Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới kinh tế, xã hội một cách toàn diện. Ngành giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội, giáo dục và đào tạo trong nhữngnăm gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ.

Đổi mới giáo dục cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học giáo dục trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Có thể nói, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học phải dựa trên kết quả đổi mới kiểm tra đánh giá và ngược lại đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy và phát huy hiệu quả khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

Thể dục là môn học yêu cầu về vận động rất lớn. Trong quá trình học tập, thông qua các hoạt động, học sinh được rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ. Nhiều năm qua, nội dung giảng dạy môn Thể dục ở cấp THCS còn nặng về bài tập đơn điệu, ít đổi mới, cộng thêm điều kiện cơ sở vật chất của các trường còn khó khăn nên việc thực hiện các phương pháp dạy học mới còn nhiều hạn chế. Mặc dù sách giáo viên của bộ môn Thể dục đã có nhiều cải tiến, nhiều trò chơi được đưa vào hướng dẫn tiết dạy với mục đích làm phong phú thêm hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên, việc thực hiện thường xuyên còn chưa được chú trọng. Nhiều giáo viên còn e ngại với việc thay đổi phương pháp đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm, cũng như sự chuẩn bị cần rất chu đáo của các hoạt động dưới hình thức trò chơi này. Điều này càng cần phải có một hệ thống các trò chơi giúp các thầy, cô dễ dàng tham khảo và ứng dụng trong công việc, đồng thời học sinh cũng có sự chuyển biến khi tham gia tiết học,tăng hiệu quả của bộ môn.

docx 20 trang Mai Loan 24/12/2023 5373
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới kinh tế, xã hội một cách toàn diện. Ngành giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội, giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ.
Đổi mới giáo dục cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học giáo dục trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Có thể nói, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học phải dựa trên kết quả đổi mới kiểm tra đánh giá và ngược lại đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy và phát huy hiệu quả khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Thể dục là môn học yêu cầu về vận động rất lớn. Trong quá trình học tập, thông qua các hoạt động, học sinh được rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ. Nhiều năm qua, nội dung giảng dạy môn Thể dục ở cấp THCS còn nặng về bài tập đơn điệu, ít đổi mới, cộng thêm điều kiện cơ sở vật chất của các trường còn khó khăn nên việc thực hiện các phương pháp dạy học mới còn nhiều hạn chế. Mặc dù sách giáo viên của bộ môn Thể dục đã có nhiều cải tiến, nhiều trò chơi được đưa vào hướng dẫn tiết dạy với mục đích làm phong phú thêm hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên, việc thực hiện thường xuyên còn chưa được chú trọng. Nhiều giáo viên còn e ngại với việc thay đổi phương pháp đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm, cũng như sự chuẩn bị cần rất chu đáo của các hoạt động dưới hình thức trò chơi này. Điều này càng cần phải có một hệ thống các trò chơi giúp các thầy, cô dễ dàng tham khảo và ứng dụng trong công việc, đồng thời học sinh cũng có sự chuyển biến khi tham gia tiết học, tăng hiệu quả của bộ môn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và giúp các em học sinh khắc sâu kiến thức, kĩ năng môn học, giúp các em yêu thích môn học hơn. Tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS”.
Mục đích nghiên cứu
Tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần vào việc xây dựng hệ thống trò chơi trong giờ học nội khoá nhằm củng cố kỹ năng vận động cho học sinh THCS, tạo hứng thú trong các tiết học thể dục, giúp các em yêu thích môn học hơn, tăng cường các hoạt động thể chất nhằm duy trì và nâng cao sức khoẻ, từ đó hỗ trợ cho việc học văn hoá tốt hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Điều tra thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong quá trình dạy học nội khoá của giáo viên THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Đề xuất và thực nghiệm một số trò chơi dân gian cho học sinh các khối
lớp.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài này của tôi là: phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS.
Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu tại trường THCS.
Thời gian nghiên cứu đề tài: Năm học 2018 - 2019.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Gồm các phương pháp phân tích, khái quát, tổng kết các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp Ankét: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin về thực trạng sử dụng các trò chơi dân gian trong kiểm tra đánh giá, chất lượng dạy học bộ môn Giáo dục thể chất, mức độ yêu thích môn học của học sinh.
+ Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm tác động trên 2 lớp 8 với 99 học sinh của một trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
+ Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu.
Giả thuyết khoa học
Nếu trong dạy học môn Giáo dục thể chất, giáo viên xây dựng được hệ thống trò chơi dân gian theo một quy trình hợp lý thì sẽ phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học này; giúp các em yêu thích môn học hơn, tăng cường các hoạt động thể chất nhằm duy trì và nâng cao sức khoẻ, từ đó hỗ trợ cho việc học văn hoá tốt hơn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS
Cơ sở lý luận.
Trò chơi là hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người. Mọi lứa tuổi đều có nhu cầu vui chơi giải trí. Tuỳ thuộc các độ tuổi, nhu cầu này không giống nhau cả về nội dung và hình thức. Đặc biệt đối với học sinh THCS, trò chơi được coi như một món ăn không thể thiếu để thỏa mãn nhu cầu của các em. Thông qua trò chơi các em thể hiện được khả năng của mình, khám phá hiểu biết thêm cuộc sống, được lĩnh hội kiến thức trong không gian đầy ắp tiếng cười, tiếng vỗ tay đồng thời tạo ra được bầu không khí vui vẻ, đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện. Vì vậy việc tổ chức các trò chơi cho học sinh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giờ GDTC.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hóa mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.
Trong chương trình môn Thể dục ở trường THCS, trò chơi chiếm một vị trí quan trọng, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của cơ thể học sinh. Trò chơi được sử dụng rộng rãi trong các giờ thể dục, trong hoạt động nội khóa và hoạt động ngoại khóa. Trò chơi có thể được giáo viên đưa vào phần khởi động, phần cơ bản, cũng có khi là phần kết thúc. Các nội dung trò chơi hầu như tiết nào cũng có nhất là ở khối lớp 6, 7 có tiết không chỉ có một trò chơi mà có thể đưa 2 – 3 trò chơi vào tiết dạy.
Cơ sở thực tiễn.
Trò chơi là nhu cầu tự nhiên của con người có ý nghĩa giáo dục toàn diện, là phương tiện nhằm thu hút và giáo dục học sinh nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Trò chơi góp phần điều hòa và cân bằng nguồn năng lượng dư thừa trong quá trình trao đổi chất, đảm bảo sự hoạt động bình thường trong cơ thể học sinh và luôn tạo ra không khí vui vẻ, đoàn kết thân ái. Ngoài nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, khả năng hoạt bát, phản xạ trong các tình huống khác nhau trò chơi còn giáo dục phẩm chất, ý chí, sự nỗ lực cố gắng, trí thông minh dũng cảm quên mình, đức tính khiêm tốn thật thà, khả năng vận dụng những bài học vào thực tế cuộc sống. Đối với học sinh trò chơi được
sử dụng tích cực để giảng dạy những động tác, kỹ năng vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, ném, vượt chướng ngại vật Nội dung trò chơi ở các lứa tuổi có sự khác nhau. Ở các lớp bậc THCS trò chơi còn có đặc điểm mang nhiều tác dụng đến phát triển các tố chất thể lực, khối lượng vận động tăng, thời gian kéo dài cần huy động nhiều nhóm cơ toàn thân tham gia.
Muốn dạy tốt nội dung trò chơi và đưa trò chơi dân gian vào tiết học tôi phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc giáo dục thể chất ở trường THCS là giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh giúp các em không những phát triển về tri thức mà còn phát triển về thẩm mỹ, đạo đức và sức khỏe.
Cá nhân tôi đưa ra một số biện pháp như sau:
Bản thân giáo viên phải chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất, liệt kê được các trò chơi chính trong chương trình môn Thể dục THCS đặc biệt hơn tìm được những trò chơi dân gian có nội dung phù hợp với nội dung bài dạy. Những trò chơi được đưa vào chương trình cần phải chọn lọc, có mục đích, có kế hoạch mà người xây dựng kịch bản và người điều khiển trước hết là giáo viên, người tham gia chơi là học sinh. Học sinh cũng cần phải được sắm vai là người điều khiển trò chơi, tham gia đánh giá đảm bảo công bằng tự tin trước tập thể lớp. Người tổ chức điều khiển trò chơi có vai trò rất quan trọng, phải chủ động, biết tạo tình huống, biết tận dụng sự ngạc nhiên của người chơi thì trò chơi sẽ trở nên hấp dẫn.
Luôn quan tâm theo dõi sát sao quá trình chơi của học sinh.
Phải biết lựa chọn trò chơi phù hợp với đối tượng, với nội dung bài học.
Phải đảm bảo mục đích giáo dục đạo đức, tư tưởng, kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh.
Phải nắm bắt được sở thích, yếu tố tâm lý của học sinh.
Phải nắm chắc hiểu rõ luật chơi.
Chuẩn bị các phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi, nhưng tuyệt đối phải an toàn.
Giới thiệu tên trò chơi mục đích, ý nghĩa, yêu cầu trò chơi, hướng dẫn luật chơi, cách chơi và cách đánh giá phải ngắn gọn cuốn hút bằng giọng nói điệu bộ gây được hứng thú, tính tò mò.
Ổn định tổ chức bố trí đội hình phù hợp.
Biết cách động viên khích lệ và xử lý hợp lý.
Khi học trò chơi mới nên chọn nhóm học sinh làm mẫu, sắp xếp đội hình sau đó cho chơi thử, khi các em hiểu rõ mới cho chơi thật. Với những trò thường xuyên chơi chỉ cần nêu tên và đạt ra yêu cầu mới.
Không nên quá thô bạo, nghiêm nghị điều hành cuộc chơi. Đánh giá kết quả chơi phải công bằng chính xác, có thưởng phạt hợp lý.
Không nên chơi quá nhiều, quá sức dễ làm cho học sinh nhàm chán ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không nên phức tạp làm khó quá trò chơi mà phải đơn giản dễ hiểu, dễ
chơi.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS
Vài nét về tình hình nhà trường
Trường THCS mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này, được thành lập từ năm 1974, trường nằm tại trung tâm của một Quận trên địa bàn TP Hà Nội. Kết quả học tập của học sinh ngày một tiến bộ, trong những năm gần đây số lượng học sinh thi vào cấp ba luôn đứng vào tốp đầu của Quận. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cũng được nhà trường quan tâm đúng mức, hàng năm nhà trường có nhiều học sinh dự thi học sinh giỏi và đạt nhiều giải cấp Quận, Thành phố ở các môn học (trong đó có Giáo dục thể chất).
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn một số tồn tại như: nhiều em học sinh còn chưa thực sự yêu thích, học lệch, học yếu một số môn khoa học; riêng bộ môn Giáo dục thể chất nhiều học sinh còn lười tập luyện, thể chất yếu, không duy trì được trạng thái vận động lâu.
Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất
Đứng trước tình hình trên, là một giáo viên dạy bộ môn GDTC, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong giờ học nội khoá của giáo viên môn Thể dục trong nhà trường và sự yêu thích bộ môn, kết quả học tập bộ môn Thể dục của các em học sinh lớp 6.
Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi dân gian của giáo viên môn Thể dục, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng trò chơi dân gian trong kiểm tra đánh giá môn Thể dục THCS.
Đối tượng khảo sát: 3 giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục và 95 học sinh lớp 6A4, 6A6 của trường THCS mà tôi chọn nghiên cứu.
Nội dung khảo sát:
Điều tra thực trạng sử dụng trò chơi dân gian môn Thể dục.
Kết quả học tập giữa học kì I của học sinh lớp 6A4, 6A6.
Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Thể dục.
* Kết quả khảo sát:
Bảng 1: Tổ chức trò chơi dân gian trong quá trình dạy học bộ môn Thể dục
TT
Tần suất sử dụng trò chơi dân gian
Số ý kiến
Tỷ lệ (%)
1
Có sử dụng, tần suất ít.
2
75
2
Có sử dụng, tần suất nhiều.
1
25
3
Không sử dụng.
0
0
Qua bảng 1 ta thấy: Các giáo viên đều sử dụng trò chơi dân gian, tuy nhiên tần suất có khác nhau. 2/3 giáo viên không mấy khi sử dụng vì nhiều lý do như học sinh ít chủ động, hoặc ngại thay đổi hình thức dạy học đã thành nếp quen. Điều này khiến cho việc dạy và học bộ môn còn nhiều bất cập, được thể hiện một phần qua bảng khảo sát thứ 2 và thứ 3 về kết quả học tập và mức độ yêu thích môn học của học sinh.
Bảng 2: Kết quả học tập giữa kì I môn Thể dục của học sinh các lớp 6A4, 6A6
Lớp
Sĩ số
Đạt
Chưa đạt
6A4
48
48
0
6A6
47
47
0
Tổng
95
95
0
(%)
100%
100%
0%
Nhìn chung, kết quả học tập bộ môn Thể dục của 2 lớp là tốt. Qua việc trao đổi với các em về kiến thức bộ môn, tôi thấy kiến thức, kĩ năng các em nắm được tương đối sâu, thực hành được, tuy còn nhiều học sinh lúng túng. Nhưng quan trọng hơn, hứng thú với môn học của các em chưa thật nhiều, nhiều học sinh chỉ cố gắng ở mức tối thiểu để đạt trình độ môn học.
Bảng 3: Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập bộ môn Thể dục
Lớp
Sĩ số
Rất thích học
Không thích học
Không có ý kiến
6A4
48
34
12
2
6A6
47
37
10
0
Tổng
95
71
22
2
(%)
100%
74,7%
23,2%
2,1%
Qua bảng 3 cho thấy tỉ lệ học sinh không thích học bộ môn Thể dục (23,2%) ít hơn tỉ lệ học sinh yêu thích (74,7%) môn này khi học tập, số còn lại (2,1%) là không có ý kiến. Tuy nhiên, số học sinh không yêu thích còn lớn (gần 1/4). Để tìm nguyên nhân cho kết quả đó, tôi tiến hành phỏng vấn các em học sinh và đại đa số các em cho biết lí do không thích học môn này là thời gian rèn luyện ở nhà còn quá ít, thậm chí một số em không bao giờ có thói quen tập luyện; số khác do tư chất yếu nên ngại tập luyện; một số do thời gian học tập văn hoá chiếm quá lớn nên cũng ít rèn luyện. Đặc biệt, có một số học sinh do thấy môn học chỉ toàn vận động đơn thuận, ít có hoạt động gắn kết tập thể, ít tiếng cười nên không hứng thú với môn học.
Đánh giá chung về thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong giảng dạy Thể dục.
Nhìn chung các thầy cô giảng dạy bộ môn Thể dục trường THCS mà tôi chọn để nghiên cứu đề tài này, đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đó vẫn còn một số tồn tại như học sinh chưa chủ động, tích cực tham gia; giáo viên ngại thay đổi, còn tư tưởng “đi theo lối mòn” Đứng trước những vấn đề đó, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục THCS, tôi mạnh dạn nghiên cứu các loại trò chơi dân gian sử dụng trong giờ nội khoá bộ môn Thể dục để từ vận dụng loại bài tập này vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh khi học tập bộ môn Thể dục, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này và khơi dậy niềm đam mê, yêu thích môn học cho các em học sinh.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS
Nội dung kiến thức
Muốn thực hiện dạy tốt được nội dung trò chơi trước hết cần phải hiểu rõ trò chơi là gì? Phân loại trò chơi từ đó lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với đối tượng nội dung bài dạy, địa điểm, sân bãi, dụng cụ, hoàn cảnh chơi.
Trò chơi là gì?
Trò chơi là một hoạt động tự do, tự nguyện không hề bị gò ép bắt buộc vì thế tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn thu hút học sinh bởi lẽ các em hoàn toàn chủ động trong suy nghĩ, sự lựa chọn và hành động. Từ đó các em có thể phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình để giành thế có lợi, phần thắng về phía mình mà không phụ thuộc và bị người khác chi phối. Trong không khí náo nức, phấn khởi được tự do tham gia, sự cổ vũ của tập thể giúp các em phát huy cao nhất năng lực, sở trường của mình.
Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian: Mục đích và nội dung của mỗi trò chơi phụ thuộc vào người tổ chức trò chơi vì thế phải có không gian đáp ứng cho từng trò chơi. Mặt khác, dù bất kỳ quy mô chơi như thế nào thì trò chơi có một thời gian nhất định: thời gian chuẩn bị, thời gian nghe, nhìn, thời gian chơi thử và chơi thật. Do vậy người tổ chức chơi hướng dẫn chơi phải tính toán và hình dung được: Chơi trò chơi này ở đâu, thời gian là bao nhiêu cho hợp lý và hiệu quả nhất, để vừa đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra, vừa đảm bảo được kế hoạch chung của hoạt động.
Trò chơi là một hoạt động sáng tạo: Đây chính là đặc trưng quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, thu hút người tham gia trò chơi cho đến kết quả cuối cùng luôn là một ẩn số và đầy những yếu tố bất ngờ mà không ai biết được. Đó cũng chính là thời gian dành cho sự sáng tạo của người tham gia trò chơi.
Trò chơi là một hoạt động có quy tắc: Trò chơi nào cũng vậy, dù đơn giản hay phức tạp, thì những người tham gia chơi đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định. Điều đó làm hấp dẫn thêm trò chơi vì người chơi đều bình đẳng với nhau và cùng tuân theo những quy định mới mà không bị ràng buộc, chi phối bởi bất kỳ điều kiện khách quan, chủ quan nào.
Trò chơi là một hành động giả định: Dù rằng trò chơi đó có nguồn gốc từ đâu nhưng bao giờ trò chơi cũng tạo ra cuộc sống khác hẳn với cuộc sống bình thường đang diễn ra, do đó trò chơi luôn tạo nên cho người chơi một nhận thức, một cảm giác với thực tại.
Phân loại trò chơi
Do tính phong phú, đa dạng của trò chơi, việc phân loại trở nên khó khăn. Có nhiều cách phân loại khác nhau, năm 1969 nhà nghiên cứu Roger Gaillois tìm ra một cách phân loại mà cho đến nay được nhiều người đồng tình đó là:
Trò chơi thi đấu: Loại này bao gồm những trò chơi diễn ra giữa 2 người hay 2 phe, giữa nhiều người hay nhiều phe mà kết quả bao giờ cũng có người thắng, kẻ thua. Loại trò chơi này thường thu hút được rất nhiều người tham gia.
Bởi lẽ, quyền lợi của người chơi và người cổ vũ gắn chặt với nhau. Ví dụ: kéo co, đánh cờ, đấu bóng.....
Trò chơi mô phỏng: Loại trò chơi này nhằm tái hiện những hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người hay sự vận hành của vũ trụ. Trò chơi mô phỏng những hoạt động sống của con người giúp cho học sinh chuẩn bị gia nhập thế giới người lớn. Ví dụ: kéo co; nhảy dây....
Trò chơi cầu may: Loại này bao gồm những trò chơi chỉ để nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân nhưng thu hút nhiều người tham gia. Ví dụ: Xổ số; cá ngựa
Trò chơi tạo cảm giác: Loại trò chơi này nhằm đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của con người để thoát khỏi thực tại bằng sự xuất thần tạo nên một cảm giác mới lạ choáng ngợp. Ví dụ: nhào lộn; nhảy dù; đánh đu
Cũng có thể phân loại trò chơi theo nhóm:
Nhóm trò chơi trí tuệ. Ví dụ: trò chơi tìm người chỉ huy; đoàn kết; rán mỡ; trốn tìm (trò chơi dân gian)
Nhóm trò chơi thẩm mỹ. Ví dụ: thả đỉa ba ba; rồng rắn lên mây (trò chơi dân gian)
Nhóm trò chơi thể lực. Ví dụ: Chạy tiếp sức; Nhảy ô tiếp sức; Kéo co; Nhảy dây
Đối với học sinh trường THCS giáo viên nên chia thành hai nhóm trò
chơi:
Nhóm trò chơi hồi tĩnh: thường được sử dụng vào phần kết thúc. Ví dụ:
tìm người chỉ huy; súng, hổ và người đi săn
Nhóm trò chơi vận động: thường được sử dụng vào phần khởi động, phần cơ bản. Ví dụ: Bắt vịt; Nhảy bao bố; Thả đỉa bà ba; Chạy tiếp sức chuyển vật; .
Cách chọn trò chơi
Trò chơi có nhiều loại cần nghiên cứu sắp xếp và sử dụng trò chơi phù hợp với đối tượng, thời gian, địa điểm hoàn cảnh chơi.
Những căn cứ lựa chọn trò chơi:
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu nhiệm vụ giáo dục: Để phát triển thể lực thì chọn trò chơi nhằm phát triển những tố chất như nhanh nhẹn, bền bỉ hay sức mạnh Trò chơi còn có tác dụng hoạt động bổ trợ hoặc rèn luyện kỹ năng về động tác chạy, nhảy, ném, chống đỡ... Chọn trò chơi cần chú ý đến yêu cầu giáo dục đạo đức, tư tưởng, kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh: Ở lứa tuổi bậc THCS, cơ thể học sinh chưa phát triển hoàn chỉnh, thể lực các em còn yếu, nên không thể chọn các trò chơi đòi hỏi phải dựng nhiều sức mạnh hoặc hoạt động trong một thời gian dài như ở bậc THPT. Các em còn hiếu động nên cần chọn những trò chơi vui, hấp dẫn. Khả năng nhận thức và tư duy của học sinh còn có hạn nên không th

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian.docx
  • pdfThể_dục-Nguyễn_Việt_Hưng.pdf