Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lý cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lý cho học sinh Lớp 9

Thuận lợi và khó khăn

1. Về giáo viên:

Hiện nay, việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới cũng như việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và ở môn Địa Lí nói riêng đang được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên, ở các trường trung học cơ sở trong huyện chưa có tài liệu nào quy định thống nhất về tiêu chuẩn, quy tắc thể hiện biểu đồ, trong khi đó một số tài liệu tham khảo môn Địa Lí lại chưa thể hiện sự nhất quán trong việc lựa chọn, vẽ và nhận xét các loại biểu đồ, điều đó gây lúng túng cho giáo viên trong việc soạn giảng cũng như thực hiện các giờ thực hành vẽ và nhận xét biểu đồ trên lớp, không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho giờ học trở nên nặng nề, nhàm chán.

2. Về học sinh:

Trên thực tế, học sinh lớp 9 phần lớn đều yếu kỹ năng quan trọng này. Thường thì các em không xác định được yêu cầu của đề bài, không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì, chưa vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng với yêu cầu của đề bài, kỹ năng vẽ biểu đồ còn lúng túng, chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ, hoặc học sinh rất yếu trong việc nhận xét biểu đồ. Bằng sự điều tra của bản thân, qua trò chuyện, trao đổi với các đồng nghiệp trong cùng cơ quan, cũng như một số đồng nghiệp ở các trường trong huyện, tôi nhận biết được một số nguyên nhân dẫn đến kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí của học sinh còn yếu:

Một là, do học sinh không tập trung theo dõi bài dạy trên lớp của giáo viên: Phần lớn những học sinh này là các học sinh yếu-kém, trong giờ học môn Địa Lí hầu như các em không hề để ý đến sự hướng dẫn của giáo viên trong việc tìm hiểu bài, do đó các em không hiểu được bài, nhất là các giờ thực hành vẽ và nhận xét biểu đồ thì các em không vẽ và nhận xét được, từ đó dẫn đến sự chán nản trong việc học tập bộ môn này.

doc 26 trang Mai Loan 05/05/2025 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lý cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN LẠC
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến:RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT 
BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 9
 Tác giả sáng kiến:VĂN THỊ XUYẾN
 Môn: ĐỊA LÝ
 Trường THCS: LIÊN CHÂU
 Vĩnh phúc, năm 2017
 1
 ..............., Năm.......... RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU 
 ĐỒ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 9
1.Lời giới thiệu
 Biểu đồ là một công cụ trực quan rất có công dụng trong giảng dạy, học tập địa 
lí, đặc biệt là địa lí kinh tế, vì phải tiếp xúc, làm việc nhiều với các số liệu và bảng 
thống kê. Muốn nhấn mạnh và đặc biệt lưu ý đến những dữ kiện số liệu nào đó, phải 
đưa chúng lên biểu đồ. Cùng với các loại bản đồ, trong môn học Địa Lí, biểu đồ đã 
trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong kênh hình. Có thể nói biểu đồ là 
một trong những “ngôn ngữ đặc thù” của khoa học địa lí. Chính vì vậy mà kỹ năng vẽ 
và nhận xét biểu đồ đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và 
học địa lí, do đó nó đã trở thành một nội dung đánh giá học sinh học môn Địa Lí. Tuy 
nhiên, hiện nay hầu hết học sinh ở các trường trung học cơ sở đặc biệt là học sinh 
lớp 9, kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí của các em còn yếu. Trong khi đó năm 
học 2010-2011 Bộ GD & ĐT đưa ra hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng thế nhưng 
giáo viên cũng chưa có một tài liệu chuẩn nào để hướng dẫn cho học sinh rèn luyện 
kỹ năng này.
 Xuất phát từ lí do trên, cho nên tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận 
xét biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9” làm vấn đề nghiên cứu với tham vọng nhằm 
giúp học sinh rèn luyện một cách có hiệu quả kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí, 
đồng thời qua đó giáo viên có thể tham khảo để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ 
năng này tốt hơn.
2. Tên sáng kiến: 
“Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9”
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 9 của trường THCS Liên Châu 
trong những năm học vừa qua.
- Đề tài này tôi đã, đang và sẽ áp dụng vào quá trình giảng dạy môn Địa Lý ở trường 
THCS Liên Châu với tất cả các khối lớp.
- Mục tiêu của sáng kiến là:
 + Nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận 
xét biểu đồ trong việc học tập môn Địa Lí của học sinh lớp 9.
 3 
 2. Về học sinh:
 Trên thực tế, học sinh lớp 9 phần lớn đều yếu kỹ năng quan trọng này. Thường thì 
các em không xác định được yêu cầu của đề bài, không xác định được kiểu biểu đồ sẽ 
vẽ là gì, chưa vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng với yêu cầu của đề bài, kỹ năng vẽ 
biểu đồ còn lúng túng, chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ, hoặc học 
sinh rất yếu trong việc nhận xét biểu đồ. Bằng sự điều tra của bản thân, qua trò 
chuyện, trao đổi với các đồng nghiệp trong cùng cơ quan, cũng như một số đồng 
nghiệp ở các trường trong huyện, tôi nhận biết được một số nguyên nhân dẫn đến kĩ 
năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí của học sinh còn yếu:
 Một là, do học sinh không tập trung theo dõi bài dạy trên lớp của giáo viên: 
Phần lớn những học sinh này là các học sinh yếu-kém, trong giờ học môn Địa Lí hầu 
như các em không hề để ý đến sự hướng dẫn của giáo viên trong việc tìm hiểu bài, do 
đó các em không hiểu được bài, nhất là các giờ thực hành vẽ và nhận xét biểu đồ thì 
các em không vẽ và nhận xét được, từ đó dẫn đến sự chán nản trong việc học tập bộ 
môn này.
 Hai là, do tâm lí học sinh và phụ huynh học sinh vẫn còn xem môn Địa Lí là một 
“môn học phụ” nên không đầu tư nhiều cho việc học tập bộ môn.
 Ba là, do học sinh chưa dành thời gian thích đáng cho việc học tập bộ môn..
c. Phương pháp nghiên cứu
 Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
 1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
 2. Phương pháp quan sát.
 3. Phương pháp điều tra, khảo sát, trò chuyện với các giáo viên.
 4. Phương pháp tổng hợp tài liệu.
 5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
d. Giải pháp
 Từ thực trạng nêu trên, với mục đích nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, 
tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn Địa Lí, thực hiện chuẩn kiến 
thức kĩ năng theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT . Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản 
 5 SGK Địa Lí 9 có câu “thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố 
của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét”.
- Đối với biểu đồ hình tròn, cột chồng thường có các từ gợi mở như: “cơ cấu”, “phân 
theo”, “trong đó”, “bao gồm”, “chia ra”, “chia theo”...và kèm theo số liệu tương đối 
hoặc số liệu tuyệt đối nhưng phải hợp đủ giá trị tổng thể của các thành phần, để từ đó 
có cơ sở tính ra tỉ lệ %. Ví dụ: Bài tập 1,câu a, trang 38-SGK Địa Lí 9 có câu 
“thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng của các nhóm cây”.
 Lưu ý: Nếu trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc 
trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần thì rất khó vẽ trên biểu đồ hình tròn 
(vì góc hình quạt sẽ quá hẹp). Trường hợp này cần chuyển sang vẽ loại biểu đồ cột 
chồng bởi vì ta có thể vẽ chiều cao của cột tùy theo nhu cầu thể hiện.
- Đối với biểu đồ miền cần phải quan sát trên bảng số liệu: khi chuỗi số liệu là nhiều 
năm(trên 3 mốc thời gian), không vẽ biểu đồ hình tròn hoặc hình cột chồng mà nên 
chuyển sang vẽ biểu đồ miền là thích hợp nhất.
 1.2. Căn cứ vào bảng số liệu thống kê:
- Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu (tỷ lệ % hay số liệu tuyệt đối) phát triển theo một 
chuỗi thời gian. Ta sẽ chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối tượng 
biến động theo một số thời điểm hay theo các thời kỳ (giai đoạn). Ta sẽ chọn vẽ biểu 
đồ hình cột đơn. 
- Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia ra từng thành phần 
cơ cấu như:
 Tổng Nông-lâm- Công nghiệp
 Năm Dịch vụ
 số ngư nghiệp Xây dựng
 Trước bảng số liệu trên, ta sẽ chọn vẽ loại biểu đồ cơ cấu (tròn, cột chồng hoặc 
miền)
 1.3. Căn cứ vào lời kết của câu hỏi (yêu cầu nhận xét, giải thích về điều gì?)
 2. Kỹ năng tính toán, xử lý số liệu:
 7 * Một số điểm cần chú ý:
- Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi để “khoanh vùng” nội dung, phạm vi cần nhận xét.
- Trước tiên cần nhận xét các số liệu có tầm khái quát chung, tiếp đến là các số liệu 
thành phần.
- Tìm mối quan hệ so sánh các con số theo hàng dọc, hàng ngang (nếu có).
- Chú ý những giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình, nhất là những số liệu được thể 
hiện trên hình vẽ mang tính đột biến (tăng hoặc giảm nhanh).
- Cần thiết phải tính toán ra tỉ lệ % hoặc tính ra số lần tăng, giảm của các con số làm 
cơ sở chứng minh ý kiến nhận xét.
 * Về sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét biểu đồ:
- Trong các loại biểu đồ cơ cấu mà số liệu đã được qui thành các tỉ lệ (%). Khi nhận 
xét phải dùng từ “tỷ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Ví dụ, nhận xét biểu đồ 
cơ cấu giá trị các ngành kinh tế nước ta qua một số năm. Không được ghi: “Giá trị 
của ngành nông-lâm-ngư có xu hướng tăng hay giảm”. Mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị 
của ngành nông - lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”.
- Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên bản đồ, cần sử dụng 
những từ ngữ phù hợp:
 + Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “tăng”, “tăng 
mạnh”, “tăng nhanh”, “tăng đột biến”, “tăng liên tục”,kèm theo với các từ đó, bao 
giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉ đồng, 
triệu người; Hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần?),
 + Về trạng thái giảm: Cần dùng những từ sau: “giảm”, “giảm ít”, “giảm mạnh”, 
“giảm nhanh”, “giảm chậm”, “giảm đột biến”,kèm theo cũng là những con số dẫn 
chứng cụ thể (triệu tấn, tỉ đồng, triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm bao nhiêu 
lần?),...
 + Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như: “phát triển 
nhanh”; “phát triển chậm”, ”phát triển ổn định”; “phát triển không ổn định”, “phát 
triển đều”, “có sự chệnh lệch giữa các vùng” 
 Lưu ý: cùng với việc dùng các từ ngữ trên, nội dung lập luận nhận xét cần phải hợp 
lý, viết thật ngắn gọn, sát với yêu cầu câu hỏi
 9 - Trên trục hoành, khoảng cách phải được chia phù hợp với tỷ lệ các năm. 
Còn trên trục tung, khoảng cách giá trị phải được chia đều nhau và phải ghi mốc giá 
trị cao nhất vượt quá mốc giá trị cao nhất của chuỗi số liệu (nếu có chiều âm phải ghi 
giá trị âm một cách rõ ràng).
 Bước 3: Tiến hành vẽ đường biểu diễn: 
- Xác định lần lượt từng tọa độ giao điểm giữa trục tung và trục hoành (tọa độ giao 
điểm đầu tiên phải được thể hiện ngay trên trục tung, có nghĩa mốc thời gian sớm 
nhất được đặt tại gốc tọa độ).
 - Kẻ các đoạn thẳng bằng cách nối các tọa độ giao điểm để có được đường biểu 
diễn, lưu ý không nên dùng nét đứt vẽ nối.
 - Ghi số liệu ngay trên đầu các tọa độ giao điểm (điểm nút) và có thể ghi ngay tên 
từng đường biểu diễn.
 Bước 4: Hoàn thiện phần vẽ đồ thị
 - Lập bảng chú giải, trường hợp có nhiều đường biểu diễn phải ký hiệu khác 
nhau (theo ký hiệu điểm nút chấm tròn, ô vuông, tam giác, dấu nhân).
 - Ghi tên biều đồ ở ngay trên hoặc dưới biểu đồ đã vẽ một cách đầy đủ: Biểu đồ 
thể hiện vấn đề gì, ở đâu, thời điểm nào?
 Bước 5: Nhận xét, giải thích theo yêu cầu của câu hỏi đặt ra.
 Lưu ý: Đối với dạng biểu đồ có từ 2 hay nhiều đường biểu diễn trở lên cần 
thận trọng khi lựa chọn mốc thang giá trị trên trục tung một cách hợp lý để khi vẽ 
các đường biểu diễn không bị sít vào nhau; còn đối với mốc thời gian ở trục hoành 
cần phải đảm bảo tương ứng với tỷ lệ khoảng cách năm và luôn được tính theo 
chiều từ trái sang phải.
*Tóm tắt những tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ đường 
biểu diễn:
 1. Lựa chọn đúng loại biểu đồ.
 2. Hệ trục tọa độ: 
 - Đảm bảo phân chia các mốc chính xác
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_ve_va_nhan_xet_bieu.doc