Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9
Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáoviên khiđã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề. Nghềdạy họcđược xã hội coi trọng, tônvinh, được nhiều ngườitrân trọnggọi là“Kỹ sưtâm hồn”.Niềm sungsướng, hạnhphúc nhấttrong cuộc đời người giáo viênlà đào tạo và bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi, nhữngchủ nhân tươnglai củađất nước. Để có được học sinh giỏingoài nănglực, tốchất, sựcần cù chămchỉ củahọc sinhthì cônglao xâydựng, giáodục, bồidưỡng củangười thầylà điều khôngthể phủ nhận được.
Ngày nay, trong các trường trunghọc cơsở, cácmôn họcđều được coi trọng, đánh giá như nhau.Các emhọc sinhgiỏi cácmôn đạt giải cấp Thành phố bên cạch niềm vinhdự, tựhào đãmang lạithành tíchcho nhàtrường bảnthân cácem cònđược cộngđiểm khi dự thi vào các trường trung học phổ thông.
Mỗi môn học trong nhà trườngđều có những phươngpháp đặc thù riêng, môn Địa lí cũng vậy. Phương phápdạy vàhọc mônĐịa lí ngày nay đã có nhiều đổi mới.. Quá trình dạyhọc hiệnnay làquá trìnhtổ chứccủa ngườithầy giúphọc sinhchủ động lĩnh hội, tiếp thu kiến thức với sự hỗ trợ của các đồ dùng và phươngtiện dạyhọc. Người thầygiữ vaitrò chủđạo, tổ chức, hướngdẫn họcsinh họctập. Họcsinh chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức mới, ôn lại kiến thức cũ, rèn kĩ năng thực hành. Để có những tiết dạy trên lớp,đáp ứng cho nhu cầu của 40 học trò với trình độkhác nhau của từng khốilớp ngườigiáo viêncần phảichuẩn bịkỹ cảvề nộidung kiếnthức và phươngpháp dạyhọc mớicó thểdạy tốtvà đạt hiệu quả cao. Nhưng đểcó mộtđội tuyển học sinh giỏi yêu thích mônĐịa lí, nắm vững những kiếnthức vàkĩ năngtrong học tập môn Địa lí, sẵn sàng thi học sinh giỏi các cấp và đạt kết quả cao thì yêu cầu đối với người giáo viên còn cao hơn rất nhiều.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: XÂY DỰNG VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 Lĩnh vực Địa lý Hà Nội 2014 - 2015 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÁI THỊNH MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: XÂY DỰNG VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 Lĩnh vực: Địa lý Người thực hiện: Nguyễn Phương Dung Tổ: Hóa - Sinh - Địa Trường: THCS Thái Thịnh 22 Hà Nội 2014 - 2015 MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I/ Cơ sở lí luận và thực tiến 2 II/ Đặc điểm chương trình và nhận thức của học sinh 2 III/ Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 3 B. NỘI DUNG: Xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 4 I/ Xây dựng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 4 II/ Thành lập đội tuyển, xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng 6 III/ Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 8 C. KẾT LUẬN 19 I/ Kết quả 19 II/ Bài học kinh nghiệm 19 III/ Một số kiến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 ‘;A . ĐẶT VẤN ĐỀ - Cơ sở lí luận và thực tiễn Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề. Nghề dạy học được xã hội coi trọng, tôn vinh, được nhiều người trân trọng gọi là “Kỹ sư tâm hồn”. Niềm sung sướng, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi, những chủ nhân tương lai của đất nước. Để có được học sinh giỏi ngoài năng lực, tố chất, sự cần cù chăm chỉ của học sinh thì công lao xây dựng, giáo dục, bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được. Ngày nay, trong các trường trung học cơ sở, các môn học đều được coi trọng, đánh giá như nhau. Các em học sinh giỏi các môn đạt giải cấp Thành phố bên cạch niềm vinh dự, tự hào đã mang lại thành tích cho nhà trường bản thân các em còn được cộng điểm khi dự thi vào các trường trung học phổ thông. Mỗi môn học trong nhà trường đều có những phương pháp đặc thù riêng, môn Địa lí cũng vậy. Phương pháp dạy và học môn Địa lí ngày nay đã có nhiều đổi mới.. Quá trình dạy học hiện nay là quá trình tổ chức của người thầy giúp học sinh chủ động lĩnh hội, tiếp thu kiến thức với sự hỗ trợ của các đồ dùng và phương tiện dạy học. Người thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập. Học sinh chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức mới, ôn lại kiến thức cũ, rèn kĩ năng thực hành. Để có những tiết dạy trên lớp, đáp ứng cho nhu cầu của 40 học trò với trình độ khác nhau của từng khối lớp người giáo viên cần phải chuẩn bị kỹ cả về nội dung kiến thức và phương pháp dạy học mới có thể dạy tốt và đạt hiệu quả cao. Nhưng để có một đội tuyển học sinh giỏi yêu thích môn Địa lí, nắm vững những kiến thức và kĩ năng trong học tập môn Địa lí, sẵn sàng thi học sinh giỏi các cấp và đạt kết quả cao thì yêu cầu đối với người giáo viên còn cao hơn rất nhiều. - Đặc điểm chương trình và nhận thức của học sinh Chương trình Địa lí trung học cơ sở cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về Trái đất, các quy luật địa đới, phi địa đới trên Trái đất, về môi trường sống của con người. Biết được các đặc điểm tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của con người ở các khu vực khác nhau trên Trái đất. Thấy được sự đa dạng của tự nhiên, mối tương tác giữa các thành phần của môi trường tự nhiên, giữa môi trường với con người; Qua đó thấy được sự cần thiết phải kết hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển môi trường bền vững. Đặc biệt phải hiểu biết tương đối vững chắc các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế và những vấn đề môi trường cần được quan tâm của quê hương, đất nước. Học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn Địa lí là những học sinh giỏi đã được tuyển chọn, bồi dưỡng qua các năm từ lớp 6 đến lớp 9, đó là những học sinh ham học hỏi, hứng thú say mê với môn Địa lí, các em đã có nền kiến thức cơ bản khá vững chắc, đã sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lí (đọc, phân tích, nhận xét, sử dụng bản đồ, vẽ một số dạng biểu đồ...), đặc biệt là khả năng tự học, suy luận, tư duy logic. - Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh dự cho người giáo viên khi tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Tuy nhiên điều mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở và cũng là câu hỏi mà bất cứ giáo viên nào khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra là: Làm thế nào để xây dựng và bồi dưỡng được một đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí thi đạt kết quả tốt nhất? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Làm thế nào để giúp cho học sinh học tốt? Qua nhiều năm giảng dạy môn Địa lí ở bậc phổ thông trung học cơ sở và cũng đã tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm, tham dự nhiều lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, đúc rút kinh nghiệm qua các giờ chuyên đề và dự giờ đồng nghiệp tôi xin trao đổi một vài kinh nghiệm về “Xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9”. B. NỘI DUNG: Xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 - Xây dựng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí Như chúng ta đã biết, trước đây môn Địa lí trong các trường trung học cơ sở luôn bị xem nhẹ mặc dù kiến thức và kĩ năng mà môn Địa lí cung cấp cho học sinh vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nhiều người cho rằng môn Địa lí học sinh chỉ cần học thuộc lòng một số ý chính, ngay cả sau này khi môn Địa lí tham gia vào đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng chẳng ai nghĩ đến việc thi học sinh giỏi môn Địa lí. Phải đến khi Bộ, Sở giáo dục tổ chức thi Học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 thì các trường mới thành lập đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9, lấy từ những học sinh khá giỏi đang học lớp 9, vận động tham gia. Thực chất đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 lấy theo kiểu này kiến thức và kĩ năng của nhiều em còn hạn chế, nhiều em chăm nhưng học năm nào biết năm ấy, hoàn thành chương trình năm học xong là quên.Vì vậy giáo viên bồi dưỡng cho đội tuyển rất vất vả, gần như phải dạy lại kiến thức, hướng dẫn lại kĩ năng từ đầu, mất rất nhiều thời gian. Sau một vài năm trăn trở, thử nghiệm tôi nhận thấy muốn có một đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 có chất lượng giáo viên chúng ta cần phải xây dựng, đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí từ lớp 6. Lớp 6, học sinh được học môn Địa lí là một môn học riêng. Chương trình Địa lí lớp 6 – Địa lí đại cương, vô cùng quan trọng, nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Trái đất, phương hướng trên Trái đất, những quy luật địa đới, phi địa đới về sự thay đổi nhiệt độ, gió, mưa.... Học sinh bước đầu làm quen với bản đồ, lược đồ, biểu đồ, biết đọc, nhận xét .... Học sinh lớp 6, ham hiểu biết, nếu được giáo viên hướng dẫn, chỉ dạy, giao việc các em rất nhiệt tình. Nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy lớp 6 bên cạch việc đảm bảo chương trình giảng dạy phải quan tâm, bồi dưỡng, phát hiện ra những em học sinh có năng lực, xây dựng niềm đam mê, yêu thích môn học cho các em ngay từ đầu. Tùy theo mục tiêu của từng bài học, giao nhiệm vụ cho các em, có thể hướng dẫn học sinh làm một thí nghiệm (Ví dụ: Hiện tượng ngày và đêm; Ngày và đêm dài ngắn khác nhau trên Trái đất) hay sưu tầm tư liệu, những trang sách bổ ích phục vụ bài học theo những chuyên đề cụ thể (Ví dụ: Hiện tượng núi lủa, động đất; Đặc điểm các đới khí hậu trên Trái đất ...). Tạo điều kiện cho các em trình bày trước lớp, được trình bày thành quả của mình trước lớp các em cảm thấy tự tin, vinh dự và càng say mê hơn. Chương trình Địa lí lớp 7, lớp 8 cung cấp cho học sinh những kiến thức về dân số, nguồn lao động, sự gia tăng dân số, sự phân bố dân cư... và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc điểm các môi trường tự nhiên, các châu lục và đặc biệt là đặc điển tự nhiên, các tài nguyên thiên nhiên và các miền địa lí tự nhiên của Việt Nam cũng được trình bày rõ nét thông qua kênh hình và kênh chữ. Không chỉ cung cấp kiến thức, chương trình Địa lí lớp 7, lớp 8 còn rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, đọc, phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa, các bản đồ, lược đồ tự nhiên, kinh tế... để từ đó khai thác các kiến thức Địa lí dưới sự hướng dẫn của người thầy. Phát huy được tối đa trí lực của học sinh, vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề kinh tế xã hội trong mối quan hệ nhân quả. Ví dụ: Dựa vào bản đồ (lược đồ), xác định vị trí giới hạn của các châu lục hay của Việt Nam; Xác định hướng gió, hướng núi; Sự phân bố các nguồn tài nguyên, các đối tượng địa lí ... Ví dụ: Phân tích các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của các môi trường địa lí để thấy được đặc điểm khí hậu của các kiểu môi trường; Biểu đồ sự phát triển dân số, phát triển kinh tế ... Đọc phân tích, nhận xét các lát cắt địa hình, lát cắt tổng hợp về địa lí tự nhiên. Đây là những kiến thức và kĩ năng cơ bản, quan trọng liên quan đến nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi, chính vì vậy người giáo viên chúng ta khi giảng dạy chương trình địa lí lớp 7, lớp 8 phải tiếp tục bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng, dành sự quan tâm nhiều hơn cho các học sinh giỏi – yêu thích môn Địa lí. Cử các em làm nhóm trưởng, hạt nhân của các nhóm học tập, thảo luận, tạo điều kiện cho các em hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên tự tìm tòi kiến thức, rèn kĩ năng địa lí. Qua các bài giảng, dần dần các em nâng cao được khả năng quan sát, suy luận, phát huy được tư duy địa lí, từ đó nắm vững và khắc sâu kiến thức, có kĩ năng địa lí thành thục. Như vậy, qua từng năm học giáo viên đã xây dựng được ở các lớp những học sinh giỏi – yêu thích môn địa lí. Đây là những cơ sở, những thuận lợi tốt nhất để chúng ta có thể xây dựng, chọn một đội tuyển học sinh giỏi có chất lượng và giáo viên khi ôn tập và bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi khối 9 dự thi các cấp đỡ vất vả, giảm thời gian không cần thiết và đạt hiệu quả cao. - Thành lập đội tuyển, xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng Vào đầu năm học, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ môn học và nội dung thi Học sinh giỏi do Sở giáo dục chỉ đạo, tôi và các đồng nghiệp đã sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch, thống nhất nội dung bồi dưỡng, triển khai bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi môn địa lí lớp 9. Mỗi lớp, các giáo viên trực tiếp giảng dạy giới thiệu từ 1 đến 3 học sinh giỏi đã được giáo viên tạo nguồn từ những năm học trước để tham gia đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí dự thi các cấp. Sau khi thành lập xong đội tuyển, giáo viên giảng dạy môn địa lí chúng tôi thường phân công chuyên môn sâu: Một giáo viên chuyên bồi dưỡng kiến thức địa lí lớp 6 và lớp 8. Một giáo viên chuyên bồi dưỡng về kiến thức địa lí lớp 9 và rèn kĩ năng thực hành. Tôi luôn là giáo viên bồi dưỡng sau và tổng hợp kiến thức cho học sinh. Việc phân công này giúp cho các giáo viên có điều kiện đi sâu vào mảng kiến thức, kĩ năng mình được phân công, tìm ra cách chuyển tải hay, các bài tập sát nội dung, giúp cho học sinh nắm kiến thức nhanh và nhớ lâu. Thời gian bồi dưỡng bắt đầu từ tháng 8, mỗi tuần 02 buổi, mỗi buổi 02 tiết. Cùng với việc tham gia vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí, học sinh vẫn phải đảm bảo học tốt tất cả các môn khác, tham gia học thêm, thậm trí nhiều học sinh cha mẹ cũng vẫn không coi trọng môn địa lí. Đây là một khó khăn rất lớn cho giáo viên dạy đội tuyển. Để có thể làm tốt được việc này, tôi luôn luôn, kích lệ học sinh, trao đổi với phụ huynh để họ yên tâm động viên con học tập. Tìm thời gian lịch học phù hợp với học sinh, kể cả học vào buổi chiều tối và chủ nhật. Sau mỗi phần kiến thức đã được ôn tập tôi cho các em làm bài kiểm tra vừa để kiểm tra kiến thức, kĩ năng nắm được vừa có thể đánh giá được học sinh nào thật sự chăm chỉ, có khả năng tư duy, vận dụng tốt các kiến thức và kĩ năng vào bài làm để có những bài thi đạt kết quả cao. Từ đó lựa chọn được các thành viên chính thức của đội tuyển học sinh giỏi. KẾ HOẠCH – CHƯƠNG TRÌNH Buổi Nội dung 1. - Ôn tập kiến thức Địa lí lớp 6 (Tỉ lệ bản đồ, phương hướng trên bản đồ. Sự chuyển động của Trái đất quanh trục. Giờ trên Trái đất.) 2. - Ôn tập kiến thức Địa lí lớp 6. (Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời và các hệ quả. Cách vẽ hình minh họa.) 3. - Ôn tập kiến thức lớp 6 (Cách tính góc chiếu sáng của MT ở các vĩ độ khác nhau trong những ngày đặc biệt trên TĐ. Các qui luật địa đới trên Trái đất) 4. Kiểm tra những kiến thức địa lí lớp 6 5. - Ôn tập kiến thức về địa lí Tự nhiên Việt Nam ( Dàn bài trình bày các đặc điểm tự nhiên VN, đặc điểm các miền địa lí TNVN. Hệ thống hóa những kiến thức quan trọng về đặc điểm các thành phần địa lí tự nhiên VN) 6. - Ôn tập kiến thức về địa lí Tự nhiên Việt Nam (Đặc điểm các thành phần địa lí tự nhiên VN) 7. - Ôn tập kiến thức về địa lí Tự nhiên Việt Nam (Đặc điểm các miền địa lí tự nhiên VN). - Bài tập áp dụng 8. Ôn tập về thực hành: Vẽ, nhận xét biểu đồ (Nhận biết, cách vẽ các dạng biểu đồ hình tròn, hình cột). 9. Kiểm tra những kiến thức địa lí 8 kết hợp với thực hành vẽ biểu đồ 10. Ôn tập về thực hành: Vẽ, nhận xét biểu đồ (Nhận biết, cách vẽ các dạng biểu đồ dạng đường, biểu đồ kết hợp) Ôn tập về cách phân tích, nhận xét các bảng số liệu, biểu đồ. 11. Ôn tập kiến thức Địa lí lớp 9 (Đặc điểm Dân cư. Đặc điểm kinh tế chung của VN hiện nay) Bài tập áp dụng 12. - Ôn tập kiến thức Địa lí lớp 9 (Địa lí các ngành kinh tế + Dàn bài trình bày các nhân tố ảnh hưởng và tình hình phát triển các ngành kinh tế) 13. - Ôn tập kiến thức Địa lí lớp 9 (Địa lí các vùng kinh tế . Địa lí Hà Nội + Dàn bài trình bày đánh giá tiềm năng và tình hình phát triển các ngành kinh tế quan trọng của từng vùng ) 14. Kiểm tra những kiến thức địa lí 9 kết hợp với thực hành vẽ biểu đồ 15. Tổng hợp kiến thức Bài tập áp dụng 16. Tổng hợp kiến thức Bài tập áp dụng - Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 Nội dung ôn tập và bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi được thống nhất trong toàn nhóm và bám sát nội dung thi Học sinh giỏi do Sở giáo dục chỉ đạo. - Kiến thức địa lí lớp 6 (Địa lí đại cương) - Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất. Học sinh cần nắm được vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời Trái Đất ở vị trí thứ ba trong số tám hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến. - Tỉ lệ bản đồ, phương hướng trên bản đồ. Các qui luật địa đới trên Trái đất Đây là những kiến thức cơ bản liên quan đến những kiến thức cả các lớp trên. Nắm vững những kiến thức này học sinh dễ dàng xác định vị trí, giới hạn (các châu lục, khu vực, các quốc gia); Xác định hướng gió thổi, hướng sông, núi ; Đo, tính khoảng cách trên thực tế, đặc biệt là đo độ dài của lát cắt địa lí. Để giúp học sinh nắm vững kiến thức phần này, tôi dạy các em thông qua các bài tập thực hành. Tỉ lệ bản đồ: Hướng dẫn học sinh các tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số hoặc tỉ lệ thước trên bản đồ. Ví dụ: Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây 1: 200.000 và 1: 6.000.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? Phương hướng trên bản đồ: Dựa vào hệ thống kinh vĩ tuyến để xác định được phương hướng chính trên bản đồ. Từ đó xác định các hướng còn lại như Đông Đông Bắc , Tây Tây Bắc.... Cực bắc Cực nam Tây Bắc Tây Tây Nam Bắc Nam Ðông Bắc Ðông Ðông Nam Hình 10: Các hướng chính Áp dụng vào bài tập thực hành, giáo viên cho học sinh xác định phương hướng theo đường hàng không từ Hà Nội tới thăm thủ đô của một số quốc gia trong khu vục Đông Nam Á và xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, Đ, E, G, H trên bản đồ hình 12 – Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á. Hình 12 - Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á 12 - Sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất và các hệ quả. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất: 66033’ Hình 19 – Hướng tự quay của Trái Đất. Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ và nhớ lại hướng quay, chu kì quay quanh trục của Trái Đất. Và để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới, người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ. Kinh tuyến gốc được coi là khu vực giờ 0. Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ 7 và thứ 8. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất: Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. Nhờ có sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Hình 21 – Hiện tượng ngày đêm dài ngắn trên Trái Đất. * Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Ở nửa cầu Bắc nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động vật lệch về bên phải. Còn ở nửa cầu Nam vật lệch về bên trái. Hình 22 – Sự lệch hướng do vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Cách tính góc chiếu sáng của Mặt trời ở các vĩ độ khác nhau trong những ngày đặc biệt trên Trái đất. Nếu như trước đây, phần lớn giáo viên chúng ta thường ôn lại cho học sinh bằng cách đọc cho học sinh chép những kiến thức cơ bản để ghi nhớ, học thuộc lòng thì tôi lại dạy học sinh theo cách khác. Tôi hướng dẫn học sinh cách vẽ hình minh họa về Trái đất sao cho dễ nhớ nhất và đúng kiến thức, trên hình thể hiện rõ đặc điểm của Trái đất, trục, độ nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo, hướng chuyển động, các đường vĩ tuyến quan trọng trên Trái đất. Đặc biệt vị trí của Trái đất trong các ngày (Hạ chí – 22/6; Đông chí – 22/12; Xuân phân – 21/3; Thu phân – 23/9). Học theo cách này học sinh không chỉ nắm vững được kiến thức về hệ quả của sự chuyển động của Trái đất quanh trục, sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời mà còn biết vẽ hình minh họa nhanh, không nhầm lẫn. 21 - 3 Xuân Phân Mùa Lập Mùa Lập 22 - 6 Hạ Chí Lập Lập Mùa 22 - 12 Đông Chí Mùa 23 - 9 Thu phân Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu Học sinh cần hiểu được do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quĩ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó. * Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất. Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối (ST) không trùng với trục Trái Đất Bắc Nam (BN) nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Riêng các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài ngắn như nhau. Vào các ngày 22/6 và 22/12 các địa điểm ở vĩ tuyến 66º33’ Bắc và Nam có một ngày hoặc đêm dài suốt 24h. Tại các địa điểm 66º33’ Bắc và Nam đến hai cực có số ngày có ngày, đêm dài 24h dao động theo mùa, từ 1 ngày đến 6 tháng. Các địa điểm nằm ở cực Bắc và Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng. - Một số câu hỏi, bài tập vận dụng kiến thức địa lý đại cương: Đây là một số câu hỏi trong bộ đề thi học sinh Giỏi thành phố - lớp 9 qua các năm, giáo viên giao cho học sinh về nhà làm để nắm thật chắc kiến thức địa lí đại cương sau đó kiểm tra, chấm, chữa để không tốn nhiều thời gian học trên lớp của đội tuyển. Câu 1: Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở Hà Nội (vĩ độ: 21º01’B) như thế nào? Hãy giải thích hiện tượng trên? Câu 2: Hãy trình bày sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ. Sự phân chia đó có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và đời sống nhân dân? Câu 3: Vẽ hình, nhận xét sự thay đổi số giờ chiếu sáng và góc chiếu sáng trong ngày 22/6 và giải thích sự thay đổi giờ chiếu sáng trong ngày đó từ xích đạo về hai cực. Câu 4: Giả sử trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳn
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_boi_duong_doi_tuyen_hoc_si.docx
- 10-SKKN_môn_Địa_lý-Nguyễn_Phương_Dung.pdf