SKKN Biện pháp vận dụng tích hợp liên môn trong bài “Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản” – môn Công nghệ 7 cho học sinh ở Trường THCS Nga Thủy

SKKN Biện pháp vận dụng tích hợp liên môn trong bài “Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản” – môn Công nghệ 7 cho học sinh ở Trường THCS Nga Thủy

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để thực hiện mục tiêu đó, nội dung học vấn phổ thông thường bao gồm nhiều môn học khác nhau . Tuy nội dung và nhiệm vụ của các môn học thường là khác nhau, song chúng vẫn có các mối quan hệ nhất định nhiều khi là rất chặt chẽ . Chính đặc trưng này của học vấn phổ thông đã giúp phát triển toàn diện nhân cách của học sinh cũng là ciểu hiện quan trọng của chất lượng giáo dục phổ thông . Tuy nhiên trong thực tế dạy học các môn học nói chung, môn công nghệ nói riêng, việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ môn học cũng như khai thác mối quan hệ giữa các môn học đã không được quan tâm đúng mức . Điều đó dẫn tới chất lượng giáo dục phổ thông mà biểu hiện cụ thể thường là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cũng như năng lực giải quyết vẫn đề của học sinh bị hạn chế

Có thể nói dạy học tích hợp liên môn là hình thức dạy học tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống, vận dụng giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong thực tiễn. Đồng thời giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác và học tập độc lập. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học, như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.Tuy nhiên hiện nay việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn còn rất mới mẻ và gặp nhiều khó khăn. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng hình thức dạy học này ở nhiều nhà trường còn rất ít.

 

doc 27 trang thuychi01 16322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp vận dụng tích hợp liên môn trong bài “Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản” – môn Công nghệ 7 cho học sinh ở Trường THCS Nga Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để thực hiện mục tiêu đó, nội dung học vấn phổ thông thường bao gồm nhiều môn học khác nhau . Tuy nội dung và nhiệm vụ của các môn học thường là khác nhau, song chúng vẫn có các mối quan hệ nhất định nhiều khi là rất chặt chẽ . Chính đặc trưng này của học vấn phổ thông đã giúp phát triển toàn diện nhân cách của học sinh cũng là ciểu hiện quan trọng của chất lượng giáo dục phổ thông . Tuy nhiên trong thực tế dạy học các môn học nói chung, môn công nghệ nói riêng, việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ môn học cũng như khai thác mối quan hệ giữa các môn học đã không được quan tâm đúng mức . Điều đó dẫn tới chất lượng giáo dục phổ thông mà biểu hiện cụ thể thường là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cũng như năng lực giải quyết vẫn đề của học sinh bị hạn chế
Có thể nói dạy học tích hợp liên môn là hình thức dạy học tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống, vận dụng giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong thực tiễn. Đồng thời giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác và học tập độc lập. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học, như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...Tuy nhiên hiện nay việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn còn rất mới mẻ và gặp nhiều khó khăn. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng hình thức dạy học này ở nhiều nhà trường còn rất ít.
Nga Thủy là một xã bãi ngang ven biển nền kinh tế chủ yếu của địa phương là nông nghiệp với các ngành nghề chính là : Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Vì vậy trong số các môn học ở trường THCS thì môn Công nghệ là một trong những môn học mang tính chất thực tế gần gũi với học sinh, cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về những ngành nghề trong tương lai của các em đồng thời có thể góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề vệ sinh môi trường và an toàn thục phẩm trong nông nghiệp. Là giáo viên dạy bộ môn công nghệ nông nghiệp, tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những kiến thức của các môn học khác cho học sinh giúp các em có thể vận dụng linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày ở địa phương. Đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường và nguồn lợi thủy sản
Xuất phát từ những lý do trên, trong năm học qua chúng tôi đã thử nghiệm và thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới PPDH đúc rút thành kinh nghiệm “Biện pháp vận dụng tích hợp liên môn trong bài “Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản” – môn công nghệ 7 cho học sinh ở Trường THCS Nga Thủy” để chia sẻ với các đồng nghiệp tham khảo.
1. 2 . Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để xác định tầm quan trọng của việc vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn công nghệ 7, góp phần đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh đặc biệt vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm trong nông nghiệp
Góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các em học sinh để phát triển kinh tế địa phương
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản cho học sinh thông qua bài học.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu cách thức, biện pháp vận dụng dạy học theo tích hợp liên môn trong giảng dạy môn công nghệ 7 bài : ‘’Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản’’  cho học sinh lớp 7 ở Trường THCS Nga Thủy góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THCS Nga Thủy
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát : Sử dụng câu hỏi sau bài học để điều tra và khảo sát mức độ nhận thức của học sinh khối 7 ở Trường THCS Nga Thủy để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp
- Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục : Sau khi tiến hành soạn giáo án và dạy thử nghiệm dự giờ chúng tôi tiến hành trao đổi, tổng kết và rút kinh nghiệm để phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt tồn tại để bài dạy ngày càng tốt hơn.
-Tích hợp kiến thức liên môn dưới nhiều hình thức : Dự giờ, nghiên cứu tài liệu ... thông qua các môn học như sinh học, địa lí, hóa học, vật lí ...
- Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm trong nông nghiệp dưới dạng các trò chơi, kể chuyện , tự khám phá, thực tế, thi vẽ tranh ở nhiều mức độ khác nhau.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Dạy học tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung, khái niệm, tư tưởng chung, những chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
 Tại diễn đàn giáo dục ngày 02/11/2013.Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh”
 Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp - Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông” được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012. Phương án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp học. Đối với cấp trung học cơ sở, tương tự như chương trình hiện hành tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân, Sinh học  và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, an toàn thực phẩm , vào các môn học và hoạt động giáo dục. Hai môn học mới được phát triển. Một là Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành. Và môn Khoa học xã hội được xây dựng trên cơ sở các môn học Lịch sử, Địa lý trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội.
 Để khuyến khích giáo viên, học sinh sáng tạo, thực hiện dạy và học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu và thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết, thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Từ năm học 2013-2014, Bộ GD& ĐT đã tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học.
 Với những căn cứ nêu trên cho thấy dạy học tích hợp liên môn là một trong những hình thức dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả cao cho người học và người dạy. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng về nội dung chương trình SGK hiện nay
 - SGK thiết kế nặng, không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn đến sự trùng lắp một số kiến thức giữa các cấp học, môn học. 
 - Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
 - Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nhiều bài học khô khan, một số kiến thức hàn lâm không gắn liền với thực tiễn đời sống.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường THCS Nga Thủy trong những năm học qua
Đối với nhà trường
 - Trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học tích hợp liên môn còn thiếu thốn: Tài liệu về tích hợp liên môn cho giáo viên chưa có; phòng học chức năng không đủ, lại đã xuống cấp. 
 - Do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan đến dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nên nhà trường còn lúng túng trong khâu chỉ đạo chung.
 - Các tổ chuyên môn chưa mạnh dạn xây dựng thành chuyên đề, hoặc đề xuất phương pháp tổ chức hình thức dạy học này trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp liên trường, cụm trường.
 Đối với GV:
 - Tích hợp liên môn là nội dung cơ bản trong đề án thay đổi SGK hiện nay. Sự thay đổi này quá lớn, đòi hỏi người dạy cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu nhiều môn học. Trong khi đó GV lại chưa được chuyên sâu, bao quát toàn chương trình. Nên khi vận dụng hình thức dạy học đổi mới này còn nhiều lúng túng.
- Do thói quen còn ảnh hưởng bởi phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều, cùng với tính bảo thủ, độc tôn một PPDH theo phân môn, nên một bộ phận nhỏ giáo viên khó thay đổi và bắt kịp.
- Chưa có sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn cụ thể về tích hợp liên môn nên giáo viên khó thoát ra khỏi thời khóa biểu thường nhật được lên theo khung chương trình của Bộ GD-ĐT.
 - Trình độ đào tạo GV không đồng đều, sự nhạy cảm và cách vận dụng tích hợp liên môn của mỗi GV khác nhau, nên có sự tranh luận nhiều về kiến thức trong các lần góp ý, rút kinh nghiệm từ các giờ thao giảng.
 - GV chưa được tham gia lớp tập huấn chuyên đề về tổ chức PPDH theo chủ đề tích hợp liên môn do đó việc vận dụng giảng dạy theo hình thức này còn nhiều lúng túng, chưa có hiệu quả. 
Đối với môn học :
- Bộ môn công nghệ 7 mang tính thực tế khá gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh Nga thủy như chăn nuôi, trồng trọt đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy sản. Nếu kích thích được khả năng tự khám phá, tìm tòi của học sinh ngoài thực tế để vận dụng vào bài học và ngược lại thì hiệu quả giáo dục sẽ rất cao
- Bộ môn công nghệ 7 dựa trên cơ sở kiến thức của nhiều môn học khác như môn sinh học để biết được đặc điểm sinh học và sự phát triển của tôm, cá thông qua lớp giáp xác, lớp cá của sinh học 7. Môn vật lí để biết công nghệ sục khí hay tạo dòng chảy để tăng cường ôxi cho nước nuôi thủy sản.... môn hóa học để biết được tính chất hóa học của nước nuôi thủy sản....
- Tuy nhiên có thể nói công nghệ được coi là một môn ‘’ phụ’’ trong mắt học sinh nên học sinh có ý coi thường môn học, ngại học. Trong các giờ học học sinh thường không tập trung và hứng thú với môn học.
Đối với HS :
 Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê với hình thức dạy học đổi mới này. Song bên cạnh đó một bộ phận HS có thái độ thờ ơ, ngại trau dồi kiến thức, học đối phó, miễn cưỡng, tư tưởng ỉ lại, dựa vào các tài liệu có sẵn, các sách tham khảo, điều này đã gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
 Trên cơ sở tìm hiểu tình hình của nhà trường, thực trạng của GV và HS. Năm học 2013-2014, với PPDH cũ, khi dạy xong tiết học 29 “ Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản”. Chúng tôi tiến hành khảo sát 80 HS khối 7 với nội dung câu hỏi như sau:
 Nội dung câu hỏi: Nga Thủy là một trong ba xã bãi ngang ven biển của Huyên Nga Sơn kinh tế phát triển chủ yếu là nghề trồng cây cói, chăn nuôi và nuôi thủy sản. Trong những năm gần đây do tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của thiên tai ( bão, hạn hán, nước mặn xâm nhập) làm cho nguồn lợi từ những ngành nghề trên bị giảm sút. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy viết một bài (hoặc vẽ tranh) tuyên truyền về nội dung trên? 
 Kết quả thu được:
Tổng số HS
Thông hiểu
Biết sử dụng kiến thức môn học
Vận dụng tổng hợp kiến thức nhiều môn học
SL
%
SL
%
SL
%
80
 35
43,7
42
52,5
3
3,8
Từ kết quả điều tra này, tôi nhận thấy rằng việc quyết định đưa ra biện pháp vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn công nghệ 7, là điều rất cần thiết, hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới nội dung SGK hiện nay.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	
2.3.1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng nội dung tích hợp liên môn
2.3.1.1. Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nội dung tích hợp liên môn
     Trên quan điểm dạy học tích hợp liên môn thuộc về nội dung dạy học, không phải là phương pháp dạy học. Chúng tôi xác định các nguyên tắc dạy học như  sau:
      - Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng môn học.
      - Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.
      - Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: Không làm tăng tải nội dung chương trình, không tích hợp ngược. Nội dung trong chủ đề yêu cầu học sinh khai thác, vận dụng kiến thức của môn Công nghệ với các môn liên quan  phải tương đồng.
      - Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Chủ đề tích hợp liên môn phải gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh...Đồng thời phù hợp với năng lực của học sinh, với điều kiện khách quan của từng trường. 
	Với việc tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nôi dung tich hợp đã giúp tôi trong việc giảng dạy không tích hợp quá tải, khoa học gắn liền với thực tiễn phù hợp với năng lực học sinh tạo hứng thú học tâp, tìm tòi của học sinh đem lại hiệu quả dạy học cao. 
2.3.1.2. Tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp liên môn
Để xây dựng được một chủ đề, sử dụng kiến thức liên môn với môn học khác một cách chính xác, đảm bảo đúng nguyên tắc, thì điều quan trọng và cần thiết đầu tiên là tìm hiểu kĩ các bước xây dựng chủ đề.
      Bước 1:  Xác định nội dung tích hợp: Rà soát và phân tích nội dung chương trình của từng  môn để tìm ra những nội dung chung có liên quan, hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn
      Bước 2:  Xác định mục đích tích hợp: Đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học và các môn liên quan khác.
      Bước 3:  Tìm các nội dung tích hợp: Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng môn học.
     Bước 4:  Xác định mức độ tích hợp: Nội dung đạt được? thời lượng bao nhiêu? Có phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương, năng lực của học sinh...
     Bước 5: Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định. Dự giờ, rút kinh nghiệm, có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm
	 Với việc tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp sẽ xác định rõ được mình sẽ tích hợp nội dung gì, với mục đích gì và tích hợp như thế nào từ đótích hợp đúng lúc đúng chỗ không quá tải với học sinh không lúng túng và phù hợp với các đối tượng học sinh và nội dung dạy học
2.3.2. Dạy thử nghiệm 
Trong đề tài này chúng tôi xin được trình bày một giáo án dạy thử nghiệm cụ thể: “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN”
A. Phân phối tiết dạy: 
Nội dung được phân phối trong 1 tiết theo đúng phân phối chương trình Công nghệ 7. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết nội dung bài học của học sinh thông qua 1 bài kiểm tra (lấy điểm 15 phút) 
B. Giáo án
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Qua môn sinh học 6, giúp học sinh thấy được vai trò của rừng ngập mặn đối với ngành thủy sản của địa phương
- Qua môn Địa lí 6 bài “ Biển và đại dương” giúp học sinh nắm được vai trò của triều cường trong việc nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản.
 - Qua bộ môn công nghệ 6, giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Qua môn Sinh học 7- Bài 17 “ Vai trò của lớp cá” để giúp học sinh nắm vững một số giống cá, có giá trị kinh tế lớn cho ngành thủy sản của nước ta. 
- Qua môn Hóa học lớp 8, học sinh biết được nguyên nhân về mặt hóa học gây ra hiện tượng mưa a xít là: SO2 + H2O = H2SO4. Tác hại của mưa axít. Tầm quan trọng của nước đối với động vật thủy sản và nguồn lợi thủy sản.
 - Qua môn địa lí 7 để giúp học sinh hiểu rõ được: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng tại địa phương, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thủy sản
- Qua môn Địa lí , giúp học sinh nắm được số liệu về diện tích rừng ở Việt nam hiện nay bị suy giảm đáng kể do tác động của con người
 - Qua bộ môn âm nhạc: Giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo của địa phương và của quốc gia.
- Qua môn công nghệ 7 bài 56 “Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản” giúp học sinh hiểu rõ được:
+ Nguyên nhân làm môi trường nước bị ô nhiễm và chỉ ra ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thủy sản
+ Cá c biện pháp bảo vệ môi trường nước và nguồn lợi thủy sản
 + Hiệu quả của việc phát triển môi trường và ngành nuôi trồng thủy sản bền vũng.
 + Tìm ra được các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường thủy sản tại xã Nga Thủy. Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục.
 + Giúp các em hiểu rõ được vai trò của bản thân trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Từ đó nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường thủy sản nói riêng.
 - Tích hợp kiến thức phòng chống thiên tai và BĐKH
2. Về kỹ năng:
- Giúp các em rèn luyện tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, liên hệ thực tế.
- Giúp các em vận dụng được kiến thức liên môn để giải thích được tình huống: Tại sao trong những năm gần đây, xã Nga thủy thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai (Bão lụt, hạn hán, sự xâm thực mặn.. ) gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản.
- Giúp các em vận dụng được kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường nước. Đồng thời đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường thủy sản tại địa phương nơi các em đang sinh sống.
 - Giúp các em có kĩ năng phòng chống thiên tai
3. Về thái độ: 
 - Qua môn học nhằm lên án, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường địa phương, đặc biệt là bảo vệ môi trường thủy sản nơi các em đang sinh sống
 - Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào vào thực tiễn, phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
II. Chuẩn bị tài liệu - Thiết bị dạy học
a. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu, máy vi tính; Sơ đồ xử lí nước thải; Băng hình về các hoạt động gây ô nhiễm môi trường thủy sản; hậu quả của ô nhiễm môi trường thủy sản; tranh ảnh trồng rừng ngập mặn, Băng hình mô hình VAC... 
Phiếu học tập số 1:
So sánh ưu ngược điểm của 2 phương pháp lắng lọc và dùng hóa chất
 Phương pháp
So sánh
Lắng lọc
Dùng hóa chất
Ưu điểm
Nhược điểm
Bảng: Giới hạn cho phép của một số chất độc hại điển hình trong nguồn nước
STT
Tên hóa chất
Công thức
Chỉ mức độ 
độc hại
Nồng độ giới hạn chất
1
Amoniac
NH3
Theo chế độ 
vệ sinh
2.0
2
Anilin
C6H5NH2
Chất độc
0.1
3
Asen
AS+
“
0.05
4
Chì tetraetyl
Pb(C2H5)4
“
Không được có
5
Crom
Cr6+
“
0.1
6
DDT
C14H9Cl5
“
0.2
7
Phenol
C6H5OH
“
Không được có
8
Sunfua
S2-
“
Không được có
9
Thủy ngân
Hg2+
“
0.005
10
Xiama
CN-
“
0.05
Phiếu học 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_van_dung_tich_hop_lien_mon_trong_bai_bao_ve_m.doc