Sáng kiến Một số giải pháp dạy học phát huy tính chủ động và tích cực trong tập luyện môn bóng rổ của học sinh lớp 10

Sáng kiến Một số giải pháp dạy học phát huy tính chủ động và tích cực trong tập luyện môn bóng rổ của học sinh lớp 10

Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; đồng thời, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần góp phần phát triển con người toàn diện trong thời kỳ mới.

 Hiện nay chương trình môn học Giáo dục thể chất đã được đổi mới mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với yêu cầu giáo dục, điều kiện thực tế và đặc điểm cụ thể của học sinh địa phương. Môn bóng rổ là môn thể thao hiện đại, dễ chơi, đem lại cảm giác phấn khích, vui vẻ là một trong những môn mà giới trẻ đặc biệt là các em học sinh tuổi THPT rất yêu thích và lựa chọn tập luyện.

 

docx 17 trang haihuy29 14/08/2023 5218
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Một số giải pháp dạy học phát huy tính chủ động và tích cực trong tập luyện môn bóng rổ của học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÀ RỊA - VŨNG TÀU
TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN
—«–
CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PPDH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC 
PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC 
TRONG TẬP LUYỆN MÔN BÓNG RỔ CỦA HỌC SINH LỚP 10
 Giáo viên:	 Bùi Thị Hường
VŨNG TÀU, THÁNG 11/2018
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ... 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .. 2
 	III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2
 	B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ... 3
	I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN.. 3
1. Thuận lợi..... 3
 	2. Khó khăn:........ 3
 	II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1. Định hướng chung ...... 3 
2. Xác định mục tiêu chuyên đề... 4
3. Xác định các giải pháp dạy học phát huy tính tích cực và chủ động...... 4 
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.... 5
1.Tạo tâm thế hứng thú, gây chú ý ngay từ hoạt động khởi động. 5
2.Hoạt động nhóm giúp học sinh phát huy tính chủ động... 6
3. Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học tốt... 9
4. Nghiên cứu thêm các động tác bổ trợ.... 11
5. Sử dụng các trò chơi chuyên môn sôi động.. 11
6. Soạn giáo án điện tử có minh họa các hình ảnh và video..... 13
8.Giáo dục ý thức, hành vi được rút ra từ nội dung . 14
C. PHẦN KẾT LUẬN. 15
I. ĐỀ XUẤT............. 15
1. Đối với giáo viên ...15
2. Đối với học sinh.........15
II. KẾT LUẬN:
SỞ GD & ĐT TỈNH BRVT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM    THPT TRẦN NGUYÊN HÃN 	 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Vũng Tàu, ngày 25 tháng 9 năm 2018
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC TRONG TẬP LUYỆN MÔN BÓNG RỔ CỦA HỌC SINH LỚP 10
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; đồng thời, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần góp phần phát triển con người toàn diện trong thời kỳ mới. 
 Hiện nay chương trình môn học Giáo dục thể chất đã được đổi mới mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với yêu cầu giáo dục, điều kiện thực tế và đặc điểm cụ thể của học sinh địa phương. Môn bóng rổ là môn thể thao hiện đại, dễ chơi, đem lại cảm giác phấn khích, vui vẻlà một trong những môn mà giới trẻ đặc biệt là các em học sinh tuổi THPT rất yêu thích và lựa chọn tập luyện.
Thực hiện nghị Quyết số 29-NQ/TW yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Vì vậy đổi mới nội dung phương pháp Giáo dục, nghiên cứu các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và giáo dục thể chất nói riêng là một việc cần thiết và thường xuyên trong mỗi nhà trường, mỗi thầy cô giáo. Xuất phát từ những lý do trên cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong hội đồng bộ môn, tổ Thể dục ANQP trường THPT Trần Nguyên Hãn, bản thân tôi đã mạnh dạn xây dựng chuyên đề “Một số giải pháp dạy học phát huy tính chủ động và tích cực trong luyện tập môn bóng rổ của học sinh lớp 10”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Phát huy vai trò chủ đạo của người thầy và tính chủ động, tích cực của người học, qua đó hệ thống được kiến thức một cách xâu chuỗi, giúp học sinh nắm vững và vận dụng thực hành kiến thức (kỹ thuật) một cách hiệu quả. 
	 Giúp học sinh yêu thích và thường xuyên luyện tập môn bóng rổ để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực và trí tuệ góp phần phát triển con người toàn diện.
 	III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 	Phương pháp trực quan.
 	Phương pháp thị phạm
 	Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 	Phương pháp quan sát.
Phương pháp thực hành.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
	I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
Nhà trường quan tâm, tạo mọi điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt công việc của mình.
Sự giúp đỡ, hỗ trợ của Hội đồng bộ môn Thể dục – sở GD & ĐT, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp.
Các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại đã cung cấp nhiều thông tin, video, hình ảnh thông qua internet
Về học sinh: Môn học ngoài trời, sôi động giúp học sinh vận động thoải mái nên được phần lớn các em hưởng ứng tích cực.
Đối với các em ở thành thị có điều kiện tập luyện ở các Trung tâm thể thao nhiều cũng là một yếu tố giúp giáo viên dễ dàng áp dụng các phương pháp dạy học mới hiệu quả.
 	2. Khó khăn:
 Về phía học sinh: Các em thường ngại học và không hào hứng tiết học Thể dục, đặc biệt là các em học sinh nữ. Các em còn thụ động trong tập luyện và việc xử lí các tình huống từ thực tiễn khi vận dụng vào trong tiết học.
 Về phía giáo viên: Một số giáo viên ngại soạn giáo án cũng như đổi mới phương pháp để phù hợp với chuyên đề giảng dạy do mất nhiều thời gian tìm hiểu tài liệu liên quan. Chính vì vậy khi lên lớp các giáo viên chỉ tập trung khai thác, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức chỉ nằm trong sách giáo khoa. 
 	II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1. Định hướng chung.
Khi giảng dạy theo đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động và tich cực của học sinh ngoài những phương pháp hướng dẫn trong sách Thể dục thì giáo viên cần :
Giáo viên đóng vai trò thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển.
Giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh một cách hợp lý, kết hợp các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, chú trọng sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn thông qua các tranh ảnh kỹ thuật, video clip... để tạo nên giờ học sinh động và hiệu quả.
Giáo viên cần sáng tạo và linh hoạt khi xây dựng kế hoạch dạy học chuyên đề để đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với đặc điểm và điều kiện nhà trường.
2. Xác định mục tiêu chuyên đề.
Biết sử dụng các yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng,...) và dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ.
Biết sơ lược về lịch sử và sự phát triển của môn thể thao Bóng rổ.
Thực hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn Bóng rổ.
Vận dụng một số điều luật cơ bản của môn Bóng rổ trong tập luyện và thi đấu
Có tố chất thể lực chung và chuyên môn của môn Bóng rổ.
Tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện của bản thân và nhóm.
Tổ chức, điều hành nhóm tập luyện.
Lập được kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch tập luyện.
Sử dụng một số hình thức, phương pháp để tự tập luyện
Có ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tập luyện.
Thể hiện khả năng, sự yêu thích môn Bóng rổ trong vui chơi, sinh hoạt, học tập và thi đấu.
3. Xác định các giải pháp dạy học phát huy tính tích cực và chủ động.
 Để phát huy tính chủ động và tích cực của học sinh, ngoài những phương pháp hướng dẫn đổi mới trong sách giáo khoa giáo như: làm mẫu, sử dụng lời nói, luyện tập, thị phạm.. thì giáo viên cần thực hiện một số giải pháp sau:
Tạo tâm thế hứng thú, gây chú ý ngay từ hoạt động khởi động
Hoạt động nhóm nhằm phát huy tính chủ động và tích cực luyện tập của học sinh.
Hướng dẫn học sinh các phương pháp tự học.
Nghiên cứu thêm các động tác bổ trợ, định lượng hợp lý lượng vận động.
Sử dụng các trò chơi chuyên môn sôi động vào tập luyện.
Soạn giáo án điện tử có minh họa các hình ảnh và video.
Giáo dục ý thức, hành vi được rút ra từ nội dung chuyên đề thông qua hoạt động ngoại khóa.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 
1.Tạo tâm thế hứng thú, gây chú ý ngay từ hoạt động khởi động
 	Muốn dạy tốt môn thể dục và để học sinh hứng thú tập luyện, giáo viên có trình độ, có năng lực chưa đủ mà phải là người nắm bắt tốt tâm lý học sinh là người biết tìm tòi sáng tạo tiết dạy giúp học sinh có tâm thế tốt, năng nổ hưng phấn, khơi dậy niềm thích thú luyện tập ngay từ những phút đầu của tiết học. Thực tế hiện nay ở phần mở đầu đa số giáo viên chưa có đổi mới và sáng tạo chủ yếu vẫn là các phần: nhận lớp, phổ biến nội dung buổi học, khởi động chung, khởi động chuyên môn vì vậy giờ học trở lên nhàm chán, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
	* Hình thức hoạt động.
- Để tạo hưng phấn ngay từ phần khởi động giáo viên dùng các ca khúc vui tươi để các em cùng hát, mở nhạc sôi động cho phần khởi động
- Tổ chức trò chơi cho phần khởi động chuyên môn sao cho lôi cuốn học sinh tập luyện mà vẫn đảm bảo thời lượng tiết dạy. 
- Sử dụng câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh vào tìm hiểu bài mới một cách nhẹ nhàng không áp đặt nhưng lại kích thích sự khám phá của các em thông qua tiết học.
 - Hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh liên qua đến nội dung bài học để gợi dẫn vào bài mới. Cho học sinh hội thoại, tạo tình huống trong học tập để khởi động tiết học giải quyết cho các tình huống đó.
* Ưu điểm:
- Tạo sự vui vẻ, hưng phấn giúp học sinh có động lực tập luyện, tích cực và tập trung hơn.
	- Giúp gắn kết tình thầy trò, bạn bè thông qua những giờ học sôi nổi.
	* Nhược điểm:
	- Giáo viên phải mất nhiều thời gian để soạn và thay đổi phần mở đầu cho sinh động và phù hợp.
* VD1: trước khi khởi động GV cho một học sinh bắt nhịp cho cả lớp hát một bài hát sôi động vui vẻ và phù hợp như bài: con cào cào, tập thể dục buổi sáng, có thể là mở các bài nhạc sôi động khi các em khơỉ động.
* VD2: sau khi khởi động các khớp GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi hình thức vui nhộn như: trò chơi tìm bóng, trò chơi chuyền bóng, dẫn bóng nhanh, chuyền bóng xa.
* VD3: câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Đội bóng rổ nào đang vô địch thế giới 2014?
a) Secbia	 b) Mỹ	 c) Pháp. 
Đáp án: b - Mỹ
Câu 2: VĐV nào đang là VĐV ném rổ hay nhất?
 a)Stephen curry- Mỹ	 b) Yao Ming – TQ	 c) Nguyễn Văn Hùng – Việt Nam
 Đáp án – a)Stephen curry- Mỹ 
Câu 3: để ném rổ hiệu quả sử dụng lực của ác bộ phận nào?
 a) dùng lực cổ tay	 b) sử dụng lực cuối của ngón giữa và ngón trỏ	 c) phối hợp lực toàn thân	d) cả ba ý trên. 
Đáp án: d- cả ba ý đều đúng
2. Hoạt động nhóm giúp học sinh phát huy tính chủ động và tích cực luyện tập .
	Là hoạt động tập luyện có sự phân chia học sinh theo từng nhóm và sự đồng đều về trình độ thể lực, kiến thức, kỹ năng vận động. Các thành viên trong nhóm cùng trao đổi, giúp đỡ nhau thực hiện kỹ năng vận động dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của từng cá nhân và sự định hướng của giáo viên. Từng thành viên trong nhóm không những có trách nhiệm trong việc luyện tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc tập luyện của bạn bè trong nhóm mình.
	Căn cứ vào mục tiêu của chuyên đề để giáo viên soạn giảng chia nhóm cho phù hợp với nội dung tiết học và đạt hiệu quả. Có thể phân nhóm cặp đôi, nhóm 3 -4 học sinh, nhóm nhiều học sinh
* Vai trò của giáo viên: Giáo viên vẫn giữ vai trò làm chủ và điều hành lớp học.
- Trước hết giáo viên phải giáo dục cho học sinh tầm quan trọng của việc tập luyện theo nhóm/tổ cũng như hình thức tập luyện. 
- Phải kết hợp tốt giữa vai trò người giáo viên với học sinh. 
- Giáo viên là người giao nhiệm vụ, định hướng, động viên, quan sát, sửa sai và chốt các nhận xét của HS cho học sinh tự học.
- Tạo điều kiện để học sinh phát huy khả năng và có cơ hội thể hiện sáng tạo, kiến tạo kiến thức góp phần phát triển toàn diện cho các em.
- Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh có năng lực, kỹ năng vận động tốt và giúp đỡ học sinh có thể lực, năng lực yếu kém.
	* Vai trò của học sinh: 
	- Học sinh giữ vai trò chủ đạo, cộng tác cùng giáo viên và các thành viên trong nhóm để thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao. 
	- Các nhóm được giao trách nhiệm tự điều hành việc học của mình, kể cả việc đánh giá.
+ Nhóm trưởng: lĩnh hội kiến thức, nhận nhiệm vụ của GV,hướng dẫn, phân chia công việc cho thành viên trong nhóm tìm tòi kiến thức và điều hành hoạt động luyện tập của nhóm.
+ Các thành viên: lĩnh hội kiến thức, nhận nhiệm của GV và nhóm trưởng, thực hiện nhiệm vụ và động viên giúp đỡ nhau trong luyện tập. 
* Ưu điểm: 
- Giúp HS chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức nên tạo được sự thích thú, khơi dậy niềm đam mê trong việc tìm kiến thức và từ đó học sinh sẽ hiểu biết nhiều hơn, tích cực tập luyện hơn.
- Trong quá trình làm việc nhóm giúp HS rèn luyện tính tự chủ trong tập luyện và biết cách phối hợp với các thành viên khác trong nhóm từ đó giúp học sinh nâng cao kỹ năng quản lý, làm việc nhóm, một kỹ năng mềm cần thiết cho các em ngoài cuộc sống. 
- Giúp học sinh giỏi phát huy khả năng cuat mình, học sinh yếu kém bớt tự ti và tự tin hơn trong luyện tập cũng như lĩnh hội kiến thức mới.
*Nhược điểm: 
- Học sinh phải làm việc nhiều hơn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
- Vẫn còn tạo kẽ hở cho một số HS lười tập luyện, thiếu ý thức tự chủ trong tập luyện.
- Một số hs do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào hoạt động chung cuả nhóm.
- Thời gian có thể bị kéo dài nếu giáo viên phân chia lượng vận động chưa hợp lý.
* VD áp dụng: Chia nhóm luyện tập các bài tập động tác kỹ thuật ném rổ một tay trên vai.
Hoạt động 1: cả lớp thực hiện bài tập kỹ thuật bổ trợ tay không và bài tập hai học sinh ném thẳng bóng lên cao và bắt bóng. Trong lúc cả lớp tập luyện giáo viên quan sát để phát hiện nững học sinh thực hiện tốt, thực hiện tương đối và những học sinh thực hiện chưa được để phân nhóm đồng đều nhau. Tiếp theo giáo viên lựa chọn nhóm trưởng, sau đó giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm luyện tập.
Hoạt động cặp đôi
Các nhóm tổ chức chia cặp để thực hiện bài tập: ném bóng lên cao cho nhau và bắt lại để những HS có khả năng vận động kỹ thuật tốt kèm cặp hướng dẫn HS chưa thực hiện được.
 Hoạt động nhóm.
Nhiệm vụ: thứ tự từng học sinh ném bóng một tay trên vai vào rổ cách rổ 2m.
Sau khi học sinh nhận nhóm và nhận nhiệm vụ từ giáo viên. Nhóm trưởng thực hiện nhiệm vụ điểu khiển nhóm tổ chức tập luyện. Phân công giúp đỡ kèm cặp giữa các thành viên trong nhóm thực hiện với các bài tập như: đồng loạt ném bóng thẳng lên cao, ném bóng vào tường, ném bóng vào rổ
Các thành viên nhận nhiệm vụ và thực hiện tập luyện theo hướng dẫn của giáo viên và nhóm trưởng.
3. Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học.
Như chúng ta đều biết hoạt động học tập của học sinh là sự kết hợp sự tích cực hoạt động xây dựng bài trên lớp và việc tự học chuẩn bị bài ở nhà. Nếu sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh tốt thì việc tiếp thu bài trên lớp dễ dàng và ngược lại. 
*Vai trò của giáo viên.
- Để nâng cao hiệu quả giờ học thể dục, mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình  những phương pháp thích hợp với đặc trưng bộ môn và quan trọng hơn là phải thích hợp với nội dung của giờ học để từ đó đưa ra phương pháp dạy học phù hợp theo hướng thúc đẩy và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. 
- Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học giáo viên phải xác định được vai trò của mình chỉ là người hướng dẫn, định hướng không “cầm tay chỉ việc”, cũng không buộc HS làm những việc GV muốn mà chủ yếu là tạo ra môi trường học tập để HS thoải mái phát huy tính chủ động tích cực của mình.
- Đối với môn bóng rổ để làm cho các em yêu thích và tự giác tập luyện giáo viên phải hướng dẫn các em tìm hiểu về môn học trước, nghiên cứu nội dung ở phần lý thuyết cũng như thực hành. Tìm hiểu hình ảnh, video, clip qua internet, đến thực tế tại các sân tập luyện bóng rổ trong khu vực sinh sống. Giáo viên dùng câu hỏi mở bằng hình thức trắc nghiệm để phát huy hết tính tự học, tự tìm hiểu của học sinh.
- Hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho học sinh tự luyện tập kỹ thuật, và tập các bài tập bổ trợ thể lực tại nhà.
- Khi học kỹ thuật mới giáo viên gọi học sinh của các nhóm lên thực hiện hoàn thiện động tác kỹ thuật rồi giải thích ngắn gọn. Sau đó làm mẫu và điều khiển cho các bạn trong nhóm làm theo. Nếu có kỹ thuật phức tạp giáo viên làm mẫu, cho học sinh xem tranh ảnh, clip và phân tích thêm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày sản phẩm của mình bằng: thực hiện kỹ thuật, thuyết trình, vấn đáp trao đổi giữa các nhóm tạo lên sự hào hứng trong buổi học. Khi kết thúc phần thảo luận giáo viên nhận xét khen ngợi, chỉnh sửa và chốt nội dung, tiếp theo là giáo nhiệm vụ hướng dẫn để học sinh tự tập luyện. Giáo viên quan sát, sửa sai và động viên khuyến khích học sinh tập luyện.
* Hoạt động của học sinh:
- Tìm hiểu, nghiên cứu và tập luyện các kỹ thuật động tác ở nhà kỹ trước giờ luyện tập.
- Tự làm mẫu động tác, tự nhận xét, đánh giá các kỹ thuật, động tác vận động.
- Chủ động và có trách nhiệm với việc luynej tập trên lớp.
- Tập luyện ở nhà, trên trường lớp, ngoài các sân bóng cộng đồng mọi lúc mọi nơi.
* VD áp dụng: giáo án chuyên đề bóng rổ
 Thực hiện giáo án: giới thiệu về môn bóng rổ, học cách cầm bóng, tư thế chuẩn bị, các kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật chuyền và bắt bóng.
 Ở tiết học trước giáo viên ra nhiệm vụ cho cac em về tìm hiểu các nội dung của bài học hôm sau (có tranh ảnh kèm theo). Vào tiết học mới giáo viên gọi học sinh lên trình bày sản phẩm của mình trước lớp: trình bày về lịch sử ra đời, lợi ích luyện tập của môn bóng rổ,. Thực hiện các kỹ thuật di chuyển, cầm bóng, chuyền bóng sau khi học sinh đã thực hiện xong giáo viên cùng học sinh tự nhận xét và hướng dẫn phân nhóm cho các em tự tập. Khi xuống lớp sau khi nhận xét buổi học giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu kỹ thuật mới cho bài học hôm sau. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về vận động viên bóng rổ hay nhất, VĐV có kỹ thuật đẹp nhất bằng hình ảnh hoặc clip về VĐV đó để tập luyện ở nhà và tiết học sau các em mang sản phẩm và thực hiện trước lớp. 
* Ưu điểm: 
- Giúp học sinh hình thành các kỹ năng: làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề
- Giúp học sinh chủ động sáng tạo và thực hiện nhiệm vụ tập luyện của mình
- Phát triển tính tự giác, tích cực tập luyện và tính độc lập nhận thức, khắc phục tính thụ động, ỷ lại vào thầy hoặc người khác.
- Bồi dưỡng hứng thú tập luyện, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, nâng cao niềm tin và năng lực bản thân.
* Nhược điểm:
- Đòi hỏi học sinh phải có tố chất và động cơ, đam mê môn học( vì tự học đòi hỏi họ có trình độ vận động và sự nỗ lực cao hơn các phương pháp học tập khác).
- Có thể nảy sinh tâm lý buồn chán do tính đơn điệu của việc tự học.
4. Nghiên cứu thêm các động tác bổ trợ, định lượng hợp lý lượng vận động.
Để tránh sự nhàm chán và phát huy sự tích cực của học sinh nếu chỉ sử dụng các bài tập trong trong sách Thể dục hướng dẫn sẽ không mang lại hiệu quả trong môn học cũng như mỗi chuyên đề riêng biệt. Vì thế giáo viên phải đầu tư nghiên cứu thêm những bài tập bổ trợ và định lượng hợp lý lượng vận động dựa vào đặc thù của từng nội dung giảng dạy. 
-Căn cứ vào thể trạng, sức khỏe và trình độ kỹ năng của học sinh giáo viên nghiên cứu những bài tập bổ trợ kỹ thuật cũng như bài tập phát triển thể lực cho phù hợp.
-Tiêu chí của các bài tập phải dễ nhớ, dễ tập để học sinh luyện tập được cả trên lớp và ở nhà.
*Ưu điểm: Giúp môn học sinh động và hiệu quả, giúp học sinh khái quát về môn học, nhanh chóng hình thành kỹ năng động tác một cách đơn giản hơn. Giúp tăng cường các tố chất sức mạnh, sức nhanh, độ khéo léo để học sinh có nền tảng thể lực tập luyện hiệu quả. 
VD: ở nội dung đứng ném rổ bằng một tay trên vai. GV tổ chức cho học sinh luyện tập bài bổ trợ không bóng, một mình ném bóng lên cao vào tường, hai học sinh thực hiện qua lại kỹ thuật ném bóng ném lên cao .. 
5. Sử dụng các trò chơi chuyên môn sôi động vào tập luyện.
	Môn bóng rổ là môn thể thao có luật và kỹ thuật khá phức tạp nên việc giảng dạy đơn thuần không làm cho học sinh ham thích và lười luyện tập. Chính vì vậy, trong các tiết dạy nội dung thể thao tự chọn với môn bóng rổ thì sau khi ôn và học kỹ thuật mới, giáo viên luôn phải dành một khoảng thời gian cho hoạt động thi đua giữa các nhóm/tổ và tổ chức các trò chơi định hướng chuyên môn cho giờ học thêm sôi nổi. 
Khi tổ chức sử dụng các trò chơi hoặc thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:
	+ Mục đích 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_mot_so_giai_phap_day_hoc_phat_huy_tinh_chu_dong_va.docx