SKKN Đổi mới, cập nhật kiến thức và cách tiếp cận nhằm thu hút, tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ 10 ngay từ bài mở đầu

SKKN Đổi mới, cập nhật kiến thức và cách tiếp cận nhằm thu hút, tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ 10 ngay từ bài mở đầu

Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng về khí hậu thời tiết, đất đai và địa hình, vì vậy hệ động – thực vật cũng rất phong phú, đa dạng, đó chính là tiềm năng và cũng là những điều kiện cơ bản để đẩy mạnh phát triển nông – lâm - ngư nghiệp (gọi chung là ngành nông nghiệp). Qua hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện nay Việt Nam là nước có ngành nông nghiệp đang phát triển vững mạnh với nhiều điểm sáng, nhiều mũi nhọn được quốc tế công nhận và đánh giá cao.

Nền kinh tế thế giới trong 30 năm gần đây có nhiều biến động phức tạp, trải qua nhiều đợt khủng hoảng tài chính (các năm 1997 và 2008) đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc điểm cơ bản là quốc gia có ngành nông nghiệp đang phát triển nên chúng ta có đủ những sản phẩm thiết yếu về lương thực, thực phẩm đảm bảo cho đời sống nhân dân, do đó Việt Nam tuy có bị ảnh hưởng nhưng không thiệt hại nhiều bởi các đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Qua đó cũng thể hiện vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của ngành nông nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ những luận điểm trên đây cho thấy việc giảng dạy môn Công nghệ 10 với các nội dung về nông – lâm – ngư nghiệp; bảo vệ thực vật; tạo lập doanh nghiệp là cần thiết, là kênh hữu ích để chuyển tải những kiến thức lý thuyết và những nội dung thực hành kèm theo, học sinh có thể áp dụng ngay vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của gia đình mình hoặc có thể tư vấn cho cộng đồng, giúp ích cho phát triển kinh tế ở địa phương.

 

doc 29 trang thuychi01 7456
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới, cập nhật kiến thức và cách tiếp cận nhằm thu hút, tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ 10 ngay từ bài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TĨNH GIA 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI, CẬP NHẬT KIẾN THỨC VÀ CÁCH TIẾP CẬN NHẰM THU HÚT, TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH ĐỒNG THỜI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 10 NGAY TỪ BÀI MỞ ĐẦU
Người thực hiện: Nguyễn Duy Thành
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Công nghệ 10
THANH HÓA, NĂM 2019
MỚ
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
1- Mở đầu
1
2
1.1- Lý do chọn đề tài
1
3
1.2- Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3- Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4- Phương pháp nghiên cứu
2
6
2- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2.1- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
8
2.2- Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
9
2.3- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
10
2.4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
10
11
3- Kết luận, kiến nghị
14
12
3.1- Kết luận
14
13
3.2- Kiến nghị
15
14
Tài liệu tham khảo
16
15
Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại cấp ngành
17
16
Phần phụ lục
18
1 – MỞ ĐẦU
1.1- Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng về khí hậu thời tiết, đất đai và địa hình, vì vậy hệ động – thực vật cũng rất phong phú, đa dạng, đó chính là tiềm năng và cũng là những điều kiện cơ bản để đẩy mạnh phát triển nông – lâm - ngư nghiệp (gọi chung là ngành nông nghiệp). Qua hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện nay Việt Nam là nước có ngành nông nghiệp đang phát triển vững mạnh với nhiều điểm sáng, nhiều mũi nhọn được quốc tế công nhận và đánh giá cao.
Nền kinh tế thế giới trong 30 năm gần đây có nhiều biến động phức tạp, trải qua nhiều đợt khủng hoảng tài chính (các năm 1997 và 2008) đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc điểm cơ bản là quốc gia có ngành nông nghiệp đang phát triển nên chúng ta có đủ những sản phẩm thiết yếu về lương thực, thực phẩm đảm bảo cho đời sống nhân dân, do đó Việt Nam tuy có bị ảnh hưởng nhưng không thiệt hại nhiều bởi các đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Qua đó cũng thể hiện vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của ngành nông nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Từ những luận điểm trên đây cho thấy việc giảng dạy môn Công nghệ 10 với các nội dung về nông – lâm – ngư nghiệp; bảo vệ thực vật; tạo lập doanh nghiệp là cần thiết, là kênh hữu ích để chuyển tải những kiến thức lý thuyết và những nội dung thực hành kèm theo, học sinh có thể áp dụng ngay vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của gia đình mình hoặc có thể tư vấn cho cộng đồng, giúp ích cho phát triển kinh tế ở địa phương.
Tuy nhiên, những nội dung mà sách giáo khoa cung cấp ngay trong bài mở đầu lại bộc lộ những hạn chế, bất cập đó là: Vừa không sát với thực tế, vừa sơ sài, đại khái, không làm rõ những vai trò cực kỳ quan trọng của ngành nông nghiệp, không làm rõ những phương hướng nhiệm vụ cơ bản mà nông nghiệp nước ta phải hướng tới. Dù nội dung kiến thức của bài rất quan trọng, nhưng vì là bài học đầu tiên nên giáo viên không thể giao nhiệm vụ trước khi đến lớp cho học sinh, trong khi đó, các em học sinh lớp 10 mới vào trường, chưa quen với môi trường học tập mới, chưa có sự liên kết giữa các thành viên trong lớp, trong tổ, nên các em rất lúng túng trong việc tự nghiên cứu bài học và tham gia các hoạt động nhóm. Chính vì những bất cập này, qua tổng kết thực tiễn nhiều năm giảng dạy nội dung bài mở đầu cho thấy, đại đa số học sinh không “mặn mà, ham thích” với những nội dung nguyên bản trong sách giáo khoa do đó phần nào làm giảm hứng thú học tập bộ môn dẫn tới hiệu quả của việc giảng dạy bộ môn Công nghệ 10 gặp nhiều hạn chế, chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra.
1
Qua tìm hiểu các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau (trên internet, qua sách báo, qua tham vấn các trường bạn v.v...) cho thấy không có tài liệu nào nghiên cứu, bàn sâu về vấn đề này để giảng dạy trong trường trung học phổ thông. Các đồng nghiệp cùng đơn vị với tôi cũng chưa có bất kỳ sáng kiến, giải pháp nào để giải quyết, khắc phục những hạn chế trên đây.
Với phương châm vừa đạt mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa vận dụng thực tế đời sống xã hội vào giảng dạy, tôi đã nghiên cứu hoàn thiện đề tài “Đổi mới, cập nhật kiến thức và cách tiếp cận nhằm thu hút, tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ 10 ngay từ Bài mở đầu”.
Đề tài được thực hiện và hoàn thiện từ năm học 2016 – 2017 cho tới năm học 2018 - 2019 tại trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia 1
1.2- Mục đích nghiên cứu
Đổi mới, áp dụng cách tiếp cận bài mở đầu hiệu quả nhất nhằm thu hút, tạo hứng thú cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, thực sự trở thành một kênh hữu ích chuyển tải những kiến thức cơ bản về nông nghiệp và một số nội dung liên quan cho học sinh, thông qua học sinh sẽ chuyển tải tới gia đình và cộng đồng, đồng thời góp phần phân luồng học sinh ngay từ đầu cấp.
1.3- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu gắn liền lý thuyết với thực tiễn cuộc sống, làm nền tảng để học sinh hiểu rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng; thực trạng (những thành tựu, hạn chế); phương hướng nhiệm vụ phát triển của nền nông nghiệp nước nhà. 
Qua tổng kết nghiên cứu sẽ hoàn thiện nội dung giảng dạy bài mở đầu phù hợp với điều kiện của trường THPT Tĩnh Gia 1 và của địa phương để triển khai trong các năm học tiếp theo.
1.4- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Từ các nội dung mục tiêu, yêu cầu của chương trình môn học đã đề ra kết hợp với thực tiễn môn học để lập luận cá nhân, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp xây dựng hoàn thiện cơ sở lý thuyết.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khai thác thông tin trên Internet và các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với điều tra thực tế tại địa phương để thu thập thông tin liên quan.
2 – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1- Vai trò, tầm quan trọng của nông – lâm – ngư nghiệp (ngành nông nghiệp) và quan điểm chỉ đạo của Đảng về định hướng phát triển nông nghiệp
2
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, với nhận thức sâu sắc về đặc điểm của nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sự đột phá đầu tiên về chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới cũng được khởi đầu từ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp sau đó, nhiều nghị quyết của Đảng đã bàn tới vấn đề này, qua đó góp phần bổ sung hoàn thiện hơn quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. 
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục đưa ra những quan điểm chỉ đạo đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đại hội XI đã khẳng định những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, những kết quả đạt được của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng và nhấn mạnh: “Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp... đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo” [1].
Có thể khẳng định rằng, thành tựu trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị-xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà còn ngày càng tạo thêm những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tới Đại hội XII, Đảng ta đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu” [2].  Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
Đồng thời “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp. Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp; từng bước hình thành các tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao” [3].
3
Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là: phát triển nông nghiệp bền vững; thực hiện tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng và hiệu quả cao; xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Đảng chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 – 2020 là: “tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân” [4]
2.1.2- Những thành tựu và hạn chế của ngành nông nghiệp 
“Sau 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã đạt được kết quả khá toàn diện. Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao, ổn định. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt bình quân 3,1% năm; giá trị sản xuất tăng bình quân 3,6%/năm. Nông nghiệp công nghệ cao trở thành “làn sóng mới” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi, bước đầu cạnh tranh được với hàng ngoại và hướng tới xuất khẩu. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai thực hiện trên cơ sở phát huy lợi thế của cả nước và mỗi địa phương gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong 5 năm 2011 - 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt 24 quy hoạch phục vụ tái cơ cấu; trong đó có 17 quy hoạch trên phạm vi cả nước và 7 quy hoạch vùng, địa bàn cụ thể... góp phần quan trọng duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng của ngành” [5].
“Tuy nhiên, năng suất thấp, sản xuất manh mún, phân tán, nhất là các tỉnh miền Bắc, miền Trung. Chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng chưa đạt yêu cầu. Phương thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu dựa trên quy mô sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún; doanh nghiệp, hợp tác xã chậm phát triển; sản xuất kinh doanh nông nghiệp thiếu liên kết, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, chưa mang lại hiệu quả cao; sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn thấp kém. Đồng thời, các nội dung về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.” [6].
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây cho thấy: Việc đầu tư vào giảng dạy kiến thức môn Công nghệ 10 là cần thiết, phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, là kênh hữu ích để chuyển tải những kiến thức cơ bản (về nông – lâm – ngư nghiệp, bảo quản chế biến và bước đầu tạo lập doanh nghiệp) cho người dân thông qua đối tượng học sinh trung học phổ thông. Đồng thời việc giảng dạy tốt nội dung kiến thức môn học cũng góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh theo quan điểm chỉ đạo của ngành giáo dục.
2.2- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
Qua thực tiễn những năm đầu giảng dạy của bản thân, kết hợp với quan sát, tham khảo các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị, tôi thấy thực trạng dạy – học Bài mở đầu có những vấn đề sau:
2.2.1- Kiến thức không được cập nhật, bổ sung mới qua các lần tái bản, giáo viên không tìm hiểu cập nhật dữ liệu, không dành đủ thời gian cho việc dạy – học nội dung kiến thức của bài, học sinh có nhiều điểm hạn chế.
Môn Công nghệ 10 được chính thức giảng dạy từ năm 2006, từ đó cho đến nay, mặc dù đã tái bản tới lần thứ 12 nhưng toàn bộ số liệu minh họa trong Bài mở đầu là số liệu của các năm 1995, 2000 và 2004, một số nội dung quan trọng khác như vấn đề biến đổi khí hậu cũng không được cập nhật.
Ở nhiều trường học, môn Công nghệ luôn được coi là môn phụ và do giáo viên Sinh học kiêm nhiệm giảng dạy nên phổ biến tình trạng giáo viên không tìm hiểu, bổ sung số liệu mới cũng như các vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước nói chung, của ngành nông nghiệp nói riêng. 
Vì là giờ học đầu tiên của bộ môn, nhiều giáo viên dành phần lớn thời gian (hơn 10 phút) làm quen với lớp, giới thiệu về môn học để khỏi phải đi sâu vào giảng dạy Bài mở đầu. Học sinh trong lớp mới vào đầu cấp, có nhiều bỡ ngỡ, nhiều em có năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm còn rất hạn chế dẫn đến ngại tham gia vào nhóm, ngại thảo luận. Ấn tượng của học sinh với môn học Công nghệ (được coi là môn phụ) không mạnh mẽ, không có sự ham thích.
Những thực trạng trên dẫn tới kết cục ngay từ bài học đầu tiên đã không tạo nên sự thu hút, ham thích đối với học sinh, từ đó làm hạn chế đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy bộ môn.
2.2.2- Vai trò, tầm quan trọng của ngành nông nghiệp được trình bày trong sách giáo khoa chưa thực sự đúng “tầm”, vô hình chung hạ thấp vai trò, tầm quan trọng của ngành nông nghiệp.
Nội dung mục I trong sách giáo khoa chưa làm nổi bật tầm quan trọng đặc biệt của ngành nông nghiệp, đó là: Đảm bảo an ninh lương thực – thực phẩm, cùng với việc giải quyết việc làm cho phần lớn người lao động sẽ góp phần cực kỳ quan trọng trong việc ổn định chính trị - xã hội. Trong mục I, không hề nhắc đến khái niệm “An ninh lương thực – thực phẩm”, chỉ đến mục II.1.a mới có câu hỏi liên quan đến “An ninh lương thực quốc gia” những vẫn thiếu khuyết phần “An ninh thực phẩm”. Trong khi thực tiễn cuộc sống thì hàng ngày, hàng giờ, an ninh lương thực – thực phẩm đã và đang có những ảnh hưởng to lớn đến toàn xã hội và từng gia đình, an ninh lương thực – thực phẩm cùng với an ninh quốc phòng tạo nên sự ổn định về chính trị - kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia. Theo tôi, đây là nội dung mà học sinh bắt buộc phải được học.
2.2.3- Chưa làm rõ những hạn chế của ngành nông nghiệp để từ đó làm cơ sở đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp
Toàn bộ nội dung nói về hạn chế của nông nghiệp Việt Nam trình bày trong mục II.2 rất sơ sài, chưa nêu lên được những điểm hạn chế rất lớn đòi hỏi ngành nông nghiệp phải đề ra biện pháp giải quyết thỏa đáng (Xin xem cụ thể trong Bảng so sánh ở trang 11 dưới đây)
5
2.2.3- Phương hướng, nhiệm vụ phát triển ngành nông nghiệp chưa phù hợp với thực tiễn, chưa hình thành ý thức trách nhiệm của học sinh
Từ việc nhận định sơ sài về các hạn chế của nông nghiệp nước ta, dẫn tới việc đề ra các phương hướng, nhiệm vụ phát triển là chưa phù hợp, chưa sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Chính vì vậy, nội dung này chưa thực sự hình thành mối quan tâm và ý thức về trách nhiệm của học sinh trong việc cần thiết phải áp dụng thực hiện những phương hướng nhiệm vụ này trong chính gia đình mình cũng như tại địa phương, trong hoàn cảnh phần lớn học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia là con em các gia đình thuần nông, lâm, ngư nghiệp tại địa bàn huyện Tĩnh Gia. Đây cũng là thực trạng phổ biến ở nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2.3- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1- Giải pháp: Xuất phát từ thực trạng dạy – học như đã nêu trên, kết hợp với thực tế giảng dạy ở trường THPT Tĩnh Gia 1, từ đó tôi đề xuất các giải pháp sau:
- Chỉnh sửa, cập nhật hoàn thiện những nội dung trọng tâm của bài theo đúng với thực tế, đúng với quan điểm chỉ đạo, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước và phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh;
- Xây dựng hệ thống câu hỏi học liệu để học sinh nghiên cứu giải quyết phù hợp với điều kiện giới hạn của 1 giờ học (45 phút) và học sinh không có sự chuẩn bị trước, kết hợp với bước đầu hình thành các nhóm học tập và định hướng cách làm việc theo nhóm cho học sinh;
- Lựa chọn một số hình ảnh tư liệu phù hợp (chủ yếu là các đoạn phim tư liệu ngắn) để minh họa phù hợp với thời gian rất hạn chế của tiết học đầu tiên.
- Xây dựng giáo án – kế hoạch giảng dạy Bài mở đầu theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế
2.3.2- Tổ chức thực hiện:
Sau khi thống nhất với đồng nghiệp dạy cùng bộ môn, chúng tôi quyết định sẽ triển khai áp dụng đề tài ở các lớp tôi dạy (gồm: 10A3, 10A5, 10A7, 10A9, 10A11, 10A13 và 10A15) còn các lớp do đồng nghiệp dạy (10A1, 10A2, 10A4, 10A6, 10A8, 10A10, 10A12, 10A14) vẫn thực hiện giảng dạy như các năm trước (không áp dụng đề tài này) sẽ là các lớp đối chứng và lấy phiếu thăm dò để so sánh kiểm nghiệm. Tôi đã triển khai thực hiện các nội dung công việc sau:
2.3.2.1- Chỉnh sửa, cập nhật hoàn thiện những nội dung trọng tâm của bài theo đúng với thực tế, đúng với quan điểm chỉ đạo, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước và phù hợp với khả năng của học sinh:
Xuất phát từ thực trạng vấn đề như đã trình bày ở mục 2.2 trên đây, kết hợp với việc tham khảo các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cũng như quan điểm đổi mới của ngành giáo dục, tôi mạnh dạn điều chỉnh, bổ sung những nội dung chính của bài học cho phù hợp thực tiễn đời sống và khả năng nhận thức của học sinh, thể hiện trong bảng đối chiếu, so sánh dưới đây:
6
Bảng 1- ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG KIẾN THỨC BÀI MỞ ĐẦU 
NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA
NỘI DUNG CẬP NHẬT, BỔ SUNG
I- Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
1- Đóng góp một phần không nhỏ trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước: 27,2% - 1995; 24,5% - 2000; 21,7% - 2004
2- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến
3- Có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu: 2,521 tỷ USD – 1995; 4,197 tỷ USD – 2000; 5,0669 tỷ USD – 2004 (trích số liệu bảng 1)
4- Chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế: 71,2% - 1995; 68,3% - 2000; 58,8% - 2004 
I- Vai trò, tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đối với kinh tế - chính trị - xã hội
1- Cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực – thực phẩm.
2- Tạo việc làm: 48% - 2013; 44,3% - 2016 cho lao động trong độ tuổi [7]
 Từ (1) & (2) à góp phần cực kỳ quan trọng vào việc ổn định chính trị – xã hội 
3- Đóng góp phần quan trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) trong nước: 18,38% - 2013; 17% - 2016; 15,34% - 2017 [8]
4- Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn cho kinh tế quốc dân: Gạo, chè, cà phê, cao su, thịt, cá .v.v..(31 tỷ USD-2014; 32,1 tỷ - 2016) [9], là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
II- Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay:
1- Thành tựu: 
 - SX lương thực tăng liên tục;
 - Bước đầu hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa vói các vùng sản xuất tập trung áp ứng tiêu dùng trong nước và XK
 - Một số sản phẩm đã XK ra thị trường quốc tế
II- Thành tựu và hạn chế của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay:
1- Thành tựu: 
 - Sản lượng, chất lượng không ngừng tăng cao;
 - Ngày càng nhiều 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_cap_nhat_kien_thuc_va_cach_tiep_can_nham_thu_hu.doc