Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp cặp - Nhóm trong giảng dạy Tiếng Anh 10
Mục đích của đề tài:
Là một giáo viên ngoại ngữ, tôi hiểu rất rõ vai trò của việc học ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay, học Tiếng anh không phải để làm được các bài tập thuộc các kĩ năng như đọc, viết mà quan trọng phải giao tiếp được bằng Tiếng anh. Chúng ta đều biết rằng Tiếng Anh đã trở thành một công cụ giao tiếp cần thiết trong cuộc sống hàng ngày giúp cho con người trên toàn thế giới có thể chia sẻ trao đổi công việc. Các ứng cử viên xin việc không chỉ cạnh tranh với ứng cử viên trong nước mà còn phải thi đấu với các ứng viên sáng giá nước ngoài, vì vậy, nếu các ứng cử viên xin việc mà không có kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ - Tiếng Anh thì sẽ không bao giờ có cơ hội vào làm việc tại những vị trí công ty mà mình mong muốn. Tuy nhiên, đại đa số học sinh ở trường tôi đều cảm thấy chán nản trong giờ học Tiếng Anh, vì thế, qua đề tài này, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp cặp – nhóm trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh đặc biệt là học sinh lớp 10 tạo cho học sinh có hứng thú trong giờ học ngoại ngữ, nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp cho các em. Quan trọng hơn nữa là, giúp các em học sinh sau khi học Tiếng anh ba năm ở trường có khả năng xin vào làm việc tại các công ty nước ngoài với khả năng giao tiếp bằng Tiếng anh của chính mình.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO --------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến : “Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10” Tác giả sáng kiến : PHẠM THỊ PHƯƠNG Mã sáng kiến : 09.61.02 Năm học: 2017-2018 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Lời giới thiệu: 1.1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, đất nước chúng ta nói chung và Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với mục đích phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó giáo dục là một trong những lĩnh vực trọng tâm được sự quan tâm lớn từ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong những năm gần đây, nước ta đã và đang tiến hành đổi mới toàn diện về phương pháp sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt là phương pháp giảng dạy ở các cấp học trong đó có cấp Trung học phổ thông (THPT), nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trước đây, phương pháp giảng dạy chủ yếu là truyền thụ một chiều, giáo viên đọc và học sinh chép, vì thế phương pháp giảng dạy này không rèn luyện nếp tư duy sáng tạo, chủ động của người học. Tuy nhiên, ngày nay nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ và sự hòa nhập với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, chúng ta đã và đang từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm. Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không, phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên - những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy trong từng tiết học. Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Một lý do quan trọng khác đó là học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo có nhận thức kém hơn so với các bạn trường khác, vì thế nếu giáo viên lên lớp chỉ đọc cho học sinh ghi chép nội dung bài học dài lê thê thì các em sẽ rất chán và sẽ không nhớ hết được nội dung bài học. Vì vậy, trong mỗi tiết học tôi luôn phải cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy giúp nội dung bài học sinh động đồng thời nhằm khơi dậy sự thích thú của học sinh, giúp các em ghi nhớ nội dung bài học dễ dàng hơn. Với bản thân tôi, ngoài những hình thức tổ chức lớp học tích cực mà tôi tiếp thu được từ các buổi tập huấn, các tiết thao giảng và bản thân trải nghiệm trong quá trình giảng dạy, học hỏi, tham khảo đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc sử dụng các hoạt động cặp – nhóm trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, giáo viên có thể khơi dậy và khai thác khả năng học tập tích cực chủ động ở học sinh, học sinh tự bộc lộ mình, tự học tập lẫn nhau, tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua cách làm việc chung cặp hoặc nhóm. Từ đó, học sinh có thể cảm thấy hứng thú với môn Tiếng Anh, có thể tự cảm nhận được tiết học trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên sinh động, và cảm giác như được vui chơi giữa giờ học ngay trên lớp. Để truyền thụ kiến thức cho học sinh có hiệu quả , gây được hứng thú học tập của học sinh, học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức và vận dụng tốt kiến thức, tất cả đều phụ thuộc vào phương pháp dạy của người thầy. Từ những thực tế trên, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp cặp – nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10 tại trường THPT Trần Hưng Đạo. 1.2. Mục đích của đề tài: Là một giáo viên ngoại ngữ, tôi hiểu rất rõ vai trò của việc học ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay, học Tiếng anh không phải để làm được các bài tập thuộc các kĩ năng như đọc, viết mà quan trọng phải giao tiếp được bằng Tiếng anh. Chúng ta đều biết rằng Tiếng Anh đã trở thành một công cụ giao tiếp cần thiết trong cuộc sống hàng ngày giúp cho con người trên toàn thế giới có thể chia sẻ trao đổi công việc. Các ứng cử viên xin việc không chỉ cạnh tranh với ứng cử viên trong nước mà còn phải thi đấu với các ứng viên sáng giá nước ngoài, vì vậy, nếu các ứng cử viên xin việc mà không có kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ - Tiếng Anh thì sẽ không bao giờ có cơ hội vào làm việc tại những vị trí công ty mà mình mong muốn. Tuy nhiên, đại đa số học sinh ở trường tôi đều cảm thấy chán nản trong giờ học Tiếng Anh, vì thế, qua đề tài này, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp cặp – nhóm trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh đặc biệt là học sinh lớp 10 tạo cho học sinh có hứng thú trong giờ học ngoại ngữ, nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp cho các em. Quan trọng hơn nữa là, giúp các em học sinh sau khi học Tiếng anh ba năm ở trường có khả năng xin vào làm việc tại các công ty nước ngoài với khả năng giao tiếp bằng Tiếng anh của chính mình. 2. Tên sáng kiến: “Sử dụng phương pháp cặp – nhóm trong giảng dạy Tiếng Anh 10” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Phạm Thị Phương - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Thị Trấn Hợp Hòa – Tam Dương – Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0168 9945 709 - E - mail: phamthiphuong.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Phương 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong chương trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh lớp 10. - Về phía học sinh, tôi lựa chọn học sinh các lớp 10A4, 10A6 trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc, do tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2017 – 2018. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2017 -2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: PHẦN I. PHẦN NỘI DUNG Khái niệm dạy học theo cặp – nhóm: - Theo A.T.Franscisco (1993): “Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập.” - Dạy học theo cặp là hoạt động học tập trong đó giáo viên chia lớp thành các cặp, có thể hai học sinh ngồi cùng một bàn là một cặp, hoặc cho học sinh tự cặp ngẫu nhiên với bạn của mình. Mỗi học sinh làm việc với bạn của mình, và tất cả các cặp làm việc đồng thời cùng lúc về chủ đề mà giáo viên yêu cầu. – Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo nhóm nhỏ có thể là 3, 4 hoặc 5 người làm một nhóm. Trong mỗi nhóm nhỏ, có đủ thành phần khác nhau về trình độ và thường bầu ra trưởng nhóm để đôn đốc quá trình thảo luận nhóm của nhóm mình. - Vậy dạy học theo cặp – nhóm là phương pháp dạy học trong đó giáo viên chia lớp thành cặp hoặc nhóm cùng thảo luận trao đổi nghiên cứu về một chủ đề nhỏ nào đó của bài học. Qua hoạt động này, học sinh không thể ỉ lại chờ thầy cô bạn bè đọc cho chép bài, mà chính họ phải tự chủ động học hỏi tìm hiểu để lĩnh hội được nội dung kiến thức bài học. II. Đặc điểm của dạy học theo cặp – nhóm: - Giờ học vẫn được tiến hành tại lớp học như bình thường, việc phân chia cặp nhóm chủ yếu là do giáo viên dựa vào vị trí ngồi của học sinh hoặc dựa vào tâm lý, trình độ nhận thức của học sinh, và quan trọng là phải dựa vào nhiệm vụ học tập mà học sinh cần giải quyết để cho nhóm sao cho phù hợp. Thỉnh thoảng cũng có thể cho học sinh tự lựa chọn cặp nhóm của mình đối với nhiệm vụ về nhà. - Trong mỗi nhóm phải bầu ra nhóm trưởng – người chịu trách nhiệm quản lý đôn đốc hoạt động của nhóm mình; phải phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên nhằm giúp các thành viên trong nhóm phải tích cực, trực tiếp trao đổi giải quyết vấn đề của nhóm mình. - Giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ ra các nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, chứ không phải là người tìm và giải thích tất cả kiến thức nội dung bài học cho học sinh. - Trong phương pháp này, học sinh có cơ hội thể hiện khả năng của mình qua phần trình bày thuyết trình, nhằm giúp các em tự tin hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống thực tiễn. III. Ưu và nhược điểm của dạy học theo cặp – nhóm: Ưu điểm: - Tạo môi trường học tập cho học sinh, nhất là học sinh yếu kém, nhút nhát. Họ có cơ hội phát biểu ý kiến riêng của mình, có cơ hội tự trao đổi tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân mình. - Những học sinh kém có thể học tập qua các bạn khá hơn mình, các bạn khá giỏi thì có cơ hội rèn luyện tinh thần đoàn kết qua các hoạt động cặp nhóm. - Tất cả học sinh đều có cơ hội rèn luyện sự tự tin giao tiếp, chia sẻ ý kiến của mình với các bạn và thầy cô. Và trong xã hội, các em sẽ tự tin ở kĩ năng giao tiếp ứng xử của mình. Nhược điểm: - Một số học sinh thường ỷ lại, không chịu động não, đưa ra ý kiến đóng góp để giải quyết nhiệm vụ, mà kệ các bạn giỏi hơn tự hoàn thành nhiệm vụ. - Nhiều khi giáo viên lấy kết quả của nhóm để cho điểm tất cả thành viên trong nhóm thì chưa được công bằng vì có học sinh không hoạt động gì mà vẫn được điểm cao. - Nếu trong giờ học nào giáo viên cũng cứng nhắc áp dụng phương pháp cặp – nhóm như vậy sẽ làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán. IV. Các bước tiến hành và các loại hình luyện tập theo cặp: Các bước tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị Giáo viên giới thiệu tình huống hay yêu cầu của nhiệm vụ. Bước 2: Giáo viên làm mẫu với một học sinh Giáo viên cùng với một học sinh khá trong lớp đóng vai trò làm mẫu để cho tất cả học sinh hiểu được yêu cầu và biết cách thực hiện. Bước 3: Hai học sinh làm mẫu Gọi hai học sinh khá giỏi lên làm mẫu trước lớp một lần nữa nếu cần thiết. Bước 4: Quy định thời gian Báo cho học sinh biết họ sẽ có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài tập này ( thông thường chỉ khoảng từ 2- 3 phút). Bước 5: Học sinh làm việc theo cặp Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh bắt đầu làm bài cùng một lúc. Trong khi học sinh làm bài, giáo viên đi từ cặp nọ sang cặp kia, theo dõi và giúp đỡ họ khi cần thiết nhưng tránh can thiệp vào các hoạt động của học sinh dù có thể thấy họ có những chỗ sai. Bước 6: Kiểm tra trước lớp Gọi một số cặp ngẫu nhiên đứng dậy thực hành trước lớp, nhận xét và bổ sung cho học sinh nếu cần thiết. 2. Các loại hình luyện tập theo cặp. a. Hội thoại Sau khi học một bài đối thoại mẫu, học sinh đã nắm được cấu trúc của bài và hiểu được các vấn đề ngữ pháp trong đó, giáo viên có thể yêu cầu từng cặp học sinh đóng vai và xây dựng bài hội thoại tương tự có thể sử dụng những từ gợi ý trong sách giáo khoa, hoặc là sử dụng ngôn ngữ riêng của mình để nói về bản thân mình. Ví dụ: Unit 4: Special Education – Speaking ( Tiếng Anh 10) Task 1: The questions in the interview below have been left out. Work with a partner and fill in the blanks with the right questions. (Những câu hỏi ở bài phỏng vấn dưới đây bị bỏ sót. Làm việc với một bạn cùng học và điền các chỗ với câu hỏi đúng.) 1. What were your subjects then? 2. What was your timetable? 3. What about homework? 4. Which lower-secondary school did you go to? 5. What part of the school life didn't you like then? 6. Can you tell me about the tests and examinations at your school then? 7. What did you like best about your school then? Conversation Interviewer: (A)________________________ ? Hanh: I went to Long Bien Lower-secondary School in Gia Lam, Hanoi. Interviewer: (B)________________________ ? Hanh: My subjects were Maths, Physics, Chemistry, Literature, Biology, History, Geography, English, Information Technology and Physical Education. Interviewer: (C)________________________ ? Hanh: Well. I went to school in the morning and I often had five classes. Interviewer: (D)________________________ ? Hanh: Well, we had different kinds of tests, you know. Oral tests, fifteen-minute tests, forty-five-minute tests and the final examination at the end of the semester. Interviewer: (E) ________________________? Hanh: It's different with every teacher. Some liked to give a lot of homework and others didn't. Interviewer: (F) ________________________? Hanh: To be honest, I liked my school a lot but if I could change one thing, it would be the breaks between the classes. They were too short. Interviewer: (G)_________________________ ? Hanh: I liked everything in my school, you know. Well, of course, not the breaks as I've said. I liked my teachers, my friends and the different activities at school then. Bước 1: Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp và điền vào chỗ trống với câu hỏi đúng Bước 2: Gọi 1 cặp đứng dậy đọc bài hội thoại Bước 3: Yêu cầu các cặp xây dựng bài hội thoại về chính bản thân mình dựa trên bài hội thoại mẫu đó Trả lời: A - 4: Which Lower-secondary school did you go to? B - 1: What were your subjects then? C - 2: What was your time-table? D - 6: Can you tell me about the tests and examinations at your school then? E - 3: What about homework? F - 5: What part of the school life didn’t you like then? G - 7: What did you like best about your school then? b. Bài luyện thay thế Giáo viên giới thiệu các mẫu câu hỏi và câu trả lời trong sách hoặc viết lên bảng, cho học sinh luyện tập thật nhanh. Giáo viên viết các từ gợi ý để thay thế lên bảng hoặc yêu cầu học sinh sử dụng các từ gợi ý trong sách để luyện tập theo cặp. Nên để nhiều chỗ trống ở phần gợi ý để cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình. Ví dụ: Unit 1: A day in the life of - Reading (Tiếng anh 10) Phần: “Before you read” A: What time do you often get up? (go to school, have breakfast, have lunch, go to bed) B: I often get up at six. Yêu cầu học sinh luyện tập nhanh hội thoại theo cặp Yêu cầu các cặp luyện tập hội thoại bằng cách thay thế các cụm từ khác trong ngoặc c. Thực hành ngữ pháp Sau khi học sinh nắm rõ được cấu trúc ngữ pháp, chia lớp thành các cặp và yêu cầu các em luyện tập cấu trúc ngữ pháp đó về những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Luyện tập về cấu trúc mời bạn mình cùng làm một việc gì đó với mình và cách trả lời lời mời đó. Cấu trúc mời: Would you like + to V? How about + Ving? Shall we + V? Câu trả lời: Đồng ý: Yes, I’d love/like to Yes, that’s a good idea. Of course, I’d really like to come. Từ chối: I’m afraid I can’t come because I’m sorry I can’t come because A: Would you like to go to the movies this evening? B: Yes, that’s a good idea./ I’m sorry I can’t go because I have to do my homework. d. Hỏi và trả lời Trong tiết “Reading” thường có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận theo cặp để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó, sau một vài phút giáo viên gọi từng cặp đứng dậy đọc câu hỏi và câu trả lời. Ví dụ: Unit 2: School talks – Reading (Tiếng anh 10) Task 3: Answer the following questions. 1. Where does Phong study? 2. What subjects does he study? 3. Why does he want to learn English? 4. What does Miss Phuong say about her teaching profession? 5. Why does Mr. Ha worry about his son's safety? V. Các bước tiến hành và các loại hình luyện tập theo nhóm: 1. Các bước tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia nhóm Giáo viên chia nhóm, cụ thể mỗi nhóm có mấy thành viên và yêu cầu mỗi nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng. Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ Giáo viên nêu và giải thích rõ ràng yêu cầu của nhiệm vụ cho từng nhóm để thành viên các nhóm hiểu được công việc mà họ cần phải làm. Giáo viên có thể cung cấp một số câu hỏi định hướng quá trình làm việc của nhóm. Bước 3: Quy định thời gian Báo cho học sinh biết họ sẽ có bao nhiêu thời gian để hoạt động nhóm ( thông thường khoảng từ 5- 7 phút). Bước 4: Học sinh làm việc theo nhóm Yêu cầu học sinh trao đổi hoạt động nhóm trong thời gian đã quy định. Giáo viên đi xung quanh lớp quan sát quá trình hoạt động nhóm của học sinh và giúp đỡ học sinh nếu cần thiết. Bước 5: Trình bày trước lớp Giáo viên gọi đại diện của từng nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình. Giáo viên gọi thành viên các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 6 : Đánh giá và cho điểm Giáo viên tổng hợp ý kiến, đánh giá và bổ sung ý kiến về phần trình bày của từng nhóm và cho điểm. Các loại hình luyện tập theo nhóm. Động não Thường được áp dụng trong phần khởi động (warm-up) bắt đầu vào bài mới, giáo viên viết lên bảng một cụm từ liên quan đến chủ đề của bài học, yêu cầu học sinh làm việc nhóm và liệt kê tất cả các từ liên quan đến chủ đề bài học. Ví dụ: Unit 7: The Mass Media –Speaking (Tiếng Anh 10) Trong phần Warm-up: - Giáo viên viết lên bảng cụm “The types of the mass media” - Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ ( 4 người /1 nhóm) và yêu cầu học sinh liệt kê tất cả các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng, trong thời gian là phút. - Hết giờ, giáo viên gọi đại diện một số nhóm đọc kết quả, và nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ được điểm. b. Đặt câu hỏi Yêu cầu các nhóm đọc bài khóa sau đó đặt câu hỏi về bài đó. Sau vài phút các nhóm gấp sách lại, lần lượt các trưởng nhóm đứng lên đặt một vài câu hỏi, các thành viên các nhóm khác có nhiệm vụ trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được tính điểm, sau khoảng thời gian nhất định, nhóm nào có số điểm nhiều nhất, nhóm đó giành chiến thắng. c.Trò chơi đóng vai Sau khi đã học xong về một chủ đề nào đó ( như chủ đề về ô nhiễm môi trường, cháy rừng,.), giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai là các nhân vật như nhà môi trường học, người đi cắm trại, kiểm lâm hoặc lính cứu hỏa.... để trao đổi về chủ đề bài học trong hoàn cảnh tự nhiên hơn, nhằm giúp học sinh học từ vựng, sử dụng những cấu trúc vừa học và nắm rõ được vấn đề đó hơn. Ví dụ: Unit 10: Conservation – Listening (Tiếng Anh 10) Trong phần “After you listen” Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, một bạn đóng vai là người trông coi rừng, còn lại là học sinh đi cắm trại. Người trông rừng hỏi những học sinh đi cắm trại về nguyên nhân dẫn đến cháy rừng và họ cần phải làm gì sau mỗi cuộc cắm trại đó. d. Thảo luận Giáo viên đưa ra một chủ đề nào đó ( What are the consequences of losing forest?), rồi cho học sinh thảo luận nhóm, trao đổi đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đó trong vài phút. Sau khi hết thời gian trao đổi, giáo viên gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình, thành viên các nhóm khác có thể bổ sung ý kiến cho nhóm vừa trình bày. Ví dụ: Unit 10: Conservation – Speaking (Tiếng anh 10) Giáo viên chia lớp thành hai nhóm lớn, trong mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ (4 người một nhóm nhỏ). Yêu cầu nhóm lớn thứ nhất thảo luận về điểm có lợi của loại hình sở thú mới, nhóm lớn thứ hai thảo luận về điểm bất lợi của loại hình sở thú mới. Thời gian thảo luận là 5 phút, sau đó gọi đại diện của các nhóm nhỏ thứ nhất lên trình bày về điểm có lợi của loại hình sở thú mới, các thành viên trong nhóm nhỏ thứ nhất bổ sung ý kiến, giáo viên có thể bổ sung ý kiến nếu cần thiết. Tiếp đó, gọi đại diện của các nhóm nhỏ thứ 2 lên trình bày về điểm bất lợi của loại hình sở thú mới, thành viên trong nhóm nhỏ thứ 2 bổ sung ý kiến. Thực trạng áp dụng phương pháp cặp – nhóm trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THPT Trần Hưng Đạo: Có thể khẳng định rằng tất cả giáo viên Tiếng anh trong trường THPT Trần Hưng Đạo đều nhận thức rõ tầm quan trọng, và hiệu quả của việc sử dụng phương pháp cặp – nhóm trong giảng dạy. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, chúng tôi chưa linh hoạt trong việc áp dụng phương pháp cặp nhóm trong các giờ dạy, đôi khi còn cứng nhắc làm cho giờ học khô khan, buồn tẻ. Hơn nữa, học sinh ở trường tôi chiếm đa số là học lực trung bình nên nhiều học sinh còn nhút nhát hoặc chưa có ý thức tự giác, chủ động tích cực trong các hoạt động cặp nhóm. Tuy nhiên, tôi đã và sẽ cố gắng sử dụng các phương pháp cặp nhóm linh hoạt ở từng lớp mà tôi dạy để nhằm khơi dậy động lực, niềm hứng thú của học sinh trong giờ học. Nội dung nhiệm vụ được tổ chức hoạt động theo cặp – nhóm trong môn Tiếng Anh 10. Trong chương trình Tiếng Anh 10, có rất nhiều bài học, nhiệm vụ có thể tổ chức hoạt động theo cặp hoặc nhóm, sau đây tôi đưa ra một bài giảng thử nghiệm của mình, trong đó có phần được tổ chức hoạt động theo cặp – nhóm: “Unit 5: Technology and you- Part B: Speaking” Tiếng anh 10 Phần: Warm –up Bước 1: Viết chủ đề “modern devices” (các thiết bị hiện đại) lên bảng. Bước 2: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm – 4 người một nhóm; liệt kê tất cả các thiết bị hiện đại mà họ biết. Bước 3: Gọi đại diện một số nhóm đứng dậy trình bày. Bước 4: Nhận xét và hỏi học sinh “Điện thoại được d
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_cap_nhom_trong_gia.docx
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT.docx