Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức buổi học ngoại khóa “sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường’’ lớp 12 THPT Nguyễn Hoàng
Theo như dự kiến năm học 2017-2018 Bộ giáo dục và đào tạo sẽ cho dạy thí điểm chương trình sách giáo khoa mới ở một số trường phổ thông trong cả nước.Với tổ hợp môn khoa học tự nhiên nói chung và bộ môn vật lý nói riêng việc dạy học lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường là không thể thiếu.
Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án : “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
Khi nói đến ô nhiễm môi trường thì chúng ta thường nghĩ đến những vấn đề như ô nhiễm bầu không khí do khí thải CO2 ra môi trường từ các nhà máy công nghiệp, các động cơ; nguồn nước bị ô nhiễm, rác thải bừa bãi, Nhưng chúng ta lại không để ý đến một nhân tố cũng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người hằng ngày, đó là “Sóng điện từ”.
Chính vì vậy, tôi xin được trình bày buổi học ngoại khóa vật lý “Sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường” .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC BUỔI HỌC NGOẠI KHÓA “SÓNG ĐIỆN TỪ VÀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG’’ LỚP 12 THPT NGUYỄN HOÀNG Người thực hiện: Phùng Đức Thắng Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lý THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. MỞ ĐẦU 3 1.1. Lý do chọn đề tài 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 2. NỘI DUNG SKKN 4 2.1 Cơ sở lý luận của SKKN 4 2.2. Thực trạng vấn đề 8 2.3. Giải pháp đã sử dụng 10 2.4. Hiệu quả của SKKN 16 3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ. 17 3.1 Kết luận 17 3.2 Kiến nghị 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài: Theo như dự kiến năm học 2017-2018 Bộ giáo dục và đào tạo sẽ cho dạy thí điểm chương trình sách giáo khoa mới ở một số trường phổ thông trong cả nước.Với tổ hợp môn khoa học tự nhiên nói chung và bộ môn vật lý nói riêng việc dạy học lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường là không thể thiếu. Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án : “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. Khi nói đến ô nhiễm môi trường thì chúng ta thường nghĩ đến những vấn đề như ô nhiễm bầu không khí do khí thải CO2 ra môi trường từ các nhà máy công nghiệp, các động cơ; nguồn nước bị ô nhiễm, rác thải bừa bãi,Nhưng chúng ta lại không để ý đến một nhân tố cũng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người hằng ngày, đó là “Sóng điện từ”. Chính vì vậy, tôi xin được trình bày buổi học ngoại khóa vật lý “Sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường” . 1.2 Mục đích nghiên cứu. Mục đích của buổi học ngoại khóa là giới thiệu cho các em một bức tranh toàn cảnh về sóng điện từ, nhằm trang bị cho các em những kiến thức hết sức bổ ích về lĩnh vực này. Mặt khác buổi học ngoại khóa sẽ cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về tác hại của sóng điện từ đối với sức khỏe của con người. Để từ đó các em có những hành động, việc làm thiết thực, có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường nói chung và không gian sinh sống trong từng gia đình nói riêng. Các em biết cách sử dụng một cách hợp lí các thiết bị thu và phát sóng điện từ từ các vật dụng sinh hoạt hằng ngày trong gia đình. Ở các trường THPT hiện nay việc tổ chức các buổi học ngoại khóa nói chung và ngoại khóa Vật lý nói riêng còn nhiều hạn chế. Một mặt là vì chương trình giáo khoa quá nặng, thời lượng dành cho các buổi thảo luận, ngoại khóa còn quá ít và chưa được quan tâm. Mặt khác, do điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho một buổi học ngoại khóa. Đặc biệt với bộ môn Vật Lý thì phần lớn các giáo viên giảng dạy chưa lồng ghép được những kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các kiến thức của bài học. Qua các bài giảng trên lớp, các em chỉ nắm được những kiến thức lý thuyết đơn thuần, những kiến thức trong SGK chỉ mới giúp các em nắm được khái niệm cơ bản, tính chất cơ bản,ứng dụng cơ bản,của sóng điện từ, mà chưa có sự vận dụng những kiến thức ấy vào trong thực tế cuộc sống. Ví dụ như việc sử dụng điện thoại di động – một thiết bị phát và thu sóng điện từ của các em học sinh. Ở các trường THPT đều cấm các em học sinh không được mang và sử dụng điện thoại di động, nhưng thực tế thì phần lớn các em học sinh đều mang và sử dụng điện thoại di động. Các em sử dụng điện thoại di động một cách tràn lan, bừa bãi trong việc nghe, gọi, nhắn tin, chơi game, mà không ý thức được những tác hại của nó đối với sức khỏe của bản thân mình và những người xung quanh. 1.3 Đối tượng nghiên cứu. Có thể khẳng định rằng, chúng ta đang sống trong một “biển” bức xạ điện từ. Bên cạnh những lợi ích hết sức to lớn mà sóng điện từ mang lại, thì nó cũng được mệnh danh là một “sát thủ tàng hình”. Khoa học đã chứng minh sóng điện từ đối với những người mẫn cảm là thủ phạm gây chứng mất ngủ hoặc ngủ mê mệt, chuột rút, ngứa ngáy, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đau lưng...Từ trường của chiếc máy vi tính - tuỳ theo thời gian bạn tiếp xúc – có thể gây mụn trứng cá, eczema, nhức mắt,... Ánh sáng nhân tạo trong nhà phát ra từ chiếc đèn ống hoặc đèn halogen cũng góp phần “ăn mòn” sức khoẻ con người. Tuy nhiên, sóng điện từ làm ô nhiễm môi trường sống, gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe con người hằng ngày thì chúng ta lại không cảm nhận được. Điều này được thể hiện qua việc sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống. Ví dụ như chúng ta sử dụng điện thoại di động một cách tùy tiện, không có khoa. Chúng ta thường ngồi máy vi tính quá lâu, thường xuyên bỏ điện thoại di động trong túi quần, mà không hề hay biết nó cũng là một trong các nhân tố dẫn đến tình trạng “vô sinh” – một căn bệnh phổ biến hiện nay ở giới trẻ. 1.4 Phương pháp nghiên cứu. Tôi thực hiện đề tài nghiên cứu ở hai lớp: lớp 12B1 được chọn là lớp thực nghiệm (thực hiện buổi học ngoại khóa) và lớp 12B3 là lớp đối chứng (ôn tập theo phương pháp truyền thống). Hai lớp này đều học theo chương trình cơ bản và có trình độ ngang nhau. Tôi cho hai lớp làm bài kiểm tra (cùng chung đề) và thu thập kết quả. Để phân tích định lượng kết quả thu được,tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả kiểm tra đối với hai lớp thử nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận Một trong những biểu hiện ý nghĩa nhất của Điện từ học, đó là điện trường và từ trường biến đổi kết hợp với nhau tạo thành một loại sóng lan truyền, gọi là sóng điện từ. Người ta đã tiên đoán sự tồn tại của sóng điện từ, và nghiên cứu bằng lí thuyết những tính chất của nó hàng chục năm trước khi tạo được sóng trong phòng thí nghiệm. Năm 1864 nhà vật lí học xứ E-cốt (Anh), Mắc-xoen (James Clerk Maxwell, 1831 – 1879) đề ra một giả thuyết rằng: Nếu một từ trường thay đổi để tạo nên một điện trường, thì tương tự như vậy, một điện trường thay đổi sẽ phải tạo nên một từ trường. Dường như là có sự “đối xứng” giữa điện trường và từ trường. Lần đầu tiên sóng điện từ được tạo ra và quan sát trong phòng thí nghiệm vào năm 1887 do nhà vật lí học Đức Héc (Heinrich Hertz) thực hiện. Ông dã dùng một anten, tương tự như một LC, tạo ra dòng điện xoay chiều tần số cao trong đó, và thấy rằng năng lượng có thể chuyển từ mạch này sang một mạch LC đặt cách đó nhiều mét. Hơn nữa, ông còn chứng tỏ được rằng, sự truyền năng lượng có những đặc điểm giống như quá trình truyền sóng, nghĩa là có sự phản xạ, khúc xạ, giao thoa, nhiễu xạ và phân cực. Như vậy có thể cho rằng sóng được tạo ra từ mạch thứ nhất (anten) và truyền đến mạch thứ hai qua khoảng không gian của phòng thí nghiệm. Điều quan trọng hơn là Héc còn chứng tỏ được rằng, tốc độ truyến sóng gần đúng bằng tốc độ truyền ánh sáng, đúng như dự đoán của Mắc-xoen. Chỉ vài năm sau khi thí nghiện của Héc được công bố, người ta thử lại và phát triển thêm nhiều, đến mức thí nghiệm được áp dụng trong thực tế và dẫn đến một phát minh rất quan trọng của Mắc-cô-ni (Marconi, 1874-1937), đó là phát minh ra vô tuyến điện năm 1896. Như vậy là khi Mắc-xoen chết thì sự tồn tại của sóng điện từ mới chỉ là một đề xuất lí thuyết, hơn hai mươi năm sau, sóng điện từ đã bắt đầu trở thành một phương tiện truyền thông mới mang lại những biến đổi lớn trong đời sống. Khi khảo sát sóng cơ ta thấy rằng, nếu một hạt của môi trường dao động, thì do liên kết, hạt khác của môi trường ở vị trí lân cận sẽ chịu lực tác dụng và dao động theo. Do cơ chế đó mà dao động được lan truyền trong môi trường và tạo thành sóng. Ta xét đối với sóng điện từ, trước hết ta thừa nhận rằng, trong chân không và trong môi trường điện môi tương tác từ không truyền đi một cách tức thời, mà có một tốc độ lan truyền hữu hạn. Thí dụ, trong chân không vào thời điểm t=0 tại điểm A xuất hiện một điện tích q, theo định luật Cu-lông thì tại điểm B cách A một đoạn sẽ xuất hiện điện trường có cường độ E tỉ lệ với . Nhưng điện trường đó không xuất hiện ngay tức thì vào thời điểm t = 0, mà phải sau khoảng thời gian , c là tốc độ truyền tương tác điện từ sau này ta sẽ thấy c chính là tốc độ truyền ánh sáng. Bây giờ, xét một máy phát điện xoay chiều có hai đầu ra, mà mỗi đầu được nối thêm một thanh dẫn điện dài, hai thanh cùng nằm trên một đường thẳng thẳng đứng và nối dài về hai phía gọi là anten. Hình 1 vẽ hai thanh nối dài, máy phát điện được biểu diễn bằng một vòng tròn ở giữa, máy tạo nên dao động điện, chu kì T trong an ten. Chúng ta khảo sát sự lan truyền của sóng điện từ từ anten theo phương của trục x nằm ngang vuông góc với anten P x a) Thời điểm t=0 P x b) Thời điểm 0<t1< Q P x c) Thời điểm t2 = P x d) Sau thời điểm t2 = P x e) Sau thời điểm t3 = P x f) Thời điểm t4 = Hình 1: Sự hình thành sóng điện từ Giả thiết rằng vào thời điểm t = 0, thanh trên tích điện dương, thanh dưới tích diện âm có độ lớn cực đại (hình 1a). Điện trường tại điểm P trên trục x, ngay sát anten hướng xuống dưới. Một thời gian ngắn sau đó vào thời điểm t1 sao cho 0<t1< tương tác điện lan truyền tới điểm Q (PQ = ct1), điện trường tại Q vào này bằng điện trường E tại P vào thời điểm t1 thì nhỏ hơn, vì rằng vào thời điểm này thì điện tích dương ở thanh trên giảm t1 thì nhỏ hơn, vì rằng vào thời điểm này thì điện tích dương ở thanh trên giảm đi, độ lớn của điện tích âm ở thanh dưới cũng giảm theo (hình 1b). Đến thời điểm thì dao động động điện đã thực hiện một phần tư chu kì, anten không còn tích điện nữa, điện trường tại P vào thời điểm đó bằng không. Điện trường E tạo ra tại P vào thời điểm t = 0, đến thời điểm này đã lan truyền đến điểm R sao cho (hình 1c). Tiếp sau thời điểm , điện tích trên từng thanh của anten đổi dấu, điện trường tại điểm P đổi chiều và hướng lên trên (hình 1d). Lần lượt tại các thời điểm chúng ta có các hình 1e và hình 1f. Sau thời điểm thì điện tích trên từng thanh lại đổi dấu ngược lại, và điện trường tại P lại hướng lên trên. Nếu theo dõi hết một chu kì T thì ta sẽ thấy rằng, điện trường tạo nên bởi một anten nối với một máy phát xoay chiều, truyền đi ra xa anten giống như sóng trên một sợi dây truyền đi xa từ một điểm của dây dao động điều hòa theo phương ngang. Như đã nói ở trên, tại điểm P, điện trường thẳng đứng hướng xuống dưới, còn từ trường tạo thành bởi dòng điện, theo quy tắc vặn cái đinh ốc, có vectơ cảm ứng từ nằm ngang, tức là vuông góc với mặt phẳng của hình vẽ, và hướng vào trong. Ta thấy rằng trong trường hợp này hai vectơ điện trương và cảm ứng từ vuông góc với nhau. Xét trong một chu kì T, bằng phương pháp tương tự như khi khảo sát điện trường, ta cũng thấy rằng từ trường truyền đi ra xa anten cũng có dạng sóng, với tốc độ truyền tương tác c. Chú ý rằng vào thời điểm mà vectơ bằng 0 thì vectơ cảm ứng từ cũng bằng 0. Hai vectơ này luôn luôn vuông góc với nhau và với hướng truyền sóng. Điện trường và từ trường cùng biến đổi điều hòa và lan truyền như thế này là sóng điện từ. Những khảo sát chặt chẽ hơn, bằng cách lập luận toán học, xuất phát từ 4 phương trình Mắc-xoen về điện từ, có thể suy ra rằng: Vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn luôn vuông góc với nhau, chúng lan truyền với cùng tốc độ c theo hướng Ox. Tốc độ c tính được theo các hằng số điện và từ: với là số điện và là hằng số từ. Vectơ , vectơ và Ox hợp với nhau thành một tam diện thuận, nghĩa là: Nếu một người đứng thẳng theo hướng và tay phải giơ ngang theo hướng thì mắt nhìn thẳng về phía trước là hướng x (hình 2). y x z O Hai vectơ và biến đổi điều hòa theo thời gian với cùng tần số góc và luôn cùng pha, nghĩa là ở vị trí mà E cực đại thì B cũng cực đại. Có thể viết biểu thức cho sự phụ thuộc tọa độ và thời gian của hai vectơ này trong sóng điện từ phẳng như sau: (1) (2) 2.2 Thực trạng vấn đề. 2.2.1 Sóng điện từ làm ô nhiễm môi trường sống Bật đài, ti vi chúng ta có thể nghe thấy hoặc nhìn thấy chương trình. Đó là vì đài phát thanh, truyền hình vô tuyến điện đã phát xạ sóng điện từ ra môi trường xung quanh, rồi truyền các tín hiệu chương trình đến các hộ gia đình. Điện thoại di động không có dây điện thoại cũng có thể kết nối mọi người với nhau cũng là do có sự giúp đỡ của sóng điện từ. Ngoài ra còn có rất nhiều thiết bị như rada, thiết bị tăng nhiệt vi sóng điện từ vào không gian xung quanh. Tuy bạn hoàn toàn không cảm thấy nhưng chúng ta đang sống trong môi trường đầy sóng điện từ. Cùng với việc mang lại nhiều tiện lợi, sóng điện từ cũng không tránh khỏi gây ra một số nguy hại khác. Ví dụ, âm thanh ồn của sóng điện từ sẽ ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của các thiết bị điện tử và các loại máy đo, làm cho tin tức bị thất lạc, mất khả năng điều khiển. Khi xem tivi, những cảnh tượng mà chúng ta nhìn thấy giống như những hiện tượng rung động và nhiễu, đó thường là vì nó bị ảnh hưởng của sóng điện từ gần đó. Sóng điện từ quấy nhiễu còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Ví dụ như tạo ra sự thất lạc của các tín hiệu điều khiển đường sắt sẽ gây tại nạn giao thông; nếu tạo ra những thất lạc tin tức chỉ thị bay sẽ làm cho máy bay, tên lửa, vệ tinh nhân tạo không điều khiển được nữa Bức xạ điện từ còn nguy hại trực tiếp đến sức khỏe con người. Vi sóng là một dạng của sóng điện từ. Lò vi sóng chính là dùng vi sóng chiếu xạ vào thực phẩm làm cho thực phẩm chín. Có thể thấy rằng, nếu xung quanh chúng ta tồn tại nhiều vi sóng, vi sóng chiếu quá nhiều vào cơ thể chúng ta thì cơ thể chúng ta cũng sẽ bị vi sóng không ngừng “thêm nhiệt”, “nướng chín”, sẽ rất nguy hại đến sức khỏe. Các kết quả nghiên cứu đều chứng tỏ rằng, nếu con người bị điện từ bức xạ trong thời gian dài sẽ sinh ra các triệu chứng suy yếu thần kinh như mệt mỏi, trí nhớ giảm sútvà các triệu chứng khác như lo sợ, tức ngực, thị lực kémBức xạ điện từ gây ra những nguy hại rất lớn đến môi trường sinh sống của nhân loại, trở thành mối nguy hại lớn được con người hết sức quan tâm. Bức xạ điện từ đã trở thành một dạng ô nhiễm môi trường khá nguy hiểm. Để khống chế ô nhiễm điện từ, tổ chức y tế thế giới và hiệp hội phòng chống bức xạ quốc tế đã đưa ra “chuẩn tắc vệ sinh môi trường” và các tiêu chuẩn sóng điện từ mạnh có liên quan khác. Bộ y tế Trung Quốc cũng đã ban bố “tiêu chuẩn vệ sinh sóng điện từ môi trường” vào tháng 12 năm 1987. Đối mặt với sự ô nhiễm điện từ ngày càng nghiêm trọng chúng ta có một số biện pháp ngăn ngừa như: đưa nguồn ô nhiễm điện từ rời xa khu dân cư đông đúc; cải thiện thiết bị điện khí, giảm sự rò rỉ điện từ, lắp các thiết bị khử điện từ, giảm cường độ từ trường Việc con người lợi dụng sóng điện từ cũng giống như lợi dụng các tài nguyên khác, chỉ khi đã tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc về chúng mới có thể vừa mang lại lợi ích lớn nhất cho con người, lại không gây nên những nguy hại cho môi trường sống. 2.2.2 Tác hại của sóng điện từ đối với sức khỏe con người Bình thường chúng ta bị bao vây bởi bao nhiêu làn sóng từ dưới đất lên, từ trên trời cao xuống. Những đường dây cao thế, sóng truyền thanh, truyền hình vây bọc chúng ta từ mọi phía. Những năm gần đây, các vệ tinh địa tĩnh đưa xuống Trái đất nhiều loại sóng điện từ khác phục vụ Internet không dây, mạng điện thoại di động...So với 30 năm về trước, số lượng những làn sóng điện từ chúng ta phải chịu đựng tăng gấp vài trăm lần. Nhưng thiết bị điện tử gia dụng đặt trong nhà, ở thời buổi hiện tại không biết cơ man nào mà kể. Nhà nào chẳng một, hai cái tivi, rồi đầu đĩa, các thiết bị nghe nhạc, lò vi sóng, máy vi tính ... “Con dế” ngày càng nhiều chức năng chốc chốc lại ri rỉ bên tai và nằm ngay đầu giường ngủ. Các nguồn phát sóng điện từ cả đấy! Cơ thể chúng ta, muốn hay không thì cũng trở thành một chiếc ăngten bị hấp thụ một cách cưỡng bức mọi loại sóng từ môi trường xung quanh mà vô phương bảo vệ kể cả ban đêm trong khi chìm trong giấc ngủ, khi sức đề kháng mất di đến hai phần ba. Vì vậy, người ta gọi các loại sóng điện từ là “sát thủ tàng hình” không ngoa chút nào. Khoa học đã chứng minh sóng điện từ đối với những người mẫn cảm là thủ phạm gây chứng mất ngủ hoặc ngủ mê mệt, chuột rút, ngứa ngáy, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đau lưng...Từ trường của chiếc máy vi tính - tuỳ theo thời gian bạn tiếp xúc – có thể gây mụn trứng cá, eczema, nhức mắt,... Ánh sáng nhân tạo trong nhà phát ra từ chiếc đèn ống hoặc đèn halogen cũng góp phần “ăn mòn” sức khoẻ. Có bước sóng khác với ánh sáng tự nhiên mà loài người đã thích nghi từ ngàn đời loại ánh sáng phi tự nhiên vượt ngưỡng cho phép có thể gây stress, bệnh ngoài da, mất ngủ, nhức đầu, loãng xương. 2.2.3 Tác hại của điện thoại di động đối với sức khỏe con người Điện thoại di động là vật bất ly thân của nhiều người nhưng nó cũng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Khi sử dụng, điện thoại di động sẽ phát ra một loại sóng điện từ truyền đến trạm bức xạ để nhận và phát tín hiệu. Loại sóng bức xạ này cũng được cơ thể con người hấp thụ. Độ bức xạ tương đối nhỏ khi điện thoại đang ở trạng thái chờ sử dụng. Nó lớn hơn trong quá trình đàm thoại và đạt độ lớn nhất khi đang phát tín hiệu gọi một máy khác, cao gấp 3 lần độ bức xạ khi máy ở trạng thái chờ sử dụng. Sự bức xạ này có thể làm thay đổi cấu trúc một số tế bào cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 2.3 Giải pháp đã sử dụng. 2.3.1 Thời điểm tổ chức buổi học ngoại khoá Giáo viên tổ chức buổi học ngoại khoá “Sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường” đối với học sinh khối lớp 12 sau khi học sinh đã được học xong chương: Sóng ánh sáng 2.3.2 Chuẩn bị cho buổi học ngoại khoá a) Giáo viên - Hệ thống kiến thức kiến thức về sóng điện từ phục vụ cho buổi học ngoại khóa. - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. - Hệ thống phiếu học tập. - Các thiết bị phục vụ cho buổi học ngoại khoá như: máy vi tính, máy chiếu, tranh vẽ b) Học sinh - Tìm hiểu những kiến thức về sóng điện từ qua sách giáo khoa, báo chí, các thông tin trên mạng internet. - Hệ thống các kiến thức vật lý có liên quan. TỔ CHỨC BUỔI HỌC NGOẠI KHÓA “SÓNG ĐIỆN TỪ VÀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG’’ Địa điểm tổ chức: thực hiện trên phòng học bộ môn; thời gian thực hiện: 180 phút; Chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có số học sinh đồng đều về số lượng cũng như trình độ. Giáo viên tiến hành chiếu các câu hỏi trên máy chiếu đa năng để các thành viên trong mỗi nhóm cùng thảo luận và đưa ra câu trả lời của từng nhóm. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận và sau đó tổng hợp, phân tích, và đưa ra kết luận. Từ cơ sở lý thuyết trình bày ở trên và những kiến thức cơ bản trong SGK, tôi xây dựng hai hệ thống câu hỏi: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và hệ thống câu hỏi tự luận. HỆ THỐNG CÂU HỎI CHO BUỔI HỌC NGOẠI KHÓA Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan Câu 1: Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tự ngoại, đơn sắc màu lục; tia có tần số nhỏ nhất là A. tia tử ngoại. B. tia đơn sắc màu lục. C. tia hồng ngoại. D. tia Rơn-ghen. Câu 2: Hãy chọn câu đúng Nhiều khi ngồi trong nhà không thể dùng được điện thoại di động, vì không có sóng. Nhà đó chắc chắn phải là A. nhà sàn. B. nhà lá. C. nhà gạch. D. nhà bê tông. Câu 3: Sóng điện từ có tần số 12MHz thuộc loại sóng nào dưới đây? A. Sóng dài. B. Sóng trung. C. Sóng ngắn. D. Sóng cực ngắn. Câu 4: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ và vectơ luôn luôn A. trùng phương với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. B. dao dộng cùng pha. C. dao dộng ngược pha. D. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ? A. Sóng điện t
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_buoi_hoc_ngoai_khoa_song_dien.doc