Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2
Như ta đã biết, nếu không biết đọc thì con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc Vớiđúng nghĩa của từ trong xã hội hiện đại. Biết đọc con người đã nhận khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây có thể tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản, giúp họ giao tiếp được Với thế giới bên trong của người khác. Thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tươi đẹp. Khơi dậy được năng lực hoạt động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì biết đọc lại càng quan trọng vỡ nó sẽ giúp cho học sinh sử dụng các nguồn thông tin một cách nhanh chúng, kịp thời.
Biết đọc và đọc đúng có ý nghĩa to lớn như vậy nên môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì môn Tiếng Việt giúp học sinh nắm được những đơn vị tri thức cơ bản của khoa học Việt ngữ. Là cơ sở và hình thành các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đạt đến trình độ đúng, tạo điều kiện để cho học sinh tiếp nhận những tri thức khoa học mới. Nếu gọi bậc Tiểu học là bậc học nền móng thì môn Tiếng Việt là môn học đầu tiên để xây dựng nền móng vững chắc đó và trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập đọc lại càng quan trọng vì phân môn này giúp các em học đọc, học viết, giúp các em có kĩ năng giao tiếp tốt.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Như ta đã biết, nếu không biết đọc thì con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc Vớiđúng nghĩa của từ trong xã hội hiện đại. Biết đọc con người đã nhận khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây có thể tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản, giúp họ giao tiếp được Với thế giới bên trong của người khác. Thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tươi đẹp. Khơi dậy được năng lực hoạt động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì biết đọc lại càng quan trọng vỡ nó sẽ giúp cho học sinh sử dụng các nguồn thông tin một cách nhanh chúng, kịp thời. Biết đọc và đọc đúng có ý nghĩa to lớn như vậy nên môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì môn Tiếng Việt giúp học sinh nắm được những đơn vị tri thức cơ bản của khoa học Việt ngữ. Là cơ sở và hình thành các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đạt đến trình độ đúng, tạo điều kiện để cho học sinh tiếp nhận những tri thức khoa học mới. Nếu gọi bậc Tiểu học là bậc học nền móng thì môn Tiếng Việt là môn học đầu tiên để xây dựng nền móng vững chắc đó và trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập đọc lại càng quan trọng vì phân môn này giúp các em học đọc, học viết, giúp các em có kĩ năng giao tiếp tốt. Tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp. Ngoài chức năng dạy đọc phân môn này còn trau dồi cho học sinh những kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống và giáo dục tình cảm, tình yêu quê hương đất nước cho các em. Hơn thế nữa tập đọc còn rèn cho các em có được kĩ năng đọc đây là một trong bốn kĩ năng quan trọng mà bậc Tiểu học cần rèn luyện. Mục tiêu của việc dạy và học Tập đọc ở Tiểu học là hình thành và phát triển kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh. Vì những lẽ trên dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối Với mỗi học sinh đi học. Đầu tiên là phải “đọc đúng” để giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ. “Đọc đúng” là công cụ giúp ta học cả đời. Bên cạnh đó nếu “đọc đúng” sẽ giúp các em học tốt các môn học khác. “Đọc đúng” cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc vì vậy việc dạy đọc đúng giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em cách nghĩ logic cũng như biết tư duy có hình ảnh về sự việc. Vì thế đọc gồm cả giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Còn đối với học sinh lớp 2 yêu cầu đọc trong phân môn tập đọc là phải đọc đúng và rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, các cụm từ đọc trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn. Bước đầu biết đọc thầm, biết dùng mục lục sách giáo khoa khi đọc và hiểu được ý chính của đoạn văn vừa đọc. Theo thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng tốc độ đọc cần đạt ở mỗi học kì có khác nhau: Giữa học kì I: khoảng 35 tiếng/phút. Cuối học kì I: khoảng 40 tiếng/phút. Giữa học kì II: khoảng 45 tiếng/phút. Cuối học kì II: khoảng 50 tiếng/phút. Trong thực tế ở trường tôi, chất lượng đọc của học sinh vẫn chưa cao, nhiều em đọc chưa lưu loát, còn đọc sai từ, tiếng, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, còn sai khi phát âm: hỏi thành ngã, ngã thành hỏi, đọc tr thành ch, s thành x.. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng của phân môn Tập đọc chưa được nâng lên và cũng chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2 ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu 1. Sử dụng một số biện pháp để khắc phục một số sai sót mắc lỗi tiếng địa phương của học sinh trong môn tập đọc. 2. Bổ sung thêm một số phương hướng dạy học tập đọc, nhằm nâng cao chất lượng rèn đọc đúng cho học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1. Học sinh lớp 2A 2. Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2; Tạp chí giáo dục và các tài liệu thay sách. 3. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tập đọc ở lớp 2. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu nội dung này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết : Tôi đọc các tài liệu: + Các vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học. + Phương pháp dạy tập đọc, các tạp chí giáo dục - thời đại, chuyên đề giáo dục Tiểu học. + Phương pháp dạy học Tiếng Việt và các tài liệu khác liên quan đến đổi mới giáo dục. - Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin Qua quá trình dạy và dự giờ giáo viên, kiểm tra việc đọc của học sinh và khảo sát chất lượng học sinh lớp 2, tôi đã nắm bắt và thu thập các thông tin liên quan đến tình hình dạy và học tập đọc lớp 2, tìm hiểu nguyên nhân. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. Tổng hợp kết quả khảo sát thực tế, phân tích tình hình, phân loại đối tượng học sinh, ... để tìm ra biện pháp. 2. NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận của việc dạy tập đọc Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục, thành tựu của các ngành khoa học nói chung đó dẫn tới những yêu cầu mới trong việc dạy học Tiếng việt ở nhà trường. Đặc biệt trong khi dạy phân môn Tập đọc cần chú trọng nhiệm vụ hình thành và phát triển 4 kĩ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc từ lớp 2 trở đi đã thể hiện đầy đủ và rõ nét những nhiệm vụ cơ bản của phân môn tập đọc. Đây là phân môn mang tính chất thực hành là chủ yếu. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo lên từ bốn kĩ năng (cũng là bốn yêu cầu về chất lượng đọc) đó là đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi trảy) đọc hiểu, đọc diễn cảm. Trong bốn kĩ năng trên khó có thể nói kĩ năng nào làm cơ sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay nhờ hiểu đúng mà đọc đúng. Vì vậy trong dạy đọc không thể xem nhẹ kỹ năng nào. Bên cạnh đó tập đọc còn có nhiệm vụ quan trọng khác là giáo dục cho các em lòng ham học, giúp cho kiến thức về ngôn ngữ, về đời sống, về văn học của các em phong phú hơn, khả năng tư duy lôgic và khả năng giao tiếp được phát triển. Tập đọc còn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em. 2.2/ Thực trạng của việc dạy tập đọc lớp 2 Từ thực tế đứng lớp giảng dạy tôi thấy học sinh lớp 2A (do tôi trực tiếp giảng dạy) và khi dự giờ GV dạy khối 2, khi học sinh đọc mức độ đọc chưa cao. Đa số các em trong lớp là ở vùng nông thôn nên khi đọc bài các em còn mắc phải một số lỗi cụ thể là: - Chưa phân biệt được đúng tiếng có phụ âm đầu: s/x, ch/tr, r/d/gi, i/iê.( lỗi phương ngữ) Ví dụ: Trong bài “Bím tóc đuôi sam” học sinh thường đọc sai các tiếng: sam – xam, reo – gieo, trường – chường - Phát âm chưa đúng tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã. Ví dụ : Trong bài “Trên chiếc bè” học sinh thường đọc sai các tiếng: rủ - rũ, Dế Trũi – Dế Trủi, bãi – bải, đã – đả - Học sinh còn chưa biết cách ngắt, nghỉ ở một số câu dài. Ví dụ: Bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim” câu Mỗi khi cầm quyển sách cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ dở. Học sinh thường đọc ngắt, nghỉ như sau: Mỗi khi cầm /quyển sách cậu chỉ đọc /vài dòng đã ngáp / ngắn ngáp dài rồi bỏ dở.// Hay bài: “Câu chuyện bó đũa” các em ngắt, nghỉ câu dài như sau: Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả bẻ / gãy từng chiếc một / cách dễ dàng.// - Học sinh còn đọc sai giọng đọc (chưa phân biệt được giọng đọc của từng nhân vật Vớingười dẫn chuyện) Ví dụ: Bài “Bác sĩ Sói” học sinh thường đọc sai giọng đọc của Sói: Bên xóm mời ta sang khám bệnh. Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh ta chữa giúp cho. Trong đoạn này giọng của Sói phải đọc giả giọng hiền lành nhưng các em lại đọc Với giọng hung dữ. - Nhiều học sinh cũng chưa nắm được nội dung bài. - Trong tiết dạy Tập đọc học sinh còn đánh vần, đọc chưa trôi chảy nên trong một tiết học còn phải kéo dài thời gian làm ảnh hưởng rất nhiều đến các môn học khác. 2.3. Kết quả và nguyên nhân của thực trạng Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát thực tế tại lớp 2A vào học kì 1 năm học 2017 - 2018. Kết quả bài kiểm tra định kì lần 1, lớp 2A đạt được như sau: Tổng số HS Đọc đúng mẫu Ngắt, nghỉ hơi chưa đúng Đọc sai âm đầu,vần, thanh 20 em SL TL SL TL SL TL 6 em 30% 9 em 45% 5 em 25% Với kết quả như trên thì chưa thể đáp ứng Với yêu cầu giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Nhưng để đạt yêu cầu mới đã đặt ra thì không phải là một vấn đề dễ dàng. Qua quá trình dự giờ thăm lớp, qua việc khảo sát thực tế tôi vẫn thấy tồn tại một số vướng mắc trong quá trình dạy Tập đọc hiện nay mà bản thân tôi và đồng nghiệp vẫn còn phải băn khoăn. Nguyên nhân này không phải từ một phía mà còn tác động bởi các yếu tố sau: *Về phía giáo viên: Trong những năm học trước, qua việc dự giờ thao giảng, tôi nhận thấy đa số giáo viên chủ quan khi dạy phân môn tập đọc, coi đây là phân môn ít phải động não nên giáo viên thường dạy qua loa, đôi khi còn bỏ bước, kĩ năng đọc mẫu, giọng đọc chưa chuẩn dẫn đến học sinh còn đọc theo cô. Bên cạnh đó một số giáo viên còn chưa quan tâm nhiều đến phương pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh và chưa chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh mà chỉ chú trọng đến học sinh đọc tốt, chưa biết vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học và phối hợp dạy tập đọc ngoài giờ chính khóa. *Về phía học sinh: - Do học sinh còn bị ảnh hưởng bởi phương ngữ địa phương, do thói quen thiếu ý thức, các em còn đọc vẹt theo bạn. Khi đọc các em chỉ chú ý đọc qua loa cho nhanh hết bài chưa chú ý đến bài đọc sao cho đúng, cho hay. - Việc chuẩn bị bài của các em còn chưa chu đáo. - Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc luyện đọc của con ở nhà, còn xem nhẹ môn học này nên không đôn đốc các em luyện đọc. Trên đây là một số nguyên nhân mà trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc giáo viên và học sinh thường mắc phải. Là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn đứng trước những thực trạng đã nêu ở trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp dưới đây để giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc nhằm nâng cao chất lượng môn học. 2.4. Các biện pháp thực hiện 1. Phân loại đối tượng học sinh để kèm cặp, bồi dưỡng Ngay từ đầu năm học, tôi đã tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm của năm học trước và kết quả khảo khát đầu năm tôi đó tiến hành phân loại đối tượng học sinh để kèm cặp. Tôi đã bố trí cho các em đọc bài và tiếp thu bài tốt ngồi cạnh những em đọc và tiếp thu bài còn chậm . Như vậy các em kém hơn vừa học tập theo bạn, vừa học bạn cách học. Dành nhiều thời gian cho các tiết tự học Tiếng Việt để kèm cặp thêm cho các em đọc đang còn yếu, giao bài cho học sinh học tốt tự học, giao bài cho học sinh ở mức trung bình hay còn hạn chế có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên và của các bạn. Khi giao bài tùy theo năng lực của học sinh đảm bảo tính vừa sức, phát huy tối đa tính tự giác, tự học, tích cực của học sinh trong quá trình học tập. 2. Chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy a. Đối với giáo viên: Hiệu quả của tiết dạy phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị của giáo viên. Trong phân môn Tập đọc, trước khi dạy một bài tập đọc, để có một tiết dạy hiệu quả, trong việc chuẩn bị tôi đã làm những việc sau: - Nghiên cứu kĩ bài dạy, soạn bài trước khi lên lớp để nắm vững các thao tác, các bước lên lớp của phân môn. - Tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến bài dạy như: sách thiết kế, từ điển Tiếng Việt.và vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp. - Một số bài tập đọc có nhiều giọng đọc khác nhau, tôi đã luyện đọc nhiều lần trước khi dạy. Ví dụ: Dạy bài “Sáng kiến của bé Hà” có nhiều nhân vật, nhiều sắc thái giọng đọc khác nhau nên tôi phải luyện đọc bài nhiều lần trước khi dạy. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo. Ví dụ: Dạy bài “Sự tích cây vú sữa” tôi đã chuẩn bị tranh minh họa cây vú sữa, trang phục cho học sinh sắm vai. b. Đối với học sinh: - Tôi có biện pháp và kế hoạch cụ thể để các em chuẩn bị tốt bài trước khi đến lớp cụ thể là: - Nhắc các em bài Tập đọc hôm sau là bài gì để học sinh chuẩn bị trước ở nhà. - Nhắc học sinh cần phải có sách giáo khoa trong giờ tập đọc. - Các em phải đọc bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Ví dụ: Dạy bài “Mẹ” tôi yêu cầu học sinh về nhà đọc bài nhiều lần nên đến bước luyện đọc thuộc lòng các em đọc rất nhanh thuộc bài thơ. 3. Nắm vững quy trình dạy Tập đọc Về cơ bản tôi sử dụng quy trình trong sách giáo viên Tiếng Việt 2. Bởi vì quy trình này hoàn toàn phù hợp với cơ sở ngôn ngữ của Tập đọc, đảm bảo mục tiêu môn học, mục tiêu từng bài học cụ thể. Tuy nhiên, trong từng tiết dạy, bài dạy, tôi đã sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt để tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả cao. Mỗi một kĩ năng thể hiện qua bài tôi đều chú ý phân bố thời gian hợp lí. Tôi tiến hành áp dụng quy trình dạy Tập đọc trong các tiết dạy như sau: 1. Kiểm tra bài cũ. Học sinh đọc bài Tập đọc hoặc học thuộc lòng bài đó học ở tiết trước. Giáo viên nhận xét và có thể hỏi thêm về nội dung đoạn, bài đã học để củng cố kĩ năng đọc – hiểu. 2. Dạy bài mới. 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài. - Luyện đọc từng câu (kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ). - Luyện đọc đoạn, bài. 2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV hướng dẫn HS đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi trong SGK và một số câu hỏi gợi ý thêm. 2.4. Luyện đọc lại / học thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu ). Luyện đọc lại được thực hiện sau khi học sinh đó nắm được nội dung bài đọc. Hình thức tổ chức luyện đọc lại là thi đọc. Yêu cầu chính của khâu này là luyện cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Riêng HS học tốt GV có thể giúp học sinh bước đầu có ý thức đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể sau: - Thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật. - Thể hiện được tình cảm của người viết. Khâu luyện đọc lại được thực hiện theo các bước sau: - GV đọc mẫu. - GV lưu ý HS về giọng điệu của từng nhân vật hoặc của toàn bộ đoạn văn, bài văn. - GV hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu). 2.5. Củng cố, dặn dò. - Liên hệ thực tế, giáo dục kỹ năng sống. - Gv nhận xét về giờ học - Dặn học sinh việc cần làm ở nhà. 4. Rèn kĩ năng đọc đúng tiếng, từ - Dựa vào kỹ năng đọc của học sinh tôi thấy các em đọc chưa đúng tiếng, từ là do các nguyên nhân sau: + Do học sinh chưa chú ý đến đọc mẫu và phần luyện đọc của giáo viên. + Do ngôn ngữ: Phát âm sai:tr/ch, r/d/gi, s/x, i/ iê đọc sai tiếng có thanh hỏi và thanh ngã. + Do học sinh đọc nhanh, đọc cẩu thả dẫn đến bỏ chữ. + Do tư thế khi đọc chưa đúng: có em để sách tại bàn rồi đứng lên nhìn xuống để đọc. Từ thực trạng trên tôi đã tìm hiểu và hướng dẫn các em cách đọc đúng như sau: - Đối với nhóm đọc sai phụ âm đầu ch/tr, r/d/gi, s/x, i/iê Ví dụ: trời đọc là chời, trâu đọc là châu, trên đọc là chên, sam đọc là xam, biển đọc là bỉn , tiến đọc là tín. Tôi hướng dẫn các em khi đọc các tiếng có phụ âm đầu tr, r, s thì đầu lưỡi phải cong và uốn nắn từng tiếng, từng từ bằng cách: gọi học sinh đọc tốt đọc mẫu sau đó cho học sinh đó đọc lại nhiều lần. Giáo viên cho học sinh khác nhận xét bạn đọc sau đó kết luận, còn i và iê thì hướng dẫn phân biệt vần trước khi đọc. - Đối với nhóm đọc hay bỏ từ, bỏ chữ tôi thấy là do các em đọc nhanh, đọc lướt nên tôi yêu cầu các em dùng que chỉ, chỉ vào từng tiếng, từng từ khi đọc để cả lớp nghe và nhận xét. - Đối với học sinh đọc nhầm lẫn giữa thanh hỏi và thanh ngã như: bảo nỗi / bão nổi; sặc sỡ/ sặc sởTôi thường gọi các em này phát âm riêng từng thanh hỏi, thanh ngã làm mẫu thật nhiều lần với đủ loại âm tiết để học sinh có sự tự điều chỉnh trong quá trình phát âm theo. phát âm các tiếng thanh hỏi và thanh ngã tôi thường thực hiện qua các bước sau: + Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh. Ví dụ: thanh hỏi: sỏi, thỏi, gỏi thanh ngã: bã, đã, giã + Tiếp theo chắp tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. Ví dụ: thanh hỏi: thảo, phải, kẻo (âm tiết nửa mở) thanh ngã: ngõ, khẽ, cũ (âm tiết mở) + Cuối cùng chắp bất kì âm đầu, các vần với các thanh. Khi các em đó đọc đúng các tiếng từ có phụ âm đầu tr/ch, s/x, r/d, thanh hỏi, thanh ngã để giúp các em nhớ lâu và không bị mắc lại các lỗi này ở trong các tiết tập đọc tôi đã tiến hành tổ chức cho các em chơi trò chơi “Thi đọc nhanh và đúng tiếng có âm đầu, thanh dễ lẫn.” Ví dụ: Khi dạy bài: “Sự tích cây vú sữa” tôi đã tiến hành tổ chức trò chơi như sau: Mục đích - Rèn kĩ năng phát âm đúng Tiếng Việt, khắc phục lỗi phát âm lẫn lộn âm đầu (phụ âm đầu), vần, thanh do ảnh hưởng cách phát âm địa phương. - Góp phần trau dồi kĩ năng viết đúng chính tả tiếng Việt. 2. Chuẩn bị - Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn chơi. - Tôi cử 1 HS tốt của mỗi nhóm giám sát các nhóm chơi. 3. Cách tiến hành + GV phổ biến cách chơi và yêu cầu đánh giá: - Lần lượt từng em trong mỗi nhóm sẽ tìm các tiếng có âm tr, s, r, vần có i, iê , thanh hỏi, thanh ngã có ở trong bài đọc to cho cả lớp nghe. Trong thời gian 3 phút nhóm nào đọc đúng và đọc được nhiều từ nhóm đó sẽ thắng cuộc. Mỗi tiếng đọc đúng sẽ được tính 1 điểm. - Nhóm trưởng của các nhóm sẽ đổi chéo sang nhóm khác để theo dõi các bạn. - Các nhóm trưởng nhận xét về từng nhóm đã được phân công theo dõi. - GV yêu cầu các nhóm trưởng chấm điểm cho từng nhóm. - GV kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc. Trong các giờ Tập đọc tôi thường tổ chức cho các em chơi trò chơi nên các em rất hứng thú học tập trong tiết học. Một số em đọc yếu đã được khen và tuyên dương một cách kịp thời nên các em tiến bộ rất nhanh, không còn nhút nhát khi đọc bài mà các em mạnh dạn và tự tin hơn. 5. Rèn kĩ năng đọc đúng câu Giờ dạy Tiếng Việt phải hướng đến giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường tiểu học đặc biệt đối với đối tượng học sinh lớp 2 thì ngữ diệu trong khi đọc còn rất hạn chế. Đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh một cách hiểu sai nghĩa hoặc ít ra là một cách đọc không để ý đến nghĩa. Để học sinh lớp 2 đọc đúng câu (nghĩa là ngắt, nghỉ hợp lí) tôi đã tiến hành theo các bước sau: - Trước hết tôi thường dùng phương pháp giảng giải để cắt nghĩa cho các em thấy rõ tầm quan trọng của việc đọc đúng. - Trước khi dạy một bài Tập đọc cụ thể, tôi dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng. Ví dụ: Bài “Có công mài sắt có ngày nên kim” học sinh thường đọc nghỉ câu dài như sau: Mỗi khi cầm /quyển sách cậu chỉ đọc /vài dòng đã ngáp / ngắn ngáp dài rồi bỏ dở.// Nếu các em ngắt, nghỉ như thế này thì sẽ không hiểu được nội dung của câu văn. Tôi dùng các kí hiệu (/) là ngắt, (//) là nghỉ và hướng dẫn các em cần phải ngắt, nghỉ đúng trong câu này như sau: Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng / đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở.// Khi các em đọc đúng được câu trên thì các em hiểu được nội dung của câu này là cậu bé rất lười học. Cầm quyển sách cậu chỉ đọc được vài chữ là bỏ dở. Trong khi học sinh đọc các bài thơ thì tôi lưu ý về cách ngắt nhịp thơ, vì theo dự tính khi đọc học sinh sẽ ngắt là: Ví dụ: Bài “Mẹ” Lặng rồi cả / tiếng con ve// Con ve cũng mệt vì hè / nắng oi// Nhà em vẫn / tiếng ạ ời// Kẽo cà tiếng võng mẹ / ngồi mẹ ru// Nếu như các em ngắt nhịp thơ như trên thì các em sẽ không hiểu được ý của đoạn thơ là gì nên khi tìm hiểu bài các em sẽ không nắm được nội dung của bài thơ. Vì vậy khi đọc các câu thơ trên các em cần phải ngắt nhịp như sau: Lặng rồi
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_dung_cho_hoc_sinh_lop.doc