Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý Lớp 6

- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.

- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức, chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.

- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ học sinh; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.

Đã từ nhiều năm nay, trong các giáo án của giáo viên hay trong một số sách hướng dẫn giảng dạy, mục tiêu bài học (hay mục đích yêu cầu) thường được viết chung chung. Ví dụ như “nắm được khái niệm năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu, đặc điểm của quá trình nóng chảy...”. Với cách trình bày mục tiêu bài học chung chung như vậy, ta không có cơ sở để biết khi nào thì học sinh đã đạt được mục tiêu đó. Trong thực tế, nhiều khi mục tiêu còn được hiểu là những điều mà người thầy sẽ phải làm trong quá trình giảng dạy. Ví dụ như: “Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về...; củng cố khái niệm trọng lượng, khối lượng, lực...; rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa; góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh; bước đầu gây hứng thú cho học sinh đối với phần nhiệt học...”.

doc 31 trang Mai Loan 17/11/2023 4941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Kính thưa các đồng chí!
Qua nhiều năm được giảng dạy bộ môn Vật Lý lớp 6 theo chương trình cải cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi có rút ra một số kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy và cần phải đổi sửa phương pháp dạy học bộ môn Vật Lý lớp 6.
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy học và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Đổi mới PPDH ở trường phổ thông nên được thực hiện theo các định hướng sau:
Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.
Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể.
Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh.
Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học ở nhà trường.
Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học.
Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống.
Tăng cường sử dụng các PPDH, TBDH và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.
Đối với giáo viên cần phải có những yêu cầu sau:
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức, chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.
- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ học sinh; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.
Đã từ nhiều năm nay, trong các giáo án của giáo viên hay trong một số sách hướng dẫn giảng dạy, mục tiêu bài học (hay mục đích yêu cầu) thường được viết chung chung. Ví dụ như “nắm được khái niệm năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu, đặc điểm của quá trình nóng chảy...”. Với cách trình bày mục tiêu bài học chung chung như vậy, ta không có cơ sở để biết khi nào thì học sinh đã đạt được mục tiêu đó. Trong thực tế, nhiều khi mục tiêu còn được hiểu là những điều mà người thầy sẽ phải làm trong quá trình giảng dạy. Ví dụ như: “Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về...; củng cố khái niệm trọng lượng, khối lượng, lực...; rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa; góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh; bước đầu gây hứng thú cho học sinh đối với phần nhiệt học...”.
Dưới đây xin trình bày quan niệm hiện nay về mục tiêu của bài học:
- Với định hướng dạy học mới, mục tiêu của bài học được thể hiện bằng lời khẳng định về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học sẽ phải đạt được ở mức độ nhất định sau tiết học (chứ không phải là hoạt động của GV trên lớp như trước đây).
- Mục tiêu của bài học sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả thực hiện bài dạy của GV. Do đó mục tiêu bài học phải cụ thể sao cho có thể đo được hay quan sát được, tức là mục tiêu bài học phải được lượng hóa.
Người ta thường lượng hóa mục tiêu bằng các động từ hành động. Một động từ có thể dùng ở các nhóm mục tiêu khác nhau.
+ Đối với nhóm mục tiêu kiến thức, ta tạm lượng hóa theo 3 (trong 6) mức độ nhận thức của Bloom:
a) Mức độ nhận biết: Các động từ hành động thường được dùng để lượng hóa mục tiêu ở mức độ này là: phát biểu, liệt kê, mô tả, trình bày, nhận dạng...
b) Mức độ thông hiểu: Các động từ hành động thường được dùng để lượng hóa mục tiêu ở mức độ này là: phân tích, so sánh, phân biệt, tóm tắt, liên hệ, xác định...
c) Mức độ vận dụng vào các tình huống mới: Các động từ hành động thường được dùng để lượng hóa mục tiêu ở mức độ này là: giải thích, chứng minh, vận dụng...
+ Đối với nhóm mục tiêu kĩ năng, ta tạm đưa ra 2 mức độ:
* Làm được một công việc.
* Làm thành thạo một công việc.
Có thể lượng hóa mục tiêu kĩ năng bằng các động từ hành động sau: nhận dạng, liệt kê, thu thập, đo đạc, vẽ, phân loại, tính toán, làm thí nghiệm, sử dụng...
+ Đối với nhóm mục tiêu thái độ, có thể lượng hóa bằng các động từ sau: tuân thủ, tán thành, phản đối, hưởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác...
Dưới đây là một ví dụ về trình bày mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học “Đòn bẩy” (Vật Lý 6)
Nếu ta yêu cầu học sinh phải “nắm vững khái niệm đòn bẩy, tác dụng của đòn bẩy...” thì thực tế mục tiêu này chưa được lượng hóa vì ta không có cơ sở để biết khi nào thì học sinh đã nắm vững những kiến thức này.
Có thể lượng hóa mục tiêu này bằng các động từ hành động như sau:
Sau khi học xong bài đòn bẩy, học sinh có khả năng:
a) Nêu được tên các yếu tố cơ bản của một đòn bẩy (mức độ “nhận biết”)
b) Xác định được điểm tựa và các lực tác dụng lên một số dụng cụ thực tế có sử dụng nguyên tắc đòn bẩy (mức độ “thông hiểu”)
c) Biết sử dụng một số loại đòn bẩy trong thực tế để có lợi về lực hoặc có lợi về đường đi hoặc biết vận dụng điều kiện cân bằng của đòn bẩy để giải một số bài tập có liên quan (mức độ kiến thức “vận dụng” và mức độ kĩ năng “làm được”)
- Với những yêu cầu mới của xã hội đối với việc giáo dụng, mục tiêu dạy học không chỉ là những yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức và lập lại đúng, thành thạo các kĩ năng như trước đây, mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận thức, năng lực tự học của học sinh. Những nội dung mới về mục tiêu này chỉ có thể hình thành dần dần qua hệ thống nhiều bài học, nhiều môn học và chỉ có thể đánh giá được sau một giai đoạn học tập tác định (sau một học kỳ, một năm học hoặc một cấp học...) nên thường ít được thể hiện trong mục tiêu của một bài học cụ thể.
Từ những mục tiêu và yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật Lý lớp 6 và từ thực tế giảng dạy tôi đã mạnh dạn đưa ra những chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn Vật Lý 6 để thực hiện trong quá trình giảng dạy của mình.
Chương I: Cơ học
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Đo độ dài. Đo thể tích
Kiến thức
- Nếu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
Kĩ năng
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Chỉ dùng các đơn vị hợp pháp do Nhà nước quy định.
HS phải thực hành đo độ dài, thể tích theo đúng quy trình chung của phép đo, bao gồm: ước lượng cỡ giá trị cần đo; lựa chọn dụng cụ đo thích hợp; đo và đọc giá trị đo đúng quy định; tính giá trị trung bình.
2. Khối lượng và lực
a) Khối lượng
b) Khái niệm lực
c) Lực đàn hồi
d) Trọng lực
e) Trọng lượng riêng. Khối lượng riêng
Kiến thức
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng)
- Nêu được ví dụ về một số lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
- Nêu được đơn vị đo lực.
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.
- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
Kĩ năng
- Đo được khối lượng bằng cân
- Vận dụng được công thức P = 10m.
- Đo được lực bằng lực kế.
- Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
- Vận dụng được các công thức và để giải các bài tập đơn giản.
ở trung học cơ sở, coi trọng lực gần đúng bằng lực hút của Trái Đất và chấp nhận một vật ở Trái Đất có khối lượng là 1kg thì có trọng lượng xấp xỉ 10N. Vì vậy P = 10m trong đó m tính bằng kg, P tính bằng N.
Bài tập đơn giản là những bài tập mà khi giải chúng, chỉ đòi hỏi sử dụng một công thức hoặc tiến hành một hay hai lập luận (suy luận).
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
Kiến thức
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
Kĩ năng
- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.
II. Hướng dẫn thực hiện
1. Đo độ dài
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú (cấp mức độ)
1
Nêu được một số dụng cụ đo độ dài.
- Những dụng cụ đo độ dài như: thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m.
Đơn vị đo độ dài hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm).
1km = 1000m
1m = 10dm
1m = 100cm
1m = 1000mm
Nhận biết
Chỉ dùng đơn vị hợp pháp do Nhà nước quy định.
2
Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
- GHĐ (GHĐ) của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của thước mét, thước dây, thước kẻ.
Vận dụng 1
Không yêu cầu HS phải học thuộc định nghĩa GHĐ.
3
Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Quy tắc đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
+ Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
- Thực hành đo độ dài của bàn học, kích thước của cuốn sách.
Vận dụng 2
2. Đo thể tích chất lỏng
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú (cấp mức độ)
1
Nêu được một số dụng cụ đo thể tích.
- Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng như: bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích.
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít ().
1 = 1dm3
1m = 1cm3 = 1cc
Nhận biết
Chỉ dùng đơn vị hợp pháp do Nhà nước quy định.
2
Xác định GHĐ, ĐCNN của bình chia độ.
- GHĐ (GHĐ) của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên hình.
- ĐCNN (ĐCNN) của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
- Xác định GHĐ, ĐCNN của một số bình chia độ khác nhau trong hình ảnh dưới đây:
ảnh chụp bình chia độ ở Hình 3.2 - SGK.
Vận dụng 1
Không yêu cầu HS phải học thuộc định nghĩa GHĐ.
3
Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
- Quy trình đo thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ:
+ Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo.
+ Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Đặt bình chia độ thẳng đứng.
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
+ Tính được giá trị trung bình sau ba lần đo.
- Thực hành đo thể tích của một lượng nước bằng bình chia độ.
Vận dụng 2
3. Đo thể tích của vật rắn không thấm nước
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú (cấp mức độ)
Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
- Để đo thể tích vật rắn không thấm nước, có thể dùng bình chia độ hoặc bình tràn:
+ Dùng bình chia độ để đo được thể tích vật rắn bỏ lọt bình chia độ.
+ Dùng bình tràn để đo được thể tích vật rắn không bỏ lọt bình chia độ.
- Thực hành đo thể tích của một số vật rắn không thấm nước: hòn đá, cái đinh ốc
Vận dụng 2
4. Khối lượng - Đo khối lượng
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú (cấp mức độ)
1
Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
- Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của một chỉ lượng chất chứa trong vật.
Ví dụ:
Trên vỏ hộp sữa Ông Thọ có ghi: Khối lượng 397g, đó chính là khối lượng sữa chứa trong hộp.
- Đơn vị để đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg. Ngoài ra, đơn vị khối lượng còn thường được dùng là gam (g), tấn (t).
Nhận biết
2
Đo được khối lượng bằng cân.
- Một số loại cân thường gặp: cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế...
- Cách dùng cân Rô-béc-van để cân một vật:
+ Điều chỉnh số 0.
+ Đặt vật phải cân lên một đĩa cân.
+ Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
+ Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cộng với số chỉ của các con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
- Sử dụng cân để biết cân một số vật thông thường.
Vận dụng 2
Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú (cấp mức độ)
1
Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
Ví dụ 1: Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng vào xe lăn một lực đẩy. Lúc đó tay ta đã tác dụng lên lò xo (thông qua xe lăn) một lực ép làm cho lò xo bị nén lại.
Ví dụ 2: Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một lực kéo. Lúc đó, tay ta tác dụng lên lò xo (thông qua xe lăn) một lực kéo làm cho lò xo bị dãn ra.
Vậy: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.
Nhận biết
2
Nêu được ngoài độ lớn, lực còn có phương và chiều.
Lực là đại lượng được đặc trưng bởi ba yếu tố: 
- Điểm đặt của lực.
- Hướng của lực (phương và chiều).
- Độ lớn của lực.
Nhận biết
3
Nêu được hai lực cân bằng là gì? Lấy được ví dụ về hai lực cân bằng.
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.
- Ví dụ:
+ ở ví dụ 1, xe lăn chịu tác dụng của hai lực cân bằng đó là lực đẩy của tay và lực đẩy của lò xo lá tròn.
+ ở ví dụ 2, xe lăn chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực kéo của tay và lực kéo của lò xo
Thông hiểu
6. Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú (cấp mức độ)
Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động:
+ Vật đang đứng yên, nếu tác dụng lực theo hướng nhất định thì vật bắt đầu chuyển động theo hướng tác dụng của lực và chuyển động nhanh dần.
Ví dụ: Khi xe đạp đang đứng yên trên đường, ta đạp xe, nghĩa là tác dụng lực vào xe đạp làm cho xe đạp bắt đầu chuyển động và chuyển động nhanh dần.
+ Vật đang chuyển động, nếu tác dụng lực cản thì vật sẽ chuyển động chậm dần và dừng lại.
Ví dụ: Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh (tác dụng lực vào xe đạp) thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
+ Vật đang chuyển động theo một hướng nhất định, nếu tác dụng lực theo phương lệch với phương chuyển động của vật thì vật sẽ thay đổi hướng chuyển động.
Ví dụ: Viên bi thép đang chuyển động thẳng trên mặt phẳng nằm ngang khi chuyển động ngang qua một thanh nam châm, thì nam châm tác dụng lực lên viên bi thép làm đổi hướng chuyển động của viên bi.
Hình vẽ
- Ví dụ về sự biến dạng của vật dưới tác dụng của lực
Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tức là ta tác dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng (hình dạng của vật bị thay đổi so với trước khi bị lực tác dụng).
Vậy: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó, hoặc làm nó bị biến dạng.
Thông hiểu
Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú (cấp mức độ)
1
Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó.
Nhận biết
2
Nêu được đơn vị lực.
- Đơn vị lực là Niutơn, kí hiệu là N.
- Một quả cân có khối lượng 0,1 kg thì có trọng lượng gần bằng 1 Niutơn vốn có thể làm tròn là 1N.
Thông hiểu
Biết ước lượng độ lớn trọng lượng của một số vật thông thường.
8. Lực đàn hồi
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú (cấp mức độ)
1
Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng
- Khi treo các quả nặng vào lò xo cố định trên giá đỡ thì lò xo bị dãn ra, chiều dài của nó tăng lên. Khi bỏ các quả nặng đi thì chiều dài của lò xo trở lại chiều dài tự nhiên.
Giải thích: Khi ta treo quả nặng vào lò xo, tức là quả nặng đã tác dụng lên lò xo một lực (bằng trọng lượng của quả nặng), làm lò xo bị biến dạng. Khi đó, trong lò xo xuất hiện lực đàn hồi có xu hướng chống lại sự biến dạng của lò xo. Nghĩa là, lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên quả nặng và giá treo lò xo.
- Biến dạng có đặc điểm như của lò xo là biến dạng đàn hồi. Lò xo là vật có tính đàn hồi.
Nhận biết
2
So sánh được độ mạnh, yếu của lực đàn hồi dựa vào lực tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại.
Ví dụ: Khi kéo dây cao su, nếu kéo mạnh thì dây cao su sẽ dãn ra nhiều và ngược lại.
Thông hiểu
9. Lực kế - Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú (cấp mức độ)
1
Đo được lực bằng lực kế.
- Lực kế là dụng cụ dùng đề đo lực.
- Có nhiều loại lực kế: có loại lực kế đo lực kéo, có loại lực kế đo lực đẩy và có loại lực kế đo cả lực kéo lẫn lực đẩy. Lực kế thường dùng là lực kế lò xo.
- Cấu tạo của lực kế lò xo gồm: một lò xo, một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn vào một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ.
- Cách dùng lực kế để đo lực:
+ Điều chỉnh số 0, sao cho khi chưa đo lực thì kim chỉ thị nằm đúng vạch 0.
+ Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế.
+ Cầm lực kế và hướng lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
+ Đọc và ghi số chỉ của vạch gần kim chỉ thị nhất.
- Thực hành dùng lực kế để do trọng lượng của quyển sách, lực kéo của tay lên lò xo lực kế...
Vận dụng 2
2
Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m. Vận dụng được công thức P = 10m.
- Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P = 10m.
Trong đó, m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg
P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N.
- Vận dụng công thức P = 10m để tính được P khi biết m hoặc ngược lại.
Lưu ý: SGK Vật Lý lớp 6 sử dụng công thức tính trọng lượng P = mg, trong đó lấy gần đúng gia tốc rơi tự do m/s2. Vì vậy, ta có công thức gần đúng P = 10m. Khi giáo viên hướng dẫn HS áp dụng công thức trên cần nhắc nhở HS không nên thay đơn vị vào công thức trong khi giải bài tập, mà khi giải ra kết quả cuối cùng thì mới đưa đơn vị cho đại lượng cần tìm (kg hoặc N).
Vận dụng 1
10. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng (lý thuyết và thực hành)
STT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
Hướng dẫn mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú (cấp mức độ)
1
Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_bo_mon_vat_ly_lop.doc