tốt, học sinh cần lưu ý một số vấn đề như: 
+ Giáo viên quy định mỗi em phải có 1 quyển vở tự học ghi những công thức học sinh hay quên. Soạn bài và học công thức phải ghi trong vở tự học.
+ Có thời khóa biểu ở trường và thời gian biểu ở nhà hợp lí, học xen kẻ các môn với nhau, có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để đảm bảo sức khỏe.
+ Thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học và biết tự kiểm tra.
+ Ở nhà các em phải học lí thuyết, công thức rồi sau đó mới vận dụng giải các bài tập sách giáo khoa, sách bài tập.
- Việc tự học của học sinh ở nhà bao gồm học bài cũ, chuẩn bị bài mới và thường xuyên ôn tập kiến thức cũ.
* Học bài cũ 
+ Các định nghĩa, khái niệm, định luật: Cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.
+ Các công thức: Cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng, học công thức bằng cách ghi ra giấy hoặc ghi bảng nhiều lần. Học sinh ghi lại mỗi công thức ít nhất 5 lần vào vở tự học.
+ Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong, để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.
+ Để làm được bài tập học sinh phải học thuộc công thức, tóm tắt được đề bài sau đó vận dụng công thức đã học để giải bài tập.
+ Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập Vật lí do B

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giam_ti_le_hoc_sinh_yeu_kem_mon_vat_li_o_truong_thpt_tr.doc