SKKN Dạy lồng ghép từ đồng nghĩa và trái nghĩa vào các bài học trong SGK Tiếng Anh lớp 12, một số giải pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài đồng nghĩa và trái nghĩa trong đề thi THPT Quốc gia

SKKN Dạy lồng ghép từ đồng nghĩa và trái nghĩa vào các bài học trong SGK Tiếng Anh lớp 12, một số giải pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài đồng nghĩa và trái nghĩa trong đề thi THPT Quốc gia

Khái niệm về từ đồng nghĩa và trái nghĩa

I. 1. Từ đồng nghĩa

Theo từ điển ngôn ngữ, từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Từ đồng nghĩa được chia làm hai loại là đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. Loại thứ nhất là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong hầu hết các trường hợp. Loại thứ hai Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ …) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

1.2. Từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Tương tự như từ đồng nghĩa, chúng ta cũng có hai loại từ trái nghĩa là trái nghĩa hoàn toàn và trái nghĩa không hoàn toàn.

Từ các khái niệm nêu trên có một số điểm chúng ta cần phải lưu ý như sau: Cho dù các từ được coi là đồng nghĩa hoặc trái nghĩa nhau hoàn toàn, giữa chúng cũng có sự khác biệt và không thể dùng thay cho nhau trong mọi trường hợp. Chính vì vậy, bên cạnh việc dạy và học nghĩa của từ, chúng ta cần phải chú ý đến ngữ cảnh trong đó các từ đồng nghĩa hay trái nghĩa có thể được dùng.

docx 21 trang Mai Loan 13/03/2025 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy lồng ghép từ đồng nghĩa và trái nghĩa vào các bài học trong SGK Tiếng Anh lớp 12, một số giải pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài đồng nghĩa và trái nghĩa trong đề thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến:
“Dạy lồng ghép từ đồng nghĩa và trái nghĩa vào các bài 
học trong SGK Tiếng Anh lớp 12, một số giải pháp giúp 
học sinh làm tốt dạng bài đồng nghĩa và trái nghĩa trong 
 đề thi THPT Quốc gia”
 Tác giả sáng kiến: Đặng Thị Thu Thảo
 Chức vụ: Giáo viên tổ Văn – Ngoại Ngữ
 Mã lĩnh vực: 12.61
 Lập Thạch, năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. LỜI GIỚI THIỆU
 1.1 Lí do chọn đề tài:
 Thực tiễn cho thấy từ vựng là cái cốt lõi, nền tảng trong việc học bất cứ môn 
ngoại ngữ nào để phục vụ muc đích giao tiếp. Người học sẽ không có khả năng 
giao tiếp hay diễn đạt ý của mình một cách hiệu quả nếu thiếu đi vốn từ vựng 
phong phú. chính vì thế việc day và học từ vựng trở nên hết sức cần thiết và quan 
trong đối với Thầy và trò. Có một thực tế là học sinh lại rất sợ học từ vựng và vốn 
từ vựng rất hạn chế điều này gây không ít khó khăn cho các em trong quá trình 
làm các bài thi đặc biệt là bài thi THPTQG. Từ thực tế trên, đòi hỏi người thầy 
phải có những phát hiện và đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng chung 
trong công tác giảng dạy nhằm giúp học sinh có những tiến bộ đáng kể trong việc 
thực hành ngôn ngữ trong hoàn cảnh thực tế. Quan trong hơn nữa, giúp các em 
đạt được kết quả cao trong các kỳ thi đặc biệt là kỳ thi Trung học phổ thông quốc 
gia.
 Từ đồng nghĩa (synonyms) và trái nghĩa (antonyms) được xếp vào phần từ 
vựng tiếng Anh. Qua nghiên cứu về cấu trúc đề thi THPTQG những năm gần đây, 
có thể nhận thấy rõ ràng những câu hỏi liên quan đến từ vựng chiếm khoảng 15% 
(khoảng 7 câu trên tổng số 50 câu trắc nghiệm bao gồm 4 câu phần hỏi về đồng 
nghĩa và trái nghĩa riêng, và một số câu đồng nghĩa trong các bài đọc hiểu). Tuy 
vậy, phần kiến thức về từ vựng này chưa thường xuyên được dạy và ôn tập như 
các phần từ vựng khác.
 Dạng bài “Tìm từ đồng nghĩa- synomym- trái nghĩa - antonym” là một 
dạng bài tương đối khó và gây bối rối với các em học sinh. Điều này làm ảnh 
hưởng không nhỏ tới kết quả của bài thi THPTQG. Là giáo viên tiếng Anh bậc 
trung học phổ thông, qua thực tế giảng dạy, tôi đã rất trăn trở, cố gắng tìm tòi và 
sáng tạo, làm cách nào để tìm ra phương pháp hiệu quả trong việc dạy từ vựng (từ 
đồng nghĩa, trái nghĩa) để giúp các em có thể làm được dạng bài này một cách tốt 
nhất.
 1 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu
 Với khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi chỉ nghiên cứu những 
nội dung sau :
 - Lý thuyết về chủ điểm từ vựng “Synonym - antonym”
 - Một số nguyên tắc dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
 - Một số tips làm bài Synomyn và antonym.
 - Thiết kế một số dạng bài tập thực hành ôn thi THPTQG về Synomyn và 
antonym.
 - Thực hiện hình thức dạy lồng ghép từ đồng nghĩa trái nghĩa vào các bài 
học trong SGK Tiếng Anh lớp 12, một số giải pháp giúp học sinh làm tốt bài 
đồng nghĩa, theo dõi viêc luyện tập, kiểm tra từ vựng ở các em học sinh khối 12 
Trường THPT Ngô Gia Tự và có sự đối sánh với việc giảng dạy theo phương 
pháp truyền thống trước đó.từ đó đánh giá kết quả và tính khả thi của đề tài. 
 1.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Chuyên đề này tập trung vào các nhiệm vụ sau:
 Thứ nhất: Tìm hiểu lí thuyết về synonym và antonym.
 Thứ hai: Một số nguyên tắc dạy và luyện tập từ đồng nghĩa và trái 
 nghĩa. Đưa ra một số tips giúp học sinh làm tốt dạng bài tập đồng nghĩa- 
 trái nghĩa.
 Thứ ba: Thiết kế hệ thống các dạng luyện tập thực hành bám sát nội 
 dung sách giáo khoa để giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ đồng nghĩa 
 và trái nghĩa, một số dạng bài tập về Synomyn và antonym từ cơ bản đến 
 nâng cao trong đề thi THPTQG.
 1.2.4. Phạm vi nghiên cứu 
 Học sinh khối 12 trường THPT Ngô Gia Tự. 
 1.2.5. Phương pháp nghiên cứu 
 - Điều tra
 - Phương pháp thống kê.
 - Phương pháp so sánh.
 3 thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng 
những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
 1.2. Từ trái nghĩa
 Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Tương tự như từ đồng 
nghĩa, chúng ta cũng có hai loại từ trái nghĩa là trái nghĩa hoàn toàn và trái nghĩa 
không hoàn toàn. 
 Từ các khái niệm nêu trên có một số điểm chúng ta cần phải lưu ý như sau: 
Cho dù các từ được coi là đồng nghĩa hoặc trái nghĩa nhau hoàn toàn, giữa chúng 
cũng có sự khác biệt và không thể dùng thay cho nhau trong mọi trường hợp. 
Chính vì vậy, bên cạnh việc dạy và học nghĩa của từ, chúng ta cần phải chú ý đến 
ngữ cảnh trong đó các từ đồng nghĩa hay trái nghĩa có thể được dùng. 
 II. Một số nguyên tắc dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa
 Do hạn chế về mặt thời gian, tôi chỉ đưa ra trong phần này một số nguyên 
tắc dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa mà tôi đã áp dụng và nhận thấy có hiệu quả.
 Nguyên tắc thứ nhất: Mọi hướng dẫn của giáo viên phải chi tiết, rõ ràng, 
có mục đích cụ thể. Nếu hướng dẫn không cụ thể và chung chung, học sinh sẽ 
không biết cách thực hiện nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ dễ thất bại. Quan trọng 
nhất ở phần này là việc hướng dẫn học sinh tìm nguồn tài liệu để tra cứu từ đồng 
nghĩa và trái nghĩa và các cách tra cứu nhanh, hiệu quả.
 Nguồn tài liệu chính là các cuốn từ điển Anh-Anh và từ điển chuyên về từ 
đồng nghĩa, trái nghĩa. Học sinh có thể tra cứu từ điển bằng bản in hoặc từ điển 
trên mạng Internet. Cách tra cứu nhanh đối với những từ ghép không có trong từ 
điển là tra cứu từ gốc, rồi xác định nghĩa của từ cùng các tiền tố, hậu tố của nó. 
 Nguyên tắc thứ hai: Lấy học sinh làm trung tâm, mạnh dạn giao việc cho 
các nhóm học sinh tự tìm hiểu về từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong các bài học cụ 
thể. Nguyên tắc này giúp học sinh chủ động, tích cực tham gia vào bài học đồng 
thời giúp phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm và kĩ năng thuyết trình của họ.
 Giao việc tìm hiểu từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong một bài học nào đó cho 
học sinh khiến cho học sinh phải động não, tích cực bắt tay vào nhiệm vụ và nhờ 
đó chủ động ghi nhớ các từ vựng. Công việc được giao theo nhóm học sinh sẽ 
 5 cái gì thì thực hành và luyện tập cái đó. Điều này để đảm bảo tính hiệu quả của 
bài tập mà chúng ta tạo ra. Hai là, các dạng bài tập được thiết kế phải đa dạng, 
phong phú gồm nhiều cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Việc này giúp phù hợp với 
các nhóm học sinh khác nhau và tạo hứng thú cho học sinh.
 III.1. Dạng bài tập “Matching” - ghép hai từ đồng nghĩa, trái nghĩa
 Đây là dạng bài tập dễ. Học sinh chỉ cần nhớ lại kiến thức đã học là có thể 
hoàn thành phần này.
 Unit 1:Life stories
 Exercise 1. Match the word in column A with its synonym in colum B
 Column A Column B
 1. inspire a. write down
 2. hasitate b. shy
 3. wash the clothes c. regulation
 4. rule d. irritate 
 5. reserved e. inadequacy
 6. wait f. waver
 7. deficiency g. gather
 8. note down h. do the laundry
 9. collect i. motivate
 10. annoy j. hold on/ hang on 
 Đáp án
 Exercise 1: 1.i 2. f 3. h 4. c 5. b 6. j 7. e 8. a 9. g 10. d 
 Exercise 2. Match the word in column A with its antonym in colum B
 Column A Column B
 1. supportive a. neglect
 2. willing b. concerned
 3. obedient c. mend 
 4. take care of d. critical
 7 7. downmarket g. restrict
 8. expand h. expensive 
 Keys: 1.a 2. f 3. d 4. c 5. e 6. b 7. h 8. g
 III.2. Dạng bài tập “Odd one out” – chọn từ khác loại
 Ở dạng bài tập này học sinh phải nhận ra một từ không cùng nghĩa hoặc trái 
nghĩa với các từ còn lại. Để làm bài tập này, học sinh phải nhớ được các nhóm từ 
đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau.
 Unit 1: Life Stories
 Exercise 1: Find one word that is different in meaning from the others
 1. famous, celebrated, well-known, renowned, celebrity , infamous
 2. stimulate, motivate, encourage, praise, inspire, discourage
 3. try, eliminate, endeavor, strive, make an effort, attempt
 4. build, construct, put up, ruin, erect
 5. judge, referee, jury, examiner, trainer, 
 6. decide: make a decision, make up one’s mind, give advice
 7. talented, gifted, competent, incompetent. 
 8. important, creative, vital, crucial, significant
 9. hobby, interest, perseverance, taste
 10. task, complement, duty, mission 
 Đáp án
 Exercise 1: 
 1. infamous 2. discourage 3. eliminate 4. ruin 
 5. trainer 6. give advice 7. incompetent 8. creative
 9. perserverance 10. complement
 Unit 2: Urbanization
 Exercise 1: Find one word that is different in meaning from the others:
 1. Mindset, opinion, way of thinking, bahaviour, praise
 2. Wholesomeness, cleanliness, hygiene, public health
 3. public health, Sanitation, regiment, cleanness 
 4. Kind-hearted, warm-hearted, amicable, merciful.
 5. Umemployement, jobless, out of work, out of date
 9 A. bill B. menu C. help D. food
 8. Peter: In my opinion, old aged parents should lead independent lives in 
nursing homes
 Nam: I disagree with you. Children should take after their elderly parents.
 A. You can say that again
 B. I can’t agree with you any more
 C. There’s no doubt about that
 D. That’s not a good idea.
 9. Although I live in London for one year, I’m not used to driving on the left.
 A. accustomed
 B. familiar 
 C. looking forward
 D. supportive
 10. Quan Ho singing, a traditional kind of music, originated in Bac Ninh 
Province in the 13th century.
 A. launched
 B. took its origin 
 C. initiated 
 D. appeared 
 11. She's a down-to-earth woman with no pretensions. 
 A. ambitious B. creative C. idealistic D. practical
 12. It is crucial that urban people not look down on rural areas. 
 A. evil B. optional C. unnecessary D. vital
 13. Polish artist Pawel Kuzinsky creates satirical paintings filled with 
thought-provoking messages about the world. 
 A. inspirational B. provocative C. stimulating D. universal 
 14. She was brought up in the slums of Leeds. 
 A. downtown area B. industrial area C. poor area D. rural area 
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_long_ghep_tu_dong_nghia_va_trai_nghia_vao_cac_bai_h.docx