Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu và ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ cho học sinh khối 7 trường THCS Đông Ngàn

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu và ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ cho học sinh khối 7 trường THCS Đông Ngàn

Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.

Đối với lứa tuổi học sinh, nhất là tuổi học sinh THCS, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn.

 Ở môn này rất phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, giới tính của các em, giúp củng cố và nâng cao sức khoẻ phát triển cơ thể cân đối tạo điều kiện để học tập tốt các môn học văn hoá khác. Qua khảo sát học sinh của trường có một số em rất muốn thể hiện mình thông qua các nội dung tập luyện tuy nhiên vẫn còn không ít những em chưa mạnh dạn, tích cực khi tập luyện dẫn đến thể lực ở mức trung bình, yếu. Mỗi khi tham gia cường độ vận động cao thì khả năng chịu đựng của cơ thể gặp khó khăn.

 

doc 17 trang Trần Đại 27/04/2023 7058
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu và ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ cho học sinh khối 7 trường THCS Đông Ngàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 NỘI DUNG
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
1. Thực trạng công tác GDTC cho học sinh trường THCS Đông Ngàn
5
1.1. Thuận lợi
5
1.2. Khó khăn
5
1.3. Thực trạng giảng dạy môn thể dục hiện nay
5
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
6
2.1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh
6
2.2. tăng cường các trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ
6
2.3. Tăng cường tổ chức các cuộc thi hội thao vào các ngày lễ tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng vận động của mình
6
3. Thực nghiệm sư phạm
6
3.1. Mô tả cách thức thực hiện
6
3.2. Kết quả đạt được
11
3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
12
4. Kết luận
12
5. Kiến nghị đề xuất
13
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO
14
PHẦN IV: MÍNH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
15
PHẦN V: CAM KẾT
16
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TDTT: Thể dục thể thao
THCS: Trung học cơ sở
GDTC: Giáo dục thể chất
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 	Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
Đối với lứa tuổi học sinh, nhất là tuổi học sinh THCS, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn.
 	Ở môn này rất phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, giới tính của các em, giúp củng cố và nâng cao sức khoẻ phát triển cơ thể cân đối tạo điều kiện để học tập tốt các môn học văn hoá khác. Qua khảo sát học sinh của trường có một số em rất muốn thể hiện mình thông qua các nội dung tập luyện tuy nhiên vẫn còn không ít những em chưa mạnh dạn, tích cực khi tập luyện dẫn đến thể lực ở mức trung bình, yếu. Mỗi khi tham gia cường độ vận động cao thì khả năng chịu đựng của cơ thể gặp khó khăn.
 Bên cạnh những bài tập thể dục tay không, đội hình đội ngũ, điền kinh khô khan thường dẫn đến sự nhàm chán trong giảng dạy và không tạo hứng thú trong tập luyện cho các em học sinh thì việc đan xen những trò chơi vận động vào tiết dạy của môn học thể dục là hết sức cần thiết.
Mặc khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em tật bẩm sinh. Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng những biện pháp nào? Một câu hỏi đang đặt ra. Vậy trên nền tảng GDTC đặt ra, với những phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích, hay động viên, nhiều phương pháp khác để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập.
Xuất phát từ các vấn đề trên nêu trên, là một giáo viên thể chất 12 năm trong nghề có tâm huyết với nghề nghiệp tôi đã “Nghiên cứu và ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ cho học sinh khối 7 trường THCS Đông Ngàn”.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác GDTC cho học sinh trường THCS Đông Ngàn
1.1. Thuận lợi
- Trường THCS Đông Ngàn luôn có được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, phòng Giáo dục và Đào tạo.	
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm tới tất cả các hoạt động của trường, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên làm tốt công tác giảng dạy.
- Đội ngũ giáo viên trong nhà trường giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
- Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết và thân thiện.
- Cơ sở vật chất luôn được đảm bảo.
1.2. Khó khăn
- Khó khăn về trình độ, thể lực học sinh không đồng đều.
- Về giới tính cũng là một vấn đề lớn trong việc học tập.
- Thời lượng tập ít dẫn đến tình trạng thể lực của các em không được cải thiện.
- Một số n ội dung đòi hỏi phải có nhiều thể lực, trong khi đó thể lực các em không cho phép.
- Trong kế hoạch dạy học môn thể dục thường 1 tiết dạy được ghép từ 02 nội dung trở lên: phần khởi động chung và khởi động chuyên môn. Riêng phần thể lực trong khởi động thường bị giáo viên bỏ qua, không thể hiện trên giáo án và chưa được quan tâm đúng mức...
1.3. Thực trạng giảng dạy môn Thể dục hiện nay
 	Trong chương trình giảng dạy môn Thể dục ở trường THCS các em chỉ được học các kĩ thuật của các môn điền kinh chứ các em không được chú trọng đến vấn đề thể lực. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập vận động vào để giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của phân phối chương trình, các bài tập hướng dẫn trong sách giáo khoa thì:
- Thứ nhất, HS chỉ biết được kĩ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kĩ thuật đó vào thi 
đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực. 
- Thứ hai, nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.
 Với phong trào rèn luyện sức khỏe rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu những bài bổ trợ thể lực đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, sức mạnh tốc độ cũng như có điều kiện để phát triển kĩ thuật động tác trong các môn thể thao, kĩ thuật di chuyển từ kĩ năng đến kĩ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn thể dục của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
2.1. Biện pháp 1: Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2.2. Biện pháp 2: Tăng cường các trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ.
2.3. Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức các cuộc thi hội thao vào các ngày lễ tạo điều kiện cho các em phát huy khả năng vận động của mình.
3. Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mô tả cách thực hiện
3.1.1. Biện pháp 1: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
Trong các giờ học thì người giáo viên nên đưa một số trò chơi vào trong quá trình giảng dạy để trong giờ học các em luôn thấy hào hứng và thích thú. Trước khi bắt đầu các trò chơi, khi đưa ra luật chơi cho các em học sinh xong thì người giáo viên cần phải đưa ra những hình thức khen thưởng để tạo cho các em những động lực, phấn đấu trong quá trình chơi tró chơi.
Trò chơi Mèo bắt Chuột:
- Tùy theo điều kiện sân bãi mà ta cho học sinh đứng theo 1 vòng tròn hay hai đường thẳng song song.
- Cách chơi: Giáo viên chọn hai học sinh bất kì ở hai vị trí khác nhau của hai hàng, một bạn làm mèo một bạn sẽ làm chuột khi có tính hiệu bắt đầu cả mèo và chuột sẽ bắt đầu chạy, Mèo sẽ đuổi theo đường của chuột đã chạy qua, chạy xen kẻ vào hai hàng, nếu một trong hai bạn nào mệt thì sẽ đánh tay của mình vào tay bạn trong để thay thế tiếp tục cuột đuổi bắt và đến khi nào nào mèo bắt kịp và chạm tay vào chuột thì trò chơi kết thúc, lúc này giáo viên chọn hai bạn khác tiếp tục chơi
Hình 1: Minh họa trò chơi “Mèo bắt chuột”
 Qua trò chơi tạo cho các em học sinh sự ganh đua, nhanh nhẹn và tích cực trong học tập. Tránh sự nhàm chán trong các tiết học thể dục và hứng thú hơn trong các giờ tập. 
Trò chơi Chạy cây thông tiếp sức:
- Cách chơi: Lớp chia làm hai đội và xếp thành hai hàng dọc và lần lượt từng người của hai đội chạy theo hướng dẫn sau:
 A → B → A → C → A →D →A
- Chạy cho đến hết người cuối cùng, đội nào có người cuối cùng về trước sẽ thắng.
	 A B C D
+ Đội a
+ Đội b
Hình 2: Minh họa trò chơi “Chạy cây thông tiếp sức”
Trò chơi tạo cho các em sự vui vẻ,đoàn kết và hứng thú tập luyện nhiều hơn trong các tiết học.Tính đoàn kết,sự tính toán,phân công nhiệm vụ, sự chủ động sẽ đươc các em hình thành qua trò chơi nhiều hơn.
3.1.2. Biện pháp 2: Tăng cường các trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ
Ngoài việc dạy các em học sinh những kiến thức theo phân phối chương trình thì cần đan xen những trò chơi vào trong các tiết dạy cho các em,không chỉ tránh sự nhàm chán trong các tiết dạy mà nó còn là tiền đề để phát triển tố chất thể lực và sức mạnh tốc độ.
Trò chơi Ai nhanh hơn:
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội nam riêng, nữ riêng. Hai đội đứng song song và đối diện với nhau(nam đối diện với nam,nữ đối diện với nữ)điểm số từ 1 đến hết.Sau đó người chỉ huy sẽ gọi số bất kỳ của 2 đội,gọi đến số nào số ấy chạy.Đội nào chạy về chỗ của mình trước thì đội đó sẽ được 1 điểm.
Hình 3: Học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
Qua trò chơi các em đã rèn thêm cho mình những phản xạ của xuất phát,sự nhanh nhẹn và sức bật của đôi chân trong sẵn sàng chạy ngắn.Sức mạnh tốc độ,tố chát thể lực được hình thành qua đó.
Trò chơi “Chạy tiếp sức”
- Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 6 - 8m. Có thể thay vạch đích bằng 2 - 4 lá cờ nhỏ (tương đương với số tổ học sinh trong lớp), cờ nọ cách cờ kia 1 - 2m. Tập hợp học sinh trong lớp thành 2 – 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, các tổ có số người bằng nhau.
- Cách chơi: Khi có lệnh, các em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh, vòng qua cờ rồi chạy về vạch xuất phát chạm tay (hoặc trao cho bạn 1 chiếc khăn hay quả bóng) bạn số 2, số 2 lại chạy như số 1 và cứ lần lợt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước và không phạm qui sẽ là đội thắng cuộc.
Hình 4: Học sinh chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”
Chúng ta thấy rõ được rằng trò chơi này đòi hỏi tính đoàn kết, tinh thần đồng đội được đẩy lên rất cao. Nhất là các em sẽ phát huy được hết những tố chất thể lực, sức mạnh tốc tộ vào trò chơi.
3.1.3. Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức các cuộc thi, hội thao vào các ngày nghỉ, ngày lễ tạo điều kiện cho các em phát huy khả năng vận động của mình
+Thành lập các câu lạc bộ thể thao ở trường(cầu lông,bóng rổ..).
+ Tăng cường các hoạt động ngoại khoá cho các khối, các lớp vào những ngày nghỉ cuối tuần (chủ nhật).
+ Tổ chức định kỳ 1 năm ít nhất một lần các giải truyền thống toàn trường, thời 
gian ấn định hàng năm ( 20-11,26/3).
Qua đó các em sẽ được vui chơi, có những trải nghiệm bổ ích,có cơ hội được thể hiện mình và quan trọng hơn cả là phát huy hết khả năng vận động của bản thân.
3.2. Kết quả đạt được
 Sau một năm áp dụng các trò chơi vận động kết quả thu được rất khả quan, thể lực các em cải thiện rõ rệt thông qua so sánh đánh giá kết quả.
+ Nhóm không áp dụng các trò chơi vận động tăng cường thể lực, sức mạnh tốc độ:
Năm học
Lớp
Tổng số HS
Mức độ
Tốt
Chưa tốt
SL
TL %
SL
TL %
2019 - 2020
7A
31
13
42%
18
58%
7B
32
18
56%
14
44%
7C
35
16
46%
19
54%
2020 - 2021
7A
31
14
45%
17
55%
7B
32
19
59%
13
41%
7C
35
17
49%
18
51%
+ Nhóm có áp dụng các trò chơi vận động tăng cường thể lực, sức mạnh tốc độ:
Năm học
Lớp
Số HS
Mức độ
Tốt
Chưa tốt
SL
TL %
SL
TL %
2019 - 2020
7A
31
27
87%
4
13%
7B
32
28
88%
4
12%
7C
35
32
91%
3
9%
2020 - 2021
7A
31
29
94%
2
6%
7B
32
29
90%
3
10%
7C
35
33
94%
2
6%
Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của 2 nhóm đối tượng thực nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy. Kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt.
- Thứ nhất, khi được chơi các trò chơi vận động các em học sinh vui vẻ hơn, tinh
 thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn. Kết quả kiểm tra đánh giá về tố chất thể lực cũng như sức mạnh tốc độ của nhóm được thực nghiệm tăng lên rõ rệt. 
- Thứ hai, sau khi chơi các trò chơi vận động giúp tăng cường thể lực đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực hơn trong việc luyện tập ở nhà và ở các câu lạc bộ TDTT ở địa phương. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất, thể lực, sức mạnh tốc độ, tinh thần sảng khoái, nhanh nhẹn ... giúp các em tiếp thu nhanh các môn học khác.
 Điều quan trọng là thể lực và sức mạnh tốc độ của các em tăng lên rõ rệt, đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt kết quả khá cao.
- Thứ ba, không chỉ dừng lại ở các bài tập của GDTC mà việc học tập các môn văn hoá của các em được cải thiện rõ rệt. Tác phong cũng trở lên nhanh nhẹn và đặc biệt không còn tình trạng uể oải hay ngủ gật trong giờ.
3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
- Cần tập trung và nỗ lực nhiều hơn nữa trong các trò chơi vận động.
- Động viên các em học sinh mạnh dạn trong các trò chơi, dám nghĩ dám làm.
- Khích lệ các em tham gia tập luyện ngoại khóa và tập luyện các môn thể thao mình yêu thích (nhất là các em học sinh nữ).
4. Kết luận 
 Sau khi thực hiện, nghiên cứu đi vào đề tài ứng dụng cho học sinh khối, lớp cho thấy thể lực của các em được nâng lên rõ rệt.
 Việc đưa một số trò chơi vận dộng vào giờ học nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ cho học sinh là hết sức cần thiết đối với giờ thực hành ngoài trời, giúp cho các em vừa học vừa chơi và rèn luyện thể lực chung giúp cho các em càng thích ứng được với cường độ vận động đòi hỏi ngày càng cao của môn học.
 Giảm bớt sự đơn điệu, nhàm chán của chương trình bộ môn thể dục, đặc biệt là môn chạy bền đối với học sinh. 
 Tăng cường lượng vận động theo đúng chủ chương của bộ giáo dục và đào 
tạo. 
5. Kiến nghị, đề xuất
Từ những kết luận nêu trên, đề tài có một số kiến nghị sau:
5.1. Đối với tổ nhóm chuyên môn
- Thường xuyên hỗ trợ nhau các giờ dạy chuyên đề, dự giờ đánh giá một cách chân thành để giúp nhau cùng tiến bộ. 
- Trao đổi chuyên môn, kiến thức phát huy hết phẩm chất nhà giáo của giáo viên
5.2. Đối với lãnh đạo nhà trường.
- Tạo điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tốt nhất cho thầy và trò.
- Thường xuyên khích lệ động viên khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt dộng ngoại khoá vào các dịp nghỉ lễ, ngày cuối tuần để cho các em học sinh có cơ hội thể hiện hết khả năng của mình.
5.3. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các trường, các giáo viên mạng lưới môn Thể dục và các giáo viên dạy Thể dục cùng thống nhất xây dựng và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm ngọc Viễn – Lê Văn Xem – Mai Văn Muôn – Nguyễn Thanh Nữ “Tâm lý học TDTT” – NXBTDTT Hà Nội1991.
2. Sinh lý thể thao – PGS Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Uyên NXBTDTT 1995.
3. Lý luận phương pháp TDTT – Chủ biên Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn 1995.
4. Trò chơi vận động vui chơi giải trí – Phạm Vĩnh Thông – Hoàng Mạnh Cường – Phạm Mạnh Tùng NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1999.
5. Sinh lý học lứa tuổi trong hoạt động TDTT – Tập thể tác giả - NXBTDTT Hà Nội 1995.
6. Tâm lý học các lứa tuổi - Dịch Nguyễn Văn Chu – NXBGDH Hà Nội 1983.
7. Sách giáo khoa điền kinh – TS Nguyễn Đại Dương- TS Võ Đức Phùng – Nguyễn Văn Quảng NXBTDTT. 
8. “100 trò chơi khoẻ “Phạm Tiến Bình NXBTDTT Hà Nội 1985.
PHẦN IV. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP
+ Nhóm không áp dụng các trò chơi vận động tăng cường thể lực, sức mạnh tốc độ:
Năm học
Lớp
Số HS
Mức độ
Tốt
Chưa tốt
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
2019 - 2020
7A
31
13
42%
18
58%
7B
32
18
56%
14
44%
7C
35
16
46%
19
54%
2020 - 2021
7A
31
14
45%
17
55%
7B
32
19
59%
13
41%
7C
35
17
49%
18
51%
+ Nhóm có áp dụng các trò chơi vận động tăng cường thể lực, sức mạnh tốc độ:
Năm
học
Lớp
Tổng số HS
Mức độ
Tốt
Chưa tốt
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
2019
7A
31
27
87%
4
13%
7B
32
28
88%
4
12%
7C
35
32
91%
3
9%
2020
7A
31
29
94%
2
6%
7B
32
29
90%
3
10%
7C
35
33
94%
2
6%
 Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của 2 nhóm đối tượng thực nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy. Kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt.
PHẦN V: CAM KẾT
Tôi xin cam kết không sao chép báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng của giáo viên nào khác.
Bản thân tôi đã áp dụng với học sinh và đạt hiệu quả, giúp các em hứng thú hơn với bộ môn Thể dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Đông Ngàn, ngày 29 tháng 03 năm 2021
 Giáo viên
 Ngô Hữu Dũng
UBND THỊ XÃ TỪ SƠN
TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGÀN
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TÊN BIỆN PHÁP: “NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT THỂ LỰC, SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO HỌC SINH KHỐI 7 TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGÀN”
Họ và tên: Ngô Hữu Dũng
Môn giảng dạy: Giáo dục thể chất
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đông Ngàn
 Từ Sơn, ngày 29 tháng 3 năm 2021

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nghien_cuu_va_ung_dung_mot_so_tro_choi.doc