Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 9

Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đồi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ ra giải pháp “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực

Trong hệ thống giáo dục ở trường THCS, môn Địa lí có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân sinh quan và thế giới quan khoa học cho thế hệ trẻ. Môn Địa lí bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, kinh tế, xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, nhất là kĩ năng vềbản đồ mà không một môn học nào đề cập tới.

Atlat Địa lí Việt Nam là tập các bản đồ về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành, kinh tế vùng của Việt Nam, chủ yếu được phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy địa lí lớp 8, 9 và 12.

Atlat là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng giúp giáo viên và học sinh có thể khai thác kiến thức phục vụ cho dạy và học địa lí có hiệu quả. Do đó việc hình thành kĩ năng sử dụng Atlat trong học tập Địa lí cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng đối vớigiáo viên Địa lí.

Trên thực tế, việc sử dụng Atlat trong dạy học ở trường THPT đã được đẩy mạnh và thu được kết quả cao. Tuy nhiên ở cấp THCS, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam còn rất hạn chế, chưa đem lại kết quả gì đáng kể.

Ở nhiều nơi, giáo viên Địa lí cho rằng học sinh THCS còn nhỏ, chưa cần thiết phải hình thành kĩ năng này, để học tốt môn Địa lí thì hệ thống các lược đồ có trong sách giáo khoa là đủ. Hơn nữa khi học sinh học tiếp lên bậc học THPT cũng sẽ được rèn luyện kĩ hơn. Do đó, giáo viên Địa lí THCS đẩy nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sửdụng Atlat cho giáo viên Địa lí THPT.

Ngay kể cả những tiết học có sử dụng Atlat, nhiều giáo viên chỉ dừng lại ở việc thay thế cho các lược đồ trong sách giáo khoa, những bản đồ giấy cồng kềnh. Như vậy càng làm cho việc khai thác tri thức từ Atlat của học sinh trở nên phức tạp hơn do học sinh THCS chưa có kĩ năng làm việc với Atlat.

docx 39 trang Mai Loan 16/12/2023 4262
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục lục	1
Đặt vấn đề	3
Lí do chọn đề tài	3
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu	4
Mục đích nghiên cứu	4
Nhiệm vụ nghiên cứu	4
Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát thực nghiệm	4
Đối tượng nghiên cứu	4
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm	4
Phương pháp nghiên cứu	5
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu	5
Phạm vi nghiên cứu	5
Kế hoạch nghiên cứu	5
Chương I: Khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí.
Lí luận và thực tiễn	6
Cơ sở lí luận	6
Một số khái niệm chung	6
Ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và
học Địa lí ở trường THCS	6
Đặc trưng của môn Địa lí ở trường THCS	6
Ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy
và học Địa lí ở trường THCS	7
Vị tí và mục tiêu của chương trình Địa lí Việt Nam ở lớp 9 THCS	9
Vị trí	9
Mục tiêu	9
Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong
dạy học Địa lí ở trường THCS	10
Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam	10
Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
trong dạy học Địa lí ở trường THCS	10
Cơ sở thực tiễn	13
Chương II: Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy
học Địa lí lớp 9	15
Phương pháp khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam	15
Tiến trình khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam	15
Phương pháp sử dụng phối hợp các bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam	20
Một số biện pháp có hiệu quả đối với việc rèn luyện kĩ năng khai thác,
sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam	24
Phương pháp khai thác, sử dụng biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam	26
Tiến trình khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam	26
Một số lưu ý khi khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam	29
Phương pháp khai thác, sử dụng kết hợp bản đồ và biểu đồ trong Atlat
Địa lí Việt Nam	30
Phương pháp khai thác, sử dụng tranh ảnh trong Atlat Địa lí Việt Nam	34
Chương III: Kết quả thực hiện	36
Kết luận và khuyến nghị	38
Tài liệu tham khảo	40
ĐẶT VẤN ĐỀ
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đồi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ ra giải pháp “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”
Trong hệ thống giáo dục ở trường THCS, môn Địa lí có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân sinh quan và thế giới quan khoa học cho thế hệ trẻ. Môn Địa lí bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, kinh tế, xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, nhất là kĩ năng về bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới.
Atlat Địa lí Việt Nam là tập các bản đồ về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành, kinh tế vùng của Việt Nam, chủ yếu được phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy địa lí lớp 8, 9 và 12.
Atlat là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng giúp giáo viên và học sinh có thể khai thác kiến thức phục vụ cho dạy và học địa lí có hiệu quả. Do đó việc hình thành kĩ năng sử dụng Atlat trong học tập Địa lí cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên Địa lí.
Trên thực tế, việc sử dụng Atlat trong dạy học ở trường THPT đã được đẩy mạnh và thu được kết quả cao. Tuy nhiên ở cấp THCS, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam còn rất hạn chế, chưa đem lại kết quả gì đáng kể.
Ở nhiều nơi, giáo viên Địa lí cho rằng học sinh THCS còn nhỏ, chưa cần thiết phải hình thành kĩ năng này, để học tốt môn Địa lí thì hệ thống các lược đồ có trong sách giáo khoa là đủ. Hơn nữa khi học sinh học tiếp lên bậc học THPT cũng sẽ được rèn luyện kĩ hơn. Do đó, giáo viên Địa lí THCS đẩy nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho giáo viên Địa lí THPT.
Ngay kể cả những tiết học có sử dụng Atlat, nhiều giáo viên chỉ dừng lại ở việc thay thế cho các lược đồ trong sách giáo khoa, những bản đồ giấy cồng kềnh. Như vậy càng làm cho việc khai thác tri thức từ Atlat của học sinh trở nên phức tạp hơn do học sinh THCS chưa có kĩ năng làm việc với Atlat.
Ngược lại, có những giáo viên và học sinh lại tuyệt đối hóa vai trò của Atlat, cho rằng trong Atlat có tất cả và học sinh được mang Atlat vào phòng thi thì chỉ có việc mở ra mà chép. Do đó học sinh không học bài, không rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat.
Hiện nay đã có nhiều sách, nhiều bài viết trên Tạp chí Giáo dục, nhiều chuyên đề viết về vấn đề này song chủ yếu phục vụ cho đối tượng giáo viên Địa lí THPT và học sinh lớp 12. Nhiều giáo viên và học sinh THCS cho rằng chương trình giáo dục hiện nay ở nước ta là vòng tròn đồng tâm do đó kiến thức, kĩ năng của học sinh THPT và THCS là như nhau nên đã áp dụng máy móc các quan điểm, phương pháp trong các bài viết trên. Đây quả là sai lầm lớn khi họ không hiểu rằng mức độ, yêu cầu và năng lực của học sinh THCS và THPT là khác nhau.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 9”.
MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí THCS và đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng này cho học sinh lớp 9 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí ở trường THCS.
Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí ở trường THCS.
Tìm hiểu nội dung, chương trình SGK Địa lí lớp 9 để xác định vị trí, mục tiêu, kiến thức cơ bản và phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh lớp 9 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam.
Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy học Địa lí lớp 9 ở trường THCS Kim Giang với việc rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Đối tượng khảo sát của đề tài là toàn bộ học sinh lớp 9 trường.
Đối tượng thực nghiệm của đề tài là toàn bộ học sinh lớp 9A của trường.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những quan điểm, nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục Địa lí, đào tạo thế hệ trẻ. Ngoài ra, đề tài còn dựa vào quan điểm lý luận dạy học của giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học địa lý 
Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc trên, tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:
Nghiên cứu các nguồn tài liệu về tâm lý học, giáo dục học  đặc biệt là lý luận dạy học bộ môn liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng khai thác bản đồ, khai thác Atlat trong dạy học Địa lý.
Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lý ở trường.
Tìm hiểu, nghiên cứu chương trình SGK Địa lí lớp 9 để xác định vị trí, kiến thức trọng tâm  từ đó đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả bài học, phát huy tính tích cực của học sinh.
Thực nghiệm sư phạm và rút ra nhận xét, kết luận.
PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí Việt Nam ở lớp 9 THCS
Kế hoạch nghiên cứu
Từ năm học 20010 - 2011 đến nay, tôi và các giáo viên Địa lý đã sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí lớp 8,9 tại trường THCS. Qua nhiều năm triển khai, tôi đã rút ra quy trình khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và một số kinh nghiệm, giải pháp trong việc rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 8,9. Sau đó, tôi tiến hành thực nghiệm quy trình và các giải pháp trên tại lớp 9A, 9B từ tháng 8/2015.
CHƯƠNG I:
KHAI THÁC, SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Một số khái niệm chung
Bản đồ
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. Trên bản đồ thể hiện các yếu tố địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội.
Biểu đồ
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc kết cấu thành phần của một tổng thể.
Atlat
Atlat là một tập các bản đồ của một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. Các bản đồ trong Atlat có sự liên quan với nhau một cách hữu cơ và bổ sung cho nhau, được xây dựng theo một chương trình địa lý và lịch sử nhất định như một tác phẩm hoàn chỉnh.Thông thường để tiện sử dụng, Atlat được biên tập có khổ nhỏ hơn so với các loại bản đồ treo tường.
Atlat giáo khoa là tập hợp một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ  nhằm phản ảnh các sự vật hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo một trình tự logic, có hệ thống của các bài học địa lý phù hợp nội dung sách giáo khoa và chương trình địa lý ở trường học.
Atlat Địa lí Việt Nam là tập các bản đồ gồm hệ thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ . về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành và kinh tế các vùng của Việt Nam, chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy địa lí lớp 8, 9 và 12.
Ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí ở trường THCS.
Đặc trưng của bộ môn Địa lí ở trường THCS
Bộ môn Địa lí ở trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng không phải toàn bộ khoa học Địa lí mà chỉ bao gồm những kiến thức cơ sở của khoa học Địa lí.
Bằng những nội dung được chọn lọc và cấu tạo theo yêu cầu của từng cấp học, bộ môn Địa lí trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết về Trái Đất, môi trường sống của con người và những hoạt động của loài người trên bình diện quốc gia và quốc tế; bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn và giúp học sinh làm quen với việc vận dụng những kiến thức
địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và xu thế thời đại.
Đồng thời, bộ môn Địa lí còn bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng về bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới.
Ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí ở trường THCS
Atlat Địa lí Việt Nam là tập các bản đồ về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành và kinh tế các vùng của Việt Nam, chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy địa lí lớp 8, 9 và 12. Atlat Địa lí Việt Nam có kích thước nhỏ gọn, màu sắc đẹp, trình bày khoa học và phù hợp với nội dung giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
Đối với giáo viên:
Atlat Địa lí Việt Nam vừa là nguồn tri thức vừa là phương tiện dạy học trực quan nên nó cần thiết cho giáo viên trong tất cả các khâu của quá trình dạy học.
Trong khâu chuẩn bị bài giảng, giáo viên dự kiến các bản đồ, số liệu thống kê, biểu đồ và tranh ảnh trong Atlat Địa lí Việt Nam có liên quan đến nội dung bài giảng để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Trên cơ sở Atlat, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi, các dạng bài tập nhận thức cho học sinh. Đồng thời, giáo viên cũng bổ sung, hiệu chỉnh để nội dung của sách giáo khoa và Atlat thống nhất với nhau trên cơ sở đảm bảo tính chính xác và khoa học.
Trong khâu giảng bài mới, giáo viên sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Ngoài việc giúp cho học sinh khắc sâu những tri thức đã lĩnh hội được, Atlat còn giúp cho giáo viên phát triển cho học sinh năng lực quan sát, phân tích tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết. Atlat giúp cho GV có thêm điều kiện thuận lợi để trình bày bài giảng một cách đơn giản, đầy đủ, sâu sắc, tiết kiệm được thời gian, truyền thụ kiến thức một cách sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu. Đặc biệt tạo trạng thái tâm lí thoải mái, kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, làm cho bài học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Giáo viên còn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để kiểm tra, đánh giá học sinh về mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng địa lý. Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh phải làm việc với Atlat đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để hiểu sâu hơn.
Giáo viên sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam nhằm củng cố những kiến thức mà học sinh tiếp thu được trong giờ học, mở rộng và tạo điều kiện lĩnh hội tài liệu một cách sâu sắc hơn. Giáo viên sử dụng các loại bài tập đa dạng làm ở nhà theo các nguồn kiến thức sẽ củng cố mối liên hệ giữa công việc làm ở lớp và công việc làm ở nhà bằng Atlat sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Đối với học sinh:
Atlat Địa lí Việt Nam là một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Về mặt kiến thức, Atlat phản ánh phản ánh tương đối hoàn chỉnh các đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam (phân bố, thực trạng, xu hướng phát triển .) một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lí đã được mã hóa, trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ bản đồ.
Về mặt phương pháp, Atlat Địa lí Việt Nam là một phương tiện trực quan quan giúp học sinh khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học Địa lí. Việc rèn luyện kĩ năng bản đồ giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và lâu bền. Khi học sinh có kĩ năng sử dụng Atlat thì các em có thể tái tạo lại được hình ảnh các các vùng, miền, tỉnh thành nghiên cứu với những đặc điểm cơ bản của chúng mà không phải nghiên cứu trực tiếp ngoài thực địa.
Atlat Địa lí Việt Nam còn là một phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển năng lực tư duy nói chung và năng lực tư duy địa lí nói riêng. Trong khi sử dụng bản đồ, học sinh phải luôn quan sát, tưởng tượng, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, xác lập các mối liên hệ địa lí, tư duy của các em luôn hoạt động và phát triển.
Ngoài hệ thống các bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam còn có các bảng số liệu thống kê về diện tích, dân số, dân tộc. Vì vậy, việc hiểu biết về số liệu thống kê, có kĩ năng cơ bản phân tích số liệu phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu là điều cần thiết. Bởi số liệu thống kê nói lên mặt số lượng, chất lượng, sự phát triển theo không gian, thời gian của hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội. Các số liệu thống kê trong Atlat phản ánh sự biến đổi của hiện tượng theo thời gian, không gian sẽ giúp học sinh phát hiện ra những kiến thức địa lí mới tiềm ẩn trong bảng số liệu thống kê. Mặt khác, phân tích số liệu thông kê sẽ phát triển tư duy địa lí, kĩ năng tính toán, xử lí số liệu cần thiết trong học tập, nghiên cứu địa lí.
Trong Atlat Địa lí Việt Nam có rất nhiều biểu đồ thể hiện các đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội. Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng, hoặc kết cấu thành phần của một tổng thể. Biểu đồ là một công cụ trực quan rất quan trọng trong giảng dạy và học tập Địa lí, đặc biệt là địa lí kinh tế vì phải tiếp xúc, làm việc nhiều với các số liệu và bảng thống kê. Biểu đồ có công dụng quan trọng trong việc thuyết minh thị giác các số liệu, tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc trong việc hình thành những khái niệm, những nhận định, đánh giá về địa lí.
Việc khai thác, sử dụng các biểu đồ này ngoài việc giúp học sinh tìm tòi, phát hiện tri thức mới còn có tác dụng phát triển tư duy với các kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
Với nội dung phong phú, hình thức biểu hiện đa dạng (bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê, tranh ảnh), màu sắc đẹp, tập Atlat Địa lí Việt Nam cũng góp phần bồi dưỡng óc thẩm mĩ, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Atlat còn hình thành cho các em tính kiên trì, chịu khó, tích cực. Khai thác sử dụng Atlat trong giờ học địa lý đòi hỏi HS phải có tinh thần làm việc nghiêm túc, thói quen tự học, tự nghiêm cứu.
Làm việc với Atlat, học sinh sẽ rèn luyện được kĩ năng khôngg chỉ trong học tập, nghiên cứu Địa lí mà còn trong cuộc sống đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và trong nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Atlat địa lý Việt Nam còn bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước (điều kiện tự nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú được biểu hiện sinh động, nhiều màu sắc), tình yêu Tổ quốc Việt Nam đang thay đổi từng ngày, từng giờ (những trung tâm công nghiệp xuất hiện trên bản đồ ngày càng nhiều, những biểu đồ nêu lên sự phát triển của các ngành và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế năm này qua năm khác, những tuyến đường biển, đường hàng không ngày càng vươn tới nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới ...). Từ đó bồi dưỡng cho học sinh ý thức công dân, ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước.
Vị trí và mục tiêu của chương trình Địa lí Việt Nam ở lớp 9 THCS
Vị trí
Trong chương trình Địa lí Việt Nam ở bậc THCS, nội dung chương trình Địa lí lớp 9 bao gồm địa lí dân cư, địa lí kinh tế ngành và địa lí các vùng kinh tế của Việt Nam.
Nội dung này được thể hiện trong 40 bài, cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản, hệ thống, toàn diện về địa lí kinh tế xã hội của Việt Nam đồng thời đòi hỏi sự liên hệ với kiến thức địa lí tự nhiên Việt Nam đã học ở lớp 8.
Với ý nghĩa đó, chương trình Địa lí Việt Nam ở lớp 9 không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức địa lí mà còn giúp các em phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là năng lực so sánh, tổng hợp, phân tích, xác lập mối liên hệ địa lí.
Mục tiêu
Dạy học Địa lí Việt Nam lớp 9 cần đạt được những mục tiêu sau:
Về kiến thức: Học sinh hiểu và trình bày được:
Những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế của nước ta.
Một số kiến thức cần thiết về địa lí địa phương của tỉnh, thành phố nơi các em đang sống.
Về kĩ năng: Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng cần thiết trong học tập địa lí, đó là:
Kĩ năng phân tích văn bản.
Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ.
Kĩ năng xử lí số liệu thống kê theo yêu cầu cho trước.
Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ.
Kĩ năng sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau.
Kĩ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và sơ đồ thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Kĩ năng viết và trình bày các báo cáo ngắn.
Kĩ năng liên hệ thực tiễn địa phương, đất nước.
Về thái độ: Học sinh có tình yêu quê hương đất nước, ý thức công dân và sự định hướng nghề nghiệp sau này để phục vụ Tổ quốc.
Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí ở trường THCS.
Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam
Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành có thể khái quát như sau:
Bản đồ chung: gồm các bản đồ hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản, khí hậu, các hệ thống sông, các

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_khai_thac_su_dung_atlat_di.docx
  • pdfĐịa_lý_Nguyễn_Phương_Dung_thcsthaithinh.pdf