SKKN Các giải pháp tạo hứng thú để học sinh học tốt môn Công nghệ lớp 7

SKKN Các giải pháp tạo hứng thú để học sinh học tốt môn Công nghệ lớp 7

Để phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp trong giai đoạn hiện tại và sắp tới, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra 5 phương hướng, nhiệm vụ sau:

- Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo An ninh lương thực Quốc gia

- Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính.

- Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái - một nền sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.

- Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn tạo giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản.

Các em học sinh - thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, có nhiệm vụ học tập, trau dồi kiến thức, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực khác nhau để đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển. Trong các ngành kinh tế đó, nông, lâm, ngư nghiệp đóng vai trò rất quan trọng làm tăng chỉ số GDP. Do đó, ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành và xây dựng cho các em những quan niệm đúng đắn về việc phát triển nông nghiệp là rất cần thiết. Đối với các em học sinh lứa tuổi THCS, các em đang dần tiếp cận với việc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nó còn khá bí ẩn và chắc chắn sẽ có những hấp dẫn mới khiến các em khao khát tìm hiểu. Chính vì vậy, ngay từ khi cắp sách tới trường, cùng với các môn học khác, các em đã được làm quen với nhiều khía cạnh của ngành nông nghiệp như: cây trồng, vật nuôi, thuỷ hải sản.

 

doc 20 trang thuychi01 50566
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các giải pháp tạo hứng thú để học sinh học tốt môn Công nghệ lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU.
1.1 Lí do chọn đề tài.
Để phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp trong giai đoạn hiện tại và sắp tới, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra 5 phương hướng, nhiệm vụ sau:
- Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo An ninh lương thực Quốc gia
- Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính.
- Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái - một nền sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
- Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn tạo giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản.
Các em học sinh - thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, có nhiệm vụ học tập, trau dồi kiến thức, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực khác nhau để đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển. Trong các ngành kinh tế đó, nông, lâm, ngư nghiệp đóng vai trò rất quan trọng làm tăng chỉ số GDP. Do đó, ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành và xây dựng cho các em những quan niệm đúng đắn về việc phát triển nông nghiệp là rất cần thiết. Đối với các em học sinh lứa tuổi THCS, các em đang dần tiếp cận với việc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nó còn khá bí ẩn và chắc chắn sẽ có những hấp dẫn mới khiến các em khao khát tìm hiểu. Chính vì vậy, ngay từ khi cắp sách tới trường, cùng với các môn học khác, các em đã được làm quen với nhiều khía cạnh của ngành nông nghiệp như: cây trồng, vật nuôi, thuỷ hải sản.
Môn công nghệ 7 có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục, truyền đạt kiến thức toàn diện ở bậc THCS. Môn công nghệ có liên quan mật thiết với các môn học khác: sinh học, hoá học, địa lý, vật lý, khiến các em có sự phát triển về tư duy logic để hiểu sâu hơn, rộng hơn về kiển thức đã học. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm toàn bộ chương trình trong môn công nghệ 7, cùng với kiến thức thực tế về nền nông nghiệp địa phương và sự trao đổi giữa thầy và trò trên lớp sẽ giúp học sinh có hứng thú học tập nhiều hơn. Đây cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nước ta. 
Để nâng cao chất lượng giáo dục và sự phát triển của xã hội, những năm gần đây, Bộ giáo dục - đào tạo không ngừng đưa ra các chủ trương và biện pháp yêu cầu đổi mới về nội dung giáo dục, đồng thời đặt ra nhiệm vụ với đội ngũ giáo dục THCS là phải tích cực đổi mới về phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy khả năng độc lập, sáng tạo của học sinh. Song thực tế dạy học hiện nay chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Một số nơi chưa thực sự coi trọng môn Công nghệ và coi đó là môn học phụ, còn nhiều em ở các khu thành thị tỏ ra bỡ ngỡ với môn học này. Do phương pháp giảng dạy còn nghèo nàn, hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, từ 1 đến 2 tiết trong 1 tuần, nên chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Điều đó dẫn đến hiện tượng là một số em ngại học môn Công nghệ, vì vậy kết quả học tập chưa cao.
 Đứng trước thực trạng trên, là một giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở là làm thế nào để tạo hứng thú, cuốn hút các em học sinh nghiên cứu tìm tòi về các kiến thức thuộc lĩnh vực nông nghiệp, số lượng học sinh học tập và sự hiểu biết về cây trồng, vật nuôi nhiều hơn nữa. Với kinh nghiệm của nhiều năm công tác, tôi đã nghiên cứu và viết đề tài: "Các giải pháp tạo hứng thú để học sinh học tốt môn Công nghệ lớp 7". Đây là đề tài mà tôi rất tâm huyết và xin mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp cùng trao đổi nhằm tìm ra được phương pháp dạy học tích cực nhất để tạo hứng thú cho học sinh học tập môn Công nghệ nói riêng và các môn học khác nói chung. 
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Chức năng phát triển của công việc dạy học vừa phụ thuộc vào nội dung dạy học vừa phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy. Khả năng nhận thức của học sinh tăng lên tuần tự và giáo viên hướng dẫn sự phát triển này càng có tính mục đích thì nó càng tăng nhanh. Muốn nâng cao hiệu quả việc chuẩn bị cho học sinh nắm kiến thức thì giáo viên cần lưu ý những mặt của quá trình dạy học như sau: 
- Trên con đường nhận thức học sinh không thể có những bước tiến vững chắc nếu không có một vốn tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo thực tế. Bởi vì thông hiểu và tự giác lĩnh hội cái mới xảy ra trên cơ sở lấy những cái đã biết, đã được thấm nhuần làm nền tảng.
 - Muốn đi đến một suy luận, kết luận khái quát nào đó, trước hết phải quan sát, nghiên cứu các sự kiện, đối chiếu, so sánh chúng, thành lập mối liên hệ nhân quả giữa chúng với nhau, có kĩ năng trừu tượng hoá từ cái cụ thểĐiều đó có nghĩa là học sinh phải có một số kiến thức tối thiểu nào đó trong môn học. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu: HS lớp 7 trường THCS Xuân Thắng
1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập thông tin
 	- Điều tra khảo sát
 	- Thử nghiệm thực tế.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiêm.
2.1.1 Phương pháp tạo hứng thú trong học tập là gì?
Hứng thú trong học tập phải là điều đầu tiên mà giáo viên cần đem tới cho học sinh trong quá trình dẫn dắt học sinh tìm hiểu những kiến thức bổ ích. Tạo hứng thú trong học tập là tập hợp nhiều phương pháp nhằm tạo ra sự hưng phấn trong tư duy, trong nhận thức theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
2.1.2. Đặc điểm của phương pháp tạo hứng thú trong học tập.
- Phương pháp tạo hứng thú trong học tập là một hệ thống các phương pháp trong đó giáo viên dẫn dắt, tạo được sự hứng khởi ở người học, có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.
- Phương pháp tạo hứng thú trong học tập có những nét cơ bản là tạo cho người học tự tìm tòi khoa học mà trong đó tư duy, độc lập sáng tạo vừa là phương tiện vừa là mục đích của quá trình dạy học.
- Phương pháp tạo hứng thú trong học tập có yêu cầu cao đối với người dạy và người học, giúp học sinh nắm chắc kiến thức, nhớ lâu. 
- Phương pháp tạo hứng thú trong học tập có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học, nhiều dạng bài học ở những mức độ khác nhau.
2.1.3. Một số phương pháp tạo hứng thú trong học tập.
Tạo hứng thú trong học tập là một hệ thống các phương pháp nhằm tạo sự hưng phấn, phấn khích trong tư duy để từ đó phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo trong học tập của học sinh. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin đưa ra một số giải pháp tạo hứng thú trong học tập môn Công nghệ lớp 7 cho học sinh sau:
Xây dựng bộ hồ sơ dạy môn Công nghệ 7
Sự chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh
Liên môn kiến thức với các môn học có liên quan
Sử dụng videoclip minh họa cho bài học
Sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học trên lớp
Khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả
Tạo không khí sôi nổi thi đua bằng một số trò chơi học tập
Tổ chức các tiết học ngoài trời
Kết hợp kiến thức giảng dạy ở trường với thực tế ở gia đình và địa phương
2.2 Thực trạng
2.2.1 Thực trạng
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường THCS tôi nhận thấy vấn đề như sau:
Về giáo viên:
Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, trong những năm học qua, trường tôi đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Bộ và Sở giáo dục như: áp dụng công nghệ thông tin, tổ chức học theo nhóm; phân chia dạy theo năng lực học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành ở tất cả các môn học. Nhà trường đã tổ chức nhiều chuyên đề dạy theo tinh thần đổi mới. 
Như vậy, đa số giáo viên trong trường đều đã nắm được phương pháp dạy học mới. Tuy nhiên, điều đó mới chỉ được thể hiện trên giáo án, trong các tiết dạy hội giảng hay dự giờ. Thực tế việc dạy môn Công nghệ vẫn còn những tồn tại: 
- Số tiết dạy trong phân phối chương trình còn quá ít (1,5 tiết/ học kì ), trong khi lượng kiến thức lại khá nhiều.
- Phương pháp dạy học của một số GV chưa thu hút học sinh. 
- Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết dạy Công nghệ nên đã dành ít thời gian cho tiết học này. 
- Điều kiện và trang thiết bị còn nghèo nàn, chưa có mô hình cụ thể như: phòng học nối mạng internet, vườn thực vật, khu chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, phòng nhân giống, nuôi cấy mô tế bào trong khi đây là môn học cần có sự quan sát rất kỹ về quy trình công nghệ.
Về học sinh:
- Nhiều học sinh xem nhẹ môn học Công nghệ. Các em coi môn Công nghệ là môn học phụ nên chưa có ý thức trong việc học tập. Các em chỉ chú ý đến các môn học chính như Toán, Văn, Lí, Hóa.
- Các em học sinh ở vùng nông thôn, điều kiện về kinh tế khó khăn, ít có cơ hội được tiếp xúc với những công nghệ và thiết bị tiên tiến.
 2.2.2.Kết quả thực trạng.
 Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn Công nghệ trên khối 7 trường THCS Xuân Thắng trong đầu năm học 2014 - 2015 ( bằng cách tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra) Kết quả thu được như sau:
TT
Họ và tên
Điểm
1
Lê Xuân Anh
6
2
Ng Công Tuấn Anh
6
3
Bùi Thị Bằng
6.5
4
Hồ Văn Bình
7
5
Nguyễn Thị Bông
7
6
Ng. Thị Quỳnh Chi
5
7
 Lê Bá Duy
6
8
Bùi Văn Đạt
7
9
Đinh Viết Đạt
6
10
Nguyễn Thị Giang
5
11
Lê Hoàng Hà
6
12
Hoàng Duy Hải
5
13
Nguyễn Thị Hải
4
14
Bùi Thị Hằng
6.5
15
Lê Văn Hào
5.5
16
Trịnh Thị Hiền
8
17
Ngân Văn Hiếu
6
18
Nguyễn Văn Hiếu
7
19
Bùi Thị Huế
5
20
Nguyễn Thị Huệ
5
21
Bùi Văn Hùng
8
22
Trịnh Đình Hùng
5
23
Bùi Thị Hướng
5
24
Quách Thị Hường
6
25
Đinh Viết Huy
7
26
Ng.T Khánh Huyền
9
27
Bùi Thị Khánh Linh
4.5
28
Hà Thị Linh
4
29
Quách Thị Linh
5
30
Lê Thị Mai Ly
5
31
Hồ Văn Mạnh
6
32
Nguyễn Văn Mạnh
6
33
Lê Thị Trà My
6
34
Vũ Thị Nga
7
35
Bùi Thị Ngọc
5
36
Bùi Thị Nguyệt
6
37
Phạm Đình Nhân
7
38
Lê Thị Nhung
4.5
39
Bùi Văn Phong
5.5
40
Bùi Anh Quân
6.5
41
Lê Xuân Quân
5
42
Nguyễn Văn Quốc
7
43
Lê Thị Quỳnh
7
44
Lê Vi Thái Tâm
8
45
Nguyễn Lương Tâm
4.5
46
Lê Văn Thắng
5
47
Nguyễn Văn Thắng
7
48
Bùi Triệu Thanh
8
49
Cao Văn Thành
6
50
Vi Thị Thảo
7
51
Lê Văn Toàn
5
52
Ph.Thị HuyềnTrang
8
53
Vi Thị Trang
8
54
Ng. Hữu Trường
6
55
Hà Thị Tuy
6
56
Trịnh Thị Thu Uyên
5
57
Ngân Kim Viên
5.5
58
Bùi Thị Xuân
4.5
59
Lê Thị Yến
7
Tổng Trung bình
6.1
Qua kết quả trên tôi nhận thấy, tỉ lệ HS đạt khá giỏi thấp, đa phần là ở mức trung bình. Mặc dù là môn học có tính ứng dụng thực tiễn cao và không khó, tuy nhiên nếu HS không hăng say học tập thì kết quả đem lại cũng sẽ không cao.
 Từ thực tế trên, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Công nghệ luôn trăn trở làm sao có thể cuốn hút các em hăng say trong việc học tập môn Công nghệ để ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn góp phần giáo dục toàn diện con người trong thời đại mới. Và SKKN "Các giải pháp tạo hứng thú để học sinh học tốt môn Công nghệ lớp 7". được đưa ra từ những lí do trên.
2.3 Các giải pháp
Để đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra, tôi đã sử dụng 9 giải pháp sau: 
2.3.1. Giải pháp 1 : Xây dựng bộ "hồ sơ dạy môn Công nghệ". 
Việc dạy môn Công nghệ 7 cho học sinh THCS thực sự trở nên khó khăn nếu giáo viên chỉ căn cứ vào sách giáo khoa và sách giáo viên. Bởi sau mỗi tiết dạy, học sinh phải nắm được một số kiến thức, kĩ năng nhất định, biết liên hệ áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Chính vì vậy tôi tiến hành xây dựng cho mình một bộ "hồ sơ dạy môn Công nghệ 7" như sau: 
- Sưu tầm các giáo án hàng năm của các GV có năng lực, các phiếu học tập đã sử dụng và sẽ sử dụng. 
- Với các tranh ảnh và các thiết bị dạy học do Bộ giáo dục và nhà trường trang bị tôi đã sắp xếp lại theo thứ tự bài dạy trên giá, in ra giấy rồi kẹp vào giáo án. Đồng thời khuyến khích học sinh sưu tầm tranh ảnh, mô hình, vật thật... phục vụ cho các bài học, hướng dẫn học sinh làm một số đồ dùng và kĩ thuật đơn giản như: thu thập vỏ chai nhựa hoặc thuỷ tinh, cắt những tấm xốp trắng phù hợp để tiến hành tập “Trồng cây trong dung dịch” với mô hình trên lớp ... 
Ngoài các tài liệu đã có như sách giáo khoa, sách giáo viên tôi còn thường xuyên bổ sung các tài liệu bằng cách mua thêm các sách báo, tranh ảnh. Tìm hiểu các vấn đề liên quan trên mạng internet, trao đổi với đồng nghiệp khắp nơi thông qua trang giáo án điện tử. Hoặc tự tạo ra đồ dùng như tranh vẽ, tranh sưu tầm các đồ dùng, các bài báo có nội dung đề cập đến vấn đề bài học như: “ Phương pháp nuôi cấy mô”, “ Kỹ thuật cấy truyền phôi”, “ Giáo trình Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi thú y, Nuôi trồng thủy sản của trường Đại học Nông nghiệp” để lồng ghép, bổ sung vào bài giảng nhằm liên hệ giáo dục bằng những kiến thức cập nhật thực tế. 
Song song với những việc làm trên, để có thêm tài liệu bổ trợ, tôi còn thường xuyên nghe đài, đọc báo, xem thời sự để biết thêm các tin tức quan trọng phục vụ cho bài dạy đạt kết quả cao. Trong khi nghe, xem hoặc đọc, tôi thường ghi chép lại các tin tức quan trọng, các số liệu chính xác, cập nhật để phục vụ cho bài dạy. Đồng thời, tôi còn thường xuyên gặp gỡ trực tiếp với người nông dân, cán bộ nông nghiệp địa phương, liên hệ với thầy cô trên trường Đại học Nông nghiệp I để hỏi thêm một số điều mà mình còn bỡ ngỡ trong quá trình dạy học. Với những việc làm trên, tôi đã xây dựng được cho mình một "bộ hồ sơ dạy môn Công nghệ 7" tương đối phong phú. Với bộ hồ sơ này, tôi rất yên tâm và tự tin trong giảng dạy. 
2.3.2. Giải pháp 2 : Sự chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh 
a- Chuẩn bị của giáo viên 
Với mỗi tiết học nói chung và tiết học môn Công nghệ nói riêng, để có được sự thành công trong giảng dạy thì sự chuẩn bị là yêu cầu bắt buộc, tối cần thiết đối với mỗi giáo viên. Nhận thức được vấn đề đó, tôi luôn soạn bài trước 1 đến 2 tuần. Trước khi soạn bài, tôi thường đọc kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác để soạn bài chu đáo. Bao giờ cũng vậy, tôi thường xác định thật cụ thể mục tiêu cần đạt được của từng bài dạy như: kiến thức cần truyền thụ những vấn đề gì? Kĩ năng cần đạt được của học sinh ở mức độ nào? Nội dung giáo dục ra sao? Cần chuẩn bị những đồ dùng gì cho tiết học? Khi giảng bài tôi lồng ghép các tư liệu trên vào bài dạy cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn khiến cho học sinh thật hào hứng, tích cực học tập, hiệu quả của giờ học thật đáng khích lệ. Sau khi đã có giáo án hoàn chỉnh, tôi bắt tay vào việc thiết kế phiếu học tập, sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng dạy học, bố trí thời gian tìm tòi kiến thức liên quan đến bài dạy. 
Ví dụ : Khi dạy bài 18: "Thực hành: Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống". Đầu tiên, tôi xác định mục tiêu của bài học là: GV phải làm cho HS
Biết cách xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
Làm được các thao tác trong quy trình xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống
Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác.
Bên cạnh việc soạn giáo án trước 1 tuần, tôi còn chuẩn bị các đồ dùng sau: 
+ Tranh vẽ miêu tả các bước tiến hành. 
+ Thu thập dụng cụ cần thiết (dụng cụ trong phòng thực hành, dụng cụ tự làm). 
Ở bài này, cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
 Đĩa thủy tinh Chậu nhựa Khay gỗ Giấy lọc
+ Tiến hành chuẩn bị phương án xác định sức nảy mầm của hạt bằng phương pháp truyền thống của địa phương ( ngâm với nước, ủ cát ẩm). 
Điều quan trọng ở đây là các giáo viên cần thao tác đồ dùng trước ở nhà nhiều lần, tập đi tập lại cho thành thạo rồi mới đưa ra tiết dạy. Đồng thời dự kiến sẵn các tình huống có thể xảy ra để có biện pháp xử lí kịp thời. 
Chẳng hạn ở bài này, giáo viên cần tiến hành thực hành ở nhà trước khoảng 2 tuần để lấy kết quả đối chiếu với kết quả thực hành của học sinh. Đồng thời, để tiết thực hành được thực hiện thành công, đúng thời gian giáo viên yêu cầu học sinh thực hành ngâm, ủ hạt giống trước ở nhà theo quy trình thực hành trong sách giáo khoa, dưới sự hướng dẫn của giáo viên ở tiết học trước. Sẽ có tình huống xảy ra là học sinh tiến hành không thành công việc ngâm, ủ hạt giống, hạt giống không nảy mầm, giáo viên phải tìm hiểu và giải thích lí do cho học sinh hiểu, đồng thời đem kết quả ngâm, ủ hạt giống của giáo viên để học sinh tiến hành xác định sức nảy mầm của hạt giống theo đúng quy trình. 
b- Chuẩn bị của học sinh 
Đây thực sự là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi học sinh, bởi các kiến thức, kĩ năng được mở rộng và nâng cao ở tất cả các môn học trong đó có môn Công nghệ. Nếu không được chuẩn bị trước bài ở nhà, khi đến lớp các em sẽ khó khăn trong việc tiếp thu tri thức mới. Nắm được điều đó, cuối mỗi tiết học, tôi thường dành 3-5 phút để hướng dẫn các em củng cố lại kiến thức và chuẩn bị bài sau. Do đặc thù của các lớp tôi dạy là trình độ tiếp thu học sinh không đồng đều, nên một số em chưa hứng thú với môn học này. Để lôi cuốn tất cả các em tham gia vào hoạt động chuẩn bị bài, tôi đã phân công các em học ở nhà theo nhóm tổ, có nhiêm vụ cùng nhau thực hiên một công việc khi giáo viên giao cho (mỗi nhóm từ 10 đến 12 em). 
Ví dụ: Trước khi dạy bài 9: "Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường" ngoài việc yêu cầu các em đọc kĩ sách giáo khoa và tài liệu các câu hỏi trong sách, tôi còn giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm như sau: 
+ Thu thập mẫu phân bón ở địa phương
+ Đựng riêng các loại phân bón trong các hộp nhỏ hoặc tíu bóng nhỏ.
+ Tiến hành xác định đặc điểm, tính chất của loại phân theo hệ thống kiến thức sách giáo khoa
+ Ghi chép lại cách sử dụng các loại phân bón đã từng được sử dụng ở địa phương
+ Ghi chép toàn bộ những ý kiến của các thành viên trong nhóm, sẵn sàng đặt câu hỏi thảo luận với các nhóm khác và với giáo viên
Kết quả chuẩn bị bài của nhóm HS
 Bài 9: Các sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
Để làm được những công việc trên, học sinh phải điều tra, thâm nhập thực tế. Chính trong quá trình đó, các kiến thức về phân bón và cách sử dụng đã dần dần được hình thành trong các em, giúp các em không những học tập tốt bài của ngày hôm sau mà còn có cái nhìn chính xác về tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương các em đang sống. Việc học nhóm của học sinh ở nhà tuy đã được " nhóm trưởng" bao quát, chỉ đạo và báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình cho cô giáo nghe. Song giáo viên cũng cần có sự quan tâm, đánh giá đúng mức, kịp thời động viên những nhóm hoạt động có hiệu quả, có như vậy mới kích thích được tính hăng hái tích cực của các em, luôn đặt các em trong tâm thế phấn đấu đi lên.
Với sự chuẩn bị chu đáo của GV và HS trước khi vào giờ học Công nghệ mà cho đến nay, dần dần các em HS các lớp tôi dạy đều không cảm thấy nhàm chán và có tâm thế chờ đón giờ học một cách tích cực.
2.3.3. Giải pháp 3: Liên môn kiến thức với các môn học có liên quan
Thực tế, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy có rất nhiều bài kiến thức liên quan mật thiết với các môn học khác như: vật lý, sinh học, hóa học.mà các em đã được học. Vì vậy, việc sử dụng kiến thức liên môn lồng ghép vào trong bài học giúp học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, hiệu quả và toàn diện hơn.
- Khi dạy bài 39 “ Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi” nếu chỉ dạy theo nội dung trong SGK sẽ khó có thể hình dung ra các phương pháp chế biến thức ăn. Khi dạy phần I – Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn GV sử dụng kiến thức hóa học, sinh học, vật lí để lấy ví dụ cụ thể trong thực tế nhằm giúp HS giải thích rõ được vấn đề hơn.
VD: + Trong củ sắn tươi có chứa chất độc CN - là gốc của a xít HCN, hàm lượng CN- trong khoảng 80- 150 mg/kg sắn tươi, có nhiều ở lớp vỏ đỏ, liều độc với người là 1 mg/kg, với bò là 2mg/kg. Nếu xử lí nhiệt ( nấu chín) sẽ phá hủy được độc tố CN-.
 + Trong thức ăn họ đậu (đậu tương) thường có một số chất kích thích, chất ức chế làm giảm tính ngon miệng, giảm tỉ lệ tiêu hóa và gây ngộ độc cho vật nuôi nên cần nấu chín (xử lí nhiệt)
 + Rơm rạ để nguyên trâu bò sẽ ăn ít, nếu kiềm hóa rơm rạ (phương pháp hóa học) thì sẽ làm tăng tính ngon miêng, dễ tiêu hóa, trâu bò ăn được nhiều hơn.
Khi dạy phần II1 – Các phương pháp chế biến thức ăn tôi yêu cầu HS sử dụng kiến thức vật lí, sinh học kết hợp với nghiên cứu SGK để xác định các phương pháp chế biến thức ăn. HS sẽ dễ dàng nhận biết được H1,2,3 là phương pháp vật lí, H4 là phương pháp vi sinh vật, H6,7 là phương pháp hóa học, H5 chế biến thức ăn hố

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cac_giai_phap_tao_hung_thu_de_hoc_sinh_hoc_tot_mon_cong.doc